
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2017
Thực hiện Kế hoạch số 220/KH-BCĐ ngày 10/11/2017 của Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS năm 2017; công văn số 3122/SGD$ĐT-CNTT ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh về việc hướng dẫn triển khai Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV, AIDS năm 2017, Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thị xã xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV, AIDS năm 2017 với mục tiêu: Thúc đấy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân nhằm thực hiện "Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV, AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, hướng tới các mục tiêu 90-90-90 để kết thúc đại dịch AIDS ở Việt Nam
Mục tiêu 90-90-90 là gì? Là 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức độ thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
Hiện nay, căn bệnh HIV/AIDS vẫn đang tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Mỗi năm, hàng triệu sinh mạng con người đã bị cướp đi vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Bệnh HIV/AIDS không chỉ đe doạ trực tiếp tới cuộc sống của từng con người trong cộng đồng, mỗi quốc gia mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh của các quốc gia.
Ở Việt Nam, từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1993 đến nay, căn bệnh HIV đã trở thành một đại dịch và đã xuất hiện ở tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước.Theo số liệu thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS trực thuộc Bộ y tế, tính đến ngày 17/4/2013 trên cả nước có 210.612 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Trong đó có 54.361 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 54.485 người tử vong.
Và theo dự báo, nếu chúng ta không có những biện pháp hữu hiệu, thì đến năm 2020, số người lây nhiễm HIV/AIDS có thể lên đến 700.000 người…Và cứ mỗi ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam, lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.
Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1994, đến nay Quảng Ninh đã phát hiện được hơn 10.000 người nhiễm HIV, trong đó đã tử vong hơn 5.000 người, hiện có 5.052 người nhiễm HIV còn sống và được quản lý ở hầu hết các xã, phường trong tỉnh.
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới lây nhiễm HIV/AIDS là do sử dụng ma tuý theo đường tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn, truyền máu và lây truyền từ mẹ sang con. Trong đó tỷ lệ lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn là lớn nhất.'
Khi nói đến HIV/AIDS chắc hẳn trong chúng ta ai cũng có những hiểu biết nhất định về căn bệnh thế kỷ này? Song, đâu đó trong cộng đồng, xung quanh chúng ta vẫn còn những người bị nhiễm HIV, vẫn còn đâu đó những em bé vừa chào đời đã mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Một trong nhiều nguyên nhân để dẫn đến sự thật đau lòng này là sự thiếu hiểu biết của chúng ta về HIV/AIDS, thiếu những thông tin chính xác, hay có những quan niệm sai lầm trong cộng đồng bởi HIV/ AIDS thường gắn với tệ nạn xã hội, với những điều không tốt đẹp trong cuộc sống: mại dâm, ma tuý... từ đó dẫn đến việc thiếu hiểu biết về cách phòng tránh cho bản thân, sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người có HIV, đây cũng chính là nguyên nhân làm cho khả năng lây truyền vírut HIV trong cộng đồng tăng cao. Vốn dĩ tâm lí của người bị nhiễm HIV thường khủng hoảng, tuyệt vọng vì nghĩ nhiễm HIV là chết, lo lắng sợ bị mọi người phát hiện...cộng với thái độ khinh thường, với sự xa lánh, từ chối, tách biệt thậm chí loại trừ ra khỏi đời sống xã hội, những ngưòi thân đã đẩy những người nhiễm HIV vào con đường bế tắc, không lối thoát, trong số đó không ít người có những suy nghĩ, những hành vi không đúng, làm tăng cao khả năng lây truyền HIV cho người thân và nhiều người xung quanh.
Vậy có phải nhiễm HIV là chết không? Không, người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống trong nhiều năm, vẫn khoẻ mạnh và làm việc bình thường có ích cho gia đình và cho xã hội nếu họ được chăm sóc tốt và họ được an ủi, động viên từ gia đình và bạn bè, được đối xử công bằng, tinh thần luôn vui vẻ. Đối xử công bằng là liều thuốc tinh thần tốt nhất giúp người bị nhiễm HIV vượt lên số phận và sống tốt.
