Danh mục
KHBD Ngữ văn 8 tuần 105 tiết 58,59,60
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 23:29 19/12/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 124,3kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 17/12/2024 Ngày giảng: 20/12/2024 Tiết 58: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT CÂU HỎI TU TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nhận biết được câu hỏi tu từ - Học sinh chỉ ra và nêu được tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong sáng tác văn học 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực chỉ ra được câu hỏi tu từ - Năng lực trình bày suy nghĩ về tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận 3. Phẩm chất: - Yêu nước: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học b. Nội dung: Tổ chức hoạt động “Think – Pair – Share ” ( Nghĩ – bắt cặp - chia sẻ) c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu lên bảng 2 câu hỏi, sau đó đặt câu hỏi phát vấn “Theo em hai câu hỏi trên có điểm gì giống và khác nhau?” Câu hỏi: + Mẹ có phải người quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người không? + Chúng ta sinh ra làm sao có thể thiếu mẹ được? - GV yêu cầu học sinh tổ chức thảo luận nhóm đôi - GV gọi đại diện nhóm chia sẻ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia chia sẻ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - Phần trả lời của học sinh Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận biết câu hỏi tu từ (10 phút) a. Mục tiêu: b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến khái niệm, cách nhận biết câu hỏi tu từ và tác dụng của nó. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành phiếu học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày vào phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. I. Hình thành kiến thức 1. Nhận biết câu hỏi tu từ * Ngữ liệu a. – Có đi xem phim với tớ không - Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập thể này à? Câu thứ nhất là câu có mục đích hỏi. Câu thứ hai có hình thức là câu hỏi nhưng lại biểu thị sự từ chối (không đi xem phim được). Vậy câu thứ hai là câu hỏi tu từ. b. Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc” Con hỏi: “Nhưng làm sao mình lên đó được?” Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây “Mẹ mình đang đợi ở nhà" con bảo “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?" (Ta-go, Mây và sóng) Câu “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?" là câu có mục đích hỏi. Câu "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?" dùng hình thức câu hỏi nhưng là để khẳng định (không thể đi chơi ở những nơi kì thú. xa xôi). Vậy câu “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?" là câu hỏi tu từ. b/ Hình thành khái niệm - Câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà dùng để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc,... 2. Tác dụng của câu hỏi tu từ Khác với câu hỏi thông thường, câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm đạt một số hiệu quả giao tiếp như tăng sắc thái biểu cảm, biểu đạt ý nghĩa một cách tế nhị, uyển chuyển. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (25 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về biệt ngữ xã hội b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 107 - 108 c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG *Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Chỉ ra các câu hỏi tu từ trong đoạn trích vở kịch Trưởng giả học làm sang. Giải thích vì sao đó là những câu hỏi tu từ. - Hs thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân II. Luyện tập Bài tập 1: - Các câu hỏi tu từ: Đâu có là thế nào? Thế này là thế nào? Lại còn phải bảo cái đó à? Những người quý phái mặc ngược hoa à? Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không? Thế nào? - Những câu trên là câu hỏi tu từ bởi: + Có đầy đủ hình thức của một câu nghi vấn và luôn có dấu chấm hỏi để kết thúc một câu + Câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm khẳng định, hoặc nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa nào đó mà người nói hoặc người viết muốn biểu đạt đến người khác + Thông tin được truyền đạt phải dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với người đọc, người nghe + Thông tin luôn mang ý nghĩa tượng trưng cho một vấn đề nào đó + Được dùng theo cách nói ẩn dụ, nhằm thể hiện sắc thái biểu đạt + Có thể mang hàm ý phủ định với nội dung được người nói, người viết nhắc đến trong câu *Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Hãy viết lại các câu hỏi tu từ em tìm được ở bài tập 1 thành câu kể ( kết thúc bằng dấu chấm) sao cho vẫn giữ được ý nghĩa thông báo của câu. So sánh hiệu quả của câu hỏi tư từ và hiệu quả của câu kể. - Hs thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân Bài tập 2: Đâu có thế. Thế à. Bảo nữa à. Những người quý phái mặc ngược hoa. Tôi mặc sát như này bác xem đi. Hiệu quả của câu hỏi tu từ sang câu kể; làm mất đi ý nghĩa của câu. *Chuyển giao nhiệm vụ: Chuyển đổi các câu sau đây sang hình thức câu hỏi tu từ: a. - Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy. b. - Hãy thong thả, chú mình. (Mô-i-e, Trưởng giả học lâm sang) - Hs thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân Bài tập 3: a. Tôi không biết làm sao có thể đến sớm được đây, tôi có thể cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài? b. Chú mình có thể đi thông thả được không? *Chuyển giao nhiệm vụ: Những câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong đoạn văn dưới đây có phải câu hỏi tu từ không? Vì sao? Ơi ơi người em gái xoã tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại? (Vũ Bằng, Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt) - Hs thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân Bài tập 4: Có bởi câu hỏi tu từ dùng trong văn học nhằm tăng sức biểu cảm, gợi ra nhiều ý nghĩa cho câu văn. *Chuyển giao nhiệm vụ: Hãy đặt câu hỏi tu từ cho từng tình huống sau đây: a. Bày tỏ cảm xúc khi được nhận một món quà từ người thân. b. Bày tỏ suy nghĩ về một nhân vật trong tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc. - Hs thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân Bài tập 5: a. Món quà này thật là quý giá, chắc mẹ mua khó lắm đúng không? b. Phải chăng, nếu Thị Nở đồng ý cưới Chí Phèo thì hắn có vẻ sẽ không rơi vào kết cục như thế? D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành phiếu học tập c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS viết đoạn văn chủ đề tự chọn (khoảng 5-7 câu) trong đó có sử dụng câu hỏi tu từ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Ôn tập, nắm được khái niệm, cách sử dụng câu hỏi tu từ + Soạn bài tiếp theo IV. HỒ SƠ DẠY HỌC - Phiếu học tập: ------------------------------------ Ngày soạn: 19/12/2024 Ngày giảng: 21/12/2024 Tiết 59, 60: VĂN BẢN 2: CHÙM TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, tình huống truyện - HS nhận biết và phân tích được tính cách nhân vật trong truyện - Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của văn bản 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình ảnh các nhân vật chính trong truyện - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản 3. Phẩm chất: - Có ý thức tránh những việc làm kệch cỡm, lố lăng; hưởng đến cách ứng xử phù hợp II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Tranh ảnh trong SGK - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam b. Nội dung: GV chiếu video về một câu chuyện cười (link https://youtu.be/yoMQieBJVb8) GV đặt câu hỏi phát vấn: Hãy nêu tên những câu chuyện cười khác mà em biết. c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu video trên màn hình Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia chia sẻ cảm nhận, hiểu biết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung (10 phút) a. Mục tiêu: Học sinh nắm được các nội dung, thông tin trong các văn bản truyện cười b. Nội dung: HS sử dụng SGK đọc to, giõng dạc văn bản c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các văn bản trong Chùm truyện cười dân gian Việt Nam - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời HS đọc theo nhóm 3 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản 2. Tác phẩm: - Thể loại: truyện cười (truyện dân gian) - Phương thức biểu đạt chính: tự sự Hoạt động 2: Khám phá văn bản (65 phút) aMục tiêu: - HS nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, tình huống truyện - HS nhận biết và phân tích được tính cách nhân vật trong truyện - Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và hoàn thành phiếu học tập: Tình huống truyện 1/ Lợn cưới, áo mới ………………………….. 