
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM

Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 26/03/23 15:23
Lượt xem: 10
Dung lượng: 1,174.8kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên
Mô tả: Trường:THCS Hồng Thái Tây Tổ:KH tự nhiên Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Huyền Lương Ngày soạn: 26/03/2023 Ngày dạy: từ …./03/2023 đến …/4/2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY: Bài 19. ĐA DẠNG THỰC VẬT ( 4 tiết ) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Kể tên và nêu được đặc điểm phân chia các nhóm Thực vật. - Phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch dẫn (Rêu); Thực vật có mạch dẫn và không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch dẫn, có hạt và không có hoa (Hạt trần); Thực vật có mạch dẫn, có hạt và có hoa (Hạt kín). - Nêu được sự tiến hóa giữa các nhóm Thực vật. - Xác định được thực vật có ở môi trường xung quanh và xếp được chúng vào các nhóm tương ứng. - Đề xuất được cách thức chăm sóc thực vật dựa trên hiểu biết về đặc điểm của chúng để giúp cây trồng phát triển tốt. 2. Về năng lực: * Năng lực đặc thù: - Nhận thức khoa học tự nhiên: nhận biết, trình bày và phân biệt được đặc điểm cơ bản của các nhóm Thực vật; nhận xét nêu được sự tiến hóa giữa các nhóm Thực vật. - Tìm hiểu tự nhiên: thực hiện quan sát một số đại diện điển hình của các nhóm Thực vật; ghi chép lại kết quả quan sát, trình bày và phân tích được kết quả quan sát; quan sát, tìm hiểu, nhận dạng và xếp nhóm các đại diện Thực vật ở địa phương, xung quanh HS. - Vận dụng kiến thức: tăng cường quan sát, nhận dạng thực vật trong tự nhiên và xếp được chúng vào các nhóm Thực vật tương ứng; chủ động và có các biện pháp trồng và chăm sóc hợp lí Thực vật dựa trên hiểu biết về đặc điểm sinh học của chúng. * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, chủ động theo dõi sự hướng dẫn của GV, chủ động trao đổi ý kiến với bạn để xác định rõ yêu cầu, các nhiệm vụ, cách thức thực hiện các hoạt động học tập, chủ động thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và của nhóm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ học tập; trao đổi kết quả quan sát, rút ra nhận xét và hoàn thiện phiếu học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tăng cường quan sát thế giới Thực vật trong tự nhiên và xếp được chúng vào các nhóm tương ứng; dựa trên đặc điểm của các nhóm Thực vật chủ động và có các biện pháp trồng và chăm sóc hợp lí Thực vật. 3. Về phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Trung thực, cẩn thận khi quan sát mẫu vật. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập của cá nhân và phối hợp tích cực với các thành viên trong nhóm. - Yêu quý Thực vật, tích cực, chủ động bảo vệ môi trường sống của Thực vật, trồng và chăm sóc hợp lí cây xanh. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Máy chiếu, tivi - Kính lúp, khay đựng mẫu vật. - Phiếu học tập, giấy A5 (nhiều), bút dạ. 2. Học liệu - Hình ảnh: + Sơ đồ các nhóm Thực vật. + Rêu tường, dương xỉ, một số loài Dương xỉ thường gặp, cây thông và rừng thông, cơ quan sinh sản của thông và một số đại diện Hạt trần (vạn tuế, trắc bách diệp,…) đại diện cây có hoa (cây bưởi, hoa hồng, bèo tấm,…). - Mẫu vật: rêu tường, cây dương xỉ, đoạn cành lá thông, nón thông, cây có hoa (rau cải, hoa hồng,…). - Các câu hỏi và bài tập dùng để hệ thống hóa kiến thức bài học. - Slide trình chiếu để chuyển giao nhiệm vụ. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1. Nhiệm vụ mở đầu: a) Mục tiêu: Tạo hứng thú để bắt đầu bài học, xác định được các nhiệm vụ, nội dung cơ bản sẽ tìm hiểu trong bài học. b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết hiện có, tham gia trò chơi “Ai nhanh nhất, ai đúng nhất?”, kể tên các loài Thực vật, đưa ra cách phân chia thực vật thành các nhóm và nêu rõ cơ sở phân chia (theo quan điểm của HS). c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm được ghi trên giấy - HS kể tên được các đại diện thực vật (cây phượng, cây rêu,…) tùy theo ý kiến của cá nhân. - Phân loại thực vật thành các nhóm dựa theo đặc điểm giống nhau của chúng và nêu cơ sở phân chia (tùy theo ý kiến của HS): + Theo môi trường sống: thực vật ở nước, thực vật trên cạn. + Theo kích thước cơ thể: lớn, trung bình, nhỏ,… + Theo công dụng: cây ăn quả, cây