Danh mục
KHBD Văn 9 tuần 29 (tiếp)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 07:40 11/04/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 49,1kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 06/04/2024 Ngày giảng: 11/4/2024 Tiết 143 TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : -Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật nội dung. Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học. 3. Phẩm chất : -Tự giác thống kê văn bản nhật dụng đã học, nêu nội dung các văn bản và liên hệ thực tế bản thân. 4. Năng lực - Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân, năng lực tổng hợp - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực ngôn ngữ: Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức về VBND ở cấp THCS * HS khuyết tật: Nắm 70% kiến thức. Năng lực tự chủ và tự học, hợp tác, năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: Kế hoạch bài học, đồ dùng dạy học, bảng hệ thống kiến thức,.. 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức về văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6, hệ thống các VBND đã học trong chương trình THCS. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (2 phút) 1/Mục tiêu: tạo tâm thế hứng thú cho HS học tập 2/ Nội dung: HS thực hiện y/c của GV 3/ Sản phẩm hoạt động: 5/ Tổ chức thực hiện ? Em đã được học văn bản nhật dụng ở những lớp nào? Kể tên 1 số VB đó? - HS thực hiện - NHận xét/ dẫn dắt vào bài HĐ của thầy và trò ND (ghi bảng) HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức (28 phút) 1/Mục tiêu: HS hệ thống lại các kiến thức đã học về VBND. 2/ Nội dung: HS thực hiện y/c của GV 3/ Sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs, phiếu học học tập của hs. 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét. 5/ Tổ chức thực hiện */ 1 Nêu những hiểu biết của em về VBND, ví dụ như: đề tài, nội dung phản ánh &mục đích sử dụng..., 2? Tại sao nói: VBND có tính cập nhật? VD? */ Lớp làm bài theo 2 nhóm : N1- câu 1, N2- câu 2 */ Dự kiến ản phẩm: CÂU 1: - Văn bản nhật dụng không có khái niệm thể loại, không chỉ kiểu văn bản nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản. -Đề tài rất phong phú: Thiên nhiên, môi trường văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống… - Chức năng: bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá… những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội. CÂU 2: - Tính cập nhật là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày. - Tuy nhiên, các văn bản nhật dụng trong chương trình có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. Chẳng hạn vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh hạt nhân…đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong một ngày mai. VD: - Vấn nạn thành tích trong trường học. - Đạo đức suy thoái. - Ô nhiễm môi trường,... Hoạt động 2: Nội dung các văn bản nhật dụng 1/Mục tiêu: Hệ thống các VBND đã học cùng nội dung mà nó thể hiện 2/ Nội dung: HS thực hiện y/c của GV 3/ Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét. 5/ Tiến trình hoạt động: - Hệ thống các văn bản nhật dụng đó học từ lớp 6-9 (tên và nội dung văn bản)? Nêu nội dung phản ánh của các văn bản đó? - Lớp chia thành 2 nhóm: + N1- hệ thống các VBNDở lớp 6,7 + N2- hệ thống các VBND ở lớp 8,9. - Kẻ bảng rồi điền kiến thức: STT VB Tloại Nội dung NT đặc săc PTBĐC I. Hệ thống hóa kiến thức 1. Khái niệm - Văn bản nhật dụng không có khái niệm thể loại, không chỉ kiểu văn bản nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản. Đề tài - Thiên nhiên, môi trường văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống… Chức năng: - bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá… những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội. Tính cập nhật: là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. 