Danh mục
KHBD- Sinh 9 tiết 7
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 25/09/23 09:32
Lượt xem: 6
Dung lượng: 98.0kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên
Mô tả: Ngày soạn: 22/9/2023 CHƯƠNGII: NHIỄM SẮC THỂ Tiết 7 Bài 8: NHIỄM SẮC THỂ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:  Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.  Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh.  Dựa vào hình ảnh (hoặc mô hình, học liệu điện tử) mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể.  Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh hoạ Nêu được mối liên quan giữa bộ NST đơn bội và lưỡng bội 2. Năng lực Năng lực chung : Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực tư duy phân tích, quan sát nhận dạng được hình thái NST ở kì giữa. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Phẩm chất - Giáo dục cho phẩm chất say mê nghiên cứu khoa học, rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 4. GD Học sinh khuyết tật 9D2: Nhắc nhở HS chú ý ngồi trật tự nghe giảng. II. Thiết bị dạy học và học liệu GV: Máy tính, tivi HS: Tìm hiểu trước bài III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp :(1phút): 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (4’) a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm:Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Chúng ta đã được học ở các bài trước(ở THCS), trong cơ thể mỗi gen quy định một tính trạng. Gen nằm trên các NST khác nhau, vậy gen có cấu trúc như thế nào, chức năng di truyền như thế nào, chương II sẽ cho chúng ta câu trả lời. Trước hết chúng ta nghiên cứu bài 8…. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 2.1: Tìm hiểu tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể (10’) a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng. Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh hoạ Nêu được mối liên quan giữa bộ NST đơn bội và lưỡng bội b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chứcthực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Hoạt động thầy trò GV. Nêu vấn đề: NST là những cấu trúc nằm trong nhân tế bào, có khả năng nhuộm màu đặc trưng bằng thuốc nuộm kiềm tính. - GV. Chiếu H8.1. yêu cầu hs Nhận xét về hình dạng, kích thước của 2 NST này? HS. Quan sát, nêu được giống nhau về hình dạng và kích thước. Gv.? Thế nào là cặp NST tương đồng? HS: Cặp NST tương đồng là NST tồn tại thành từng cặp. trong tế bào sinh dưỡng NST giống nhau về hình thái, kích thước - GV nhấn mạnh: Trong cặp NST tương đồng: 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. Do đó, các gen trên NST cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng ( H.8) ? Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội? Hs. Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung: - Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng - Bộ NST đơn bội(n) là bộ NST chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng GV: Bộ NST lưỡng bội kí hiệu là 2n, nghĩa là số lượng NST trong tế bào là một số chẵn. Tuy nhiên ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cá ở một cặp NST giới tính không tồn tại thành từng cặp . Người, ruồi giấm: XY (đực) ; cái: XX Ong bướm :XY (cái) ; đực: XX Bọ xít, chấu chấu, rệp …: giới Đực: XO Cái: XX Bọ nhậy: cái: XO; đực: XX Trong các trường hợp này số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội (2n) là số lẻ. - GV. Yêu cầu hs đọc bảng 8 SGK và thực hiện lệnh mục I SGK(T24) ?Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hoá của loài không? ( so sánh của người với các loài còn lại) HS:Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hoá của loài - GV. Chiếu hình 8.2 SGK ? Mô tả bộ NST của Ruồi giấm về số lượng và hình dạng? HS:Quan sát tranh, thảo luận theo nhóm nêu được: -Bộ NST của Ruồi giấm có 4 cặp NST gồm : 2cặp NST hình chữ V, một cặp hình hạt, một cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay một hạt và một móc ở con đực (XY) - GV phân tích thêm: cặp NST giới tính có thể tương đồng(xx), không tương đồng(xy) hoặc chỉ có 1 chiếc(xo) - Qua quá trình tìm hiểu cho biết : ? Nêu đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật. HS: mỗi loài bộ NST giống nhau: + Số lượng NST + Hình dạng các cặp NST GV: Tiểu kết: -Đặc trưng về số lượng: Người: 2n = 46; Ruồi giấm: 2n = 8; Đậu Hà Lan 2n = 17; Gà 2n = 78; Lợn 2n = 38 - Về hình dạng: Trong tế bào sinh vật, các NST xếp theo từng cặp, hầu hết là những cặp tương đồng. Hình dạng của các cặp NST trong tế bào ở mỗi loài cùng mang tính đặc trưng. VD: Bộ NST của Ruồi giấm có 4 cặp NST gồm : 2cặp NST hình chữ V, một cặp hình hạt, một cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay một hạt và một móc ở con đực (XY) - Về cấu trúc: Cấu trúc NST thể hiện ở thành phần, số lượng và trật tự của các gen trên NST trong mỗi loài cũng mang tính đặc trưng. ? Cho VD về tính đặc trưng của bộ NST ở ruồi giấm. HS: : -Bộ NST của Ruồi giấm có 4 cặp NST gồm : 2cặp NST hình chữ V, một cặp hình hạt, một cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay một hạt và một móc ở con đực (XY) GV đưa tình huống: Củ cải và Cải bắp đều có 2n = 18 NST. + Vậy 2 loài này NST khác nhau ở điểm nào? HS: Đặc trưng bởi hình dạng. ?NST thường và NST giới tính có gì khác nhau? NST thường NST giới tính Tồn tại nhiều cặp, giống nhau ở cả giới đực và giới cái. Tồn tại 1 cặp, có thể đồng dạng hoặc không đồng dạng. Không xác định giới tính. Quy định các tính trạng thường không liên quan gì đến giới tính VD: màu tóc, màu da, trọng lượng -Sự di truyền các gen theo quy luật Menđen, quy luật tương tác gen, quy luật liênkết Xác định giới tính, biểu hiện các tính trạng giới