Danh mục
KHBD Ngữ văn 6 tuần 9
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 06/11/24 23:50
Lượt xem: 1
Dung lượng: 35.4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Tiết 33,34 Ngày soạn: 01 /11/2024 Ngày giảng: 04,06/11/2024 ÔN TẬP GIỮA KÌ I Môn học: Ngữ văn - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Một số yếu tố của truyện, ngôi kể. - Đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật; - Nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ này để mở rộng thành phần chính của câu. - Ẩn dụ và tác dụng của việc sử dụng ẩn dụ; - Từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB; 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực đọc hiểu - Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một nhân vật có sử dụng các kiến thức tiếng Việt (từ láy, cụm danh từ, cụm động từ...) - Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ, trung thực trong quá trình học tập và làm bài. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy tính, tivi - Nội dung ôn tập. Bảng phụ - Công cụ kiểm tra đánh giá: Câu hỏi kiểm tra III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5’) a, Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b, Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c, Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d, Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu Hs nhắc lại tên các bài học đã học và chủ đề của từng bài. - HS trả lời, bổ sung- GV nêu yêu cầu tiết ôn tập 2. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức (30’) a, Mục tiêu: Hệ thống kiến thức các bài đã học theo các phần: đọc hiểu, tiếng việt và viết. b, Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c, Sản phẩm: câu trả lời của HS. d, Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG B1: Chuyển giao nhiệm vụ 1 GV nêu yêu cầu: ? Nhóm 1: Xác định các yếu tố cần biết khi tìm hiểu truyện đồng thoại và tác phẩm thơ? Chỉ ra nội dung cơ bản của các yếu tố đó? ?Nhóm 2: Chủ đề của bài 1 là gì? Nội dung các văn bản đọc hiểu hướng đến chủ đề 1 như thế nào? Những bài học em rút ra được từ các văn bản đó? ? Nhóm 3: Chủ đề của bài 2 là gì? Nội dung các văn bản đọc hiểu trong bài 2 hướng đến chủ đề 2 như thế nào? Những tình cảm gì các em có được từ những văn bản đó? B2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và hoạt động nhóm. -Mỗi nhóm trả lời các nội dung vào phiếu học tập, đảm bảo các khái niệm sau: Nhóm 1: Cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôi kể, lời người kể chuyện và lời nhân vật;thể thơ, ngôn ngữ thơ, tình cảm và cảm xúc trong thơ…( đặc điểm của các yếu tố đó). Nhóm 2: Chủ đề bài 1: Tôi và các bạn -Tình bạn là một món quà kì diệu của cuộc sống… -Nội dung các văn bản: Bài học đường đời đầu tiên; Nếu cậu muốn có một người bạn; Bắt nạt. -Bài học: Không nên kiêu căng, hống hách, bắt nạt người khác; cần biết tôn trọng, cảm thông, giúp đỡ bạn bè… + Tình bạn được xây dựng bởi sự chân thành, quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau… Nhóm 3: Chủ đề bài 2: Gõ cửa trái tim -Gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, mỗi thành viên trong gia đình cần vun đắp để gia đình được hạnh phúc mỗi ngày -Nội dung các văn bản: Chuyện cổ tích về loài người, Mây và Sóng, Bức tranh của em gái tôi - Trẻ em cần hiểu và cảm nhận được tình cảm yêu thương, chăm sóc của tất cả mọi người dành cho trẻ. Tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng luôn là sức mạnh, là động lực để giúp mỗi người vượt qua những cám dỗ, xây đắp nên hạnh phúc. Vì vậy mỗi người cần phải có sự quan tâm, thấu hiểu, chia sẻ và bao dung vị