2. Treo biển …………………………………………….. 3.Nói dóc gặp nhau ……………………………………………… - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng. Nhiệm vụ 3: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân - GV đặt câu hỏi: Biển treo thông báo mấy nội dung, đó là nội dung gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. II. Khám phá văn bản 1. Lợn cưới áo mới - Truyện có hai nhân vật: anh có lợn cưới và anh có áo mới. a. Những của được đem khoe: - Một cái áo mới may. - Một con lợn để cưới. → Những cái rất bình thường. → Đáng cười, lố bịch. → Chế giễu tính khoe khoang, nhất là khoe của. b. Cách khoe của: * Anh lợn cưới: - Đang tất tưởi chạy tìm lợn xổng - Hỏi to: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? → Hỏi to, nhấn mạnh từ “cưới”. → Lẽ ra phải hỏi “anh có thấy con lợn đen (hoặc trắng, lang) của tôi chạy qua đây không? - Mục đích: Khoe lợn, khoe của. * Anh áo mới: + Đứng hóng ở của để đợi người ta khen. + Kiên trì đứng đợi từ sáng đến chiều. + Giơ vạt áo, bảo: "Từ lúc tôi..." → Điệu bộ lố bịch, tức cười; thừa hẳn một vế. → Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. *Tổng kết: a. Nghệ thuật: Truyện bố cục ngắn gọn, kết thúc bất ngờ, mâu thuẫn gây cười ngay trong lời nói, hành động của nhân vật. b. Nội dung: Chế giễu phê phán những người có tính hay khoe của. 2. Treo biển a. Kiểu văn bản: Tự sự b. Bố cục : 2 phần - P1: Câu 1 "Ở đây có bán cá tươi" (Treo biển quảng cáo). - P2: Còn lại: Những góp ý về cái biển và sự tiếp thu của nhà hàng c- Phân tích: 1. Treo biển quảng cáo: - "Ở đây có bán cá tươi" - Biển có 4 yếu tố, thông báo 4 nội dung. + "ở đây": Thông báo địa điểm của cửa hàng. + "có bán": Thông báo hoạt động. + "cá": Thông báo mặt hàng bán. + "tươi": Thông báo chất lượng hàng → Biển ghi hợp lí, các thông tin đầy đủ, chính xác, không cần thêm bớt chữ nào. 2. Những góp ý về cái biển: - Có 4 người góp ý về cái biển. + Lần 1: người qua đường: thừa chữ tươi. + lần 2: khách góp ý: bỏ “ở đây”. + Lần 3: khách góp ý: bỏ “có bán”. + Lần 4: người láng giềng: bỏ chữ cá. → Các ý kiến đều mang tính cá nhân, chủ quan và ngụy biện. → Tình huống cực đoan, vô lí và cách giải quyết một chiều. → Gây cười ở sự thống nhất giữa các ý kiến với nhau là cùng chê bai sự dài dòng của tấm biển, gây cười ở chỗ sự chiều khách, lắng nghe và nhất nhất làm theo mọi lời khuyên, không cần suy nghĩ của nhà hàng. 3. Sự tiếp thu của nhà hàng: - Mỗi lần nghe góp ý nhà hàng làm theo ngay không cần suy nghĩ. - Cái biển được cất đi. → Cái ngược đời phi lí, trái tự nhiên làm tiếng cười bật ra. *Tổng kết: a. Nghệ thuật: Truyện bố cục ngắn gọn, kết thúc bất ngờ, mâu thuẫn gây cười ngay trong lời nói, hành động của nhân vật. b. Nội dung: Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến người khác; chế diễu phê phán những người có tính hay khoe của. 3. Nói dóc gặp nhau - Tóm tắt: Truyện kể về một anh chàng nọ đi làm ăn xa lâu ngày trở về làng. Khi được mọi người hỏi chuyện ở phương xa, anh ta đã nói dóc về một chiếc ghe dài đến nỗi một thanh niên hai mươi tuổi đi bộ đến chết vẫn chưa tới buồng lái. Có một anh nói dóc khác ở làng thấy vậy liền kể chuyện về một cái cây đa. Từ đó lộ ra chuyện không có chiếc ghe nào dài như chiếc ghe kia. - Điểm khác thường trong lời nói của các nhân vật: Ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau, sự khác thường ở chỗ những điều họ nói đều viển vông không có khả năng xảy ra trong thực tế. - Chi tiết tạo ra sự bất ngờ cho câu chuyện là lời đáp của anh chàng thứ 2: “Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?” * Nội dung: Phê phán thói hư tật xấu của con người đặc biệt là thói nói dối, nói dóc C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ Viết kết nối với đọc c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười trên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS theo dõi, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam, lựa chọn một câu chuyện, phân vai đóng kịch b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ c. Sản phẩm học tập: phần trình bày của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.