tính, tính trạng phụ sinh dục và các tính trạng liên kết với giới tính. VD: giọng nói, dáng đi. - Các gen nằm trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo, các gen trên NST Y di truyền theo quy luật di truyền thẳng. GV: Tuỳ theo mức độ duỗi và đóng xoắn mà chiều dài của NST khác nhau ở các kì phân chia tế bào. Tại kì giữa NST co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 đến 50 Mm, đường kính từ 0,2 đến 2Mm, đồng thời có hình dạng đặc trưngnhư hình hạt , hình que, hình chữ V Nội dung I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể. - Trong TB sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái, kích thước, khác nhau về nguồn gốc - Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng - Bộ NST đơn bội(n) là bộ NST chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng - Ở những loài đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở cặp NST giới tính. -Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng, cấu trúc NST khác nhau. 2.2: Tìm hiểu cấu trúc nhiễm sắc thể: (15’) a. Mục tiêu: Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh. Dựa vào hình ảnh (hoặc mô hình, học liệu điện tử) mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chứcthực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Hoạt động GV và HS Nội dung - GV Y/C hs tìm hiểu thông tin SGK và các nhóm thực hiện lệnh SGK(T25) - GV Y/C hs quan sát H 8.4-5 SGK rồi cho biết: ? Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào? HS: Kì giữa ? Nêu hình dạng và kích thước của NST. - HS trả lời, bổ sung - Các nhóm hoàn thành bài tập điền từ. 1. hai nhiễm sắc tử chị em ( hai crômatit) - GV chốt lại kiến thức. + Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 crômatit (NS tử chị em) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất = eo sơ cấp) chia NST thành hai cánh. Tâm động là điểm dính NST vào sợi vô sắc trong thoi phân bào. Nhờ đó, khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào, NST di chuyển về các cực của tế bào. Một số NST còn có eo thứ hai gọi là eo thứ cấp. Gv. Gọi 1 hs lên trình bày trên hình, mô tả cấu trúc điển hình của NST Hs. Cá nhân trình bày trên tranh II. Cấu trúc nhiễm sắc thể. - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa -Hình dạng: hình hạt, hình que hoặc hình chữ V - Dài: 0,5 50µm -Đườngkính 0,2 2 µm - Cấu trúc: + ở kì giữa NST gồm 2 crômatit (NS tử chị em) gắn với nhau ở tâm động +Mỗi crômatit gồm 1 phân tử AND & Prôtêin loaị histôn HĐ 3: Tìm hiểu chức năng của nhiễm sắc thể: (7’) Mục tiêu: HS nắm được chức năng của NST đối với di truyền các tính trạng. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chứcthực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Tiến trình: Hoạt động GV và HS Nội dung - GV gọi 1hs đọc thông tin SGK, GV phân tích thông tin SGK - Y/C hs rút ra kết luận: NST có chức năng gì ? - HS trả lời, GV chốt lại kiến thức - NST là cấu trúc mang gen trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi ở các tính trạng di truyền. - NST có đặc tính tự nhân đôi( Do NST mang gen , AND có khả năng tự nhân đôi  NST tự nhân đôi), các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ TB và cơ thể. III. Chức năng của nhiễm sắc thể. - NST là cấu trúc mang gen trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. - NST có đặc tính tự nhân đôi, các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ TB và cơ thể. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (4') a.Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện:Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. 1. Hãy ghép các chữ cái a,b,c ở cột B cho phù hợp với các số 1,2,3 ở cột A. Cột A Cột B Trả lời 1. Cặp NST tương đồng 2. Bộ NST lưỡng bội 3. Bộ NST đơn bội a. là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng b. là bộ NST chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng c. là cặp NST giống nhau về hình tháI, kích thước 1: 2: 3: HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (3’) a.Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. Học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Điều nào không phải là chức năng của NST ? A. Bảo đảm sự phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con nhờ sự phân chia đểu của các NST trong phân bào. B. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. C. Tạo cho ADN tự nhân đôi. D. Điều hoà mức độ hoạt động của gen thông qua sự cuộn xoắn của NST. Câu 2: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng: A. Hình que B. Hình hạt C. Hình chữ V D. Nhiều hình dạng Câu 3: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì: A. Vào kì trung giaN B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau Câu 4: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm: A. một crômatit B. một NST đơn C. một NST kép D. cặp crômatit Câu 5: Thành phần hoá học của NST bao gồm: A. Phân tử Prôtêin B. Phân tử AND C. Prôtêin và phân tử ADN D. Axit và bazơ Câu 6: Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là: A. Biến đổi hình dạng B. Tự nhân đôi C. Trao đổi chất D. Co, duỗi trong phân bào Câu 7: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là: A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng C. Luôn co ngắn lại D. Luôn luôn duỗi ra Câu 8: Cặp NST tương đồng là: A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước. B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ. C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau. 4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1’) Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài. Tìm hiểu trước bài: Nguyên phân Kẻ bảng 9.1-2 SGK vào vở. 5. Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.