KH Kiểm tra năm học 2017-2018
PHÒNG GDĐT ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS HỒNG THÁI TÂY |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số /KH-THCS Đông Triều, ngày 24 tháng 9 năm 2017
KẾ HOẠCH
Kiểm tra năm học 2017-2018
Căn cứ hướng dẫn số 2215/SGDĐT-TTr ngày 08/9/2016 của Sở GD&ĐT Quảng Ninh về việc hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra từ năm học 2016-2017;
Căn cứ Hướng dẫn số 2428/SGDĐT-TTr ngày 06/9/2016 của Sở GD&ĐT Quảng Ninh về việc hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2017-2018;
Thực hiện hướng dẫn số: 835/HD-PGD&ĐT ngày 19/9/2016 của Phòng GD&ĐT Đông Triều V/v: Hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra nội bộ trường học từ năm học 2016-2017;
Thực hiện hướng dẫn số: 933/HD-PGD&ĐT ngày 11/9/2017 của Phòng GD&ĐT Đông Triều V/v: Hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2017-2018;
Căn cứ kế hoạch số 38/KH- THCS ngày 18/9/2017 của trường THCS Hồng Thái Tây về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018;
Căn cứ điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường năm học 2017-2018 trường THCS Hồng Thái Tây xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ kiểm tra năm học 2017-2017 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Công tác KTNB trường học là hoạt động quản lý thường xuyên của hiệu trưởng, nhằm giúp hiệu trưởng tìm ra những biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra ; góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường.
- Kiểm tra nội nhằm giúp mỗi cá nhân, tổ chức trong nhà trường tuân thủ và thực hiện đúng các qui định của pháp luật và qui định, qui chế của ngành, trong thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt chất lượng, hiệu quả công tác tốt.
- Qua kiểm tra để đôn đốc, thúc đẩy hoạt động dạy và học, nâng cao hiệu lực của công tác quản lý. Củng cố và thiết lập trật tự, kỷ cương trường học, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục.
- Kiểm tra tất cả các hoạt động của tập thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên phải đúng qui trình, khách quan, trung thực.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH KIỂM TRA.
1. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo, viên chức, người lao động:
- Việc thực hiện nhiệm vụ được giao của lãnh đạo trường.
- Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo bao gồm:
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
+ Các công tác được giao: Thực hiện quy chế chuyên môn (thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học; giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất… chăm sóc, nuôi dưỡng, các yêu cầu về soạn bài; giảng dạy, thí nghiệm, thực hành; tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng…); trình độ nghiệp vụ, tay nghề; kết quả giảng dạy, giáo dục; công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác Đoàn- Đội, hoạt động xã hội; kết quả đánh giá xếp loại người học; tham gia công tác khác …
Số lần kiểm tra: 6
2. Kiểm tra hoạt động của các tổ, khối chuyên môn, các bộ phận thư viện, thiết bị, tài chính, văn thư:
- Công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng:
+ Hồ sơ chuyên môn; hồ sơ quản lý;
+ Chất lượng dạy - học của tổ, nhóm chuyên môn;
+ Nền nếp sinh hoạt chuyên môn;
+ Kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;
+ Việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh.
- Công tác thiết bị dạy học, thư viện trong nhà trường:
+ Nội dung kiểm tra thiết bị dạy học bao gồm: Kiểm tra kế hoạch mua sắm thiết bị theo nhu cầu dạy và học; kiểm tra việc xây dựng và bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; kiểm tra việc duy trì, bảo quản thiết bị dạy học; kiểm tra việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học;
+ Nội dung kiểm tra thư viện gồm: Kiểm tra cơ sở vật chất (phòng thư viện, thiết bị, bàn ghế, kệ, tủ); kiểm tra việc sắp xếp, bố trí, trang trí, vệ sinh; kiểm tra số lượng và chất lượng sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa…; kiểm tra hoạt động của cán bộ thư viện (việc thực hiện nội qui, việc cho mượn, thu hồi; hồ sơ sổ sách, bảo quản, giới thiệu, thống kê, phân loại, bổ sung sách báo; thực hiện giờ giấc, tinh thần, thái độ làm việc…).