dược liệu,… d) Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh nhất, ai đúng nhất?” + Hãy viết tên các đại diện thực vật mà em biết vào giấy, mỗi đại diện ghi trên 1 tờ giấy A5 hoặc giấy nháp nhỏ (Thời gian viết trong 2 phút). + Phân loại thực vật thành các nhóm và nêu cơ sở phân chia. + Dán các giấy ghi tên đại diện thực vật vừa kể được vào các nhóm tương ứng. + Kiểm tra, chỉnh sửa kết quả. - HS liên hệ thực tế, dựa vào vốn hiểu biết tham gia trò chơi, nêu rõ quan điểm phân chia các nhóm thực vật. - Báo cáo, thảo luận: xác định đúng các ví dụ thuộc thực vật và xếp được các đại diện thực vật kể tên vào các nhóm theo cách phân chia của HS. - GV ghi lại ý kiến của HS xuất hiện mâu thuẫn: có quá nhiều cách phân chia các nhóm thực vật, có những đại diện không chỉ thuộc 1 nhóm mà còn thuộc nhiều nhóm dựa trên cách phân chia của HS dẫn dắt để HS quan tâm tới cách phân chia dựa theo đặc điểm: có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn; có hạt hoặc không có hạt; có hoa hoặc không có hoa tìm hiểu đa dạng thực vật thông qua các nhóm thực vật. 2. Hoạt động 2. (Hình thành kiến thức): NHIỆM VỤ 1: TÌM HIỂU CÁC NHÓM THỰC VẬT a) Mục tiêu: - Gọi tên được các nhóm thực vật, nêu được tiêu chí phân loại các nhóm TV. b) Nội dung: HS quan sát hình 19.1. Các nhóm Thực vật, nêu tên các nhóm thực vật và đặc điểm phân chia. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, dự kiến: + Các nhóm TV: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín. + Đặc điểm phân chia: có hay không có mạch dẫn, có hạt hay không có hạt, có hoa hay không có hoa. d) Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. GV treo tranh câm H19.1 và yêu cầu HS lên bảng gắn thẻ chữ vào vị trí thích hợp: Không có mạch dẫn; có mạch dẫn; không có hạt; có hạt không có hoa; có hoa; rêu; dương xỉ; hạt trần; hạt kín. 2. Quan sát hình 19.1. Các nhóm Thực vật, trả lời câu hỏi: Nêu tên các nhóm thực vật và đặc điểm phân chia. (GV lưu ý HS cách nhận biết đặc điểm của từng nhóm từ dưới lên trên: VD nhóm thực vật Hạt trần sẽ bao gồm các đặc điểm: có mạch, có hạt, nhưng chưa có hoa) - Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến - Báo cáo thảo luận HS báo cáo kết quả thảo luận. HS các nhóm theo dõi và đưa ra nhận xét, bổ sung. 1. Hs gắn các thẻ chữ lên H19.1 2. 4 nhóm thực vật và đặc điểm phân chia: - Rêu: Không có mạch dẫn - Dương xỉ: có mạch dẫn, không có hạt. - Hạt trần: có mạch dẫn, có hạt, có hạt, có hoa - Kết luận, nhận định: HS tiếp nhận thông tin đánh giá của GV GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thực vật rất đa dạng, được chia làm 4 nhóm lớn: - Thực vật không có mạch dẫn ( Rêu) - TV có mạch dẫn, không có hạt (Dương xỉ) - TV có mạch dẫn, có hạt, không có hoa ( Hạt trần) - Thực vật có mạch dẫn, có hạt, có hoa ( Hạt kín) NHIỆM VỤ 2: THỰC VẬT KHÔNG CÓ MẠCH DẪN ( RÊU) a) Mục tiêu: HS biết được các đặc điểm về: môi trường sống; cấu tạo, sinh sản và một số đại diện thực vật không có mạch dẫn. b) Nội dung: - HS quan sát hình ảnh và mẫu vật cây rêu, thảo luận nhóm, hoặc làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. GV chiếu một số hình ảnh về nơi sống của rêu và đặt câu hỏi: Rêu thường sống ở đâu? 2. GV chiếu H.19.2, yêu cầu HS quan sát hình ảnh kết hợp quan sát mẫu vật, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Hãy kể tên cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của rêu? Nêu đặc điểm của từng cơ quan. GV chiếu hình ảnh và giới thiệu thêm về cấu tạo của túi bào tử rêu để HS biết được rêu sinh sản bằng bào tử nằm trong túi bào tử. 3. Hãy kể tên một số đại diện thực vật không có mạch dẫn mà em biết. 4. Để tránh rêu mọc ở bờ tường, bậc thềm gây trơn trượt thì chúng ta phải làm gì? - Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. - Báo cáo, thảo luận HS báo cáo kết quả thảo luận. HS các nhóm theo dõi và đưa ra nhận xét, bổ sung 1. Rêu thường mọc thành đám ở trên cạn, nơi ẩm ướt. 2. Cơ quan sinh dưỡng của rêu là: rễ, thân, lá. Rễ giả có khả năng hút nước; Thân ngắn, không phân cành; Lá nhỏ mỏng; Chưa có mạch dẫn và chưa có hoa. Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử nằm ở ngọn cây. 3. Một số đại diện thực vật không có mạch dẫn: Rêu tường, rêu tản, rêu sừng,… trong đó đại diện thường gặp nhất là rêu tường. 