Danh mục
KHBD Ngữ văn 8 tuần 11 tiết 41,42
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng E-learning
Ngày cập nhật: 21/11/24 13:05
Lượt xem: 1
Dung lượng: 39.5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 19/11/2024 Ngày giảng: 21,22/11/2024 (6A1) 22, 23/11/2024 (6A4) 17,18 BÀI 9. TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THÊ KỈ VII Môn học: Lịch sử lớp 6 Thời gian thực hiện: 3 tiết I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại. - Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thuỷ Hoàng. - Xây dựng được đường thời gian từ Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tuỳ. - Nêu được những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại. 2. Về kĩ năng, năng lực - Đọc và chỉ được ra thông tin quan trọng trên lược đồ. - Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV. - Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Về phẩm chất - Giáo dục phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. - Trân trọng những di sản của nền văn minh Trung Quốc cổ đại để lại cho nhân loại. - II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo án, phiếu học tập dành cho HS. - Lược đồ Trung Quốc thời nhà Tẩn (treo tường), Lược đồ Trung Quốc hiện nay (treo tường). - Máy tính, máy chiếu (nếu có). - SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5’) a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập Gv dùng kĩ thuật KWLH vào bài K W L H Bước 1: Giao nhiệm vụ: ? Tiết trước em đã biết những gì về Trung Quốc cổ đại đến thế kỉ VII? ? Trong tiết học này em muốn biết thêm gì về quốc gia cổ đại này? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ tìm ra câu trả lời - GV theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ và gợi ý nếu cần Bước 3: báo cáo sản phẩm HS đứng tại chỗ trình bày miệng - Các HS khác bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định - Sau khi HS trả lời (có thể đúng, có thể sai), trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài mới như trong SGK. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (95’) Gv ghi bảng Mục 3. Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Tuỳ (206 TCN - thế kỉ VII) (20’) a. Mục tiêu: HS nắm được sự thay đổi các triều đại cai trị ở Trung Quốc từ Hán đến Tuỳ b. Nội dung: Từ nội dung thông tin trong mục và trục thời gian (tr.39), HS tự lập được trục thời gian từ thời nhà Hán đến thời nhà Tuỳ. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS theo dõi trục thời gian (tr.39) và hoàn thành vào Phiếu học tập các mốc chính từ đế chế Hán đến Tuỳ (Phiếu học tập có thể kẻ một đường thời gian thể hiện xen kẽ cả mốc thời gian, sự kiện, còn lại HS tự điền). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV có thể mở rộng thêm câu hỏi: Các triều đại Trung Quốc đã thực hiện chính sách gì để mở rộng lãnh thổ? (Liên tiếp mở những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng). Em có thể kể một số triều đại Trung Quốc xâm lược nước ta không? Nhà Hán có sự kiện gì liên quan đến lịch sử Việt Nam? (Nhà Hán đô hộ nước ta, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa). Bước 3: Báo cáo kết quả HS xây dựng được trục thời gian từ Hán đến Tuỳ. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Sự thay đổi các triều đại cai trị ở Trung Quốc từ Hán đến Tuỳ (206 TCN - thế kỉ VII). Trong thời gian này, Trung Quốc trải qua nhiều lần bị phân tán, chia cắt, nhưng cuối cùng được thống nhất lại dưới thời nhà Tuỳ. - Trải qua các triều đại từ Hán đến Tuỳ, lãnh thổ Trung Quốc tiếp tục được mở rộng. Mục 4. Một số thành tựu nổi bật của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thê kỉ VII a. Mục tiêu: HS kể được một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc, đồng thời hiểu được giá trị của những thành tựu đó đối với ngày nay.. b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình và khai thác thông tin trong SGK để kể một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát hình và khai thác thông tin trong SGK để kể một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại. GV có thể phát Phiếu học tập (dạng bảng) cho HS điền vào. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Sau đó, GV có thể mở rộng để rèn luyện kĩ năng trình bày, thuyết trình cho HS: Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của người Trung Quốc cổ đại? Tại sao? HS có thề nói về những thành tựu trong SGK nhưng cũng có thể nói ngoài SGK, miễn là nêu được lí do lựa chọn. GV cẩn khuyến khích, động viên. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV tổ chức cho HS đọc những thông tin ở phần Kết nối với ngày nay và trả lời câu hỏi: Theo em, các triều đại Trung Quốc xây dựng Vạn Lý Trường Thảnh để làm gì? HS có thể thảo luận theo nhóm nhỏ hoặc cặp đôi. GV cho đại diện HS trả lời và các HS khác bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực: chữ viết - văn học, tư tưởng, sử học, thiên văn học - lịch pháp, khoa học - kĩ thuật, kiến trúc - điêu khắc. - Chữ viết: Chữ giáp cốt văn - Văn học: “Kinh Thi” là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc. - Tư tưởng: Tiêu biểu là Khổng Tử (Nho giáo) và Lão Tử (Đạo giáo) -- Sử học: Bộ “Sử kí” củaTư Mã Thiên, “Hán thư” của Ban Cố,... - Y học: Bộ “Hoàng đế nội kinh” của Hoa Đà - Khoa học- kĩ thuật: Thiết bị đo động đất (địa động nghi) và 4 phát minh quan trọng (Làm giấy, thuốc nổ, la bàn, kĩ thuật in) - Kiến trúc: Nhiều công trình kiến trúc lớn (Vạn Lý Trường Thành, lăng Ly Sơn) 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1. Nhà Tần ở Trung Quốc tồn tại bao nhiêu năm? A. 10 năm. B. 15 năm. C. 20 năm. D. 22 năm. Câu 2: Nguời Trung Quốc đã xây dựng nhà nước đầu tiên của mình trên vùng đồng bằng nào? A. Đồng bằng Hoa Bắc. B. Đồng bằng Hoa Nam. C. Đồng bằng châu thổ Trường Giang. D. Đồng bằng châu thổ sông Hoàng Hà Câu 3: Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến xã hội làm cho xã hội Trung Quốc có những sự thay đổi như thế nào? A. Giai cấp địa chủ xuất hiện. B. Nông dân bị phân hoá. C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ. D. Giai cấp quý tộc xuất hiện. Câu 4: Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành dần dần từ thế kỉ nào? A. Thế kỉ thứ nhất TCN. B. Thế kỉ thứ hai TCN. C. Thế kỉ thứ ha TCN. D. Hai nghìn năm TCN. Câu 5: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là: A. Nông dân tự canh. B. Nông dân lĩnh canh. C. Nông dân làm thuê. D. Nông nô. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 2. HS biết sưu tầm thêm tài liệu, cùng với những kiến thức trong SGK để trình bày về một thành tựu văn minh Trung Quốc cổ đại mà các em ấn tượng nhất (GV hướng dẫn các em tìm tài liệu về nghệ thuật, kiến trúc, kĩ thuật, văn học, tư tưởng của Trung Quốc cổ đại). Gv dùng kĩ thuật KWLH chốt bài K W L H L: ? Các kiến thức em đã học được trong bài? H: ? Những thành tựu văn minh nào của Trung Quốc cổ đại còn giá trị đến ngày nay? Hướng dẫn về nhà: Học bài theo vở ghi Tham khảo tài liệu về Trung Quốc Cổ đại TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáp cốt văn: Giáp cốt văn phát hiện ở Ân Khư, được khắc trên mai rùa và xương thú là văn bản ghi lại việc bói toán và sự việc của hoàng thất và quý tộc cuối đời nhà Thương, là Di sản văn hoá kí ức lịch sử độc đáo của Trung Quốc, được đưa vào danh sách Kí ức Thế giới. - Bốn phát minh kĩ thuật của người Trung Quốc cổ đại: La bàn xuất hiện từ thời Chiến Quốc, gồm một nam châm thiên nhiên được mài giũa, đặt trên một địa bàn hình vuông. Lúc cân bằng, mũi kim sẽ chỉ vê' phương nam. La bàn bắt đấu truyền bá ra nước ngoài từ thời Tống, qua Ả Rập rồi tới châu Âu. Người phát minh ra nghề làm giấy là hoạn quan Thái Luân. Ông dùng vỏ cây, sợi gai, vải rách,... để chế tạo ra giấy. Kĩ thuật in bắt nguồn từ thói quen ki tên bằng triện của người Trung Quốc cổ đại. Người ta đã khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu rói phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng gạt để gạt nhẹ lên tờ giấy. Thuốc súng được phát minh ở Trung Quốc từ cách đây hơn 1 000 năm, bắt đầu từ thuật luyện đan. Thuốc súng lần đầu được dùng trong quân sự dưới thời Tống. Về sau, phát minh này được truyền qua Ân Độ, rồi sang Ả Rập, qua Tây Ban Nha, đến nhiều nước ở châu Âu. **********************************

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.