Danh mục
KHBD Tự chọn Ngữ văn 9 tuần 10
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 10/11/23 17:01
Lượt xem: 1
Dung lượng: 18.4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 06 /11/2023 Ngày giảng: 11/11/2023 Tiết 9 Ôn tập: Văn bản: CHỊ EM THÚY KIỀU (Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) A. MỤC TIÊU (gồm cả HS khuyết tật) 1. Kiến thức: Thấy được tài năng và bũt pháp tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật. Thấy rõ cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người trong một đoạn trích. Thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phân Thúy Vân, Thuý Kiêù bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ, cổ điển, qua đó thể hiện cảm hứng nhân đạo trong “Truyện Kiều”: trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người. 2. Năng lực: - Biết quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực để vận dụng giải quyết các bài tập - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn. * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL văn học 3. Phẩm chất: - Nhân ái: yêu thương trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU + Tư liệu, bài tập, giáo án. + Máy tính. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian: 3 phút a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV. ? Tóm tắt nội dung tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du? c. Sản phẩm: Bài tóm tắt của HS d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu bài - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS nghe - Bước 4: Kết luận, nhận định: Gv đánh giá thái độ học tập của HS và dẫn dắt vào bài mới: Ôn tập lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều… B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI *Thời gian 15 phút a) Mục tiêu: HS ôn lại nội dung, nghệ thuật đoạn trích b) Nội dung: HS quan sát để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: G. Gọi H đọc thuộc đoạn trích H. Đọc. H+G. Nhận xét. ? Em hãy nhắc lại vị trí của đoạn trích? - Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm trong phần 1 “Gặp gỡ và đính ước” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. ? Em hãy khái quát vẻ đẹp Thúy Vân? Qua vẻ đẹp ấy, Nguyễn Du đã dự báo gì về cuộc đời nàng? ? Thúy Kiều là nhân vật chính vậy mà Nguyễn Du lại gợi tả Thúy Vân trước. Em cho biết dụng ý nghệ thuật của tác giả là gì? - Tác giả sử dụng bút pháp đòn bẩy. Tả Thúy Vân trước để người đọc thấy vẻ đẹp có 1 không hai của nảng. Một vẻ đẹp yêu kiều, đoan trang phúc hậu của người con gái tuổi cập kê. Rồi mới tả Thúy Kiều để người đọc nhận thấy rằng Thúy Vân đã rất đẹp vậy mà Thúy Kiều còn đẹp hơn. ? Khái quát vẻ đẹp Thúy Kiều? Qua vẻ đẹp ấy, Nguyễn Du đã dự báo gì về cuộc đời nàng? ? Những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? - Hs nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, trả lời - Gv cho HS nhận xét, đánh giá - GV đánh giá/ kết luận C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG *Thời gian: 25 phút a) Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bài tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: ?Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1? -HS làm ? Có ý kiến cho rằng: Khi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng có đúng không? Hãy làm rõ ý kiến của em? - HS làm - Hs nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, trả lời - Gv cho HS nhận xét, đánh giá - GV đánh giá/ kết luận GV giao nhiệm vụ: ? So sánh đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” với trích đoạn trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân? - Hs nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, trả lời - Gv cho HS nhận xét, đánh giá - GV đánh giá/ kết luận A. Nội dung 1. Vị trí đoạn trích - Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm trong phần 1 “Gặp gỡ và đính ước” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. 2. Nội dung đoạn trích 2.1 Vẻ đẹp Thúy Vân. Vẻ đẹp Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, quí phái, trang trọng dự báo cuộc đời nàng bình lặng, suôn sẻ. 2.2. Vẻ đẹp Thúy Kiều Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc- tài- tình với dung nhan đằm thắm, sắc sảo, mặn mà. Đó là vẻ đẹp của một mẫu người phụ nữ hoàn hảo, một tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy dự báo một tương lai sóng gió, đau khổ, bất hạnh. 3. Nghệ thuật - Sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng trong miêu tả nhân vật. - Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy. - Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình ( miêu tả để dự báo số phận cuộc đời nhân vật). B. Luyện tập Bài tập 1 - Khi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du ngầm dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng. Điều này là đúng và được thể hiện qua câu thơ: “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.Vẻ đẹp của nàng vượt qua những quy luật của tạo hóa, đó là vẻ đẹp phi thường, có một không hai. Vẻ đẹp của nàng cũng không phải là sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, làm cho tạo hóa phải ghanh ghét, phải hờn giận, đố kị vì không đẹp bằng nàng vì “thua”, “kém” sắc đẹp của nàng nên sẽ trả thù. Vì thế, hồng nhan đa truân, hồng nhan bạc phận, như người xưa đã tổng kết. Cuộc đời nàng Kiều chắc hẳn sẽ phải chịu nhiều bất hạnh, khốn khổ. Đó là những dự báo của tác giả về cuộc đời số phận của Kiều. Bài 2 - Sự sáng tạo tài tình của Nguyễn Du. - Nếu như Thanh Tâm Tài Nhân kể về hai chị em Thuý Kiều bằng văn xuôi thì Nguyễn Du miêu tả họ bằng thơ lục bát. - Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu là kể về hai chị em Kiều; còn Nguyễn Du thì thiên về gợi tả sắc đẹp Thuý Vân, tài sắc Thuý Kiều. - Thanh Tâm Tài Nhân tả Kiều trước, Vân sau: “Thuý Kiều mày nhỏ mà dài,mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào. Còn Thúy Vân thì tinhthần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng khó mô tả”. Đọc lên ta cảm giác như tác giả tập trung vào Vân hơn, hình ảnh của Vân nổi bật hơn.Ngay ở đoạn giới thiệu đầu truyện, hình ảnh Kiều cũng không thật sự nổi bật. Còn Nguyễn Du tả Vân trước làm nền tô đậm thêm vẻ đẹp của Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. - Khi miêu tả, Nguyễn Du đặc biệt chú trọng đến tài năng của Kiều, qua việcmiêu tả ngoại hình, tài hoa còn thể hiện được tấm lòng, tính cách và dự bảo đượcsố phận nhân vật. Thanh Tâm Tài Nhân không làm được điều đó, bút pháp cá thể hoá nhân vật của ông không rõ nét bằng của Nguyễn Du.Nhưng sự khác biệt này đã giải thích vì sao cùng một cốt chuyện mà “Kim Vân Kiều truyện” chỉ là cuốn sách bình thường, vô danh còn “Truyện Kiều” được coi là một kiệt tác, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ là tác giả không có danh tiếng, ít ngườibiết đến trong khi Nguyễn Du là một tác giả lớn, một đại thi hào. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’) - Về nhà: Học bài, hoàn thành bài tập. - Chuẩn bị bài sau: Kiều ở lầu Ngưng Bích + Đọc lại đoạn trích + Vị trí đoạn trích + Nội dung và nghệ thuật

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.