4.Không để bờ tường, bậc thềm ẩm ướt. - Kết luận, nhận định Cây rêu không có mạch dẫn, có thân và lá, có rễ giả, không có hạt, không có hoa. Rêu sinh sẩn bằng bào tử nằm trong túi bào tử. NHIỆM VỤ 3: THỰC VẬT CÓ MẠCH DẪN, KHÔNG CÓ MẠCH DẪN ( DƯƠNG XỈ) a) Mục tiêu: - HS biết được các đặc điểm về: môi trường sống; cấu tạo, sinh sản và một số đại diện thực vật có mạch dẫn, không có hạt. Biết được quá trình hình thành than đá từ dương xỉ cổ đại. - Phân biệt được cây rêu và cây dương xỉ b) Nội dung: - HS quan sát hình ảnh và mẫu vật cây dương xỉ, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoặc làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. GV chiếu hình ảnh một số nơi sống của cây dương xỉ, yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu thông tin SGK cho biết: Dương xỉ thường sống ở đâu? 2. GV chiếu hình 19.3, yêu cầu HS thảo luận nêu đặc điểm của cây dương xỉ. GV giới thiệu: Dương xỉ rất đa dạng, có nhiều loại khác nhau.(Cây rau bợ, cây bèo vảy ốc,…) 3. Để phân biệt dương xỉ với các ngành thực vật khác người ta thường dựa vào đặc điểm nào? 4. Nêu đặc điểm giúp em phân biệt cây rêu và cây dương xỉ. GV giới thiệu về dương xỉ cổ đại và quá trình hình thành than đá: Rừng dương xỉ cổ bị chết sẽ tích tụ một lượng lớn chất carbon trong lòng đất, dưới tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng , sức ép của tầng trên trái đất dần hình thành than đá mà ngày nay chúng ta sử dụng. Qua đó, Gv giáo dục học sinh sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên không tái sinh-than đá. - Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Báo cáo thảo luận: HS báo cáo kết quả thảo luận. HS các nhóm theo dõi và đưa ra nhận xét, bổ sung. 1. Dương xỉ thường phân bố nơi đất ẩm, dưới tán rừng hoặc ven đường đi, bờ ruộng,… 2. Cơ quan sinh dưỡng gồm: Rễ thật, thân ngầm hình trụ, lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn ở đầu, có mạch dẫn. Cơ quan sinh sản của dương xỉ là túi bào tử và nằm ở mặt dưới của lá, dương xỉ sinh sản bằng bào tử. 3. Các cây thuộc dương xỉ có lá non cuộn tròn ở đầu. 4. Giống nhau: Đều có rễ, thân, lá và đều sinh sản bằng bào tử. Khác nhau: Cây rêu có rễ giả, chưa có mạch dẫn. Cây dương xỉ có rễ thật, đã có mạch dẫn. - Kết luận, nhận định: Dương xỉ có mạch dẫn, có thân, lá và rễ thật, không có hạt, không có hoa. Cơ quan sinh sản của dương xỉ là những ổ túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá. * NHIỆM VỤ 4: THỰC VẬT CÓ MẠCH DẪN, CÓ HẠT, KHÔNG CÓ HOA (HẠT TRẦN) a) Mục tiêu: HS biết được các đặc điểm về: môi trường sống; cấu tạo, sinh sản và một số đại diện thực vật có mạch dẫn, có hạt, không có hoa (Hạt trần). Hiểu được giá trị của cây Hạt trần. b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh cây thông mang nón đực và nón cái và mẫu vật nón thông, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoặc làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm theo bàn trả lời câu hỏi: 1. Hãy kể những đại diện của hạt trần? 2. Môi trường sống của hạt trần là gì? GV chiếu tranh hình 19.5, yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu SGK suy nghĩ và trả lời câu hỏi: 3. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng? 4. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản? 5. Giá trị của cây hạt trần? - Thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu trả lời. - Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi, bổ sung: 1. Đại diện hạt trần: Cây thông, pơmu, hoàng đàn, kim giao, bách tán, trắc bách diệp..... 2. Nhiều nơi (đặc biệt nơi có khí hậu mát mẻ, vùng ôn đới). 3. Có mạch dẫn, có thân, lá và rễ thật. Phần lớn các cây hạt trần có lá hình kim. 4. Có hạt, không có hoa (nón là CQSS).Sinh sản bằng hạt (Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở). - Kết luận, nhận định: HS tiếp nhận thông tin đánh giá của GV Hạt trần có mạch dẫn, có thân, lá và rễ thật, có hạt nhưng không có hoa. Cơ quan sinh sản gồm nón đực và nón cái. Hạt không được bao kín trong quả. NHIỆM VỤ 5: THỰC VẬT CÓ MẠCH DẪN, CÓ HẠT VÀ CÓ HOA (HẠT KÍN) a) Mục tiêu: - HS biết được các đặc điểm về: môi trường sống; cấu tạo, sinh sản và một số đại diện thực vật có mạch dẫn, có hạt và có hoa (Hạt kín). Trình bày và giải thích được sự đa dạng của thực vật hạt kín. - So sánh được những đặc điểm giống và khác nhau giữa hạt trần và hạt kín. b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh và mẫu vật của thực vật hạt kín, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoặc làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS Quan sát hình 19.5 nghiên cứu SGK suy nghĩ và trả lời câu hỏi: 1. Hãy kể những đại diện của hạt kín? 2. Môi trường sống của hạt kín? 3. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng? 4. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản? GV yêu cầu HS quan sát Hình 19.8 và 19.9, kết hợp nghiên cứu thông tin SGK suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 5. Thực vật hạt kín đa dạng như thế nào? - Thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu trả lời - Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi, bổ sung: 1. Cây bưởi, hoa hồng, phượng vĩ, lúa, ngô.... 2. Nhiều nơi: Cả ở trên cạn và dưới nước, ở vùng núi cao hay nơi có tuyết bao phủ. 3. Có mạch dẫn. Cơ quan sinh dưỡng có đủ cả rễ, thân và lá phát triển với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. 4. Có hạt, có hoa. Hạt được bao kín trong quả. Sinh sản bằng hạt (Hạt nằm trong quả). 5. Thực vật hạt kín rất đa dạng về: số lượng loài, số cá thể trong loài, kích thước và môi trường sống. (+ GV nhấn mạnh: Mỗi nhóm TV có đặc điểm riêng. Các nhóm thực vật được sắp xếp theo chiều hướng tiến hóa, hoàn thiện về tổ chức cơ thể: Từ Rêu -> Dương xỉ -> Hạt trần -> Hạt kín. Thực vật Hạt kín là tiến hóa nhất nên rất phổ biến trên Trái đất, thích nghi được với các môi trường sống khác nhau.) - Kết luận, nhận định: HS tiếp nhận thông tin đánh giá của GV Hạt kín là những thực vật đã có mạch dẫn, có hạt và có hoa. Hạt được bao kín trong quả. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Phát triển được năng lực tự học, hệ thống, tổng kết, vận dụng kiến thức bài học, tự đánh giá, hoàn thiện bài tập. b) Nội dung: HS tổng hợp, vận dụng kiến thức bài học: + Tiến hành sắp xếp các đại diện Thực vật kể được từ hoạt động trò chơi khởi động vào các nhóm Thực vật đã học và giải thích. + Hoàn thiện bảng 19.1: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa thực vật Hạt trần với thực vật Hạt kín. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, dự kiến: + HS sắp xếp lại chính xác các Thực vật đã kể tên được vào các nhóm Thực vật vừa được học và giải thích. + Đáp án bảng 19.1: Đặc điểm Thực vật Hạt trần Thực vật Hạt kín Cơ quan sinh dưỡng Rễ Có Có Thân Có Có Lá Có Có Cơ quan sinh sản Nón Có Không Hoa Không Có Quả Không Có Hạt Có Có d) Tổ chức thực hiện: - GV y.c HS dựa vào kiến thức đã học: + Tiến hành sắp xếp các đại diện Thực vật kể được từ hoạt động trò chơi khởi động vào các nhóm Thực vật đã học và giải thích. + Hoàn thiện bảng 19.1: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa thực vật Hạt trần với thực vật Hạt kín. - HS vận dụng kiến thức bài học, thực hiện sắp xếp lại chính xác các thực vật vào các nhóm, nêu ý kiến giải thích và hoàn thiện bảng 19.1. - Báo cáo: Đại diện HS nêu ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV+ HS: nhận xét, đánh giá kết quả, chuẩn đáp án. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, vận dụng kiến thức bài học, tăng cường quan sát thực vật trong tự nhiên và thực hành phân nhóm Thực vật, đề xuất được cách chăm sóc dựa vào hiểu biết về đặc điểm của các nhóm Thực vật. b) Nội dung: HS làm việc cá nhân liên hệ kiến thức bài học, quan sát và giới thiệu được một số Thực vật ở xung quanh em, thực hành phân chia chúng vào các nhóm, đề xuất được những lưu ý trong việc chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS theo cấu trúc: + Đại diện cây gì…? Đặc điểm môi trường sống…? Cây này được xếp vào nhóm Thực vật nào…? Cách chăm sóc cần lưu ý những gì…? d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: liên hệ kiến thức bài học, quan sát và giới thiệu được một số Thực vật ở xung quanh em, thực hành phân chia chúng vào các nhóm, đề xuất được những lưu ý trong việc chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh (Đại diện cây gì…? Đặc điểm môi trường sống…? Cây này được xếp vào nhóm Thực vật nào…? Cách chăm sóc cần lưu ý những gì…?) - HS vận dụng kiến thức bài học, trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn. - GV: nhận xét, phân tích, đánh giá câu trả lời của HS, rút kinh nghiệm. --------------------------------------------------------------