2- Nội dung các văn bản nhật dụng - Về thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh: - Về văn hóa, hội nhập, về giáo dục, quyền phụ nữ, quyền trẻ em: - Về môi trường, tệ nạn ma túy, thuốc lá: - Về dân số, chống chiến tranh: */ Dự kiến sản phẩm: TT Văn bản Thể loại Nội dung NT đặc sắc PTBĐC 1 Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử Bút kí Cầu Long Biên, nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội và cả nước. Phép nhân hoá, lối viết giàu cảm xúc… Tự sự, miêu tả và biểu cảm. 2 Động Phong Nha Miêu tả Động Phong Nha được xem là kì quan thứ nhất đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào về thắng cảnh này. Miêu tả từ khái quát đến cụ thể, nhiều hình ảnh đẹp. Thuyết minh (miêu tả) 3 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Bức thư Con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. Dùng phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, thủ pháp đối lập, văn truyền cảm. Nghị luận, (biểu cảm) 4 Cổng trường mở ra Truyện kí Tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con. Vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người. Miêu tả cụ thể sinh động với nhiều hình thức khác nhau. Ngôn ngữ độc thoại. Biểu cảm (Tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận) 5 Mẹ tôi Bức thư Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Người mẹ có tình yêu thương và đức hy sinh vô bờ cho con cái. Lựa chọn cách kể thích hợp, chi tiết sử dụng hợp lí, tình huống đặc biệt. biểu cảm. (Tự sự, miêu tả, nghị luận) 6 Cuộc chia tay của những con búp bê Truyện ngắn Tình cảm trong sáng, yêu thương nhau của hai anh em. Trách nhiệm làm cha, làm mẹ trong việc giữ gìn tổ ấm gia đình và bảo vệ hạnh phúc trẻ thơ. Cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, nhiều chi tiết bất ngờ xen yếu tố miêu tả đặc sắc. Tự sự (nghị luận, miêu tả) 7 Ca Huế trên sông Hương Bút kí Vẻ đẹp của sinh hoạt văn hoá và những con người tài hoa xứ Huế. Giới thiệu tự nhiên, đan xen giữa miêu tả và biểu cảm, hình ảnh chân thực Thuyết minh (nghị luận, tự sự, biểu cảm) 8 Thông tin về trái đất năm 2000 Thông báo Tác hại của bao bì ni lông và những giải pháp khắc phục. Chi tiết cụ thể, số liệu chính xác, lập luận chặt chẽ. Nghị luận, (thuyết minh) 9 Ôn dịch thuốc lá Xã luận Tác hại của thuốc lá và biện pháp phòng chống ôn dịch này. Số liệu chính xác, cụ thể. So sánh bằng nhiều yếu tố biểu cảm. nghị luận. (Thuyết minh ) 10 Bài toán dân số Nghị luận Hạn chế gia tăng dân số là con đường tồn tại của loài người. Số liệu cụ thể, chính xác, lập luận chặt chẽ dựa trên bài toán cổ. Nghị luận, (tự sự, thuyết minh.) 11 Phong cách HCM Nghị luận Vẻ đẹp phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị. Chi tiết chọn lọc tiêu biểu, ngôn từ chuẩn mực, hình ảnh đẹp. nghị luận. (Thuyết minh, biểu cảm) 12 Đấu tranh cho một thế giới.. Xã luận Nguy cơ chiến tranh hạt nhân, phải ngăn chặn vì thế giới hoà bình. Giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ, hình ảnh cụ thể. Nghị luận. 13 Tuyên bố thế giới về sự sống … Tuyên bố Bảo vệ chăm sóc trẻ em là vấn đề quan trọng, cấp bách có tính toàn cầu. Bố cục mạch lạc, hợp lí, các ý có mối quan hệ với nhau. Nghị luận (Thuyết minh, thông báo.) - Các nhóm trình bầy sản phẩm. - Lớp nhận xét, bổ sung bài làm của nhóm bạn. - GV đánh giá, bổ xung, chốt ý. HĐ của thầy và trò ND (ghi bảng) Hoạt động 2: Hình thức văn bản nhật dụng: (5 phút) 1/Mục tiêu: giúp hs khắc sâu những đặc điểm cơ bản về hình thức của VBND 2/ Nội dung: HS thực hiện y/c của GV 3/ sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét. 5/ Tổ chức thực hiện ? Em hãy tìm các thể loại mà văn bản nhật dụng đã sử dụng?