Danh mục
Sinh 8, Chủ đề tuần hoàn- tuần 10 (tiếp theo)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 29/11/22 20:34
Lượt xem: 8
Dung lượng: 1,991.7kB
Nguồn: Sgk, sách giáo viên
Mô tả: Ngày soạn: 16/10/2022 Ngày giảng: CHỦ ĐỀ: TUẦN HOÀN Số tiết: 7 tiết Chủ đề: Tuần hoàn SGK Nội dung 1: Máu và môi trường trong cơ thể Bài 13 Nội dung 2: Bạch cầu – miễn dịch Bài 14 Nội dung 3: Đông máu và nguyên tắc truyền máu Bài 15 Nội dung 4: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Bài 16 Nội dung 5: Tim và mạch máu Bài 17 Nội dung 6: Vận chuyển máu qua hệ mạch Bài 18 Nội dung 7: Thực hành: Sơ cứu cầm máu Bài 19 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan với các thành phần cấu tạo. Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong của cơ thể. - Trình bày được khái niệm miễn dịch và các loại miễn dịch. Liên hệ về tác dụng của tiêm phòng, cách xử lí với các vết thương chảy máu nhẹ. - Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng. - Nêu được các nhóm máu chính ở người, cơ chế truyền máu và ý nghĩa của sự truyền máu. - Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng - Nêu được chu kì hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút) - Nêu được khái niệm huyết áp. - Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch: - Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng. - Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim. - HỌC SINH phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch hay mao mạch. 2. Năng lực a) Các năng lực chung: 1. NL tự học: HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề tuần hoàn và vệ sinh hệ tuần hoàn. 2. NL giải quyết vấn đề (Nêu được các tình huống có vấn đề trong chủ đề) - HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực để trả lời các vấn đề liên quan trong thực tế. - Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như SGK, internet… - HS phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không. 3. NL tư duy sáng tạo - HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập. - Đề xuất được ý tưởng về bảo vệ hệ tuần hoàn. - Các kĩ năng tư duy khi nghiên cứu hệ tuần hoàn. 4. NL tự quản lý - Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân qua thực tế. - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập. 5. NL giao tiếp - Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ cơ thể - Mục đích, đối tượng, nội dung, phương thức giao tiếp 6. NL hợp tác: Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm b) Các năng lực chuyên biệt 1. Quan sát: tranh ảnh, thực tế, … 2. Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: Các tác nhân gây hại cho tuần hoàn và tác hại của chúng. 3. Tìm mối liên hệ giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể và liên hệ với thực tế. Môn Sinh học: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực nghiệm, năng lực thực địa, năng lực thực hành sinh học. Cụ thể: - Vẽ sơ đồ tuần hoàn máu. - Rèn luyện để tăng khả năng làm việc của nhóm. - Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều trong các tình huống thực tiễn. - Phát triển các kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp, tư duy logic. - Phát triển kĩ năng tự học của bản thân. Môn Toán học: Phân tích số liệu 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: + Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, + Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng xã hội. - Cẩn thận, tỉ mỉ quan sát mẫu vật, mô hình, hình ảnh hình thái để phát hiện các đặc điểm nổi bật của các cơ và xương. - Trung thực, báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện ,cẩn thận trong việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. - Yêu bản thân, cuộc sống, có ý thức để rèn luyện tốt hơn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1.Giáo viên: Tiết 1: Chuẩn bị thí nghiệm về thành phần cấu tạo máu. Tiết 2: Tranh vẽ H 14.1 ,14.2,14.3 vaứ H 14.4 / Tr 45, 46 . Tiết 3: Tranh phúng to hình SGK 48; 49, bảng phụ, phiếu học tập Tiết 4: Tranh phóng to hình 16.1, 16.2, tranh hệ tuần hoàn có thành phần bạch huyết Tiết 5: - Sử dụng H 17.2 → 17.3 SGK, sơ đồ hệ tuần hoàn. - Mô hình cấu tạo tim người. Phiếu học tập Tiết 6: Tranh vẽ H16 .1 , sử dụng H 18.1, 18.2 và bảng18 SGK tr 58, 59 Tiết 7: Băng, gạc, bông, dây cao su ( dây vải); một miếng vải mềm. 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới Tiết 6: băng, gạc, bông, dây cao su (dây vải); một miếng vải mềm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. A. Hoạt động khởi động (7P) 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập (7’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập, kích thích nhu cầu tìm hiểu chủ đề vận động, khám phá kiến thức mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu hs thảo luận nhóm nhỏ ? Mô tả sơ lược hệ thống cấp thoát nước của 1 thành phố? ( ví dụ của thành phố Cẩm Phả) - GV quan sát, gọi 2 nhóm lên mô tả tóm tắt. - GV nhận xét hoạt động và sản phẩm của các nhóm. ? Sự lưu thông của nước có thể gặp phải những trở ngại gì? - GV dẫn dắt để hs liên tưởng đến hệ tuần hoàn máu trong cơ thể. - GV khuyến khích hs nói những điều các em đã biết và những điều các em muốn biết về hệ tuần hoàn. + Gv yêu cầu Hs dựa vào kiến thức thực tế để cho biết “ hệ tuần hoàn” có nghĩa là gì? - GV: Theo em hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào?(HS KT) - Gv: Hệ tuần hoàn gồm nhiều cơ quan, thực hiện tuần hoàn máu, ta sẽ cùng tìm hiểu trong chủ đề: Tuần hoàn. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động nhóm, viết, vẽ để mô tả. ( Dự kiến: HS đưa ra được nhà máy nước là trung tâm, các đường ống dẫn tới nhà dân, hệ thống van điều chỉnh tốc độ nước.) * Bước 3: Báo cáo, thảo luận:. - Đại diện nhóm lên mô tả - HS dự đoán, liên tưởng đến hệ tuần hoàn * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: - Hs: Tuần hoàn để chỉ sự hoạt động nhịp nhàng liên tục theo chu kì của các cơ quan giúp tuần hoàn máu. - Hs: liệt kê các thành phần của hệ tuần hoàn. B. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần và chức năng của máu (15’) a. Mục tiêu - Học sinh xác định được các thành phần của máu và chức năng của từng thành phần. b.Nội dung: GV hướng dẫn Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi thảo luận tìm hiểu các thành phần và chức năng của máu. c. Sản phẩm: Từ yêu cầu của GV, HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. - Trình bày được thành phần cấu tạo và chức năng của máu, chức năng của huyết tương và hồng cầu. d.Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV – HS Nội dung ghi * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập : 1/ - GV yêu cầu hs theo dõi TN sgk (42) ? Em đã từng nhìn thấy máu gà, vịt ở gia đình ? ? CH cho hs kt: Em hiểu máu là gì? chức năng của máu? ? Máu có ở những bộ phận nào trong cơ thể. 2/-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 13.1 (42) thu nhận kiến thức ? Hình 13.1 cho ta biết nội dung gì ? Muốn tách máu thành 2 phần ta làm thế nào ? Qua phân tích TP của máu ta thu được kết quả gì. (?) Có mấy loại tế bào máu? Nêu đặc điểm của các tế bào máu ? 