Danh mục
sinh 6
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Hiển
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 22:45 04/02/2018
Lượt xem: 930
Dung lượng: 31,3kB
Nguồn: tự biên
Mô tả: Ngày soạn: 03/02/2018 Tiết: 46 Ngày giảng: 05/02/2018 BÀI 38: RÊU – CÂY RÊU I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Xác định được môi trường sống của rêu liên quan đến cấu tạo của chúng. - Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt rêu với cây có hoa. - Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp kiến thức. *Giáo dục kỹ năng sống: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đặc điểm cấu tạo, sinh sản, phát triển, môi trường sống và vai trò của cây rêu. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng trong hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên, yêu thích môn học, bảo vệ thực vật. * Tích hợp GD đạo đức: giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, ý thức ứng phó biến đổi khí hậu 4. Các năng lực hướng tới: * Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực tự quản lí, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực tính toán * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực kiến thức Sinh học: Cấu tạo cơ thể thực vật, hoạt động sống của thực vật. - Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa kết luận… - Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: Sử dụng kính lúp. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên. + Tranh vẽ phóng to hình 38.1 và 38.2 SGK (cây rêu và cây rêu mang túi bào tử. + Vật mẫu: cây rêu có túi bào tử. + 6 kính lúp cầm tay 2. Học sinh. + Đọc trước bài + Vật mẫu: cây rêu có túi bào tử. III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - PP: Vấn đáp - tìm tòi, Dạy học nhóm, phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình - KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (5p) Câu hỏi: Kể tên một số loài tảo mà em biết. Nêu vai trò của tảo?  Gợi ý trả lời: HS kể được: tảo xoắn, rong mơ,... Vai trò của tảo: * Lợi ích - Cung cấp ôxi giúp sự hô hấp cho động vật ở nước. Làm thức ăn cho người, động vật dưới nước. Làm phân bón, làm thuốc, thuốc nhuộm… * Tác hại - Gây ô nhiễm nguồn nước. Gây hại cho lúa (Làm lúa khó đẻ nhánh) 3. Các hoạt động dạy học. Vào bài: Trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé, mọc thành tứng đám, tạo lớp thảm màu lục tươi. Những cây nhỏ bé đó là những cây rêu, chúng thuộc nhóm Rêu! Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về chúng. Hoạt động 1. Tìm hiểu môi trường sống của rêu. (3p) - Mục tiêu: xác định được nơi sống chủ yếu của rêu trong tự nhiên. - Hình thức tổ chức: cá nhân - Thời gian: 3 phút - Phương pháp dạy học: Vấn đáp - tìm tòi - Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi Hoạt động của thầy, trò Nội dung - GV hỏi: Em thường bắt gặp rêu sống ở những nơi nào trong tự nhiên ? - HS trả lời được: Nơi chân tường, bờ tường, trên đất, thân cây . - GV: hỏi tiếp: Những nơi đó có đặc điểm gì? - HS: những nơi đó thường ẩm ướt. - GV: yêu cầu HS rút ra kết luận về môi trường sống của rêu? - HS rút ra kết luận - GV nhận xét Chốt lại 1. Môi trường sống của rêu - Rêu thường sống ở những nơi ẩm ướt như: bờ tường, đất ẩm, thân cây to, … Hoạt động 2. Quan sát cơ quan sinh dưỡng cây rêu. (15p) - Mục tiêu: phân biệt được đặc điểm chính của các cơ quan sinh dưỡng cây rêu - Hình thức tổ chức: cá nhân - Thời gian: 15 phút - Phương pháp dạy học: Vấn đáp - tìm tòi, Dạy học nhóm, phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình - Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút Hoạt động của thầy, trò Nội dung - GV: treo tranh vẽ phóng to hình 38.1 SGK  Yêu cầu HS dùng kính lúp quan sát các bộ phận của cây rêu rồi đối chiếu với hình 38.1; thảo luận nhóm theo bàn trong 3’: Quan sát cây rêu, em có thể nhận ra được những bộ phận nào của cây? Nêu đặc điểm từng bộ phận? - HS thảo luận nhóm quan sát mẫu vật và tranh, trả lời câu hỏi (2p) Đại diện nhóm phát biểu  Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm  GV chốt lại đáp án đúng. - GV: hỏi: So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác? - HS trả lời đạt: Cơ quan sinh dưỡng gồm thân, lá, rễ giả. Thân, lá có cấu tạo đơn giản, trong thân, lá chưa có mạch dẫn. - GV: giảng giải: Rêu chưa có rễ chính thức, chưa có bó mạch dẫn ở thân và lá  chức năng hút nước và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh. Việc lấy nước và muối khoáng hoà tan vào cơ thể phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt, điều đó giải thích tại sao rêu thường chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt, sống thành từng đám, kích thước cơ thể nhỏ bé. 2. Quan sát cây rêu - Rêu có thân, lá nhưng cấu tạo còn đơn giản: + Thân nhỏ bé, không phân nhánh. + Lá nhỏ, chỉ gồm 1 tế bào + Rễ giả làm nhiệm vụ hút nước. Thân, lá chưa có mạch dẫn. Hoạt động 3. Quan sát túi bào tử và tìm hiểu sự phát triển của rêu (10p) - Mục tiêu: nêu được CQSS của rêu chính là những túi bào tử nằm ở ngọn cây. Và rêu sinh sản bằng bào tử. - Hình thức tổ chức: cá nhân - Thời gian: 10 phút - Phương pháp dạy học: Vấn đáp - tìm tòi, Dạy học nhóm, phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình - Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút Hoạt động của thầy, trò Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát tranh cây rêu có túi bào tử là cơ quan sinh sản nằm ở ngọn cây rêu  phân biệt được các phần của túi bào tử. - HS quan sát tranh cây rêu có túi bào tử rút ra nhận xét: Túi bào tử có 2 phần: nắp ở phía trên, cuống ở phía dưới, trong túi có bào tử. - GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình 38.2, tìm thông tin trả lời câu hỏi: 1. Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào ? Cơ quan sinh sản của rêu nằm ở đâu ? có đặc điểm gì ? 2. Rêu sinh sản bằng gì? Hãy trình bày sự sinh sản và phát triển của cây rêu? - HS quan sát hình 38.2, tìm thông tin trả lời câu hỏi đạt: 1. Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây. Túi bào tử thuộc cơ quan sinh sản của rêu nằm ở ngọn cây. Túi có nắp ở trên và 1 cuống dài ở dưới. 2. Rêu sinh sản bằng bào tử. Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu. - GV: nhận xét. - GV: Trước khi hình thành túi bào tử, ở ngọn các cây rêu có cơ quan sinh sản hữu tính riêng biệt chứa các tế bào sinh dục đực là túi tinh (tinh trùng) và cái (trứng), sau quá trình thụ tinh mới phát triển thành túi bào tử chứa các bào tử. Sơ đồ tóm tắt sự phát triển của cây rêu: Cây đực  túi tinh  T.trùng Cây rêu Hợp tử Cây cái -> túi noãn  noãn cầu --- sợi màu lục --- Bào tử --- Túi bào tử - GV nêu câu hỏi: + Bào tử được hình thành khi nào? - HS: Bào tử được hình thành sau TT, sự thụ tinh cần có nước mới thực hiện được + Sự sinh sản của rêu có gì khác cây có hoa ? - GV: gọi HS trả lời câu hỏi - HS trả lời - GV: nhận xét 3. Túi bào tử và sự phát triển của rêu. - Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây - Rêu sinh sản bằng bào tử - Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của rêu (5p) - Mục tiêu: HS nêu được vai trò của rêu - Hình thức tổ chức: cá nhân - Thời gian: 5 phút - Phương pháp dạy học: Vấn đáp - tìm tòi, phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình - Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút Hoạt động của thầy, trò Nội dung - GV yêu cầu HS tìm thông tin trả lời câu hỏi: Rêu có lợi ích gì? - HS căn cứ vào thông tin tự rút ra vai trò của rêu. - GV cung cấp: Rêu tản dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Rêu hồng đài trị bệnh tim, thần kinh suy nhược. - GDMT: Từ những lợi ích của cây rêu đem lại vì vậy có thể phát triễn chúng với số lượng lớn để cung cấp những sản phẩm cần thiết từ cây rêu. Đồng thời cũng đề ra những biện pháp hạn chế sự phát triễn của rêu gây mất thẩm mỹ. 4. Vai trò của rêu - Góp phần vào việc hình thành đất. - Một số loài khi chết tạo thành lớp than bùn dùng làm phân bón và chất đốt. 4. Củng cố (5p) - GV: cho HS làm bài tập: Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ thích hợp Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có ...............,……….., chưa có...........thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có.................Rêu sinh sản bằng ...........được chứa trong .............cơ quan này nằm ở ..........cây rêu. Đáp án: Lần lượt từ cần điền thân, lá, rễ, mạch dẫn, bào tử, túi bào tử, ngọn. - GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao rêu chỉ sống ở môi trường ẩm ướt: 5. Hướng dẫn về nhà (2p) - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi, làm bài tập - Chuẩn bị bài sau: “ Quyết – Cây dương xỉ” - Yêu cầu :+ Nghiên cứu bài và dự kiến TLCH. + Mẫu vật: Cây dương xỉ, cây rau bợ có đủ các cơ quan (chú ý nhổ cả cây, lấy mẫu có lá non, lá già có túi bào tử) V. Rút kinh nghiệm

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.