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 26/03/23 15:23
Lượt xem: 10
Dung lượng: 1,174.8kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên
Mô tả: Trường:THCS Hồng Thái Tây Tổ:KH tự nhiên Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Huyền Lương Ngày soạn: 26/03/2023 Ngày dạy: từ …./03/2023 đến …/4/2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY: Bài 19. ĐA DẠNG THỰC VẬT ( 4 tiết ) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Kể tên và nêu được đặc điểm phân chia các nhóm Thực vật. - Phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch dẫn (Rêu); Thực vật có mạch dẫn và không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch dẫn, có hạt và không có hoa (Hạt trần); Thực vật có mạch dẫn, có hạt và có hoa (Hạt kín). - Nêu được sự tiến hóa giữa các nhóm Thực vật. - Xác định được thực vật có ở môi trường xung quanh và xếp được chúng vào các nhóm tương ứng. - Đề xuất được cách thức chăm sóc thực vật dựa trên hiểu biết về đặc điểm của chúng để giúp cây trồng phát triển tốt. 2. Về năng lực: * Năng lực đặc thù: - Nhận thức khoa học tự nhiên: nhận biết, trình bày và phân biệt được đặc điểm cơ bản của các nhóm Thực vật; nhận xét nêu được sự tiến hóa giữa các nhóm Thực vật. - Tìm hiểu tự nhiên: thực hiện quan sát một số đại diện điển hình của các nhóm Thực vật; ghi chép lại kết quả quan sát, trình bày và phân tích được kết quả quan sát; quan sát, tìm hiểu, nhận dạng và xếp nhóm các đại diện Thực vật ở địa phương, xung quanh HS. - Vận dụng kiến thức: tăng cường quan sát, nhận dạng thực vật trong tự nhiên và xếp được chúng vào các nhóm Thực vật tương ứng; chủ động và có các biện pháp trồng và chăm sóc hợp lí Thực vật dựa trên hiểu biết về đặc điểm sinh học của chúng. * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, chủ động theo dõi sự hướng dẫn của GV, chủ động trao đổi ý kiến với bạn để xác định rõ yêu cầu, các nhiệm vụ, cách thức thực hiện các hoạt động học tập, chủ động thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và của nhóm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ học tập; trao đổi kết quả quan sát, rút ra nhận xét và hoàn thiện phiếu học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tăng cường quan sát thế giới Thực vật trong tự nhiên và xếp được chúng vào các nhóm tương ứng; dựa trên đặc điểm của các nhóm Thực vật chủ động và có các biện pháp trồng và chăm sóc hợp lí Thực vật. 3. Về phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Trung thực, cẩn thận khi quan sát mẫu vật. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập của cá nhân và phối hợp tích cực với các thành viên trong nhóm. - Yêu quý Thực vật, tích cực, chủ động bảo vệ môi trường sống của Thực vật, trồng và chăm sóc hợp lí cây xanh. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Máy chiếu, tivi - Kính lúp, khay đựng mẫu vật. - Phiếu học tập, giấy A5 (nhiều), bút dạ. 2. Học liệu - Hình ảnh: + Sơ đồ các nhóm Thực vật. + Rêu tường, dương xỉ, một số loài Dương xỉ thường gặp, cây thông và rừng thông, cơ quan sinh sản của thông và một số đại diện Hạt trần (vạn tuế, trắc bách diệp,…) đại diện cây có hoa (cây bưởi, hoa hồng, bèo tấm,…). - Mẫu vật: rêu tường, cây dương xỉ, đoạn cành lá thông, nón thông, cây có hoa (rau cải, hoa hồng,…). - Các câu hỏi và bài tập dùng để hệ thống hóa kiến thức bài học. - Slide trình chiếu để chuyển giao nhiệm vụ. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1. Nhiệm vụ mở đầu: a) Mục tiêu: Tạo hứng thú để bắt đầu bài học, xác định được các nhiệm vụ, nội dung cơ bản sẽ tìm hiểu trong bài học. b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết hiện có, tham gia trò chơi “Ai nhanh nhất, ai đúng nhất?”, kể tên các loài Thực vật, đưa ra cách phân chia thực vật thành các nhóm và nêu rõ cơ sở phân chia (theo quan điểm của HS). c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm được ghi trên giấy - HS kể tên được các đại diện thực vật (cây phượng, cây rêu,…) tùy theo ý kiến của cá nhân. - Phân loại thực vật thành các nhóm dựa theo đặc điểm giống nhau của chúng và nêu cơ sở phân chia (tùy theo ý kiến của HS): + Theo môi trường sống: thực vật ở nước, thực vật trên cạn. + Theo kích thước cơ thể: lớn, trung bình, nhỏ,… + Theo công dụng: cây ăn quả, cây dược liệu,… d) Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh nhất, ai đúng nhất?” + Hãy viết tên các đại diện thực vật mà em biết vào giấy, mỗi đại diện ghi trên 1 tờ giấy A5 hoặc giấy nháp nhỏ (Thời gian viết trong 2 phút). + Phân loại thực vật thành các nhóm và nêu cơ sở phân chia. + Dán các giấy ghi tên đại diện thực vật vừa kể được vào các nhóm tương ứng. + Kiểm tra, chỉnh sửa kết quả. - HS liên hệ thực tế, dựa vào vốn hiểu biết tham gia trò chơi, nêu rõ quan điểm phân chia các nhóm thực vật. - Báo cáo, thảo luận: xác định đúng các ví dụ thuộc thực vật và xếp được các đại diện thực vật kể tên vào các nhóm theo cách phân chia của HS. - GV ghi lại ý kiến của HS xuất hiện mâu thuẫn: có quá nhiều cách phân chia các nhóm thực vật, có những đại diện không chỉ thuộc 1 nhóm mà còn thuộc nhiều nhóm dựa trên cách phân chia của HS dẫn dắt để HS quan tâm tới cách phân chia dựa theo đặc điểm: có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn; có hạt hoặc không có hạt; có hoa hoặc không có hoa tìm hiểu đa dạng thực vật thông qua các nhóm thực vật. 2. Hoạt động 2. (Hình thành kiến thức): NHIỆM VỤ 1: TÌM HIỂU CÁC NHÓM THỰC VẬT a) Mục tiêu: - Gọi tên được các nhóm thực vật, nêu được tiêu chí phân loại các nhóm TV. b) Nội dung: HS quan sát hình 19.1. Các nhóm Thực vật, nêu tên các nhóm thực vật và đặc điểm phân chia. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, dự kiến: + Các nhóm TV: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín. + Đặc điểm phân chia: có hay không có mạch dẫn, có hạt hay không có hạt, có hoa hay không có hoa. d) Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. GV treo tranh câm H19.1 và yêu cầu HS lên bảng gắn thẻ chữ vào vị trí thích hợp: Không có mạch dẫn; có mạch dẫn; không có hạt; có hạt không có hoa; có hoa; rêu; dương xỉ; hạt trần; hạt kín. 2. Quan sát hình 19.1. Các nhóm Thực vật, trả lời câu hỏi: Nêu tên các nhóm thực vật và đặc điểm phân chia. (GV lưu ý HS cách nhận biết đặc điểm của từng nhóm từ dưới lên trên: VD nhóm thực vật Hạt trần sẽ bao gồm các đặc điểm: có mạch, có hạt, nhưng chưa có hoa) - Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến - Báo cáo thảo luận HS báo cáo kết quả thảo luận. HS các nhóm theo dõi và đưa ra nhận xét, bổ sung. 1. Hs gắn các thẻ chữ lên H19.1 2. 4 nhóm thực vật và đặc điểm phân chia: - Rêu: Không có mạch dẫn - Dương xỉ: có mạch dẫn, không có hạt. - Hạt trần: có mạch dẫn, có hạt, có hạt, có hoa - Kết luận, nhận định: HS tiếp nhận thông tin đánh giá của GV GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thực vật rất đa dạng, được chia làm 4 nhóm lớn: - Thực vật không có mạch dẫn ( Rêu) - TV có mạch dẫn, không có hạt (Dương xỉ) - TV có mạch dẫn, có hạt, không có hoa ( Hạt trần) - Thực vật có mạch dẫn, có hạt, có hoa ( Hạt kín) NHIỆM VỤ 2: THỰC VẬT KHÔNG CÓ MẠCH DẪN ( RÊU) a) Mục tiêu: HS biết được các đặc điểm về: môi trường sống; cấu tạo, sinh sản và một số đại diện thực vật không có mạch dẫn. b) Nội dung: - HS quan sát hình ảnh và mẫu vật cây rêu, thảo luận nhóm, hoặc làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. GV chiếu một số hình ảnh về nơi sống của rêu và đặt câu hỏi: Rêu thường sống ở đâu? 2. GV chiếu H.19.2, yêu cầu HS quan sát hình ảnh kết hợp quan sát mẫu vật, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Hãy kể tên cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của rêu? Nêu đặc điểm của từng cơ quan. GV chiếu hình ảnh và giới thiệu thêm về cấu tạo của túi bào tử rêu để HS biết được rêu sinh sản bằng bào tử nằm trong túi bào tử. 3. Hãy kể tên một số đại diện thực vật không có mạch dẫn mà em biết. 4. Để tránh rêu mọc ở bờ tường, bậc thềm gây trơn trượt thì chúng ta phải làm gì? - Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. - Báo cáo, thảo luận HS báo cáo kết quả thảo luận. HS các nhóm theo dõi và đưa ra nhận xét, bổ sung 1. Rêu thường mọc thành đám ở trên cạn, nơi ẩm ướt. 2. Cơ quan sinh dưỡng của rêu là: rễ, thân, lá. Rễ giả có khả năng hút nước; Thân ngắn, không phân cành; Lá nhỏ mỏng; Chưa có mạch dẫn và chưa có hoa. Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử nằm ở ngọn cây. 3. Một số đại diện thực vật không có mạch dẫn: Rêu tường, rêu tản, rêu sừng,… trong đó đại diện thường gặp nhất là rêu tường. 