Danh mục
KHBD NGU VAN 7 TUAN 3 TET 11,12
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 21/09/23 23:45
Lượt xem: 3
Dung lượng: 750.1kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 19/9/2023 Ngày giảng: 22/9/2023 Tiết 11 Tập làm văn: NÓI VÀ NGHE TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ MÀ EM QUAN TÂM I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết cách trình bày ý kiến, trao đổi về một vấn đề mà mình quan tâm sao cho hấp dẫn và thuyết phục, biết lắng nghe các ý kiến nhận xét, phản hồi từ phía người nghe; - Biết chú ý lắng nghe để nắm đầy đủ, chính xác các ý tưởng của người nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề được trình bày. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động TÔI LÀ MC liệt kê những tin tức Hót trên mạng xã hội hiện nay - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - GV dẫn vào bài học: Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (10 phút) 2.1. Chuẩn bị trước khi nói a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học; - Các nhóm luyện nói. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. TRƯỚC KHI NÓI 1. Chuẩn bị nội dung - Lựa chọn một vấn đề mà em quan tâm - Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày. Ví dụ đề tài: “Trẻ em cần được người lớn lắng nghe và thấu hiểu” + Theo em, người lớn đã thực sự lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của em chưa?... + Chuyện gì xảy ra nếu người lớn không lắng nghe? - Lựa chọn một vấn đề mà em quan tâm - Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày. - Ghi ra giấy những ý quan trọng và sắp xếp theo trật tự phù hợp - Dự kiến những nội dung mà người nghe có thể trao đổi để chuẩn bị phản hồi. 2. Luyện tập - Tập luyện một mình - Trình bày trước bạn bè, người thân - Chọn cách nói tự nhiên, gần gũi, rút kinh nghiệm sau những lần tập luyện 2.2. Thực hành (25 phút) a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM PP: Trình bày độc lập Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu đề bài: Ví dụ: “Trẻ em cần được người lớn lắng nghe và thấu hiểu” - GV yêu cầu HS đọc đề bài, tiến hành tìm ý và lập dàn ý - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS trao đổi sau khi nói - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ II. TRÌNH BÀY BÀI NÓI 1. Mở đầu Chào hỏi, giới thiệu đề tài, vấn đề của bài nói và tầm quan trọng của nó. Ví dụ Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là…………học sinh………trường……… Hôm nay, tôi sẽ cùng các bạn trao đổi về một vấn đề đó là “Trẻ em cần được người lớn lắng nghe và thấu hiểu” để nỏi lên những tâm tư, nguyện vọng, ước mơ của chúng ta gửi đến những bậc làm cha làm mẹ, Mục đích trong bài chia sẻ của tôi là muốn gắn kết tình cảm gia đình, chia sẻ tình yêu giữa các thành viên trong gia đình. Tôi cho rằng, để một gia đình hạnh phúc thì sự lắng nghe và thấu hiểu rất quan trọng. Các bạn cùng lắng nghe nhé! 2. Nội dung chính - Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: - Trình bày các khía cạnh của vấn đề với lí lẽ và bằng chứng thuyết phục… - Chú ý sử dụng từ ngữ liên kết: trước tiên, sau đó, mặt khác, không chỉ vậy…. - Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói, cử chỉ, cảm xúc sao cho phù hợp… - Có thể sử dụng tranh ảnh, video hỗ trợ để bài nói hấp dẫn, sinh động, thu hút người nghe. 3. Kết thúc Phát biểu suy nghĩ của em, lời cảm ơn Ví dụ đề tài: “Trẻ em cần được người lớn lắng nghe và thấu hiểu” Tôi rất vinh hạnh vì được đứng đây và chia sẻ cho mọi người về đề tài “Trẻ em cần được người lớn lắng nghe và thấu hiểu”. Sẽ rất vui nếu nhận được sự nhận xét của thầy cô và mọi người. Tôi xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. * Một số lưu ý khi trình bày bài nói 1. Nói to, rõ ràng, truyền cảm, thống nhất ngôi kể 2. Kể theo dàn ý, đảm bảo thời gian quy định 3. Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt…) 4. Kết hợp trình bày vấn đề với sử dụng tranh ảnh, bài hát để tăng sức hấp dẫn III. SAU KHI NÓI Người nghe Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như: + Những nội dung (hoặc những điểm) còn chưa rõ trong bài trình bày. + Đóng góp chính của người nói trên vấn đề đang trao đổi. + Lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng. Người nói Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị: + Giải thích thêm những chỗ người nghe chưa rõ. + Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng. + Bổ sung lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng. PP: Tư duy độc lập, trình bày một phút. Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức cho HS thực hành nói và nghe theo các đề sau Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe và thấu hiểu Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -GV đánh giá và đưa kết quả bài tham khảo của học sinh III. THỰC HÀNH NÓI VÀ NGHE Bài nói tham khảo Ví dụ đề tài: “Trẻ em cần được người lớn lắng nghe và thấu hiểu” Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là…………học sinh………trường……… Hôm nay, tôi sẽ cùng các bạn trao đổi về một vấn đề đó là “Trẻ em cần được người lớn lắng nghe và thấu hiểu” để nỏi lên những tâm tư, nguyện vọng, ước mơ của chúng ta gửi đến những bậc làm cha làm mẹ, Mục đích trong bài chia sẻ của tôi là muốn gắn kết tình cảm gia đình, chia sẻ tình yêu giữa các thành viên trong gia đình. Tôi cho rằng, để một gia đình hạnh phúc thì sự lắng nghe và thấu hiểu rất quan trọng. Các bạn cùng lắng nghe nhé! Người lớn đã từng là trẻ em, nhưng trẻ em thì chưa từng làm người lớn”, dù là trong sinh hoạt hằng ngày, học tập, vui chơi hay đời sống tinh thần, thì con trẻ cũng rất cần nhận được sự lắng nghe và chia sẻ từ bố mẹ. Thực tế cho thấy rất nhiều ông bố, bà mẹ vẫn chưa thực sự lắng nghe con, vẫn chưa thực sự thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của con trẻ. Bản thân mỗi đứa trẻ khi sinh ra đã là một cá thể riêng biệt, mỗi con sẽ có những tính cách và thói quen, tố chất khác nhau. Bởi vậy, cách dạy dỗ đối vói mỗi đứa trẻ cũng khác nhau. Bố mẹ không thể áp sở thích, đường hướng học tập của trẻ này lên trẻ khác. Bó mẹ cũng không thể để một đứa trẻ thích vận động ngồi một chỗ làm thơ, hay bắt một đứa trẻ có năng khiếu nghệ thuật phải học tốt về các con số. Nếu như không lắng nghe, không trò chuyện với con, thì vô tình cha mẹ đang kìm hãm những ước mơ của con. Hoạt động 4: Vận dụng (5 p) a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ:Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm những vấn đề cần bàn luận trong học tập. - Gv chuyển giao nhiệm vụ: - Hs thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân - Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. * Hướng dẫn về nhà: Hoc kĩ bài, hoàn thiện bài tập - Chuẩn bị bài sau: Chỉnh sửa bài viết văn bản tóm tắt sau khi viết - Soạn: Củng cố mở rộng và TH đọc. ----------------------------- Ngày soạn: 19/9/2022 Ngày giảng: 23/9/2023 Tiết 12 Tập làm văn: VIẾT TÓM TẮT VĂN BẢN THEO NHỮNG YÊU CẦU KHÁC NHAU VỀ ĐỘ DÀI (TIẾT 3) - CỦNG CỐ, MỞ RỘNG VÀ THỰC HÀNH ĐỌC I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS viết được bài văn tóm tắt theo những yêu cầu khác nhau về độ dài - HS rèn luyện và phát triển kỹ năng viết bài văn tóm tắt. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (tiếp theo) (25 phút) 2.3. Chỉnh sửa sau khi viết a. Mục tiêu: Nhận xét kết quả và chỉnh sửa bài viết b. Nội dung: HS sử dụng bài viết để thực hiện yêu cầu của GV c. Sản phẩm học tập: bài viết của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Gv chuyển giao nhiệm vụ ? Nhắc lại yêu cầu đối với VB tóm tắt và một vài lưu ý khi tóm tắt văn bản? - Hs nhắc lại KT - GV nhận xét chung về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt ở bài tóm tắt của HS. Gv phan tích một số điểm tích cực và hạn chế trong bài làm để HS rút kinh nghiệm chung. - GV t cho HS tự tiến hành kiểm tra và chỉnh sửa theo mẫu phiếu hoặc theo nhóm - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 3. Nhận xét, chỉnh sửa sau khi viết Tóm tắt văn bản “Bầy chim chìa vôi” Bài viết tham khảo Khoảng hai giờ sáng, trời mưa to, hai anh em Mên và Mon không ngủ được vì “sợ những con chim chìa vôi ở bãi sông bị chết đuối”. Hai anh em thì thầm nói chuyện về cơn mưa, bãi cát dưới sông sẽ ngập và bầy chim chìa vôi đang làm tổ dưới đó. Hai anh em Mên và Mon vẫn lo rằng tổ chim chìa vôi sẽ bị ngập chìm trong dòng nước lớn. Hai anh em nghĩ cách mang tổ chim vào bờ và quyết định lấy đồ của ông Hảo để đi cứu bầy chim. Mên và Mon đi đò ra giữa sông và xúc động khi chứng kiến