- Công tác tài chính, tài sản và công tác kế toán:
+ Thu, chi các khoản đóng góp của cha, mẹ học sinh và học sinh;
+ Các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị;
+ Việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ;
+ Các quan hệ thanh toán;
+ Việc quản lý và sử dụng tiền mặt;
+ Việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính;
+ Công tác mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có);
+ Việc chấp hành các chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính.
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
+ Việc chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến;
+ Việc quản lý và sử dụng con dấu;
+ Kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, giáo vụ (sổ đăng bộ, sổ gọi tên ghi điểm, sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng, học bạ, sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ, sổ theo dõi phổ cập giáo dục, sổ nghị quyết của nhà trường, sổ khen thưởng, kỷ luật học sinh, sổ lưu trữ các văn bản, công văn và các loại hồ sơ sổ sách khác...).
Số lần kiểm tra: 3
3. Kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng:
- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch (kế hoạch năm học, học kỳ, kế hoạch tháng của trường học và các bộ phận).
- Công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Công tác quản lý nhà giáo, nhân viên, phát triển đội ngũ.
- Việc quản lý và tổ chức giáo dục học sinh.
- Việc thực hiện Quy định về dạy thêm, học thêm.
- Quan hệ phối hợp công tác giữa nhà trường với chính quyền địa phương và các đoàn thể.
- Công tác kiểm tra nội bộ trường học.
- Việc chỉ đạo công tác hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.
- Việc xây dựng, cơ sở vật chất thiết bị dạy và học.
- Việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước với cơ sở giáo dục, nhà giáo, nhân viên và học sinh.
- Việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
- Việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
- Việc thực hiện công tác thi đua, các cuộc vận động trong ngành.
- Việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí.
- Công tác tiếp dân; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo.
Số lần kiểm tra: 1
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Các biện pháp tổ chức thực hiện
1.1. Nâng cao trách nhiệm và trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên cốt cán, tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn.
1.2. Công khai kế hoạch kiểm tra theo quy định, hướng dẫn đối tượng kiểm tra thực hiện theo yêu cầu đối với mỗi cuộc kiểm tra.
1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện xử lý sau kiểm tra. Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính và các hình thức khác theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, bộ phận không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng thời hạn các kiến nghị, quyết định xử lý.
1.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về thanh tra, kiểm tra, làm cho mọi người có nhận thức đúng về công tác kiểm tra thấy rõ được quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người trong các cuộc kiểm tra.
- Trách nhiệm thực hiện
2.1. Bộ phận chuyên môn nhà trường tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra theo quy định.
2.2.Đối tượng kiểm tra có trách nhiệm thực hiện Kế hoạch kiểm tra, chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách, tài liệu liên quan đến các nội dung kiểm tra./.
3. Quy trình kiểm tra
3.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra:
Đầu năm học, hiệu trưởng xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, thông báo công khai trong cơ sở giáo dục. Kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm cần xây dựng dựa trên thực tế phát triển từng mặt trong công tác quản lý, công tác chuyên môn. Ngoài ra, cần căn cứ vào trọng tâm công tác kiểm tra do cơ quan quản lý cấp trên yêu cầu.
Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học cần nêu rõ:
- Mục đích, yêu cầu;
- Nội dung kiểm tra: Nêu khái quát nội dung kế hoạch kiểm tra; tổng số cuộc kiểm tra sẽ thực hiện; đối tượng kiểm tra. Theo từng nội dung kiểm tra cần xác định trọng tâm, trọng điểm kiểm tra nhằm phát hiện và chấn chỉnh sai phạm, thiếu sót, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học (Nội dung chi tiết có Phụ lục đính kèm).
- Tổ chức thực hiện: Các biện pháp tổ chức thực hiện; trách nhiệm thực hiện.