( Gợi ý dựa vào bảng thống kê)? Ví dụ? ? Không có tính bắt buộc hay những yêu cầu cao như các thể loại khác, VBND có được coi là tác phẩm văn chương không? GV chia lớp thành 2 nhóm, làm 2 câu trên. - HS báo cáo (GV chú ý hoạt động của HS khuyết tật) - HS + GV nhận xét/đánh giá * Dự kiến sản phẩm: 1/ Thể loại: có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản: tự sự, thuyết minh, miêu tả,.. Ví dụ: ( dựa vào bảng tiết trước để trả lời) - Ví dụ: Cổng trường mở ra - Biểu cảm ( miêu tả, hồi kí.) 2/ Văn bản nhật dụng không được xếp vào các thể loại như: Thơ, truyện, kiểu loại như tự sự, biểu cảm, miêu tả mà văn bản nhật dụng chỉ mang tính cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà thôi. - Gía trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng cũng là 1 yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về 1 kiểu văn bản nhất định: miêu tả, thuyết minh… * HS làm bài cá nhân, thảo luận nhóm. * Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động. * Các nhóm nhận xét, đánh giá bài nhau. GV đánh giá, chốt ý. Hoạt động 3: Phương pháp học văn bản nhật dụng: (5 phút) 1/Mục tiêu: giúp hs nắm được cách học VBND tốt nhất, dễ nhớ nhất 2/ Nội dung: HS thực hiện y/c của GV 3/ Sản phẩm hoạt động: bài làm của hs 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét. 5/ Tổ chức thực hiện ? Để học tốt một văn bản nhật dụng, ta phải làm ntn? ● HS làm bài cá nhân ● GV quan sát, giúp đỡ những hs khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ học tập. ● Dự kiến sản phẩm: - Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích - Trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi phần đọc hiểu - Phân tích đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt khái quát chủ đề. - Có sự liên hệ thực tế. * Hs trình bầy bài, lớp đánh giá, nhận xét, bổ sung. * GV đánh giá, chốt ý. HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN TẬP (5 phút) 1/Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập 2/ Nội dung: HS thực hiện y/c của GV 3/ Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét. 5/ Tổ chức thực hiện 1/ ? Nêu lợi ích và tiêu cực trong việc bỏ thi tốt nghiệp ở tiểu học và THCS? 2/ ? Làm thế nào để khắc phục nạn phao thi, ở lớp - ở trường em? */ HS làm bài theo 2 nhóm: N1- Câu 1; N2- câu 2 Gv quan sát- giúp đỡ hs gặp khó khăn. */ Dự kiến sản phẩm: Gợi ý: 1/ - Lợi ích: + Xóa bỏ áp lực tinh thần cho HS, GV + Đỡ tốn phí. - Tiêu cực: + Suy giảm về mặt đạo đức + Nếu em nào không có ý thức tự học dẫn đến kết quả học tập không cao, tụt hậu. 2/ Khắc phục - Nạn phao thi: + Khuyên nhủ, nhắc nhở. + Kiểm tra gắt gao và đấu tranh phát hiện.... + Kỉ luật nghiêm minh,.. */ Các nhóm trình bầy bài, chữa cho nhau. */ GV nhận xét, chốt đúng. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (HS về nhà làm) 1/Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề liên quan thực tiễn 2/ Nội dung: HS thực hiện y/c của GV 3/ Sản phẩm hoạt động: bài làm của hs 5/ Tổ chức thực hiện + Chọn một đề tài & tìm những VBND liên quan? + Thử đưa ra hướng giải quyết mới theo quan điểm của em? II. Hình thức văn bản nhật dụng: 1. Thể loại: có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, thuyết minh,.. 2. Giá trị văn chương: Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về 1 kiểu văn bản nhất định: miêu tả, thuyết minh… III. Phương pháp học văn bản nhật dụng: - Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích - Trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi phần đọc hiểu - Phân tích đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt khái quát chủ đề. - Có sự liên hệ thực tế. - Nắm vững kiến thức các môn học. - Biết và sử dụng tốt nhiều phương thức biểu đạt. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới Ngày soạn: 08/04/2024 Ngày giảng: 12/04/2024 Tiết 144 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tiếng Việt) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Củng cố một số từ ngữ địa phương, mà không kém phần quan trọng là hướng dẫn các em có thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật ). - Ôn tập củng cố các kiến thức về từ ngữ địa phương. - Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đó học. * HS khuyết tật: Nắm 70% kiến thức. Năng lực tự chủ và tự học, hợp tác, năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực: a. Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. b. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản 3. Phẩm chất: - Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt. - Tự lập, tự tin, tự chủ. - GD hs có thái độ trân trọng phương ngữ, có ý thức sử dụng đúng ngữ cảnh. + Phương ngữ là 1 bộ phận quan trọng của tiếng Việt. - Rèn luyện kĩ năng xác định và giải nghĩa các từ địa phương có trong các văn bản đó học ở chương trình Ngữ văn THCS. - Nhận diện và sử dụng phương ngữ phù hợp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch dạy học - Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc Sách ngữ văn địa phương & trả lời các câu hỏi . III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HĐ của thầy và trò ND(ghi bảng) HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (2p) 1/Mục tiêu: giúp HS có tâm thế và định hướng chú ý với bài học. 2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề. 3/ Sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét. 5/ Tiến trình hoạt động: ?Hãy kể một số phương ngữ em biết? -HS nghiên cứu làm & trình bầy bài. - lớp nhận xét, đánh giá. - GV chốt, gieo vấn đề cần tìm tìm hiểu trong bài học.. Nhận biết một số từ ngữ địa phương, mà không kém phần quan trọng là chúng ta có thái độ đúng đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật )… HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết (3p) 1/Mục tiêu: giúp HS củng cố kiến thức, hiểu biết về phương ngữ & từ ngữ toàn dân tương ứng- cách sử dụng. 2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề, gợi tìm. 3/ Sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs. 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét. 5/ Tiến trình hoạt động: ? Em hiểu như thế nào về phương ngữ? ? Trong ngôn ngữ tiếng Việt, có những phương ngữ nào ? - HS làm bài tập. - Dự kiến sản phẩm: +PN là từ ngữ chỉ dùng trong một địa phương nhất định. + Có 3 phương ngữ chính: Bắc- Trung- Nam Hoạt động 2: Luyện tập (35p) 1/Mục tiêu: giúp HS củng cố kiến thức, hiểu biết về phương ngữ & từ ngữ toàn dân tương ứng- sử dụng- nhận diện. 2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề. HĐ nhóm, gợi tìm. 3/ Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs. 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét. 5/ Tiến trình hoạt động: Bài 1: Xác định yêu cầu bài tập? -HS xác địnhyêu cầu bài tập: tìm PN trong VD, và tìm tư ngữ toàn dân tương ứng - Lớp chia 2 nhóm làm bài. N1- ý a, N2- ý b. - Dự kiến sản phẩm: Ý Phương ngữ Từ ngữ toàn dân tương ứng a - thẹo - lặp bặp - ba - sẹo - lắp bắp - bố/cha b - ba - má - kêu. - đâm. - đũa bếp - (nói) trổng - vô - bố/cha - mẹ - gọi - trở thành - đũa cả - nói trống không - vào - Các nhóm trình bầy sản phẩm, chữa bài cho nhau. - GV nhận xét, đánh giá, chốt đúng. 2/ Bài 2: tìm PN & từ ngữ ngữ toàn dân trong VD, chứng minh sự khác biệt giữa chúng? - HS làm việc theo nhóm: N1- bài 2. N2- bài 3 - GV quan sát, trợ giúp những hs khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm: * Bài của nhóm 1: ý Phương ngữ TNTD Cách diễn đạt khác/ từ đồng nghĩa a Kêu Nói to b Kêu Gọi *Bài của nhóm 2: Câu đố Phương ngữ TNTD Thứ 1 - trái - chi - quả - gì Thứ 2 - kêu - trống hổng, trống hảng - gọi - trống huếch trống hoác. - hs trình bầy bài. -Lớp, gv nhận xét, chữa đúng. Bài 4: Tìm những PN em biết? - hs hệ thống kiến thức đề yêu cầu theo bảng trên. (GV chú ý hoạt động của HS khuyết tật) - Dự kiến sản phẩm: Miền, vùng PN TNTD Trung - mi - choa - eng - mụ - mày - tôi - anh -bà,cụ (chỉ ngườiPNlớn tuổi) Nam Trung Bộ - tau - mầy - bọ - sương - mè - chột nưa - tao - mày - tôi - gánh - vừng - dưa chuột Nam Bộ - tui - ba - ổng - bả - chị hai - mắc - tôi - cha, bố - ông ấy - bà ấy - chị cả - đắt Tây Nguyên - a kay - a ma - con - cha - HS báo cáo kết quả, lớp bổ sung. - GV đánh giá, nhận xét, chốt. 4/ Bài 5: ? Theo em có nên để cho bé Thu dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao? ? Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương? - Lớp làm bài theo 2 nhóm. N1- ý a. N2- ý b - Các nhóm thảo luận làm bài. - Dự kiến sản phẩm: + Không nên để bé Thu dùng từ toàn dân vì bộ Thu sinh ra tại địa phương đó, chưa có điều kiện học tập hoặc quan hệ xã hội rộng rãi, do đó chưa có thể có đủ một vốn từ ngữ toàn dân cần thiết thay thế cho từ ngữ địa phương. + Trong lời kể của tác giả có một số từ ngữ địa phương để tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của tác giả là vừa phải. - Các nhóm trình bầy sản phẩm, đánh giá, nhận xét cho nhau. - GV đánh giá, chốt đúng HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (5 p) 1/Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức vừa ôn luyện vào tạo lập văn bản. 2/ Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể 3/ Sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét. 5/ Tiến trình hoạt động: ? Tìm một số mẩu chuyện ngắn, đoạn văn, thơ có dùng PN? Chỉ ra hiệu quả giao tiếp trong ví dụ em vừa tìm được? - Dự kiến sản phẩm: Tình huống vui: Cậu con trai ở trong Nam lâu ngày ra Bắc thăm mẹ. Trong một lần trò chuyện, cậu nói: - Trong Nam, người ta gọi ”lạc” là đậu phộng mẹ ạ. Ít lâu sau, bà mẹ vào Nam thăm con bị lạc đường, bèn nhờ công an giúp đỡ: - Tôi bị đậu phộng đường, nhờ chú giúp! 🡪 Trong câu chuyện, người mẹ đã dùng phương ngữ sai. Hiệu quả giao tiếp không đạt được. - HS trình bầy sản phẩm, lớp nhận xét, đánh giá. - GV đánh giá, chốt đúng. HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI & MỞ RỘNG (về nhà) 1/Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tế. 2/ Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân. 3/ Sản phẩm hoạt động: bài làm của hs 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: gv thu một số bài của HS giờ học sau để đánh giá. 5/ Tiến trình hoạt động: ? Tìm một số tình huống sử dụng thành công ( không thành công) phương ngữ? - HS về nhà làm bài. I- Lí thuyết: -PN là từ ngữ chỉ dùng trong một địa phương nhất định. - Có phương ngữ chính: Trung- Nam II. Luyện tập 1/ Từ ngữ toàn dân & phương ngữ a/ b/ 2/ Sự khác biệt từ toàn dân và từ địa phương 3/ Những PN em biết: 4/ Bình luận cách dùng PN: a/ Không nên để bé Thu dùng từ toàn dân vì bé Thu sinh ra tại địa phương đó, chưa có điều kiện học tập hoặc quan hệ xã hội rộng rãi, do đó chưa có thể có đủ một vốn từ ngữ toàn dân cần thiết thay thế cho từ ngữ địa phương. b/ Trong lời kể của tác giả có một số từ ngữ địa phương để tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của tác giả là vừa phải. Ngày soạn: 08/04/2024 Ngày giảng: 12/04/2024 Tiết 145 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức : -Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý. * HS khuyết tật: hệ thống được 70% kiến thức. 2. Phẩm chất -Chăm học, tự giác tích hợp kiến thức để xử lí các bài tập. 3/ Năng lực - Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu Ngữ liệu để nhận diện: khởi ngữ, thành phần biệt lập, liên kết, hàm ý … + Viết: vận dụng kiến thức tiếng việt trong tạo lập văn bản * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Soạn bài, trả lời câu hỏi ở nhà trước. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (2p) * Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. * Nội dung: HS nghe câu hỏi của GV và trả lời * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp. * Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. * Cách tiến hành: - GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Nhắc lại các bài tiếng Việt đã học ở học kỳ II? - Dự kiến sản phẩm 1. Khởi ngữ 2. Các thành phần biêt lập 3. Liên kết câu liên kết đoạn văn 4. Nghĩa tường minh, hàm ý HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35p) Hoạt động 1: Nhắc lại nội dung phần lý thuyết * Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc hơn những kiến thức cơ bản về phần tiếng Việt * Nhiệm vụ: HS h/thành y/cầu vào phiếu học tập. * Nội dung: hoạt động nhóm. * Y/cầu sản phẩm: phiếu htập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: TIẾT 1 Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Khởi ngữ là gì? - Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài đựơc đến trong câu ? Đặt câu câu thành phần khởi ngữ. 3-4H đặt câu H+G. Nhận xét phần đặt câu của bạn. (HS khuyết tật) ? Trong câu có những thành phần biệt lập nào? ? Nêu khái niệm về các thành phần tình thái? - Thành phàn tình thái là thành phần biệt lập của câu, nêu lên thái độ của người nới với thông tin được nói đến trong câu H. Đặt câu chứa thành phần tình thái. H+G. Sửa chữa, nhận xét ? Thế nào là thành phần cảm thán? - Thành phầm cảm thán: là thành phần biệt lập nêu lên tình cảm cảm xúc của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. H. Đặt câu chứa thành phần cảm thán. H+G. Sửa chữa, nhận xét ? Nêu khái niệm về thành phần gọi đáp? Lấy ví dụ? - Thành phần gọi đáp dùng để tạo lập và duy trì cuộc thoại ? Thế nào là thành phần phụ chú và nêu dấu hiệu nhận biết? - Thành phần phụ chú bổ sung thêm phần thông tin cho câu. - Thành phần phụ chú nằm trong 2 dấu ngoặc đơn, nằm giữa 1 dấu phẩy, nằm giữa một dấu phẩy 1 dấu gạch ngang. I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 1. Khởi ngữ - Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài đựơc đến trong câu. 2. Các thành phần biệt lập a. Thành phần tình thái - Thành phàn tình thái là thành phần biệt lập của câu, nêu lên thái độ của người nới với thông tin được nói đến trong câu b. Thành phần cảm thán - Thành phầm cảm thán: là thành phần biệt lập nêu lên tình cảm cảm xúc của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. c. Thành phần gọi đáp - Thành phần gọi đáp dùng để tạo lập và duy trì cuộc thoại d. Thành phần phụ chú - Thành phần phụ chú bổ sung thêm phần thông tin cho câu. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5p) * Mục tiêu: HS viết được đoạn văn có sử dụng KN, các thành phần. * Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: vở ghi. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Viết đoạn văn (chủ đề tự chọn) trong đoạn văn có sử dụng 1 thành phần phụ chú và một gọi đáp 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Nghe và làm bt - GV hướng dẫn HS về nhà làm. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (3p) * Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học * Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ * Phương thức hoạt động: cá nhân * Y/c sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Tìm đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ tìm đoạn văn.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.