Danh mục
KHBD HĐTH theo chủ đề 7 tuần 10
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 08/11/23 11:37
Lượt xem: 1
Dung lượng: 25.3kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 05/11/2023 Ngày giảng: 07/11/2023(7B1) 11/11/2023 (7B3) Tiết 29 HĐGD theo chủ đề: “PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ” I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Biết cách phát triển mối quan hệ với thầy cô. - Biết hợp tác với các thầy cô để thực hiện các nhiệm vụ chung và cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp cùng thầy cô. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên . - Xây dựng được các nhóm học tập như đôi bạn cùng tiến. hoa điểm 10. Cùng nhau vượt khó .. * Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm hoạc trong các hội lớp hội nhóm một cách triệt để, hài hòa. *Đối với HS khuyết tật: Hợp tác được với thầy cô để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết những vấn đề nảy sinh. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô - Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung - Trách nhiệm: HS sưu tầm những tình huống thể hiện các ứng sử của hs với thầy cô mà em thấy đồng tình và chưa đồng tình. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt, vươn lên trong mọi mặt của đời sống và giao tiếp xã hội, có kỹ năng sống tốt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh ảnh, tư liệu về truyền thống nhà trường, ca dao , danh ngôn câu chuyện về mối quan hệ thầy trò - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động cùng thực hiện của thầy cô và học sinh thông tin về hợp tác với thày cô. - Máy tính, máy chiếu (Tivi), hệ thống âm thanh. - Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ 2. Đối với học sinh - Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật của nhà trường, của các thầy cô trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục - thể thao trên website của nhà trường, ở phòng truyền thống, qua trao đổi với thầy cô. - Tìm hiểu về các tấm gương thầy cô, học sinh có kết quả nổi bật trong hoạt động dạy học, văn nghệ, thể dục – thể thao.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - KT sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới. A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5ph) 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức. 3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi. 4. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo(môn dạy) trong trường và các bạn trong lớp học. + Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo trong trường(môn giảng dạy) hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, vậy là tháng 11 lại về tháng 11 luôn đọng lại trong các em biết bao kỷ niệm đẹp về thầy những người lái đò thầm lặng.. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức xen lẫn những hồi hộp, băn khoăn…, chắc hẳn trong mỗi chúng ta cũng đã có những suy nghĩ, cảm nhận, tự hào về nhà trường cũng như nắm được những nét nổi bật và truyền thống của nhà trường về tầy cô , bạn bè . Để nắm rõ hơn về những nét truyền thống, nổi bật của nhà trường, cũng như biết được những thầy cô đã , đang và sẽ dìu dắt chúng ta chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (25 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu cách ứng xử và phát triển mối quan hệ với thầy cô (5 phút) 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ chủ động bày tỏ các ý kiến của bản thân với thầy cô. Biết ứng xử lễ phép với thầy cô, tích cực tham gia hoạt động, hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao. Thể hiện sự biết ơn với thầy cô. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập- GV dẫn dắt: GV đưa ra các tình huống và yêu cầu học sinh chỉ ra cách ứng sử đúng mực và chưa đúng mực của học sinh với thầy cô. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Hãy nêu những lời nói, hành vi nên và không nên trong ứng xử với thầy cô. ? Chia sẻ về cách ứng xử đúng mực với thầy cô của em và các bạn. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Hoạt động 2: Tìm hiểu phát triển mối quan hệ với thầy cô (7 phút) GV đưa ra câu hỏi: Câu hỏi 1: Chỉ ra những việc em thường thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. (GV chú ý hoạt động của HS khuyết tật) +Chủ động bày tỏ các ý kiến của bản thân với thầy cô. +Ứng xử lễ phép với thầy cô. +Tích cực tham gia hoạt động. +Hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao. +Thể hiện sự biết ơn với thầy cô. Câu hỏi 2. Giải thích tại sao những việc đó có thể giúp phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. Những việc đó có thể giúp phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô vì: +Giúp tạo ấn tượng tốt với thầy cô. +Cho thầy cô thấy được những khả năng, điểm mạnh của bản thân. +Chứng minh sự nỗ lực, cố gắng, có trách nhiệm đối với những công việc được giao. Câu hỏi 3. Thực hiện những việc em có thể làm để tiếp tục phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. HS tự thực hiện. Hoạt động 3: Rèn luyện cách phát triển mối quan hệ tích cực với thầy cô (7 phút) Gv: Em hãy đề xuất cách ứng sử phù hợp: +Thầy cô giao nhiệm vụ học tập thấy khó , chưa biết cách làm. Hs Thưa thầy bài tập này em chưa hiểu thầy có thể hướng dẫn thêm được không? + Thầy cô hiểu nhầm và trách phạt em. HS Chấp nhận để thầy cô trách và tìm điều kiện hợp lý để trao đổi lại cho thầy cô biết. + Cô Mai là cô giáo em rất yêu quý và thân thiết, cô còn trẻ em cảm thấy cô như chị gái mình , vì vậy đôi khi em lỡ nói trống không với cô. Hs Do sự thân thiết quá mức nên em không còn dữ khoảng cách . nhưng lần sau e sẽ chú ý hơn. Hoạt động 4: Suy nghĩ tích cực về mối quan hệ với thầy cô (6 phút) GV: Viết một là thư Điều em muốn nói để gửi vào hộp thư chung của lớp: Điều làm em thấy hài lòng trong mối quan hệ với thầy cô. Điều em mong muốn được cải thiện trong mối quan hệ với thầy cô. HS thực hiện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS tham gia hoạt động, chuyển sang nội dung mới. - GV gọi HS chia sẻ các cảm xúc về thầy cô mà em yêu thích và ấn tượng nhất + Chỉ ra những việc em thường thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô + Thực hiện những việc em có thể làm để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. -HS - Chủ động bày tỏ các ý kiến của mình với thầy cô. - ứng xử lễ phép - Tích cực tham gia các hoạt động - Thể hiện sự biết ơn với thầy cô. 1. Tìm hiểu cách ứng xử với thầy cô. -Tìm hiểu cách ứng xử với thầy cô. 2. Phát triển mối quan hệ với thầy cô 3. Rèn luyện cách phát triển quan hệ tích cực với thầy cô. 4. Suy nghĩ tích cực về mối quan hệ với thầy cô HS cần có thái độ tích cực, đúng mực trong ứng xử với thầy cô. Về các tấm gương dạy tốt-học tốt - Cảm xúc: yêu quý, tự hào trân trọng thầy cô. 3, HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10p) a,Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào giải quyết tình huống ứng xử với thầy cô b,Nội dung: HS thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến về việc xử lí các tình huống dựa vào tri thức, kinh nghiệm đã tiếp thu được trong tiết trước. c,Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d,Tổ chức thực hiện: - GV chia HS thành 3 nhóm và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Đề xuất cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô giáo và các bạn trong các tình huống: + Nhóm 1: Giải quyết tình huống 1 – SGK tr.28 + Nhóm 2: Giải quyết tình huống 2 – SGK tr.28. + Nhóm 3: Giải quyết tình huống 3 – SGK tr.28 - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1 (Tình huống 1): Thầy cô giao nhiệm vụ học tập mà em cảm thấy khó + Nhóm 2 (Tình huống 2): Thầy cô hiểu nhầm và trách phạt em + Nhóm 3 (Tình huống 3): Cô Mai là cô giáo em rất yêu quý và thân thiết. Cô còn rất trẻ nên cô coi em như chị gái của mình, vì vậy đôi khi em lỡ nói trống không với cô - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 4,HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) a,Mục tiêu: HS cùng nhau đóng vai giáo viên và học sinh trao đổi với nhau b,Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS thực hiện hoạt động tại nhà c,Sản phẩm học tập: HS thực hành hoạt động tại nhà. d,Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện những hoạt động sau: + Các em đóng vai là giáo viên trao đổi các nội dung sau: +Nêu các mong muốn của giáo viên đối với học sinh trong lớp học tập. - GV yêu cầu HS: +Hãy chia sẻ những điều đã học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động. - GV tổng kết: + GV mong muốn học sinh chăm ngoan, học giỏi nghe lời thầy cô +Học sinh mong muốn được thầy cô trong học tập được thực hành nhiều hơn, muốn được thầy cô giảng kĩ hơn + Học sinh ứng xử lễ phép với thầy cô, bày tỏ ý kiến của mình với thầy cô không được ngại ngùng, e ngại. 5,Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết. - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành. - Phiếu hỏi. Hướng dẫn về nhà: • Hoàn thành các nội dung của hoạt động vận dụng • Sưu tầm 1-2 video clip hoặc 3-5 mẩu chuyện ứng xử với thầy cô • Tìm hiểu nội dung 1 của Chủ đề 4.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.