tha cho nhau… B3. Báo cáo, thảo luận: HS các nhóm chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc- nhóm khác nhận xét, bổ sung B4. Kết luận, nhận định: GV đánh giá, kết luận B1: Chuyển giao nhiệm vụ 2 GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trên phiếu học tập -Nhóm 1: Phân biệt các loại: từ đơn, từ ghép, từ láy, lấy ví dụ cụ thể -Nhóm 2: Phân biệt các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ? Lấy ví dụ? - Nhóm 3:Tìm hiểu nghĩa của từ, dấu câu, đại từ; lấy ví dụ B2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và hoạt động nhóm. -Mỗi nhóm trả lời các nội dung vào phiếu học tập B3. Báo cáo, thảo luận: HS các nhóm trình bày- nhóm khác nhận xét, bổ sung B4. Kết luận, nhận định: GV đánh giá, chiếu bảng kiến thức kết luận B1: Chuyển giao nhiệm vụ 3 GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân ? Nhắc lại yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm? ? Dàn ý của bài văn kể lại một trải nghiệm? ? Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả? ?Dàn ý của đoạn văn? B2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và hoạt động cá nhân. B3. Báo cáo, thảo luận: HS cá nhân trình bày- HS khác nhận xét, bổ sung B4. Kết luận, nhận định: GV đánh giá, chiếu bảng kiến thức kết luận I. Nội dung ôn tập 1. Đọc hiểu văn bản - Khi đọc hiểu văn bản cần chú ý các yếu tố: Cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôi kể, lời người kể chuyện và lời nhân vật; thể thơ, ngôn ngữ thơ, tình cảm và cảm xúc trong thơ… - Không nên kiêu căng, hống hách, bắt nạt người khác; cần biết tôn trọng, cảm thông, giúp đỡ bạn bè… + Tình bạn được xây dựng bởi sự chân thành, quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau… - Trẻ em cần hiểu và cảm nhận được tình cảm yêu thương, chăm sóc của tất cả mọi người dành cho trẻ. Tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng luôn là sức mạnh, là động lực để giúp mỗi người vượt qua những cám dỗ, xây đắp nên hạnh phúc. … 2. Tiếng Việt: - Các loại từ - Các biện pháp tu từ - Nghĩa của từ 3. Phần tập làm văn - Bài văn kể lại một trải nghiệm - Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả 3. Hoạt động 3: Luyện tập (50’) a, Mục tiêu: Củng cố kiến thức phần: đọc hiểu, tiếng việt và viết. b, Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c, Sản phẩm: câu trả lời của HS. d, Tổ chức thực hiện: GV chiếu một số bài tập lên bảng- HS trao đổi theo cặp đôi- trả lời Bài 1: Đọc lại văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn... (từ Vĩnh biệt - con cáo nói đến Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình... - Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ) trong SGK (tr. 24 - 25) và trả lời các câu hỏi ? Nhân vật nào giữ vai trò chủ động trong cuộc đối thoại trên? Bí mật cáo chia sẻ với hoàng tử bé là gì? -Nhân vật cáo giữ vai trò chủ động trong cuộc đối thoại. Bí mật mà cáo chia sẻ với hoàng tử bé: "Người ta chỉ thấy rõ với trái tim. Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần. ?Em hiểu “thấy rõ với trái tim” nghĩa là gì? Vì sao “mắt trần" lại không thể thấy được "điều cốt lõi”? - “Thấy rõ với trái tim” là biết quan sát, cảm nhận, đánh giá về bạn bè và mọi người xung quanh với thái độ tôn trọng, cảm thông, thấu hiểu; với tình cảm yêu thương, gắn bó.