Danh mục
KHBD Ngữ văn 6 tuần 29,30 (tiếp)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 15/04/25 11:22
Lượt xem: 1
Dung lượng: 388.4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: BÀI 9: TRÁI ĐẤT – NGÔI NHÀ CHUNG (14 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết được đặc điểm, chức năng của văn bản và đoạn văn; nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả, tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản thông tin có nhiều đoạn. - Nhận biết được các chi tiết trong văn bản thông tin; chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản; hiểu được tác dụng của nhan đề, sa-pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng và vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như hình ảnh, số liệu... - Nhận biết được từ mượn và hiện tượng vay mượn từ để sử dụng cho phù hợp. - Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách, tóm tắt được bằng sơ đồ nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã học. - Biết thảo luận về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất. - Chỉ ra được những vấn đề đặt ra trong văn bản có liên quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân, có thái độ yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài, có ý thức bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất. 2. Năng lực - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản - Năng lực cảm nhận, phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề. - Năng lực tự chủ trong tiếp thu kiến thức bài học, giao tiếp và hợp tác với các bạn trong giải quyết yêu cầu bài tập, sáng tạo trong nhiệm vụ được giao. 3. Phẩm chất - Yêu văn chương. Có thái độ đúng mực khi trao đổi thảo luận các nhiệm vụ được giao. - Nhân ái, chan hòa thể hiện được thái độ yêu quý trân trọng sự sống của muôn loài, có ý thức bảo vệ môi trường sống trên trái đất. Ngày soạn: 08/4/2025 Ngày giảng: 10,11/4/2025 Tiết 115,116,117 GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN VĂN BẢN 1: TRÁI ĐẤT - CÁI NÔI CỦA SỰ SỐNG ( 3 tiết) (Hồ Thanh Trang) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời, nước là vị thần hộ mệnh của sự sống trên Trái Đất, Trái Đất là nơi cư ngụ của muôn loài. - Tình trạng trái đất hiện nay. 2. Năng lực - Nhận biết được các thành phần của văn bản thông tin gồm: nhan đề, sa-pô, đề mục, đoạn, tranh ảnh. - HS phân tích được trình tự văn bản: vừa theo trình tự thời gian, vừa theo trình tự nhân quả. - HS thấy được những nhân tố đe dọa môi trường trên trái đất. 3. Phẩm chất - Nhân ái, chan hòa thể hiện được thái độ yêu quý trân trọng sự sống của muôn loài, có ý thức bảo vệ môi trường sống trên trái đất. HS khuyết tật: - Nhận biết được các thành phần của văn bản thông tin gồm: nhan đề, sa-pô, đề mục, đoạn, tranh ảnh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Máy chiếu, máy tính. - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. - Công cụ kiểm tra đánh giá: Câu hỏi bài soạn của HS III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5’) a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất? Chúng đã gợi lên trong em ấn tượng, cảm xúc gì? Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin hay loại tài liệu nào khác? ? Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này như thế nào? - HS nghe hát bài trái đất này B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV - Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất: Bài hát Trái đất này là của chúng mình (Trương Quang Lục); Bài thơ Trái đất còn quay (Huy Cận). Những bài thơ, bài hát này đã gợi lên trong em hình ảnh trái đất là một hành tinh xanh rộng lớn, quay mãi. - Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin nghiên cứu khoa học về trái đất, lịch sử hình thành trái đất,... - Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này là: Trên Trái đất không biết có ba nhiêu sự sống của con người, loài vật, cây cỏ hoa lá,...Mỗi một sự sống đều là một câu chuyện từ lúc xuất hiện, được sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Mỗi một sự vật lại mang một nét riêng biệt khác nhau, không sự vật nào giống sự vật nào. Vì thế, nên người ta đó là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng. B4: Kết luận, nhận định (GV): - Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 115 phút) Hoạt động 2.1 Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn ( 20 phút) a) Mục tiêu: Giúp HS nắm được các khái niệm về văn bản, đoạn văn trong văn bản, VB thông tin, VB đa phương tiện b) Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi: HS tiếp nhận nhiệm vụ. GV: yêu cầu học sinh đọc phần tri thức ngữ văn bài 9. GV: Tổ chức HS theo 4 nhóm Nhóm 1: Nêu khái niệm về văn bản thông tin và khái niệm về đoạn văn trong văn bản? Nhóm 2: Hãy chỉ ra các yếu tố cấu thành và cách triển khai văn bản thông tin? Các văn bản truyện hay thơ mà em đã học ở các bài học trước có phải là văn bản thông tin không? Nhóm 3: Văn bản đa phương thức là loại văn bản như thế nào? Hãy lấy ví dụ về văn bản đa phương thức mà em đã từng đọc? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ A. Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn I. Giới thiệu bài học - Chủ đề: Trái đất- ngôi nhà chung - Thể loại: văn bản thông tin, Văn bản đa phương thức. - Các văn bản học: + Văn bản 1: Trái đất- cái nôi của sự sống + Văn bản 2: Các loài chung sống với nhau như thế nào? + Văn bản 3: Trái đất II. Giới thiệu tri thức Ngữ văn 1. Các yếu tố và cách triển khai văn bản thông tin - Một văn bản thông tin thường có các yêu tổ như: nhan để (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phân). đoạn văn, tranh ảnh,... - Mỗi văn bản thông tin có một cách triển khai riêng như thời gian hoặc nhân quả 2. Văn bản đa phương thức - Văn bản đa phương thức là loại văn bản có sử dụng phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ như ki hiệu. sơ đổ. biểu đồ, hinh ảnh... Một số hình ảnh minh họa cho thông tin tri thức Ngữ văn về văn bản đa phương thức Hoạt động 2.2: B. Văn bản “Trái đất- cái nôi của sự sống” Hoạt động 2.2.1: Đọc và tìm hiểu chung ( 20’) a) Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được văn bản thông tin gồm: nhan đề, sa-pô, đề mục, đoạn, tranh ảnh. - Xác định được các yếu tố cấu thành và bố cục văn bản. b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm. - HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. ? Văn bản thuộc thể loại nào? ? Các yếu tố tạo lên văn bản là gì?? ? Liệt kê những thông tin chủ yếu mà văn bản đã đưa đến cho người đọc? HS liệt kê theo cách gạch đầu dòng các sự việc chính. ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? - Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ: B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản - Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: - Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: - Nhận xét cách đọc của HS. - Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . B. Văn bản “Trái đất- cái nôi của sự sống” I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả: Hồ Thanh Trang b. Tác phẩm - Thể loại: Văn bản thông tin. PTBĐ: Thuyết minh - Bố cục: 3 phần + Phần 1 từ đầu đến “365,25 ngày”, giới thiệu về trái đất. + Phần 2: Tiếp đến “sự sống trên trái đất” Vai trò của trái đất. + Phần 3: còn lại: Thực trạng của trái đất. Tiết 2 Hoạt động 2.2.2: Khám phá văn bản ( 65 phút) a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. - Tìm hiểu được cấu tạo và hoạt động của trái đất. Hiểu được nước là vị thần hộ mệnh của trái đất. - Trái đất là nơi cư ngụ của muôn loài. - Con người là sự sống kì diệu của trái đất. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến * Nhiệm vụ 1: Giới thiệu về trái đất ( 15’) B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Đoạn văn Trái đất trong hệ mặt trời tập trung giới thiệu thông tin gì? ? Thông tin đó có ý nghĩa như thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản. HS: - Đọc SGK và tìm các thông tin được tác giả giới thiệu trong đoạn văn. - Suy nghĩ cá nhân. B3: Báo cáo kết quả GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần). HS : - Trả lời câu hỏi của GV. - Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau. II. Khám phá văn bản 1. Giới thiệu về Trái Đất - Trái Đất là một trong 8 hành tinh của hệ mặt trời - Bao gồm sao thủy, sao kim, sao mộc, sao thổ, sao hảo, Trái Đất, sao Thiên Vương, sao Hải Vương. - Hoạt động: vừa quay quanh trục của nó, vừa quay quanh hệ mặt trời. -> Hiểu sơ lược về cấu tạo của trái đất Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong 8 hành tinh của hệ mặt trời. * Nhiệm vụ 2:Vai trò của trái đất ( 25’) B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm. - Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ: ? Đoạn văn vị thần hộ mệnh của trái đất tập trung giới thiệu thông tin gì? ? Chỉ ra những thông tin về sự hiện diện của nước trên trái đất? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Làm việc cá nhân 2 p (đọc SGK, tìm chi tiết) - Làm việc nhóm 3p (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập). - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần). HS: - Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình. - Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau. 2. Vai trò của Trái Đất a. Trái Đất “ Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên trái đất. - Nước chiếm ¾ bề mặt trái đất - Tồn tại nhiều nơi, mang vẻ đẹp kì diệu - Không có nước -> trái đất sẽ là hành tinh khô, trơ trụi *Nhiệm vụ 3: Nơi cư ngụ của muôn loài B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Phát phiếu học tập số 2 & đặt câu hỏi: ? Sự sống trên trái đất phong phú như thế nào? ? Lấy ví dụ minh họa? ? Bức tranh minh hoạ làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản. HS: - Đọc