Danh mục
KHBD Văn 9 tuần 27 tiết 131,132,133
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 00:50 29/03/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 38,5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 25/3/2024 Ngày giảng: 28/3/2024 Tiết 131 Tâp làm văn NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) I- MỤC TIÊU 1/ Kiến thức - Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. - Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. * Hs khuyết tật: Tiếp thu kiến thức 60-70%. 2/ Phẩm chất: -Chăm học, nhận diện kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích. -Tự giác học tập và nắm chắc cách làm bài nghị luận theo đúng yêu cầu của thể loại nghị luận đã học. 3/ Năng lực: - Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc nhóm. - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu VB: nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này. Đưa ra những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình. * Hs khuyết tật: Năng lực: năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc nhóm. NL đọc – hiểu nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này. Đưa ra những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: * Giáo viên: - Học liệu: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu, truyện Lặng Lẽ Sa Pa, phiếu học tập. - Thiết bị: máy tính, máy chiếu * Học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 5p a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích - Phương pháp: Đóng vai. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: một phân cảnh. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV phân công: - Nữ (Cô kỹ sư): Giới thiệu hoàn cảnh chương trình. - Nam (bác lái xe): Đến tham dự chương trình, tóm tắt cuộc sống của anh thanh niên 1 mình trên đỉnh núi cao trong suốt 4 năm, thèm người quá nên đẩy cây ra giữa đường để trò chuyện với mọi người... GV bắt dẫn vào bài: Nhân vật anh thanh niên có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của anh? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Dự kiến SP: Anh thanh niên là người yêu đời, yêu nghề có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Anh thanh niên khiêm tốn. Anh hiếu khách ... - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV : Đó là những nhận xét đánh giá về nhân vật trong truyện, vậy dựa trên cơ sở nào ta có thể đánh giá về nhân vật trong truyện. Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 30p MỚI: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) a. Mục tiêu: HS nắm được những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện. + Căn cứ để xác định những luận điểm, luận cứ. b) b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Gọi học sinh đọc văn bản sgk? GV: Trong một văn bản vấn đề nghị luận là tư tưởng cốt lõi là chủ đề của một bài văn nghị luận. ? Vậy vấn đề nghị luận trong văn bản trên là gì? tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa” ? Tìm câu văn thể hiện vấn đề nghị luận một cách tập trung, nêu vị trí? ? Em có thể đặt nhan đề cho văn bản trên là gì? ? Qua phân tích, em thấy muốn tìm chủ đề của bài văn nghị luận thì căn cứ vào đâu? NV2 : Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: * Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn phủ bàn ( 7 phút ) GV chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1: Phần mở bài, kết bài(Nhiệm vụ của từng phần ) Nhóm 2: Luận điểm 1 Nhóm 3: Luận điểm 2 Nhóm 4: Luận điểm 3 Câu hỏi cho nhóm 2,3,4: ? Vấn đề nghị luận được triển khai qua những luận điểm nào? ? Luận điểm này được triển khai bằng những luận cứ nào? ? Em có nhận xét gì về cách trình bày trong văn bản này? ? Tác giả trình bày từng luận điểm như thế nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu + HS hoạt động cá nhân + HS thảo luận - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày - 2 HS phản biện - Bước 4: Kết luận, nhận định: - Gv đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm của HS. - Gv chốt kiến thức Nv2: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Bố cục của văn bản này đã hợp lí chưa? Văn bản gồm mấy phần? Mỗi phần đảm bảo vai trò gì? ?Vậy thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện? ? Khi viết một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần phải chú ý những yêu cầu gì? - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS Chốt: - Tác giả trình bày rõ ràng, ngắn gọn. Cả 3 luận điểm đều tập trung vào vấn đề cần nghị luận - Từng luận điểm được phân tích chứng minh một cách thuyết phục bằng các lí lẽ dẫn chứng trong tác phẩm. - Các luận điểm đều sử dụng hệ thống luận cứ, luận chứng một cách xác đáng, sinh động. Có 3 phần: + Mở bài: nêu vấn đề nghị luận + Thân bài: Phân tích diễn giải từng luận điểm. + Kết bài: Khẳng định nâng cao vấn đề nghị luận. VD: Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao là một tác phẩm tbiểu viết về cuộc sống người nông dân trong xã hội. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc về hình ảnh Lão Hạc- một người nông dân có cuộc sống nhiều bất hạnh nhưng lại là người nhân hậu, giàu lòng yêu thương và lòng tự trọng. Đặc biệt là đức hi sinh cao quí. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 15p a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về lão Hạc. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Đáp án bài tập của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Đọc đoạn văn trong sgk/64. ? Vấn đề nghị luận của đoạn văn này là gì? ? Đoạn văn nêu những ý chính nào? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu + Trình bày cá nhân - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS I- Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 1. Ngữ liệu -Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên - Câu: “Dù được miêu tả... cũng khó phai mờ” nằm ở mở bài. - Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ. - Vẻ đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” - Chủ đề nghị luận là tư tưởng cốt lõi, vấn đề chủ chốt của văn bản. - Xác định hệ thống luận điểm. * Nhóm 1: Phần mở bài - Dẫn dắt, hoàn cảnh ra đời - Vấn đề nghị luận hai câu “ Dù được miêu tả... phai mờ” * Nhóm 2: - Luận điểm 1: Anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc. * Luận cứ: - Hoàn cảnh sống: Là người cô độc nhất thế gian sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn bốn mùa mây mù. - Công việc: Nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu thực chất công việc rất tỉ mỉ, chịu khó. - Yêu công việc: Quan niệm của anh về công việc “Khi ta làm việc ta với công ... ->coi công việc là niềm vui. - Lo toan tổ chức cuộc sống khoa học nề nếp ngăn nắp. * Nhóm 3: - Luận điểm 2: Là người đáng yêu qua nỗi thèm người, lòng hiếu khách. Câu văn:” Nhưng anh thanh... cách chu đáo”. - Luận cứ : - Vui được đón khách, thái độ nhiệt tình chu đáo. - Say sưa kể về công việc của mình. - Đón mọi người đến thăm nơi ở của mình. * Nhóm 4: - Luận điểm 3: Là người khiêm tốn. Câu “Công việc vất vả... khiêm tốn”. - Luận cứ: - Thấy đóng góp của mình nhỏ bé so với người khác. - Từ chối vẽ chân dung, giới thiệu người khác. * Nhóm 1: - Đoạn kết bài có ý nghĩa: cô đúc vấn đề nghị luận. Qua câu: “Cuộc sống chúng ta... đáng tin yêu”. Những vấn đề và luận điểm đó đều được triển khai theo ý nội dung chính trong một tác phẩm cụ thể. Văn bản trên là văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện. - Những nhận xét đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. - Các nhận xét phải rõ ràng, đúng đắn có luận cứ và lập luận thuyết phục. - Bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác gợi cảm. 2. Ghi nhớ :sgk II. Luyện tập - Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật Lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này - Đấu tranh nội tâm: Những mâu thuẫn giằng xé quanh việc lựa chọn giữa sống và chết (phân tích nội dung nhân vật). - Hành động: Cuối cùng lão chọn cái chết, cái chết đã được chuẩn bị từ lâu. - Sự nhận thức đánh giá về nhân vật: + Người cha rất mực thơng con, hi sinh cho con. + Người nông dân giàu lòng tự trọng, thà chết còn hơn sống nhục. ->Lão Hạc là người đáng thương, đáng kính, đáng trân trọng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (giao về nhà) * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn * Nội dung: Thực hiện yêu cầu của GV * Sản phẩm: tên những tác phẩm truyện của những nhà văn nổi tiếng phù hợp với lứa tuổi HS. * Cách thức tiến hành. 