“Mắt trần” là hình ảnh ẩn dụ cho cái nhìn hời hợt, nông cạn, thiếu sự cảm thông, thấu hiểu nên chỉ thấy được vẻ bề ngoài. Trong khi đó những điều quan trọng nhất (cảm xúc, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người) lại tồn tại “vô hình”. Vì vậy, nếu chỉ “nhìn” bằng con mắt bình thường, không có sự gắn kết, chia sẻ, thì sẽ không thể thấy được “điều cốt lõi” ấy ?Tại sao việc hoàng tử bé dành thời gian cho bông hồng của cậu lại khiến bông hồng ấy trở nên quan trọng? -Thời gian là tài sản vô giá của con người và chúng ta thường xuyên cảm thấy không có đủ thời gian. Nhưng muốn ai đó trở thành bạn, chúng ta cần dành thời gian để tìm hiểu, gắn bó và yêu quý người đó. Vì vậy, việc hoàng tử bé dành thời gian để quan tâm, chăm sóc, lắng nghe bông hồng của cậu đã khiến bông hồng ấy trở thành “duy nhất? quan trọng nhất so với mọi bông hồng trong vũ trụ. ?Nhân vật cáo đã dạy cho hoàng tử bé những bài học rất sâu sắc về tình bạn. Hãy chia sẻ về một bài học có ý nghĩa mà em đã nhận được từ một bạn nào đó. - Đây là câu hỏi kết nối với trải nghiệm cá nhân nên HS tự do lựa chọn và chia sẻ một bài học nào đó đã nhận được từ bạn bè của mình. Bài 2 ? Trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi”, bức tranh Anh trai tôi của Kiều Phương đã khiến nhân vật “tôi” thay đổi như thế nào? Hãy tìm và nêu tác dụng của những từ phức miêu tả diễn biến tâm trạng người anh khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ? -Bức tranh Anh trai tôi của Kiều Phương đã khiến nhân vật "tôi" thay đổi. Hình ảnh cậu bé trong bức tranh của bé Mèo với khuôn mặt “toả ra một ảnh sáng rất lạ” đã giúp người anh trai thấy được sự nhỏ nhen, ích kỈ của mình và đồng thời nhận ra ánh sáng của lòng nhân ái và tình yêu thương -Các từ phức: giật sững, ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ được nhà văn dùng để miêu tả diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ. +Thoạt tiên, người anh giật sững người vì quá bất ngờ khi thấy em gái về mình. Từ láy ngỡ ngàng nhấn mạnh cảm xúc bất ngờ của người anh. +Từ ghép hãnh diện thể hiện tâm trạng tự hào của người anh khi thấy bức tranh vẽ mình được treo trong phòng trưng bày. Từ xấu hổ khép lại diễn biến tâm trạng của nhân vật khi nhận ra bản thân dường như không tương xứng với cậu bé đẹp đẽ trong bức tranh của em gái. Bài 3. Đề tổng hợp I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Mái ấm ngôi nhà Nếu ngọn gió nào dẫn con đến chân trời xa thẳm Con đừng quên lối về nhà Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió… Nếu cánh chim nào chở con lên thăm mặt trời cháy đỏ Con đừng quên lối về nhà Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa… Nếu vạt mây nào đưa con lên chơi với ngôi sao xanh biếc Con đừng quên lối về nhà Suối trong con tắm mình thuở bé… (Trương Hữu Lợi, “Bài hát con kiến”) Thực hiện các yêu cầu: Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 8: Câu 1. Căn cứ nào dưới đây cho văn bản “ Mái ấm ngôi nhà” là một bài thơ? A. Ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu, có hình ảnh và cảm xúc và sử dụng biện pháp tu từ B. Ngôn ngữ văn xuôi tự sự , giàu nhạc điệu, có hình ảnh C. Ngôn ngữ tự sự kết hợp trữ tình, không qui định số tiếng D. Ngôn ngữ địa phương, có qui định về đặc điểm số tiếng trong mỗi dòng. Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ 5 chữ B. Thơ lục bát C. Thơ tự do D. Thơ tám chữ Câu 3.Biệp pháp điệp ngữ được sử dụng qua hình ảnh thơ nào? A. Phương trời xa thẳm B. Con đừng quên lối về nhà C. Ngọn gió nào D. Vạt mây nào Câu 4. Những hình ảnh “phương trời xa thẳm” “ mặt trời cháy bỏng” “ ngôi sao xanh biếc” gợi liên tưởng đến điều gì? A. Khung cảnh thiên nhiên rực rỡ B. Khoảng không hư ảo không có thật mà C. Xứ sở xa xôi đẹp đẽ huyền bí, với những cám dỗ của cuộc sống. D. Cảnh vật gần gũi xung quanh chúng ta Câu 5. Bài thơ là lời nhắn nhủ của ai với ai? A. Ông bà với cháu B. Thầy cô với học trò C. Bố mẹ với con D. Bạn bè với nhau Câu 6. Từ “ ngọn lửa” thuộc từ loại nào? A. Từ ghép B. Từ đơn C. Từ phức D. Từ láy Câu 7.Bài thơ thuộc chủ đề gì? A. Tôi và các bạn B. Gõ cửa trái tim C. Yêu thương và chia sẻ D. Quê hương yêu dấu Câu 8. Trong câu thơ “ Nếu ngọn gió nào dẫn con đến phương trời xa thẳm” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. So sánh. B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. Điệp từ Câu 9. Những dòng thơ nói về “nhà” giúp em cảm nhận thế nào về” nhà”? Câu 10. Từ lời nhắn nhủ của bài thơ giúp em rút ra được bài học gì? I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau: “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói: - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được. Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được. - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được. Nhím ra dáng nghĩ: - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim. Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]” (Trích “Những chiếc áo ấm” - Võ Quảng) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? A.Miêu tả B.Tự sự kết hợp miêu tả C.Nghị Luận D. Thuyết minh. Câu 2. Văn bản có chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện thơ C. Truyện đồng thoại D. Truyện ngắn Câu 3.Câu chuyện được kể bằng lời của ai ? A. Lời của nhân vật Thỏ B. Lời của nhân vật Nhím C. Lời của người kể chuyện D. Lời của Thỏ và Nhím Câu 4. Nhân vật chính của truyện là ai A. Thỏ B. Nhím C. Thỏ và Nhím D. Thỏ, Nhím và tấm vải choàng Câu 5.Từ láy được sử dụng trong các câu văn: “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật” là: A. ào ào, cành cây, bần bật, chốc chốc, B. ào ào, bần bật, chốc chốc, khẳng khiu C. ào ào, khẳng khiu, bần bật, cành cây D. khẳng khiu, cành cây, bần bật, chốc chốc, Câu 6. Trong câu “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng”, từ nào là từ láy? A. Gió bấc B. Lất phất C. Rừng vắng D. Ào ào Câu 7. Nhận xét nào đúng nhất với tính cách của nhân vật Nhím? A. Thích thể hiện bản thân B. Dũng cảm, nhanh nhẹn, tháo vát C. Dũng cảm, siêng năng, chăm chỉ D. Tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác Câu 8.Vì sao Nhím lại may áo cho Thỏ ? A. Vì áo Thỏ bị rách B. Vì Nhím có nhiều kim C. Vì Nhím muốn thể hiện tài năng may vá của mình. D. Để Thỏ có một chiếc áo kín mặc cho đỡ rét Câu 9.Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá trong câu văn “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật.” là: A. Tô đậm sự khắc nghiệt của thời tiết một cách sinh động, ấn tượng. B. Miêu tả dáng vẻ của cành cây giữa mùa đông giá rét. C. Miêu tả hình ảnh của khu rừng lúc thời tiết khắc nghiệt D. Miêu tả thời gian và không gian nghệ thuật của câu chuyện. Câu 10.Nhận định nào sau đây đúng nhất với chủ đề của truyện Những chiếc áo ấm ? A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên. B. Ca ngợi tình cảm yêu thương, chia sẻ lẫn nhau. C. Ca ngợi sự thông minh, sáng tạo của Nhím. D. Giải thích công dụng của lông nhím Câu 11. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì? A. Dời đi ngay, bỏ mặc bạn, không quan tâm đến chiếc áo bị rơi vì nghĩ không liên quan đến mình. B.Quan tâm hỏi han Thỏ và đi mua cho Thỏ một chiếc áo mới ấm vì sợ bạn bị lạnh. C.Nhổ một chiếc lông trên người mình làm cây kim để cho Thỏ mượn mang đi may áo. D.Lấy giúp bạn tấm vải, giũ nước, quấn lên người Thỏ, nhổ một chiếc lông làm cây kim may áo cho bạn. Câu 12. Sắp xếp các chi tiết, sự việc sau đây theo đúng trình tự cốt truyện: A. Nhím nhặt chiếc que khều áo khoác cho Thỏ. B. Thỏ quấn tấm vải rong lên người cho đỡ rét. C. Nhím rút một chiếc lông làm kim may áo cho bạn. D. Tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Câu 13. Dòng nào sau đây nêu lên chủ đề của đoạn trích? A. Yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. B. Nhanh nhạy xử lý tình huống. C. Trải nghiệm giúp ta khám phá những điều mới mẻ. D. Giúp đỡ người khác sẽ được báo đáp Câu 14. Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. là gì? A. Trôi nổi, nhấp nhô theo làn sóng. B. Không cân bằng, không vững. C. Trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng. D. Khi lên cao, khi xuống thấp một cách không đều, không nhịp nhàng. Câu 15. Qua hành động của Nhím, em nhận thấy Nhím là một người bạn như thế nào? A. Quan tâm đến Thỏ khi biết Thỏ gặp khó khăn. B. Nhím là người bạn nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. C. Biết cách xử lý mọi việc một cách chu đáo, vì người khác D. Khéo tay, biết may vá quần áo cho mọi người Câu 16. Trong câu Mưa phùn lất phất thì mưa phùn nghĩa là gì? A. Mưa nhỏ nhưng dày hạt, có thể kéo dài nhiều ngày, thường có ở miền Bắc Việt Nam vào khoảng cuối mùa đông, đầu mùa xuân B. Mưa rào thành những cơn lớn đến rất nhanh và cũng đi rất nhanh, thường có ở miền Bắc Việt Nam vào khoảng cuối mùa đông. C. Mưa rào, có gió giật mạnh, đi kèm sấm chớp, giông lốc, thường có ở miền Bắc Việt Nam vào khoảng cuối mùa đông, đầu mùa xuân. D. Mưa nho nhưng có gió giật mạnh, đi kèm sấm chớp, giông lốc, thường có ở miền Bắc Việt Nam vào khoảng cuối mùa đông. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu17: Tóm tắt ngắn gọn các sự việc chính của truyện (khoảng 2 hoặc 3 câu ). Câu 18. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật.” Câu 19. Qua hành động của Nhím giúp đỡ Thỏ trong đoạn trích, em rút ra được bài học gì ? II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5’) a, Mục tiêu: Củng cố kiến thức phần viết, học sinh biết vận dụng viết bài văn và đoạn văn. b, Nội dung: HS vận dụng làm bài tập tại nhà. c, Sản phẩm: bài làm của HS. d, Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS xem lại kiến thức phần viết đã học trong hai bài -Tự tìm hiểu nội dung để viết bài kể lại một trải nghiệm: người kể chuyện, sự việc, nhân vật, tình huống truyện, trải nghiệm có được từ câu chuyện. - Ôn lại các bài thơ đã học, viết đoạn văn biểu cảm về một trong các bài thơ đó: cảm xúc về nội dung bài thơ, các hình ảnh thơ, giá trị yếu tố tự sự và miêu tả trong bài… - HS ôn tập các nội dung chuẩn bị cho tiết kiểm tra giữa kì I. Tiết 35,36 Ngày soạn: 01 /11/2024 Ngày giảng: 07/11/2024 KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn học: Ngữ văn - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Biết vận dụng kiến thức về truyện và thơ, kiến thức về từ láy, về cụm từ, biện pháp ẩn dụ để làm bài. - Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một nhân vật có sử dụng các kiến thức tiếng Việt (từ láy, cụm danh từ, cụm động từ...). - Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. 2. Về năng lực - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng: Năng lực nhận biết các tín hiệu ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tạo lập văn bản. 3. Về phẩm chất - Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt. II. Hình thức -Trắc nghiệm 60%+Tự luận 40%. III. Ma trận đề kiểm tra IV. Xây dựng đề kiểm tra Theo đề của trường V. Đáp án, biểu điểm VI. GV phát đề, HS làm bài 90 phút VII. Gv thu bài, nhận xét giờ kiểm tra VI. Kết quả kiểm tra STT Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 SL % SL % SL % SL % 1 6A4 35

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.