4.Không để bờ tường, bậc thềm ẩm ướt. - Kết luận, nhận định Cây rêu không có mạch dẫn, có thân và lá, có rễ giả, không có hạt, không có hoa. Rêu sinh sẩn bằng bào tử nằm trong túi bào tử. NHIỆM VỤ 3: THỰC VẬT CÓ MẠCH DẪN, KHÔNG CÓ MẠCH DẪN ( DƯƠNG XỈ) a) Mục tiêu: - HS biết được các đặc điểm về: môi trường sống; cấu tạo, sinh sản và một số đại diện thực vật có mạch dẫn, không có hạt. Biết được quá trình hình thành than đá từ dương xỉ cổ đại. - Phân biệt được cây rêu và cây dương xỉ b) Nội dung: - HS quan sát hình ảnh và mẫu vật cây dương xỉ, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoặc làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. GV chiếu hình ảnh một số nơi sống của cây dương xỉ, yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu thông tin SGK cho biết: Dương xỉ thường sống ở đâu? 2. GV chiếu hình 19.3, yêu cầu HS thảo luận nêu đặc điểm của cây dương xỉ. GV giới thiệu: Dương xỉ rất đa dạng, có nhiều loại khác nhau.(Cây rau bợ, cây bèo vảy ốc,…) 3. Để phân biệt dương xỉ với các ngành thực vật khác người ta thường dựa vào đặc điểm nào? 4. Nêu đặc điểm giúp em phân biệt cây rêu và cây dương xỉ. GV giới thiệu về dương xỉ cổ đại và quá trình hình thành than đá: Rừng dương xỉ cổ bị chết sẽ tích tụ một lượng lớn chất carbon trong lòng đất, dưới tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng , sức ép của tầng trên trái đất dần hình thành than đá mà ngày nay chúng ta sử dụng. Qua đó, Gv giáo dục học sinh sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên không tái sinh-than đá. - Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Báo cáo thảo luận: HS báo cáo kết quả thảo luận. HS các nhóm theo dõi và đưa ra nhận xét, bổ sung. 1. Dương xỉ thường phân bố nơi đất ẩm, dưới tán rừng hoặc ven đường đi, bờ ruộng,… 2. Cơ quan sinh dưỡng gồm: Rễ thật, thân ngầm hình trụ, lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn ở đầu, có mạch dẫn. Cơ quan sinh sản của dương xỉ là túi bào tử và nằm ở mặt dưới của lá, dương xỉ sinh sản bằng bào tử. 3. Các cây thuộc dương xỉ có lá non cuộn tròn ở đầu. 4. Giống nhau: Đều có rễ, thân, lá và đều sinh sản bằng bào tử. Khác nhau: Cây rêu có rễ giả, chưa có mạch dẫn. Cây dương xỉ có rễ thật, đã có mạch dẫn. - Kết luận, nhận định: Dương xỉ có mạch dẫn, có thân, lá và rễ thật, không có hạt, không có hoa. Cơ quan sinh sản của dương xỉ là những ổ túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá. * NHIỆM VỤ 4: THỰC VẬT CÓ MẠCH DẪN, CÓ HẠT, KHÔNG CÓ HOA (HẠT TRẦN) a) Mục tiêu: HS biết được các đặc điểm về: môi trường sống; cấu tạo, sinh sản và một số đại diện thực vật có mạch dẫn, có hạt, không có hoa (Hạt trần). Hiểu được giá trị của cây Hạt trần. b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh cây thông mang nón đực và nón cái và mẫu vật nón thông, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoặc làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm theo bàn trả lời câu hỏi: 1. Hãy kể những đại diện của hạt trần? 2. Môi trường sống của hạt trần là gì? GV chiếu tranh hình 19.5, yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu SGK suy nghĩ và trả lời câu hỏi: 3. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng? 4. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản? 5. Giá trị của cây hạt trần? - Thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu trả lời. - Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi, bổ sung: 1. Đại diện hạt trần: Cây thông, pơmu, hoàng đàn, kim giao, bách tán, trắc bách diệp..... 2. Nhiều nơi (đặc biệt nơi có khí hậu mát mẻ, vùng ôn đới). 3. Có mạch dẫn, có thân, lá và rễ thật. Phần lớn các cây hạt trần có lá hình kim. 4. Có hạt, không có hoa (nón là CQSS).Sinh sản bằng hạt (Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở). - Kết luận, nhận định: HS tiếp nhận thông tin đánh giá của GV Hạt trần có mạch dẫn, có thân, lá và rễ thật, có hạt nhưng không có hoa. Cơ quan sinh sản gồm nón đực và nón cái. Hạt không được bao kín trong quả. NHIỆM VỤ 5: THỰC VẬT CÓ MẠCH DẪN, CÓ HẠT VÀ CÓ HOA (HẠT KÍN) a) Mục tiêu: - HS biết được các đặc điểm về: môi trường sống; cấu tạo, sinh sản và một số đại diện thực vật có mạch dẫn, có hạt và có hoa (Hạt kín). Trình bày và giải thích được sự đa dạng của thực vật hạt kín. - So sánh được những đặc điểm giống và khác nhau giữa hạt trần và hạt kín. b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh và mẫu vật của thực vật hạt kín, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoặc làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS Quan sát hình 19.5 nghiên cứu SGK suy nghĩ và trả lời câu hỏi: 1. Hãy kể những đại diện của hạt kín? 2. Môi trường sống của hạt kín? 3. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng? 4. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản? GV yêu cầu HS quan sát Hình 19.8 và 19.9, kết hợp nghiên cứu thông tin SGK suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 5. Thực vật hạt kín đa dạng như thế nào? - Thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu trả lời - Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi, bổ sung: 1. Cây bưởi, hoa hồng, phượng vĩ, lúa, ngô.... 2. Nhiều nơi: Cả ở trên cạn và dưới nước, ở vùng núi cao hay nơi có tuyết bao phủ. 3. Có mạch dẫn. Cơ quan sinh dưỡng có đủ cả rễ, thân và lá phát triển với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. 4. Có hạt, có hoa. Hạt được bao kín trong quả. Sinh sản bằng hạt (Hạt nằm trong quả). 5. Thực vật hạt kín rất đa dạng về: số lượng loài, số cá thể trong loài, kích thước và môi trường sống. (+ GV nhấn mạnh: Mỗi nhóm TV có đặc điểm riêng. Các nhóm thực vật được sắp xếp theo chiều hướng tiến hóa, hoàn thiện về tổ chức cơ thể: Từ Rêu -> Dương xỉ -> Hạt trần -> Hạt kín. Thực vật Hạt kín là tiến hóa nhất nên rất phổ biến trên Trái đất, thích nghi được với các môi trường sống khác nhau.) - Kết luận, nhận định: HS tiếp nhận thông tin đánh giá của GV Hạt kín là những thực vật đã có mạch dẫn, có hạt và có hoa. Hạt được bao kín trong quả. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Phát triển được năng lực tự học, hệ thống, tổng kết, vận dụng kiến thức bài học, tự đánh giá, hoàn thiện bài tập. b) Nội dung: HS tổng hợp, vận dụng kiến thức bài học: + Tiến hành sắp xếp các đại diện Thực vật kể được từ hoạt động trò chơi khởi động vào các nhóm Thực vật đã học và giải thích. + Hoàn thiện bảng 19.1: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa thực vật Hạt trần với thực vật Hạt kín. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, dự kiến: + HS sắp xếp lại chính xác các Thực vật đã kể tên được vào các nhóm Thực vật vừa được học và giải thích. + Đáp án bảng 19.1: Đặc điểm Thực vật Hạt trần Thực vật Hạt kín Cơ quan sinh dưỡng Rễ Có Có Thân Có Có Lá Có Có Cơ quan sinh sản Nón Có Không Hoa Không Có Quả Không Có Hạt Có Có d) Tổ chức thực hiện: - GV y.c HS dựa vào kiến thức đã học: + Tiến hành sắp xếp các đại diện Thực vật kể được từ hoạt động trò chơi khởi động vào các nhóm Thực vật đã học và giải thích. + Hoàn thiện bảng 19.1: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa thực vật Hạt trần với thực vật Hạt kín. - HS vận dụng kiến thức bài học, thực hiện sắp xếp lại chính xác các thực vật vào các nhóm, nêu ý kiến giải thích và hoàn thiện bảng 19.1. - Báo cáo: Đại diện HS nêu ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV+ HS: nhận xét, đánh giá kết quả, chuẩn đáp án. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, vận dụng kiến thức bài học, tăng cường quan sát thực vật trong tự nhiên và thực hành phân nhóm Thực vật, đề xuất được cách chăm sóc dựa vào hiểu biết về đặc điểm của các nhóm Thực vật. b) Nội dung: HS làm việc cá nhân liên hệ kiến thức bài học, quan sát và giới thiệu được một số Thực vật ở xung quanh em, thực hành phân chia chúng vào các nhóm, đề xuất được những lưu ý trong việc chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS theo cấu trúc: + Đại diện cây gì…? Đặc điểm môi trường sống…? Cây này được xếp vào nhóm Thực vật nào…? Cách chăm sóc cần lưu ý những gì…? d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: liên hệ kiến thức bài học, quan sát và giới thiệu được một số Thực vật ở xung quanh em, thực hành phân chia chúng vào các nhóm, đề xuất được những lưu ý trong việc chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh (Đại diện cây gì…? Đặc điểm môi trường sống…? Cây này được xếp vào nhóm Thực vật nào…? Cách chăm sóc cần lưu ý những gì…?) - HS vận dụng kiến thức bài học, trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn. - GV: nhận xét, phân tích, đánh giá câu trả lời của HS, rút kinh nghiệm. --------------------------------------------------------------
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