SGK và tìm chi tiết chứng tỏ là sự kì diệu của sự sống để hoàn thiện phiếu học tập. - Suy nghĩ cá nhân. B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần). HS : - Trả lời câu hỏi của GV. - Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau. b. Trái Đất - Nơi cư ngụ của muôn loài - Trái đất có muôn loài tồn tại + Có loài bé nhỏ chỉ nhìn được bằng kính hiểm vi. + Có loài to lớn không lồ -> Chúng sống ở khắp mọi nơi trên trái đất. -> Chúng đều tồn tại và phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng. *Nhiệm vụ 4: Con người trên trái đất B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Phát phiếu học tập số 3 - Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ: ? Khi khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống tác giả đã xuất phát từ góc nhìn nào? ? Theo em điều gì có ở con người khiến con người có thể được xem là đỉnh cao kì diệu? ? Bức tranh trong trang 92 gợi lên trong em suy nghĩ gì về khát vọng và khả năng của con người? ? Hãy nhắc lại những câu chuyện mà trong đó có kể về cách thượng đế hay chúa trời tạo ra con người? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết) - Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập). - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần). HS: - Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình. - Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau. c. Con người trên Trái Đất - Tác giả xuất phát từ góc nhìn sinh học. - Con người là động vật bậc cao, có bộ não và thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. - Con người cải tạo lại trái đất khiến cho nó người hơn, thân thiện hơn. - Con người khai thác thiên nhiên bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tồn tại và phát triển của sự sống trên trái đất. Trái Đất là “Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất , nơi cư ngụ của muôn loài và con người. Đặc biệt, con người đã cải tạo lại trái đất khiến cho nó người hơn, thân thiện hơn. Tiết 3 *Nhiệm vụ 5: Thực trạng của trái đất.( 10’) B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV hỏi học sinh. ? Hiện tại trái đất của chúng ta đang từng ngày từng giờ bị tổn thương như thế nào? ? Vì sao trái đất lại bị tổn thương như vậy? ? Câu hỏi cuối cùng của văn bản: “Trái đất có thể chịu đựng đến bào giờ” có ý nghĩa gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe lĩnh hội suy nghĩ để trả lời B3: Báo cáo, kết quả GV: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi, nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ của học sinh - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau. 3. Thực trạng của Trái Đất Hiện tại, Trái Đất đang bị tổn thương bởi nhiều hành động vô ý thức, bất chấp của con người. - Hậu quả: Hoang mạc xâm lấn, động vật tuyệt chủng, rác thải ngập tràn, khí hậu nóng dần, nước biển dâng nhấm chìm nhiều thành phố, cánh đồng, tầng ô-dôn thủng, ô nhiễm, đe dọa sự sống muốn loài. - Câu hỏi nhức nhối: Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ? Con người đứng trước thách thức lớn. Hoạt động 2.2.3. Tổng kết: (10 phút) a) Mục tiêu: Thấy được nội dung ý nghĩa - Nghệ thuật của VB b) Nội dung: - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp theo bàn - Phát phiếu học tập số 4 - Giao nhiệm vụ nhóm: ? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? ? Nội dung chính của văn bản “Trái đất cái – nôi của sự sống”? ? Ý nghĩa của văn bản. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy. - Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập). GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS: - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Chuyển dẫn sang đề mục sau. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Nghệ thuật vừa theo trình tự thời gian vừa theo trình tự nhân quả giữa các phần trong văn bản. Cái trước làm nẩy sinh cho cái sau chúng có quan hệ rằng buộc với nhau 2. Nội dung Trái đất là cái nôi của sự sống con người phải biết bảo vệ trái đất. Bảo trái đất là bảo vệ sự sống của chính mình. 3. Ý nghĩa Kêu gọi mọi người luôn phải có ý thức bảo vệ trái đất. 3. Hoạt động 3. Luyện tập( 10 phút) a) Mục tiêu: Giúp HS - Hs viết được đoạn văn Để hành tinh xanh mãi xanh - Viết theo trình tự thời gian b) Nội dung: Hs viết đoạn văn c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) trình bầyý kiến của mình về hành tinh xanh mãi mãi B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần). Chuyển giao nhiệm vụ mới. 4. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG ( 5’) a) Mục tiêu:Giúp HS Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b) Nội dung: Hs viết đoạn văn c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa. d) Tổ chức thực hiện - GV yêu cầu HS: Em hãy viết đonạ văn (5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Chủ đề : Để hành tinh mãi xanh - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.