Danh mục
KHDH Văn 6 tuần 29 tiết 111
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 07/04/23 00:27
Lượt xem: 9
Dung lượng: 44.8kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 04/4/2023 Ngày giảng: 07/4/2023 Tiết 111 NÓI VÀ NGHE: TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG (VẤN ĐỀ) ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS biết chọn một vấn đề gần gũi có có ý nghĩa trong đời sống: quan hệ bạn bè, cách chọn sách để học, yêu cầu bảo vệ môi trường để trình bày ý kiến của mình. Bài nói cần đảm bảo các thao tác lập luận: Sử dụng lý lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe. - Biết lắng nghe một cách tích cực: Tóm tắt được nội dung bài nói và phản hồi tích cực về bài nói của người trình bày.. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV. Chủ động tiếp nhận, hoàn thành nhiệm vụ học tập 1 cách tích cực. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trong hoạt động học tập HS tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến. Trình bày 1 cách tự tin ý kiến của mình.Hiểu được ý kiến người khác; nắm bắt được những thông tin quan trọng từ các cuộc thảo luận. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đặt bản thân vào tình huống và giải quyết được tình huống cụ thể. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh phải tóm tắt được nội dung của bài nói, tham gia trao đổi về nội dung của bài nói và kĩ năng của người trình bày. Học sinh có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp. Nói rõ ràng, mạch lạc các ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ; biết bảo vệ quan điểm của cá nhân một cách thuyết phục. Tự tin khi nói trước nhiều người. - Năng lực văn học: Hs trình bày được ý kiến cảm nhận về một hiện tượng (vấn đề) đời sống mà mình lựa chọn. Làm chủ được tình cảm, có hành vi ứng xử phù hợp trước các tình huống trong đời sống. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Học sinh biết xúc động trước những con người và việc làm tốt, biết cảm thông chia sẻ với những người xung quanh, tôn trọng sự khác biệt về cách nhìn nhận, đánh giá của người khác về hiện tượng (vấn đề) đời sống. - Chăm chỉ: Học sinh có tinh thần tự học, rèn luyện để diễn đạt đúng và hay, hoàn thành các nhiệm học tập, chăm đọc sách báo và các kênh thông tin để có cái nhìn đúng về hiện tượng (vấn đề) đời sống. - Trung thực: Thẳng thắn trong việc thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình, yêu lẽ phải, trọng chân lý. - Trách nhiệm: Dám chịu trách nhiệm về lời nói, có thái độ và hành vi tôn trọng quy định chung nơi công cộng, ý thức sẵn sàng thực hiện trách nhiệm II. Thiết bị dạy học và học liệu 1.Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án; máy chiếu, phiếu học tập... 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, hoàn thiện các phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) a) Mục tiêu: - Hiểu được vấn đề gần gũi, có ý nghĩa với đời sống. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ: chiếu 1 số hình ảnh về rác thải ra môi trường, đặt câu hỏi. HS thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.