3/ - GV: Y/c hs thực hiện lệnh  ? CH cho hs kt : Máu gồm những thành phần nào. ? Có những loại tế bào máu nào. - Yêu cầu HS thảo luận : Từ TN và KQ bảng  TĐ nhóm hoàn thành bảng so sánh các TP của máu N1: Nghiên cứu về đặc điểm của hồng cầu N2: Nghiên cứu về đặc điểm của bạch cầu N3: Nghiên cứu về đặc điểm của tiểu cầu 4/- GV giảng, Y/C thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần  SGK. N1: ? Khi cơ thể mất nước nhiều (70-80%) do tiêu chảy, lao động nặng ra nhiều mồ hôi... máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? N2: ? Khi máu bị đặc lại thì sự vận chuyển của máu trong mạch sẽ thế nào? Thành phần chất trong huyết tương gợi ý gì về chức năng của nó. ? TP của HC là gì? Nó có đặc tính gì? N3: ? Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm. ? Nêu chức năng của hồng cầu. 5/ Câu hỏi liên hệ ? Tại sao phụ nữ khi mang thai cần phải bổ sung chất sắt? ? So sánh hồng cầu trẻ em với người lớn, người miền núi, với người miền xuôi? ? Vì sao người bị bệnh sốt rét có lượng hồng cầu giảm so với người bình thường. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi - HS theo dõi TN sgk (42) - HS đọc thông tin SGK, quan sát H 13.1 (42) thu nhận kiến thức - HS: Nghiên cứu kết quả thí nghiệm - HS: Trả lời dựa theo thông tin ở hình 13.1 -.HS : Đọc TT, theo dõi bảng 13 trao đổi nhóm theo bàn hoàn thành bài tập điền từ SGK. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS -Máu là chất lỏng màu đỏ chảy trong mạch máu. Có chức năng mang dung dịch, ôxy đến cung cấp cho hoạt động của tế bào. - HS: Máu có ở khắp cơ thể. - HS : Dùng chất chống đông(đường hoặc muối ) - HS : Hoàn thành bài tập điền từ SGK. 1. huyết tương 2. hồng cầu 3. Bạch cầu * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó chốt kiến thức. - Phần trên: Lỏng, vàng nhạt, chiếm 55% thể tích  Huyết tương. - Phần dưới: Đặc quánh, đỏ thẫm chiếm 45% TB máu. - GV: Để biết các tế bào máu có đặc điểm cấu tạo ntn người ta lấy 1 giọt máu đưa lên kính hiển vi để quan sát, kết quả như bảng ở 13.1 và y/c hs trả lời các câu hỏi sau: - GV: Giới thiệu về màu sắc của hồng cầu, bạch cầu, các loại bạch cầu... * Hồng cầu : Màu đỏ, hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân, kích thước nhỏ hơn BC, lớn hơn TC  Vận chuyển ôxi và cacbonic - GV giới thiệu các loại bạch cầu (5 loại): + Nhấn mạnh: Màu sắc của bạch cầu và tiểu cầu trong H 13.1 là do nhuộm màu. Thực tế chúng gần như trong suốt. * Bạch cầu: Không màu, đa dạng, thay đổi hình dạng, có nhân, kích thước lớn nhất  Bảo vệ cơ thể. * Tiểu cầu: Không màu, đa dạng, có nhân, KT nhỏ nhất  Có vai trò trong sự đông máu. - Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 13 và trả lời câu hỏi: ? Huyết tương gồm những thành phần nào Bảng thành phần huyết tương - Cơ thể mất nước máu đặc lại khó lưu thông. - Trẻ em có lượng hồng cầu tăng do các hoạt động TĐC diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về dinh dưỡng và ôxy tăng nên tủy xương cũng tăng cường sản xuất ra HC đưa vào máu đảm bảo việc vận chuyển ôxy theo nhu cầu của cơ thể. - Người sống ở vùng núi cao, áp suất không khí giảm, không khí loãng dần, hàm lượng ôxi thấp làm giảm khả năng liên kết giữa hồng cầu và ôxi nên tủy xương cũng tăng cường sản sinh hồng cầu đưa vào máu để đảm bảo cung cấp đủ ôxi cho cơ thể. - Máu đặc sự vận chuyển sẽ khó khăn hơn - Hồng cầu có hêmôglôbin có đặc tính kết hợp được với oxi  Màu đỏ tươi và khí cacbonic  Màu đỏ thẫm. + Hb (huyết sắc tố) + O2  máu đỏ tươi (máu từ phổi về tim  tế bào) + Hb (huyết sắc tố) + CO2  máu đỏ thẩm ( máu từ các tế bào về tim tới phổi) - Hồng cầu phát triển cung cấp máu cho thai nhi => sắt cần để tổng hợp hồng cầu - Người bị bệnh sốt rét do trùng sốt rét xâm nhập, sau mỗi chu kì sinh sản lại phá vỡ rất nhiều hồng cầu nên lượng hồng cầu giảm. GV: Số lượng hồng cầu trong cơ thể phụ thuộc vào độ tuổi, điều kiện sống, giới tính và tình trạng sức khỏe. I. Máu 1. Thành phần cấu tạo của máu - Máu gồm: + Huyết tương: Lỏng, vàng nhạt chiếm 55% thể tích + Tế bào máu: Đặc, đỏ thẫm chiếm 45% thể tích gồm: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu 2. Chức năng của huyết tương và hồng cầu * Huyết tương: + Duy trì máu ở thể lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch. + Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải trong cơ thể. * Hồng cầu: + Vận chuyển khí 02 và C02 Hoạt động 2: Môi trường trong cơ thể (10’) a. Mục tiêu - Mục tiêu: Phân biệt được máu, nước mô, bạch huyết và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng. b Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi, tìm ra đặc điểm và ý nghĩa của môi trường trong tế bào . c Sản phẩm: Xác định được môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết, vai trò của môi trường trong cơ thể. d Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV – HS Nội dung Bước 1:- Chuyển giao nhiệm vụ: học sinh thực hiện các nội dung sau: + GV: hướng dẫn học sinh nghiên cứu …. GV giới thiệu tranh H 13.2 : quan hệ của máu, nước mô, bạch huyết Máu  Nước mô   Bạch huyết - Một số TP của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô. - Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết. - Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu, để hoà vào máu. GV giảng HS dựa vào sơ đồ : - Ôxi và chất dinh dưỡng lấy từ cơ quan hô hấp và tiêu hóa theo máu  nước mô  tế bào (Trao đổi chất) - Khí CO2, chất thải từ TB  nước mô máuHệ bài tiết, hệ hô hấp ra ngoài. + GV: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ? Vậy môi trường trong gồm những thành phần nào ? Có vai trò gì đối với cơ thể ?(HS Khuyết tật) ? Các tế bào cơ, não... của cơ thể có thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài được không. ? Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua yếu tố nào ? CH cho hs kt: MT trong có ở những cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể ? Khi em bị ngã xước da có 1 thứ nước vàng chảy ra mùi tanh đó là chất gì + GV: giới thiệu một số … Bước 2:- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: - Đọc thông tin, quan sát hình vẽ sgk trả lời các câu hỏi gv yêu cầu - Cử đại diện báo cáo Bước 3- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và bổ sung + HS trình bày + GV quan sát, lắng nghe - Không vì TB nằm sâu trong cơ thể, không liên hệ trực tiếp với MT ngoài mà phải TĐ gián tiếp. - Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài gián tiếp thông qua các yếu tố lỏng ở gian bào đó là máu, nước mô, bạch huyết. - Có ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể vì MT trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi TB. - Nước mô Bước 4- Kết luận, nhận định + GV: nhấn mạnh + GV: Thực tế. + HS: đọc kết luận chung => ghi nhớ kiến thức C. Luyện tập (5’) Câu 1 - Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Chức năng của huyết tương và hồng cầu là gì? Câu 2 - Môi trường trong gồm những thành phần nào? môi trường trong có vai trò gì đối với cơ thể sống ? (HS Khuyết tật) Câu 3 - Tại sao khi bị thương, chảy nhiều máu, việc đầu tiên phải làm là xử lý cầm máu? Câu 4 - Một số bạn học sinh có thói quen là chỉ uống nước khi cơ thể cảm thấy khát, theo em thói quen này có đúng không? Giải thích? Câu 5 - Trong điều trị cho bệnh nhân bị tiêu chảy, việc cần làm là bổ sung chất điện giải oresol, em hãy giải thích cơ sở của việc làm này? D. Vận dụng (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập: * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức. - Học bài theo nội dung SGK và vở ghi - Trả lời các câu hỏi SGK - Đọc trước bài 14. *TIẾT 2: Hoạt động 3: HS tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm .(30 phút) a. Mục tiêu - Mục tiêu: Học sinh trình bày được các hoạt động chủ yếu của bạch cầu là thực bào, tiết kháng thể và phá vỡ tế bào nhiễm vi khuẩn. b. Nội dung - HS tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm c. Sản phẩm - HS trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm. Đó là sự thực bào của bạch cầu, quá trình tiết kháng thể của tế bào limphô B, sự phá huỷ các tế bào nhiễm bệnh của tế bào limphô T. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV – HS Nội dung Bước 1- Chuyển giao nhiệm vụ: học sinh thực hiện các nội dung sau: + GV: hướng dẫn học sinh nghiên cứu …. + GV: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi Nghiên cứu TT+ nhớ lại kiến thức SH lớp 7 ? Loài ĐV nào trong ngành ĐV nguyên sinh dùng chân giả để bắt mồi ? TBH dùng chân giả để bắt mồi và tiêu hoá mồi được gọi là gì ? Màu hồng, đỏ trong màu hồng, vàng ở trong hình biểu thị điều gì? ? Hình que màu đỏ biểu thị gì? ? Vết thương trên hình A và B có đặc điểm gì khác nhau? ? So sánh kích thước của mạch máu ở hình A và hình B? ? Hoạt động của bạch cầu ở hình B giống hoạt động của loài sinh vật nào đã được học? Tên của hoạt động đó là gì? ? HĐ đầu tiên của bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể là gì ? ? Những loại bạch cầu nào tham gia quá trình vào thực bào ? ? Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào (HS Khuyết tật) ? So sánh sự tiêu diệt VK, VR giữa BC trung tính và đại thực bào em có nhận xét gì + GV: giới thiệu một số … Bước 2- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Nghiên cứu sgk trả lời các yêu cầu của gv đã giao Bước 3- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và bổ sung + HS trình bày + GV quan sát, lắng nghe - Trùng biến hình - Sự thực bào - HS quan sát kĩ H 14.1 kết hợp đọc thông tin SGK thu nhận kiến thức trả lời câu hỏi : - Mạch máu, hồng cầu, bạch cầu - Vi khuẩn - Vết thương hình A: Có vi khuẩn và chấm nhỏ màu xanh. GV: Chấm nhỏ màu xanh là tín hiệu hoá học do tế bào của mô bị thương tiết ra để kích thích phản ứng bảo vệ của cơ thể - Dùng chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa - Bạch cầu trung tính và BC mô nô (được phát triển từ BC đơn nhân). - Sự thực bào - Giống hoạt động của trùng biến hình, gọi là hoạt động thực bào - Hình A có kích thước lớn hơn hình B do mao mạch máu dãn ra để bạch cầu chui ra ngoài đến chỗ bị thương. - Giữa bạch cầu trung tính và đại thực bào thì đại thực bào có khả năng thực bào lớn hơn do kích thước lớn * GV cung cấp thông tin bổ sung: 1 bạch cầu trung tính thực bào được 5 -> 25 vi khuẩn, 1 đại thực bào thực bào được 100 vi khuẩn rồi mới chết GV giới thiệu 1 số kiến thức về cấu tạo và các loại bạch cầu : BC chia làm 2 nhóm + Nhóm 1 :Bạch cầu không hạt, đơn nhân (BC limpho, bạch cầu mô nô). + Nhóm 2 : Bạch cầu có hạt, đa nhân, đa thuỳ. Căn cứ vào sự bắt màu người ta chia ra thành : Bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa kiềm Lưu ý : Bạch cầu ưa axit và ưa kiềm cũng tham gia vào vô hiệu hoá vi khuẩn, virut nhưng với mức độ ít hơn. GV giảng về kháng nguyên và kháng thể Bước 4- Kết luận, nhận định + GV: nhấn mạnh + GV: Thực tế. ? Sự tương tác giữa kháng nguyyên và kháng thể diễn ra theo cơ chế nào Cơ chế chìa khoá, ổ khoá QS hình 14. 3 ( 46 ) ? Khi nào TB B xuất hiện ? TB B xuất hiện có thực bào không Khi các vi rút thoát khỏi sự thực bào –TB B xuất hiện không có thực bào ? TB B đã chống lại các kháng nguyyên bằng cách nào? Theo cơ chế nào? ? Có phải tế bào B nào cũng có thể tiết ra kháng thể để gây vô hiệu hoá tất cả các loại vi khuẩn, virut không? - Không phải tế bào B nào cũng phá vỡ được tất cả tế bào nhiễm khuẩn mà nó phá vỡ theo nguyên tắc kháng nguyên nào kháng thể ấy. QS hình 14.4 ( 46 ) ? Khi nào tế bào T xuất hiện? Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào ? - Khi các VK, VR thoát khỏi sự thực bào - Nhận diện và tiếp súc với TB nhiễm khuẩn ? Em có nhận xét gì về mức độ bảo vệ cơ thể của tế bào B so với tế bào T (HS Khuyết tật) Tế bào T mạnh hơn vì phá huỷ các TB cơ thể bị nhiễm bệnh ? Có phải tế bào T nào cũng phá vỡ được các tế bào nhiễm các loại vi khuẩn không? - Không phải tế bào T nào cũng phá huỷ được tất cả các tế bào nhiễm các loại vi khuẩn mà chỉ tiếp xúc theo nguyên tắc kháng nguyên, kháng thể. ? Nếu cả 3 hàng rào bảo vệ cơ thể không thành công thì ta phải làm gì - Có người tự khỏi, có người phải dùng thuốc mới khỏi Liên hệ thực tế : ? Số lượng bạch cầu thay đổi như thế nào khi bị những bệnh nhiễm khuẩn? - Số lượng bạch cầu tăng nhanh. ? Hiện tượng nổi hạch ở nách khi bị viêm ? - Số lượng bạch cầu được huy động đến nhiều tập trung thành hạch ? Giải thích hiện tượng mụn ở tay sưng tấy rồi khỏi ? - Do hoạt động của BC đã tiêu diệt vi khuẩn ở mụn GV: Tại nơi bị viêm, ban đầu ta thấy đỏ tấy lên sau đó mủ trắng chảy ra, đó là xác chết của bạch cầu. Nếu các VK bị tiêu diệt hết thì vết thương sẽ lành. Vậy BC không những tiêu diệt VK mà còn tiêu diệt cả những TB già yếu trong cơ thể ( ví dụ như các HC già đã bị phá hủy ở gan và tì…) GV liên hệ về căn bệnh thế kỷ AIDS. + Virut HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS, chúng gây nhiễm trên chính bạch cầu limpho T (hàng rào thứ 3) + HS: đọc kết luận chung => ghi nhớ kiến thức I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu - Sự thực bào: Bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô (đại thực bào) dùng chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá. - Tế bào B: Tiết ra kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên. *Kháng nguyên, kháng thể .(SGK) Tế bào T: Phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc TB nhiễm khuẩn, tiết phân tử prôtêin đặc hiệu phá tan màng tế bào bị nhiễm. Hoạt động 4: Hình thành khái niệm miễn dịch (10’) a. Mục tiêu -Nêu yêu cầu các loại miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo (khái niệm, phân loại, cho ví dụ). Liên hệ thực tế giải thích vì sao nên tiêm phòng. b. Nội dung Tìm hiểu các loại miễn dịch c. Sản phẩm - HS trình bày được khái niệm miễn dịch. Phân biệt và lấy ví dụ về miễn dịch, liên hệ được ý nghĩa tiêm phòng ở địa phương. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV – HS Nội dung Bước 1:- Chuyển giao nhiệm vụ: học sinh thực hiện các nội dung sau: + GV: hướng dẫn học sinh nghiên cứu …. Gọi 1 HS đọc to đoạn TT mục II sgk (46) Trả lời câu hỏi GV đưa ví dụ VD1: Trong lớp hầu hết các bạn bị cúm-> Bạn A không bao giờ bị cúm. VD2: Cả nhà bị đau mắt đỏ, bố không bị lây bệnh đau mắt đỏ. GV giới thiệu về vắc xin Vacxin là loại thuốc phòng bệnh được điều chế từ các VSV gây bệnh. Khi tiêm văcxin vào cơ thể sẽ có tác dụng hình thành phản ứng MD giúp cơ thể phản ứng kịp thời khi bị VK xâm nhập để bảo vệ cơ thể. ? Hiện nay trẻ em từ 1 tháng tuổi đến 6 tuổi được tiêm phòng những loại bệnh nào ? Hiệu quả ra sao ? + GV: yêu cầu học sinh lấy ví dụ …. Lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, sởi, bại liệt ? Em hiểu gì về bệnh lở mồm long móng ở ĐV và dịch cúm A H5N1 gây ra ? Bản thân em đã được tiêm phòng những loại bệnh nào. ? Vì sao nên tiêm phòng Bước 2- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Nghiên cứu thông tin trả lời yêu cầu của gv đã giao Bước 3- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và bổ sung + HS trình bày + GV quan sát, lắng nghe Bước 4- Kết luận, nhận định + GV: nhấn mạnh + GV: Thực tế. + HS: đọc kết luận chung => ghi nhớ kiến thức II. Miễn dịch - Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó mặc dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh. - Có 2 loại miễn dịch : + Miễn dịch tự nhiên: Là miễn dịch khi bị mắc một bệnh nào đó thì không mắc lại lần 2 Gồm : Miễn dịch bẩm sinh + Miễn dịch tập nhiễm + Miễn dịch nhân tạo: Là miễn dịch sau khi được tiêm vắc xin phòng bệnh. Gồm: Miễn dịch chủ động Miễn dịch thụ động * KL chung: SGK (47) C. Luyện tập (4’) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng: Câu 1: Hãy chọn 2 loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào: a. Bạch cầu trung tính. b. Bạch cầu ưa axit. c. Bạch cầu ưa kiềm. d. Bạch cầu đơn nhân. e. Limpho bào. Câu 2: Hoạt động nào của limpho B. a. Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên. b. Thực bào bảo vệ cơ thể. c. Tự tiết kháng thể bảo vệ cơ thể. Câu 3; Tế bào limpho T phá huỷ tế bào cơ thể bị nhiễm bệnh bằng cách nào ? a. Tiết men phá huỷ màng. b. Dùng phân tử prôtêin đặc hiệu. c. Dùng chân giả tiêu diệt. D Vận dụng (1’) 1. Khi đã được tiêm phòng một loại bệnh nào đó, chúng ta có thể bị mắc loại bệnh đó không? Vì sao? (Có, vì có thể: - Sau một thời gian lượng kháng thể của chúng ta sẽ giảm dần  dưới ngưỡng bảo vệ  phải tiêm nhắc lại - Các tác nhân gây bệnh có thể biến đổi theo thời gian ví dụ bệnh cúm do virus cúm gây nên, nhưng loại virus này biến thể rất nhanh  Vacxin gần như không hiệu quả - Tiêm vacxin không đủ liều lượng  phải tuân thủ đúng liệu trình tiêm để đảm bảo phát huy tác dụng của vacxin - Bị nhiễm bệnh ngay sau khi tiêm vacxin lúc ấy cơ thể chưa kịp tạo kháng thể) 2. Nêu hiểu biết của em về cơ chế lây nhiễm của virus HIV đối với cơ thể? (Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường máu,virus HIV sẽ tấn công các tế bào bạch cầu lympho T-phòng tuyến cuối cùng của cơ thể, chúng sẽ sử dụng vật liệu di truyền của tế bào này để nhân lên và gắn với vật chất di truyền của tế bào T  phá hủy tế bào T  hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu, cuối cùng là bị vô hiệu hóa, cơ thể không còn được bảo vệ nên dễ dàng bị nhiễm những bệnh ”cơ hội” tử vong. * Hướng dẫn học bài ở nhà- chuẩn bị bài sau: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Đọc mục “Em có biết” về Hội chứng suy giảm miễn dịch TIẾT 3: ĐÔNG MÁU, NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU Hoạt động 5: Tìm hiểu cơ chế đông máu a.Mục tiêu - Nêu được khái niệm đông máu, cơ chế đông máu và ý nghĩa của đông máu trong bảo vệ cơ thể. b. Nội dung: - Tìm hiểu cơ chế đông máu trong cơ thể, ý nghĩa của hiện tượng đông máu trong đời sống c. Sản Phẩm: - Nêu được cơ chế đông máu, ý nghĩa của đông máu d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV – HS Nội dung Bước 1- Chuyển giao nhiệm vụ: học sinh thực hiện các nội dung sau: + GV: hướng dẫn học sinh nghiên cứu …. 1/- GV cho HS liên hệ khi cắt tiết gà vịt, máu đông thành cục. ? Vì sao trong mạch máu không đọng lại thành cục. 2/- Yêu cầu HS thảo luận nhóm: N1: Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu? ? Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu. N2 : Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu N3? Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể. - GV chốt kiến thức - GV nói thêm ý nghĩa trong y học. ? Bệnh máu khó đông là do đâu? Cách khắc phục? - Máu thiếu sợi sinh tơ máu. Khắc phục bằng cách tiêm chất sinh tơ máu. + GV: yêu cầu học sinh lấy ví dụ …. + GV: giới thiệu một số … Bước 2- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS nghiên cứu, thảo luận kiến thức + GV quan sát, lắng nghe, hỗ trợ hs….. Bước 3- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và bổ sung - GV viết sơ đồ đông máu để HS trình bày. 1/- HS trả lời: Tiểu cầu. 2/ + Nhờ tơ máu tạo thành lưới ôm giữ TB máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách. + Tiểu cầu vỡ, cùng với sự có mặt của Ca++. + Tiểu cầu bám vào vết rách và bám vào nhau tạo nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách. + Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo khối máu đông. Bước 4- Kết luận, nhận định + GV: nhấn mạnh - GV nói thêm ý nghĩa trong y học. ? Bệnh máu khó đông là do đâu? Cách khắc phục? - Máu thiếu sợi sinh tơ máu. Khắc phục bằng cách tiêm chất sinh tơ máu. + GV: Thực tế. + HS: đọc kết luận chung => ghi nhớ kiến thức I. Đông máu * Cơ chế đông máu - Khi bị đứt tay (vết thương nhỏ) máu chảy ra sau đó ngừng hẳn nhờ một khối máu đông bịt kín vết thương. - Cơ chế đông máu: SGK (49) * Ý nghĩa: Sự đông máu là cơ chế tự bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương. Hoạt động 5: Các nguyên tắc truyền máu a.Mục tiêu: - Học sinh nắm được các nhóm máu của cơ thể và nguyên tắc truyền máu b. Nội dung c. Sản phẩm - Nêu được 4 nhóm máu chính ở người: các nhóm máu có kháng nguyên gì, kháng thể gì, kháng thể nào gây kết dính với kháng nguyên nào. - Vẽ được sơ đồ cho nhận nhóm máu ở người và giải thích được sơ đồ. Nêu được ý nghĩa của truyền máu. Nêu được các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó. d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng Bước 1- Chuyển giao nhiệm vụ: học sinh thực hiện các nội dung sau: + GV: hướng dẫn học sinh nghiên cứu …. - Bằng kiến thức thực tế em hiểu truyền máu là gì? - HS: Là qúa trình truyền máu từ người này sang người khác. - GV giới thiệu thí nghiệm của Lanstaynơ + giới thiệu H 15 SGK (48, 49) và đặt câu hỏi: ? Hồng cầu của người cho có loại kháng nguyên nào? ? Hồng cầu có 2 loại kháng nguyên A và B? ? Huyết tương máu người nhận có những loại kháng thể nào? Chúng có gây kết dính hồng cầu máu người nhận không ? ? CH cho hs kt: Em biết ở người có mấy nhóm máu ? Tại sao nhóm máu O được coi là nhóm máu chuyên cho, máu AB là nhóm máu chuyên nhận? ? Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O? Vì sao ? ? Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao? ? Máu có nhiễm tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, virut HIV ...) có thể đem truyền cho người khác không ? Vì sao? ?CH cho hs kt: Vậy nguyên tắc truyền máu là gì.? + GV: yêu cầu học sinh lấy ví dụ …. + GV: giới thiệu một số … Bước 2- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Thực hiện thảo luận, trả lời các yêu cầu của gv Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và bổ sung + Đại diện hs báo cáo - Huyết tương có 2 loại kháng thể: α và β Kháng thể α gây kết dính ở A Kháng thể β gây kết dính ở B Lưu ý : Trong thực tế truyền máu, người ta chỉ chú ý đến kháng nguyên trong hồng cầu người cho có bị kết dính trong mạch máu người nhận không mà không chú ý đến huyết tương người cho. + Nhóm máu O: hồng cầu không có kháng nguyên, huyết tương có cả 2 loại kháng thể. + Nhóm máu A: hồng cầu có kháng nguyên A, huyết tương có kháng thể bêta. + Nhóm máu B: hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể anpha. + Nhóm máu AB: hồng cầu có kháng nguyên A,B nhưng huyết tương không có kháng thể - Vì nhóm máu O có thể cho tất cả các nhóm máu khác, nhóm máu AB có thể nhận tất cả các nhóm khác. Dựa vào kiến thức mục 1 HS thảo luận trả lời câu hỏi : - Không vì trong máu O có kháng thể α gây kết dính ở A và kháng thể β gây kết dính ở B - Được vì trong máu O có kháng thể α và β nhưng trong máu cho không có kháng nguyên A và B nên không có sự kết dính hồng cầu. - Không được vì sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người nhận máu. Bước 4- Kết luận, nhận định - Gọi HS trả lời giáo viên chốt kiến thức. ? Nêu tác hại của việc truyền máu không tuân thủ nguyên tắc. - Việc xét nghiệm nhóm máu người bệnh trước khi truyền máu nhằm tuân thủ đúng nguyên tắc truyền máu. Nếu truyền máu không tuân thủ đúng nguyên tắc có thể dẫn đến hiện tượng hồng cầu của máu cho sau khi vào cơ thể người nhận bị kết dính lại do yếu tố kháng nguyên trong HC máu cho bị yếu tố kháng thể trong huyết tương của người nhận máu chống lại. Hiện tượng kết dính HC nói trên dẫn đến gây tắc mạch máu làm cho tuần hoàn máu không tiến hành được và gây chết người. ? Theo em : Việc cho máu có hại cho cơ thể hay không? Ngày hiến máu nhân đạo là ngày nào. - HS: Ngày 7 tháng 4 hàng năm. - GV chiếu ý nghĩa của nghĩa cử cao đẹp hiến máu nhân đạo cứu người. Giáo dục cho HS lòng yêu thương, biết hi sinh cho cộng đồng. - Gọi 1 HS đọc kl chung II. Các nguyên tắc truyền máu 1. Các nhóm máu ở người : - Có 4 nhóm máu ở người : A, B, AB, O - Sơ đồ truyền máu : A A AB AB O B B 2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu : - Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp đảm bảo hồng cầu người cho không bị ngưng kết trong máu người nhận - Truyền máu không có tác nhân gây bệnh - Truyền từ từ * KL chung : SGK ( 50 ) C. Luyện tập (5’) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng: Câu 1 : Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu: a. Hồng cầu b. Bạch cầu c. Tiểu cầu Câu 2: Máu không đông được là do : a. Tơ máu b. Huyết tương c. Bạch cầu Câu 3: Người có nhóm máu AB không truyền cho nhóm máu O, A, B vì: a. Nhóm máu AB hồng cầu có cả Avà B. b. Nhóm máu AB huyết tương không có anpha và bêta. c. Nhóm máu AB ít người có. D. Vận dụng, mở rộng (2’) - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK- Tr 50. - Đọc mục “Em có biết” trang 50. - Xem trước bài 16 TIẾT 4: TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT Hoạt động 7. Tìm hiểu về: Tuần hoàn máu trong mạch (20’) a. Mục tiêu HS nhận biết được các bộ phận cấu tạo trong hệ tuần hoàn máu. Mô tả được đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn. b. Nội dung: Tìm hiểu vòng tuần hoàn máu c. Sản phẩm d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV – HS Nội dung Bước 1- Chuyển giao nhiệm vụ: học sinh thực hiện các nội dung sau: + GV: hướng dẫn học sinh nghiên cứu …. ? Hệ tuần hoàn máu có cấu tạo như thế nào? - GV yêu cầu Hs làm việc theo nhóm trong thời gian 10 phút: - Các nhóm thảo luận, trả lời 3 câu hỏi SGK trang 51. ? Mô tả đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn. ? Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu. ? Nhận xét vai trò của hệ tuần hoàn máu. + GV: yêu cầu học sinh lấy ví dụ …. + GV: giới thiệu một số tư liệu tham khảo Bước 2- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS thực hiện các nhiệm vụ học tập + GV quan sát, lắng nghe, hỗ trợ …. Bước 3 - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và bổ sung Đại diện hs bâó cáo ,hs khác nhận xét . -Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, minh học trên hình vẽ. Bước 4- Kết luận, nhận định + GV: nhấn mạnh Gv chốt lại: + Đường đi của máu + Phân biệt vai trò: Tim: bơm máu vào 2 vòng tuần hoàn. Hệ mạch: dẫn máu đi khắp cơ thể + Vai trò của hệ tuần hoàn máu: đảm bảo máu lưu thông liên tục trong cơ thể, trao đổi chất với tế bào, bảo vệ cơ thể, bảo đảm cơ thể hoạt động bình thường. + GV: Thực tế. + HS: đọc kết luận chung => ghi nhớ kiến thức I. Tuần hoàn máu - Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. - Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm thất phải 2 lá phổi ( máu thu , thải ) tâm nhĩ trái - Vòng tuần hoàn lớn: Máu từ tâm thất trái các tế bào ( cung cấp và chất dinh dưỡng cho tế bào, nhận lại và các chất thải của TB) tâm nhĩ phải Hoạt động 8. Tìm hiểu lưu thông bạch huyết. (18’) a.Mục tiêu: - HS biết được phân hệ bạch huyết. - Mô tả được đường đi của các phân hệ. b. Nội dung c. Sản phẩm d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vị học tập cho hs GV chiếu H 16.2 phóng to, yêu cầu HS nghiên cứu TT trên tranh và trả lời câu hỏi : ? Bạch huyết là gì ? Hệ bạch huyết gồm mấy phân hệ? ? Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở vùng nào của cơ thể? ? Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ đều gồm những thành phần nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Bạch huyết là thể dịch trong suốt màu vàng nhạt do hiện tượng ngấm qua mạch bạch huyết tạo thành gồm huyết tương và huyết cầu, chủ yếu là bạch cầu. - Gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ Bước 3:HS báo cáo kết quả hoạt động Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung, Bước 4: Kết luận, nhận định * Lưu ý HS: Hạch bạch huyết còn là nơi SX bạch cầu. ? Sự luân chuyển bạch huyết trong mỗi phân hệ đều qua thành phần nào? ? Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và phân hệ nhỏ? ? So sánh đặc điểm của bạch huyết và máu? * Giống nhau: + Là 1 môi trường trong cơ thể. + Tham gia v/c chất trong cơ thể. + Có chức năng bảo vệ cơ thể. * Khác nhau: Bạch huyết Máu Màu vàng trong suốt Màu đỏ Không có hồng cầu ít tiểu cầu Có hồng cầu và nhiều tiểu cầu Vận chuyển trong mạch bạch huyết Vận chuyển trong mạch máu ? Hệ bạch huyết có vai trò gì? GV giảng thêm: bạch huyết có thành phần tương tự huyết tương không chứa hồng cầu. Bạch cầu chủ yếu là dạng limpho Gọi 1 HS đọc kết luận SGK II. Lưu thông bach huyết * Cấu tạo - Hệ bạch huyết gồm: phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. + Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể. + Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể. - Mỗi phân hệ đều gồm thành phần: + Mao mạch bạch huyết. + Mạch bạch huyết + Hạch bạch huyết + Ống bạch huyết + Tĩnh mạch máu * Đường đi của bạch huyết: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết  mạch bạch huyết nhỏ  hạch bạch huyết  mạch bạch huyết lớn  ống bạch huyết  tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn)  tim. * Chức năng của hệ bạch huyết: - Cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể - Tham gia bảo vệ cơ thể. * KL chung : SGK (53) C. Luyện tập (5’) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng : Câu 1: Hệ tuần hoàn gồm : a. Động mạch, tĩnh mạch và tim. b. Tâm nhĩ, tâm thất, động mạch, tĩnh mạch. c. Tim và hệ mạch. Câu 2: Máu lưu chuyển trong cơ thể là do : a. Tim co bóp đẩy máu vào hệ mạch. b. Hệ mạch dẫn máu đi khắp cơ thể. c. Cơ thể luôn cần chất dinh dưỡng. d. Chỉ a và b. e. Cả a, b, Câu 3: Điểm xuất phát của hệ bạch huyết là : a. Mao mạch bạch huyết b. Các cơ quan trong cơ thể c. Mao mạch bạch huyết ở các cơ quan trong cơ thể. D. Vận dụng, mở rộng (2’) - Trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” trang. - Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh Trình bày cấu tạo của tim qua bản vẽ? TIẾT 5: CẤU TẠO CỦA TIM VÀ HỆ MẠCH Hoạt động 9. Cấu tạo tim (18’) a. Mục tiêu: - HS nhận biết được các bộ phận cấu tạo của tim phù hợp với chức năng co bóp để đẩy máu. b. Nội dung c. Sản phẩm d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV – HS Nội dung Bước 1- Chuyển giao nhiệm vụ: học sinh thực hiện các nội dung sau: + GV: hướng dẫn học sinh nghiên cứu …. 1. Bộc lộ biểu tượng ban đầu (5 phút) - GV yêu cầu hs viết, vẽ ra vở thực hành những suy nghĩ của mình về cấu tạo của tim? - GV chọn vài hình vẽ, dán lên bảng. - HS lên trình bày ý tưởng. 2. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm. ? Các bạn ở dưới có câu hỏi hay suy nghĩ nào về cấu tạo và hoạt động của tim? - GV ghi các câu hỏi của hs lên bảng, phân thành 2 nhóm: + Nhóm câu hỏi sẽ được giải quyết trong bài. + Nhóm câu hỏi sẽ trả lời được khi học xong các kiến thức liên quan ở các chương sau. ? Làm thế nào để trả lời được những câu hỏi này? - GV chốt phương án: - Gv lưu ý hs: + Cách quan sát cấu tạo ngoài của quả tim: xác định mặt trên của tim, vị trí của tâm thất, tâm nhĩ và những đặc điểm khác. + Cách mổ tim: Bổ dọc từ đỉnh đến đáy, từ trái qua phải để chia tim thành 2 nửa đều nhau. 3. Tiến hành thí nghiệm, tìm tòi nghiên cứu. - GV phân nhóm thực hành (nhóm 6), phân công nhiệm vụ nhóm trưởng và các thành viên. - Hướng dẫn hoạt động: Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm quan sát cấu tạo ngoài, phân công 1 hs trong nhóm mổ tim. Các hs khác quan sát, ghi chép vào vở thực hành. - GV phát dụng cụ + mẫu vật cho từng nhóm. 4. * Dự kiến một số câu hỏi có thể trả lời thông qua hoạt động: Câu 1: Tại sao thành cơ tâm nhĩ và thành cơ tâm thất dày mỏng khác nhau? Câu 2: Van tim có vai trò gì? - Giúp máu được bơm theo 1 chiều. Câu 3: Trong thực tế có bệnh hở van tim. Khi van tim bị hở có thể gây hậu quả như thế nào? Câu 4: Làm thế nào để phát hiện và chữa trị bệnh hở van tim? + GV: yêu cầu học sinh lấy ví dụ …. + GV: giới thiệu một số tư liệu tham khảo Bước 2- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS thực hiện các nhiệm vụ học tập - HS đưa ra các câu hỏi. - HS đưa ra phương án: + Quan sát hình vẽ. + Tìm thông tin trong SGK. + Tìm thông tin trên internet. + Mổ tim để quan sát. + Hỏi ý kiến của bác sĩ khoa tim mạch… - HS hoạt động cá nhân - Các nhóm tiến hành quan sát, thực hành. - HS ghi chép lại những điều quan sát được vào vở thực hành, vẽ lại hình, thống nhất kết quả. + Nhóm thảo luận thống nhất đặc điểm cấu tạo của tim. + GV quan sát, lắng nghe, hỗ trợ …. Bước 3 - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và bổ sung +HS cử đại diện báo cáo kết quả. - GV lựa chọn những bài làm chính xác đem dán lên bảng. Đại diện hs bâó cáo ,hs khác nhận xét . Bước 4- Kết luận, nhận định + GV: nhấn mạnh - Gv lưu ý hs: + Cách quan sát cấu tạo ngoài của quả tim: xác định mặt trên của tim, vị trí của tâm thất, tâm nhĩ và những đặc điểm khác. + Cách mổ tim: Bổ dọc từ đỉnh đến đáy, từ trái qua phải để chia tim thành 2 nửa đều nhau. + Tách bỏ phần máu đông, dùng bông thấm sạch máu trước khi quan sát cấu tạo trong. + GV: Thực tế. 4. Kết luận, hợp thức hóa kiến thức - GV chiếu hình cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của tim. - GV chiếu 01 phiếu tự học của hs, chỉnh lại những phần chưa chính xác. - HS đối chiếu, sửa chữa vào phiếu của mình. * Dự kiến một số câu hỏi có thể trả lời thông qua hoạt động: + HS: đọc kết luận chung => ghi nhớ kiến thức I. Cấu tạo tim a. Cấu tạo ngoài : - Tim có dạng hình chóp, phần đáy ở trên, đỉnh ở phía dưới. - Màng tim bao bọc bên ngoài tim. b. Cấu tạo trong: - Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết. - Tim 4 ngăn. Giữa tâm nhĩ với tâm thất có van nhĩ – thất. Giữa tâm thất với động mạch có van bán nguyệt  máu lưu thông theo một chiều. - Thành tim: 3 lớp (màng liên kết, lớp cơ, lớp nội mô). Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ - Tim hình chóp, đỉnh quay xuống dưới, gồm 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. - Cấu tạo bởi mô cơ tim và mô liên kết. - Thành cơ tâm thất trái dày nhất, thành cơ tâm nhĩ mỏng nhất. - Giữa tâm thất và tâm nhĩ có van nhĩ thất, giữa tâm thất và động mạch có van động mạch. Hoạt động 10. Cấu tạo các mạch máu (10’) a.Mục tiêu: - HS biết được cấu tạo phù hợp với chức năng của tim và các loại mạch máu. b. Nội dung c. Sản phẩm d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho hs Quan sát hình ảnh .Trả lời câu hỏi sau: ? Có mấy loại mạch máu? Mỗi loại mạch máu có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo các thông tin đã chuẩn bị về hệ mạch. Yêu cầu nêu được: vị trí, đặc điểm cấu tạo, chức năng của mỗi loại mạch máu. - GV phát phiếu học tập cho các nhóm: So sánh, chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu và giải thích sự khác biệt theo bảng sau: Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch Cấu tạo Chức năng - GV yêu cầu Hs làm việc theo nhóm trong thời gian 5 phút: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập + Cá nhân tự nghiên cứu hình 17.2 tr 55 SGK. - Các nhóm thảo luận, điền bảng Bước 3:Báo cáo hoạt động - Sau khi Hs thảo luận xong, GV chọn chiếu 1 phiếu học tập chính xác nhất, cho hs nhận xét và chốt kiến thức. - Đại diện 2 nhóm lên báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận , nhận định - Hướng dẫn ghi vở: có thể kẻ bảng hoặc diễn giải. II. Cấu tạo mạch máu: - Có 3 loại mạch máu gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. - Động mạch: lòng