cảnh chim bố, chim mẹ dẫn bầy chim non bay lên, bứt khỏi dòng nước khổng lồ. Cho đến khi bầy chim non đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng, hai anh em vẫn đứng không nhúc nhích, nhận ra chúng đã khóc từ lúc nào và ngượng nghịu nhìn nhau cười rồi rướn người chạy thật nhanh về ngôi nhà của mình. Hoạt động 3: Luyện tập – Củng cố mở rộng, hướng dẫn thực hành đọc (15 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bài tập 1: GV yêu cầu HS hoàn thiện PHT cá nhân Gợi ý đáp án Bài tập 2 Chủ đề chung của ba văn bản đọc là Bầu trời tuổi thơ. Em thích chi tiết hoặc nhân vật nào trong ba văn bản đó? Hãy cho biết trải nghiệm nào của bản thân giúp em hiểu thêm về chi tiết hoặc nhân vật. Gợi ý trả lời: Chủ đề chung của cả ba văn bản là đều viết về và hướng tới những đứa trẻ - mầm xanh tương lai của đất nước Trong tất cả các nhân vật qua các tác phẩm của chủ đề Bầu trời tuổi thơ thì em có ấn tượng nhất với cậu bé Mon. Sở dĩ em có ấn tượng nhất với cậu bé là bởi vì tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu động vật của cậu bé. Hơn nữa, trải nghiệm một lần cứu tổ chim cũng đã khiến em hiểu được hơn tâm trạng và tình cảm của cậu bé Mon dành cho những chú chim chìa vôi. Đó là vào một lần nghe trái cây ngọt dần mà em đã bước ra vườn. Đi qua cây nhãn em đột nhiên thấy một tổ trứng chim đang sắp rơi xuống đất. “Nếu rơi thì chúng sẽ vỡ mất”, “Nhưng cao thế này mình trèo lên sao được đây?” hàng loạt những câu hỏi cứ thế xuất hiện trong suy nghĩ của em. Em đã phải đấu tranh tâm hồn mãi mới dám trèo lên cây cao để chỉnh lại chiếc tổ chim cho ngay ngắn. Chẳng phải việc gì quá to tát nhưng em cảm thấy rất vui và hạnh phúc Bài tập 3: Hãy chọn một tác phẩm truyện mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau: a. Xác định đề tài của truyện b. Kể tên các nhân vật và nêu đặc điểm tính cách của nhân vật chính c. Liệt kê các sự việc tiêu biểu của cốt truyện. Dựa vào các sư việc đó đê tóm tắt nội dung cốt truyện. Gợi ý đáp án a. Đề tài của truyện: tình cảm gia đình b. - Các nhân vật trong truyện: nhân vật “tôi” - người anh, Kiều Phương - người em, bố mẹ của hai anh em, bé Quỳnh, chú Tiến Lê… - Nhân vật chính của truyện là nhân vật “tôi” - người anh. Đây là nhân vật có đặc điểm tính cách vô cùng đặc biệt. Ban đầu, tác giả thể hiện nhân vật người anh là người hay mắng mỏ em gái khi em nghịch ngợm và đố kị khi cô bé có tài năng hội họa được mọi người khen ngợi. Sau đó, tính cách của nhân vật này được bộc lộ là một người anh yêu thương em khi vỡ òa hạnh phúc, ăn năn hối lỗi trước tình cảm ruột thịt. c. Các sự việc tiêu biểu của cốt truyện - Kiều Phương là một cô bé hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt, cô bé có sở thích vẽ tranh - Khi mọi người phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương, người anh tỏ ra ghen tị và xa lánh Tóm tắt: Kiều Phương đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “Anh trai tôi”, người anh nhận ra lòng nhân hậu của em gái và hối lỗi về bản thân mình. Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiều Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “Anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động 5: Vận dụng: (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: HS vận dụng kiến thức đã học tham gia DỰ ÁN GÓC NHÌN ĐỎ - Nhiệm vụ: Cá nhân học sinh xây dựng một bài nói dưới hình thức video, thuyết trình về một vấn đề trong đời sống GV gợi ý chủ đề: Vấn đề: Tình thương trong đại dịch covid 19 Vấn đề: Lòng dũng cảm của tuổi trẻ trong cuộc sống - Yêu cầu: Video có độ dài không quá 5 phút - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. *HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ -Học bài theo nội dung đã học -Chú ý về nhà xem lại toàn bộ các bài tập - GV yêu cầu HS làm đề : Em hãy viết một bài văn tóm tắt văn bản đi lấy mật – Trích trong Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi - Chuẩn bị giờ sau: soạn văn bản: “Giới thiệu bài học, Khám phá tri thức ngữ văn, Đọc VB1: Đồng dao mùa xuân”. +Đọc kĩ bài bài giới thiệu tri thức ngữ văn và trả lời các câu hỏi trong bài +Đọc kĩ văn bản và tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tìm hiểu bố cục văn bản.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.