3.2. Ban hành quyết định kiểm tra:
Quyết định kiểm tra gồm các nội dung: Căn cứ pháp lý để kiểm tra; phạm vi, đối tượng kiểm tra; nội dung kiểm tra; thời hạn kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra là viên chức trong các nhà trường đã được bồi dưỡng hoặc tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra.
Hiệu trưởng ban hành quyết định kiểm tra bằng văn bản, trong phạm vi 15 ngày trước khi thực hiện cuộc kiểm tra phải thông báo cho đối tượng kiểm tra biết (trường hợp kiểm tra đột xuất có thể báo trước hoặc không báo trước tùy theo yêu cầu cuộc kiểm tra).
3.3. Tiến hành kiểm tra:
Việc tiến hành kiểm tra bao gồm các bước sau đây:
- Công bố quyết định kiểm tra.
- Thu nhận thông tin,tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.
- Xem xét, xác minh tính xác thực của các thông tin,tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.
- Nghiên cứu, đối chiếu quy định để đưa ra nhận xét, đánh giá về từng nội dung kiểm tra.
- Làm việc với các đơn vị, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung kiểm tra.
3.4. Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra:
- Từng thành viên đoàn kiểm tra khi kết thúc làm việc với đối tượng kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra kèm theo hồ sơ từng phần theo nội dung kiểm tra được phân công;
- Kết thúc việc tiến hành kiểm tra, đoàn kiểm tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra gồm các nội dung sau: Khái quát đặc điểm tình hình; Kết quả kiểm tra, xác minh; Nhận xét, đánh giá từng nội dung đã kiểm tra; Kiến nghị biện pháp xử lý.
- Thông báo kết quả kiểm tra: Hiệu trưởng thông báo kết quả kiểm tra tại phiên họp nhà trường.
3.5. Thực hiện xử lý sau kiểm tra:
Căn cứ kết quả kiểm tra, Hiệu trưởng có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời kết quả kiểm tra như sau:
- Đôn đốc, áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền và quy định hiện hành buộc cá nhân, bộ phận thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau kiểm tra. Trường hợp cá nhân, bộ phận nào gây thiệt hại thì buộc bồi thường theo quy định.
- Áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính và các hình thức khác theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, bộ phận không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng thời hạn các kiến nghị, quyết định xử lý.
Lưu trữ hồ sơ:
Hồ sơ kiểm tra nội bộ gồm có: Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học; Quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ năm học; phân công nhiệm vụ các thành viên ban kiểm tra nội bộ; Biên bản kiểm tra; Báo cáo kết quả kiểm tra; Thông báo kết quả kiểm tra; văn bản xử lý hoặc kiến nghị xử lý; các tài liệu khác có liên quan.
Nơi nhận: - Trang web nhà trường - BPCM, các tổ trưởng(t/h) - Lưu: VT.
|
| HIỆU TRƯỞNG |
Nguyễn Thị Thu Thủy
- KH Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- DANH SÁCH CÁN BỘ, GIÁO VIÊN NHÂN VIÊN NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2017 - 2018
- BÁO CÁO 3 CÔNG KHAI THEO TT 09
- Công khai cơ sở vật chất trường THCS Hồng Thái Tây năm học 2017-2018
- Phân công chuyên môn HKI- Năm học 2017-2018
- LỊCH CÔNG TÁC CÁC THÁNG-Tuần (NĂM HỌC 2017-2018)
- KẾT QUẢ XẾP LOẠI 2 MẶT GIÁO DỤC HKII-CẢ NĂM (Năm học 2016-2017)
- Kế hoạch điều chỉnh Chiến lược Phát triển Nhà trường
- Quyết định thành lập tổ công tác thực hiện Chủ đề năm 2017
- Kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường
- KẾT QUẢ 2 MẶT GIÁO DỤC HKI NĂM HỌC 2016-2017
- KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM, HỌC LỰC HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
- QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC.
- NỘI QUY HỌC SINH
- CÁC KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2016-2017