hẹp, thành dày gồm 3 lớp cơ, đàn hồi tốt phù hợp với chức năng dẫn một lượng máu lớn từ tâm thất tống ra tới các tế bào với áp lực lớn, vận tốc máu nhanh . - Tĩnh mạch: Thành vách mỏng, ít đàn hồi hơn động mạch, lòng rộng hơn, phù hợp với chức năng vận chuyển máu về tim với vận tốc chậm hơn, áp lực nhỏ, có van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực. - Mao mạch: Có thành vách mỏng phân nhiều nhánh, chỉ gồm 1 lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng vận chuyển máu rất chậm, dễ thực hiện trao đổi chất. Đặc điểm Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch Cấu tạo Thành mạch - 3 lớp: Mô liên kết, Cơ trơn, Biểu bì. - Dày hơn - 3 lớp: Mô liên kết, Cơ trơn, Biểu bì. - Mỏng hơn - Chỉ có 1 lớp biểu bì. - Mỏng nhất Lòng trong - Hẹp hơn tĩnh mạch - Rộng hơn động mạch Chức năng - Dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc với vận tốc cao, áp lực lớn - Dẫn máu từ khắp tế bào của cơ thể về tim với vận tốc, áp lực nhỏ - Trao đổi chất với các tế bào Hoạt động 11. Chu kì co dãn của tim.(8’) a.Mục tiêu: - HS biết được hoạt động của tim có tính chu kì. Mô tả được diễn biến của một chu kì tim. b. Nội dung c. Sản phẩm d Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu 1 hs tóm tắt lại hoạt động của tim trên hình vẽ. ? Khi TN co các van hoạt động như thế nào? ? Tâm thất co các van hoạt động như thế nào? ? Khi cả tâm thất và tâm nhĩ co các van hoạt động như thế nào? ? Sự phối hợp hoạt động của các van và ngăn tim có ý nghĩa gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs trình bày tóm tắt hoạt động của tim - HS hoàn thiện kiến thức vào phiếu tự học. Bước 3: Báo cáo hoạt động Yêu cầu nêu được: Tên các pha, thời gian, hoạt động của các ngăn tim, van tim và kết quả hoạt động trong mỗi pha. - Pha nhĩ co: Van nhĩ thất mở, van ĐM đóng - Pha thất co: Van ĐM mở, van nhĩ thất đóng - Pha dãn chung: Cả hai van mở - Sự phối hợp hoạt động các thành phần có ý nghĩa làm cho máu được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ đến tâm thất, từ tâm thất đến động mạch Gọi HS trả lời , hs khác nhận xét Bước 4 : Kết luận , nhận định GV chốt kiến thức Gọi 1 HS đọc KL chung III. Chu kì co dãn của tim. - Chu kì co dãn tim gồm 3 pha, kéo dài 0,8 s + Pha nhĩ co: (0,1s) Máu từ TN  TT + Pha thất co: (0,3s) Máu từ TT  ĐM chủ + Pha dãn chung: (0,4 S) Máu từ TN  TT - Trong 1 phút diễn ra 75 chu kì co dãn tim (nhịp tim). - Sự phối hợp hoạt động các thành phần của tim qua 3 pha trong chu kì tim làm cho máu được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ đến tâm thất, từ tâm thất đến động mạch. * Kết luận chung : SGK C. Luyên tập (7’) - Nêu được chu kỳ hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích máu/ phút). ? Vì sao tim hoạt động liên tục suốt dời không mệt mỏi? ? Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch trên cổ tay của mình và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết chúng? D. Vận dụng, mở rộng (2’) - Học bài trả lời câu hỏi SGK trang 59. - Đọc mục “em có biết” TIẾT 6: SỰ VẬN CHUYỂN MÁU TRONG MẠCH Hoạt động 12: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch (10’) a.Mục tiêu: - Học sinh trình bày được khái niệm huyết áp, giải thích được các yếu tố giúp máu vận chuyển một chiều trong hệ mạch. b. Nội dung c. Sản phẩm d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho hs - Gv: Y/c hs đọc thông tin, quan sát tranh hình 18.1 – 18.2, trao đổi nhóm và trả lời các câu hỏi . (?) Máu vận chuyển qua hệ mạch được là nhờ đâu? (?) Huyết áp là gì ? ? Trong đợt khám sức khỏe đầu năm, cô y tá Huệ đã ghi huyết áp của bạn Mai là 120/80. Em hãy giải thích ý nghĩa của con số này? (?) Huyết áp tối đa ( HA tâm trương) và huyết áp tối thiểu (HA tâm thu) xảy ra khi nào? (?) Tại sao huyết áp là chỉ số biểu thị sức khoẻ? (?) Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu? (?) Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: Tự thu nhận thông tin, quan sát tranh, trao đổi nhóm thống nhất ý kiến - HS: Nêu được + Nhờ sự hỗ trợ của các cơ ở thành mạch + Nhờ sức hút của lồng ngực khi hít vào + Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra + Van 1 chiều Bước 3: Báo cáo hoạt động học tập - HS: Nhờ sức đẩy do tim tạo ra (TT co) - HS: Sức đẩy do tim tạo ra một áp luật trong mạch. Gọi là huyết áp (Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch) - HS: HA tối đa xảy ra khi TT co, HA tối thiểu xảy ra khi TT dãn - HS: Huyết áp là chỉ số biểu thị sức khỏe là do tâm thất co, dãn tạo ra huyết áp tối đa và tối thiểu. - HS: Được tạo ra do sự phối hợp các thành phần cấu tạo của tim (các ngăn tim, các van tim và hệ mạch) Bước 4: Kết luận, nhận định - Gv: Cần nhấn mạnh: + TT co tạo ra huyết áp tối đa (nếu/120mmHg/cm2 tạo ra huyết áp cao ) + TT dãn tạo ra huyết áp tối thiểu (nếu xuống thấp quá tạo ra huyết áp thấp) -> GV giới thiệu về huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu, Trị số chỉ huyết áp ở người bình thường, huyết áp cao, huyết áp thấp. - Gv: Chính sự vận chuyển máu qua hệ mạch là cơ sở để rèn luyện, bảo vệ tim mạch - Gv: Từ những nội dung trên y/c hs tự rút ra kết luận I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch - Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ sức đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc máu. - Huyết áp: là áp lực của máu lên thành mạch (do tâm thất co và dãn). - ở ĐM, vận tốc máu lớn do sự co dãn của thành mạch. - ở TM máu vận chuyển nhờ: + Sự co bóp của các cơ quanh thành mạch. + Sức hút của lồng ngực khi hít vào. + Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. + Van một chiều. - Tốc độ vận chuyển máu giảm dần từ động mạch tới tĩnh mạch và tới mao mạch. Hoạt động 13. Vệ sinh hệ tuần hoàn (20’) a.Mục tiêu: - HS biết được hoạt động của tim có tính chu kì. Mô tả được diễn biến của một chu kì tim. b. Nội dung c. Sản phẩm d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi Bước 1: Chuyển giao công việc cho hs - GV tổ chức cho hs trình bày sản phẩm tìm hiểu về các tác nhân gây hại cho tim mạch, hậu quả và biện pháp bảo vệ tim mạch. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - Các nhóm lên báo cáo. - HS nhận xét đánh giá, cho điểm Bước 4: Kết luận, nhận định - Gv: liên hệ (?) Trong thực tế em đã gặp người bị bệnh tim mạch chưa? Biểu hiện như thế nào? Gây hậu quả gì? - HS: Liên hệ thực tế để trả lời - Gv: Mở rộng thêm 5 biểu hiện thường gặp ở bệnh tim mạch: + Đau thắt ngực dữ dội, cảm giác bị bóp nghẹt trong lồng ngực, vị trí cơn đau thường ở phía sau xương ức lan lên vai trái, mặt trong cánh tay trái hoặc lan ra sau lưng… Đây là biểu hiện nghi ngờ của nhồi máu cơ tim. + Đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi hỏi không biết, ngừng thở, tím tái toàn thân hoặc co giật, mềm nhũn, đại tiểu tiện không tự chủ. + Đột ngột tê hoặc yếu nửa người, ngất hoặc hôn mê, mất hoặc rối loạn khả năng nói, rối loạn thị giác, đột ngột mất thăng bằng và phối hợp các động tác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. + Đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi + Đau đột ngột và dữ dội chân hoặc tay. Chân hoặc tay đau lạnh, nhợt hơn so với bên đối diện. (?) Theo em cần phải làm gì để bảo vệ tim mạch? - HS: vận dụng kiến thức đã nêu ở trên để trả lời - Tránh các tác nhân gây hại. - Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui - GV yêu cầu hs nghiên cứu bảng 18: Khả năng làm việc của tim. ? So sánh nhịp tim, lượng máu lưu thông của người bình thường và của vận động viên? HS: Lúc nghỉ ngơi: Vận động viên có số nhịp tim thấp hơn nhưng lượng máu được bơm của một ngăn tim cao hơn so với người bình thường. - Khi gắng sức: Số nhịp tim cao hơn, lượng máu bơm trong 1 lần cao hơn so với người bình thường. ? Tại sao lại có sự khác nhau đó? -> Ý nghĩa của việc luyện tập thể dục thể thao (?) Có những biện pháp nào rèn luyện tim mạch? - Lựa chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện cho phù hợp. - Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chiu đựng của tim mạch và cơ thể (?) Bản thân em đã rèn luyện chưa? Và rèn luyện như thế nào? - HS: Liên hệ bản thân trả lời (?) Nếu chưa có hình thức rèn luyện thì qua bài học này em sẽ làm gì? - HS: Liên hệ bản thân trả lời. II. Vệ sinh hệ tuần hoàn 1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại: - Nguyên nhân: - Các tác nhân có hại: + Khuyết tật tim, phổi xơ. + Sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao. + Chất kích thích, thức ăn nhiều mỡ động vật. + Cảm xúc âm tính... + Do một số vi rút, vi khuẩn. 2. Biện pháp bảo vệ và rèn luyện: + Tránh các tác nhân gây hại. + Tạo cuộc sống tinh thần vui vẻ, thoải mái + Lựa chọn cho mình một hình thức rèn luyện thể dục thể thao thích hợp. + Rèn luyện từ từ, nâng dần khối lượng, thời lượng, luyện tập thường xuyên, vừa sức. Kết luận chung: SGK C. Luyện tập (10’) a. Mụch tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiên - Máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong hệ mạch là nhờ đâu? - Cần phải làm gì để có 1 hệ tim mạch khỏe mạnh? - Viết báo cáo về 1 số bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn như: Huyết áp cao, huyết áp thấp, suy tim, hở van tim,... gồm các ý chính sau: Tên bệnh; Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách phòng, tránh. D. Vận dụng, mở rộng (5’) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “em có biết” - Chuẩn bị thực hành theo nhóm: Băng gạc bông dây cao su vải mềm * Rút kinh nghiệm bài học: TIẾT 7: THỰC HÀNH Hoạt động 14: Tìm hiểu về các dạng chảy máu (10’) a. Mục tiêu: Học sinh nêu được các dạng chảy máu b. Nội dung c. Sản phẩm d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV – HS Nội dung ghi bảng Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS tự thu thập TT qua chương và kiến thức thực tế, suy đoán, trả lời câu hỏi : ? Nguyên nhân nào dẫn đến chảy máu? ? Có mấy dạng chảy máu ? Biểu hiện của các dạng chảy máu đó (HS Khuyết tật) ? Khi bị chảy máu hoặc gặp người chảy máu ta phải làm gì? ? Cắt tiết gà là chảy máu ở đâu? ? Trường hợp sau khi băng bó xong máu vẫn chảy ta phải làm gì Bước 2- Thực hiện nhiệm vụ học tập - Nguyên nhân gây chảy máu: đứt tay, gãy chân… - Băng bó vết thương. Bước 3- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập -.GV tổ chức cho học sinh thảo luận Liên hệ: - Chảy máu động mạch vì máu phun ra mạnh thành tia. - Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất Bước 4: Kết luận, nhận định. GV: Bổ sung, chốt kiến thức. I. Các dạng chảy máu - Nguyên nhân mất máu: Do nhiều nguyên nhân. - Có 3 dạng chảy máu + Chảy máu ĐM: Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia. + Chảy máu TM: Máu chảy tương đối nhiều nhưng chậm hơn. + Chảy máu MM: Máu chảy ít, chậm. Hoạt động 15: Tập băng bó vết thương (20’) a.Mục tiêu: Học sinh biết cách băng bó cầm máu b. Nội dung c. Sản phẩm d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV – HS Nội dung ghi bảng Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho hs - Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK (61) ? Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào ? ? Khi bị chảy máu ở động mạch ở cổ tay cần tiến hành như thế nào ? - GV lưu ý HS 1 số điểm, yêu cầu các nhóm tiến hành Bứớc 2 : Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình 19. 1,2 sgk (62 ) .thực hiện yêu cầu của nhiệm vụ Bước 3 : Báo cáo hoạt động - Gọi 1 HS trình bày cách băng bó vết thương ở lòng bàn tay như thông tin SGK : 4 bước. - Giới thiệu mẫu sản phẩm - GV kiểm tra mẫu băng của các nhóm : yêu cầu mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp, không quá chặt, không quá lỏng. - Yêu cầu các nhóm tiến hành - Lưu ý HS về vị trí dây garô cách vết thương không quá gần (>5cm), không quá xa. Bước 4 : Kết luận, nhận định - GV kiểm tra, đánh giá mẫu. + Mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp không quá chăt hay quá lỏng. + Vị trí dây garô. II. Tập băng bó vết thương 1. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay (Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch) - Các bước tiến hành : SGK (61) *Lưu ý: Sau khi băng nếu vết thương vẫn chảy máu, phải đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện. 2. Băng bó vết thương cổ tay (chảy máu động mạch) - Các bước tiến hành: SGK (62) *Lưu ý: + Vết thương chảy máu ở động mạch (tay chân) mới được buộc garô. + Cứ 15 phút nới dây garô 1 lần và buộc lại. + Vết thương ở vị trí khác chỉ ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía trên. C. Luyện tập (15’) Hoạt động 16: Hướng dẫn viết thu hoạch a.Mục tiêu: Học sinh phân biệt được các dạng chảy máu. Các thao tác sơ cứu vết thương chảy máu MM, TM, ĐM. b. Nội dung c. Sản phẩm d. Tổ chức thực hiện . Hoạt động của GV – HS Nội dung ghi bảng GV yêu cầu mỗi HS về nhà tự viết báo cáo thực hành theo mẫu SGK. GV căn cứ vào đáp án, sự chuẩn bị, thái độ học tập của HS để đánh giá, cho điểm. III. Thu hoạch 1. Kiến thức: - Chảy máu ĐM và TM có gì khác nhau về biểu hiện và cách xử lý ? - Những yêu cầu cơ bản của buộc dây ga rô là gì ? - Với những vết thương chảy máu ĐM không phải ở cổ tay hoặc chân cần xử lý như thế nào ? 2. Kỹ năng: - Trình bày các thao tác sơ cứu vết thương chảy máu MM, TM, ĐM. D. VẬN DỤNG (4’) * Mục tiêu: HS mở rộng kiến thức về hệ tuần hoàn, tuyên truyền ý nghĩa của máu và hệ tuần hoàn đối với cơ thể. * Nội dung: * Sản phẩm: HS thuyết trình được trước lớp về các biện pháp bảo vệ cơ thể chống mất máu hoặc bảo vệ tim mạch. * Tổ chức thục hiện - GV: Em hãy viết một bài tuyên truyền đến mọi người về những biện pháp bảo vệ cơ thể chống mất máu hoặc bảo vệ tim mạch. - Hoàn thành báo cáo thu hoạch. Nộp vào tiết sau * HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức và khái quát lại toàn bộ nội dung kiến đã học * Sản phẩm: Sơ đồ tư duy - Trả lời câu hỏi của chủ đề: « Máu tuần hoàn như thế nào? » bằng một sơ đồ tư duy - Về nhà xem trước bài “ Hô hấp và các cơ quan hô hấp”

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.