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Tìm đọc những bài viết và ghi lại tên những tác phẩm truyện của những nhà văn nổi tiếng 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ; Về nhà, suy nghĩ, trả lời * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học ghi nhớ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Ngày soạn: 25/3/2024 Ngày giảng: 28+29/3/2024 Tiết 132,133 Tâp làm văn CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) I. MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: -Hiểu được đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. -Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. * Hs khuyết tật: Tiếp thu kiến thức 60-70%. 2/ Phẩm chất: -Tự giác học tập và nắm chắc cách làm bài nghị luận theo đúng yêu cầu của thể loại nghị luận đã học. 3/ Năng lực: - Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ tạo lập văn bản + Năng lực đọc hiểu Ngữ liệu xác định yêu cầu, nội dung hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa. * Hs khuyết tật: Năng lực: năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc nhóm. Năng lực sử dụng ngôn ngữ tạo lập văn bản; năng lực đọc hiểu Ngữ liệu xác định yêu cầu, nội dung hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Lập kế hoạch dạy học. - Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các truyện trung đại và hiện đại như: Làng..., phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 5 p a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trong đoạn trích " Làng" - Phương pháp: Đóng vai. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: một phân cảnh. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Nữ (Mụ chủ nhà): Giới thiệu hoàn cảnh chương trình. - Nam (Ông Hai): Đến tham dự chương trình, tóm tắt cuộc sống của ông Hai khi mới lên tản cư... GV bắt dẫn vào bài: Nhân vật ông Hai có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của ông? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. • GV: Đó là những nhận xét đánh giá về nhân vật trong truyện, vậy dựa trên cơ sở nào ta có thể đánh giá về nhân vật trong truyện; cách làm bài nghị luận về truyện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: Hoạt động 1: 10 p a. Mục tiêu: HS nắm được những yêu cầu đối với đề bài nghị luận về tác phẩm truyện. + Căn cứ để xác định thể loại, nội dung của đề bài. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Đọc các đề bài 1, 2, 3, 4, trong sgk ? Xác định vấn đề cần nghị luận? Yêu cầu căn cứ vào đâu để nghị luận?( Mỗi nhóm 1 đề) - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu + HS hoạt động cá nhân - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS Hoạt động 2: 30 phút a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện b. Nội dung: HS theo dõi SGK để trả lời. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”- Kim Lân ? Đọc kĩ đề và gạch chân những từ quan trọng? Xác định thể loại, đối tượng nội dung của đề? * Tìm ý: Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn phủ bàn ( 12 phút ) GV chia lớp thành 4 nhóm: Câu hỏi cho nhóm 1,2,3,4 : Nhóm 1: Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai? Nhóm 2: Tình yêu làng, yêu nước bộc lộ trong những tình huống nào? Nhóm 3: Tình yêu ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể nào? Nhóm 4: Tình yêu làng của ông Hai được tác giả khai thác như thế nào? ? Thông thường một bài văn gồm mấy phần? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu + HS hoạt động cá nhân + HS thảo luận - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: - Gv đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm của HS. - Gv chốt kiến thức - Mở bài: Giới thiệu khái quát: + Tác giả Kim Lân. + Tác phẩm: Làng + Nhân vật ông Hai. ? Phần thân bài trình bày thành mấy luận điểm? - Luận điểm 1: Tình yêu làng, yêu nước của ông khi đi tản cư. - Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. - Luận điểm 3: Tình yêu làng, yêu nước khi nghe tin cải chính. - Luận điểm 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật. ? Phần kết bài ta phải làm như thế nào? - Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật ông Hai. - Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai. TIẾT 2 Hoạt động 2 (tiếp) 17 phút GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Gọi học sinh đọc hai phần mở bài mẫu sgk. Hướng dẫn học sinh viết: - Đoạn Mở bài - Đoạn Thân bài - Đoạn Kết bài -> Chú ý cách lập luận, đưa dẫn chứng lí lẽ... HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu + Viết bài cá nhân Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trình bày bài viết của mình - giáo viên bổ sung sửa chữa. ? Từ việc tìm hiểu trên hãy rút ra cách làm văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)? - Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện. ? Bố cục bài nghị luận và yêu cầu từng phần? - Mở bài: Gthiệu tg, tp và đánh giá khái quát... - Thân bài: nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực). - Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm. GV: Cần trình bày sự cảm thụ ý kiến riêng của người viết. Có sự liên kết tự nhiên, hợp lí ... C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 20 phút a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận cụ thể. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. * Cách thức tiến hành. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Đọc yêu cầu bài tập? - Suy nghĩ của em về truyện LHạc của NCao. ? Xác định thể loại và yêu cầu của đề bài ? ? Lập dàn ý cho đề bài trên? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu + Trình bày cá nhân - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: 8 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về tác phẩm truyện đã học. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Viết phần mở bài cho đề bài trên? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu + Trình bày cá nhân I- Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) * Đề 1- Nhóm 1 - Vấn đề nghị luận: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. - Yêu cầu: Qua nhân vật Vũ Nương đề xuất những nhận xét về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. * Đề 2- Nhóm 2 - Vấn đề nghị luận: Cốt truyện trong truyện ngắn: Làng- Kim Lân. - Yêu cầu: Phân tích những đặcđiểm nổi bật trong cốt truyện của tác phẩm. * Đề 3- Nhóm 3 - Vấn đề nghị luận: Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích. - Yêu cầu: nêu suy nghĩ của bản thân về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích (mở rộng ra thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ) VD: Quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội cũ. * Đề - Nhóm 4 - Vấn đề nghị luận: Đời sống tình cảm gia đình. - Yêu cầu: Nêu những suy nghĩ của bản thân về một vấn đề có tính khái quát: đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh. II- Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 1. Tìm hiểu đề, tìm ý * Tìm hiểu đề - Thể loại: Nghị luận. - Đối tượng: Nhân vật ông Hai. - Nội dung: Truyện ngắn Làng- Kim Lân. * Tìm ý Nhóm 1: - Tình yêu làng hoà quyện với tình yêu nước của ông Hai (nét mới trong đời sống tinh thần của người dân trong kháng chiến chống Pháp). Nhóm 2: - Tình huống thể hiện: + Khi nghe tin đồn làng theo giặc. + Khi nghe tin cải chính làng kháng chiến. Nhóm 3: - Tình yêu làng yêu nước của ông Hai càng chứng tỏ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là kháng chiến toàn diện. Đó là sự thể hiện niềm tin của toàn dân đối với Đảng, đối với cách mạng. Nhóm 4: - Tình yêu làng của ông Hai được tác giả khai thác: qua cử chỉ, hành động, lời nói của ông Hai. - Bố cục 1 bài văn: mở bài, thân bài, kết bài. Bước 2. Lập dàn ý * Mở bài - Giới thiệu tác giả - tác phẩm. - Đánh giá về nhân vật. * Thân bài - Phân tích, cm các đặc điểm của nhân vật ông Hai. - Nghệ thuật đặc sắc của nhà văn khi xây dựng nhân vật. * Kết bài: Đánh giá về nhân vật (sức hấp dẫn của nhân vật, thành công của tác giả). Bước 3. Viết bài - Đoạn Mở bài - Đoạn Thân bài - Đoạn Kết bài Bước 4: Đọc, sửa 2. Ghi nhớ (sgk) * Đề: - Thể loại: Nghị luận - Nội dung: Truyện Lão Hạc. * Nội dung: - Cuộc sống của Lão Hạc - Vẻ đẹp tâm hồn Lão Hạc * Nghệ thuật - Xây dựng tình huống, xây dựng nhân vật… Dàn ý A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật B. Thân bài: * Nêu các luận điểm chính về nội dung nghệ thuật - Luận điểm: Cuộc sống của Lão Hạc. + Hoàn cảnh gia đình của Lão Hạc + Tình thế lựa chọn của Lão Hạc. 2.Vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc - Giàu tình yêu thương: con trai, con vàng. - Giàu lòng tự trọng. - Tấm lòng hi sinh cao quý. * Có luận cứ tiêu biểu xác thực để phân tích chứng minh C. Kết bài: Nêu nhận định đánh giá Viết bài. VD: Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao là một tác phẩm tbiểu viết về cuộc sống người nông dân trong xã hội. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc về hình ảnh Lão Hạc- một người nông dân có cuộc sống nhiều bất hạnh nhưng lại là người nhân hậu, giàu lòng yêu thương và lòng tự trọng. Đặc biệt là đức hi sinh cao quý. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.