HIV không phải là 1 tệ nạn xã hội mà là một bệnh truyền nhiễm, người bị nhiễm HIV là người bệnh mà không phải là đối tượng của tệ nạn. Hàng ngày, cơ thể chúng ta bị tấn công bởi rất nhiều loại virut khác nhau vào cơ thể nhưng nhờ có hệ thống miễn dịch chống lại nên cơ thể không bị mắc bệnh. Một trong các tế bào đóng vai trò chỉ huy hệ thống miễn dịch của cơ thể là TB bạch cầu lymphoTCD4. Khi cơ thể nhiễm HIV, virut này tấn công ngay vào TCD4, chúng nhân lên rất nhanh và phá huỷ TB TCD4, cơ thể bị phá vỡ càng nhiều TBTCD4 thì khả năng chống lại các bệnh khác của cơ thể càng giảm, cơ thể sẽ bị mầm bệnh tấn công sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm gọi là nhiễm trùng cơ hội: bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các nhiễm khuẩn ở trên da, hệ thống thần kinh, bộ phận tiêu hoá, bộ phận hô hấp, v.v... hoặc xuất hiện các bệnh ung thư, lao, viêm phổi... chính các nhiễm trùng cơ hội và ung thư sẽ làm cho bệnh nhân tử vong
1. Vậy AIDS (SIDA) là gì?
- AIDS (SIDA): có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
- Nguyên nhân gây bệnh AIDS là một loại virus có tên là HIV (còn gọi là virus SIDA).
- AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm vius HIV
2. HIV là gì?
- HIV là virus làm suy giảm miễn dịch ở người, có 2 loại Virus là HIV1 và HIV2. Cả hai đều gây bệnh cho người.
- Đặc điểm: HIV là loại VRyếu , dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ cao và các hoá chất thông thường: nước javen, cồn, chloramine, xà phòng...
- Về khả năng tồn tại của HIV khi ra khỏi cơ thể (trong môi trường sống bình thường):
- Vi rút HIV có thể sống được 1 tuần trong điều kiện ở nhiệt độ 250C;
- Trong các bơm kim tiêm có dính máu HIV thì vi rút này có thể sống được 2 – 3 ngày.
- Càng ở điều kiện nhiệt độ thấp, vi rút HIV càng có thể sống lâu (từ 7-10 ngày ở nhiệt độ 40C, và lâu hơn nếu nhiệt độ thấp hơn)
- HIV bị tiêu diệt bằng cách nào?
- Ngâm trong dung dịch Chloramin 0,5% hoặc Javen sau 20 phút, hay đun sôi trong thời gian 20 phút.
- Trong nước, vi rút HIV sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560C trong 30 phút.
- HIV ở dạng khô sẽ chết ở nhiệt độ 68 0C trong 2 giờ.
3. Những ai có thể bị nhiễm HIV/ AIDS
Nguy cơ lây nhiễm HIV phụ thuộc vào hành vi của bản thân mỗi người. Không chỉ có những người hoạt động mãi dâm, sử dụng ma tuý... mới có nguy cơ lây nhiễm mà tất cả mọi người cho dù là người tốt bụng, người khoẻ mạnh, giàu có, học vấn cao, trẻ sơ sinh... đều có thể bị lây nhiễm
4. Con đường lây truyền:
- HIV có nồng độ cao nhất ở trong máu, trong dịch tiết của cơ thể ở cơ quan sinh sản, dịch não tủy, sữa mẹ…do vậy bệnh được lây từ người này sang người khác qua 3 con đường: qua đường tình dục, đường máu và đường mẹ truyền qua con.
HIV không lây nhiễm qua các giao tiếp hàng ngày: bắt tay, ôm hôn, ăn chung mâm, ngũ chung giường, dùng chung nhà vệ sinh, bể bơi công cộng, qua muỗi đốt hoặc tiếp xúc với các dịch của cơ thể: mồ hôi, nước bọt, nước mắt, dịch nôn, phân, nước tiểu ...Tuy nhiên nếu phải chăm sóc người thân bị nhiễm HIV chúng ta cần biết cách phòng lây nhiễm: đeo găng tay khi phải tiếp xúc với máu và các dịch sinh học, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với người bênh đặc biệt khi tiếp xúc với máu, nếu không may bạn bị đứt tay, có vết trầy xước tuyệt đối không tiếp xúc với máu của người bệnh, nếu chẳng may bị đâm phải các vật sắc nhọn (kim tiêm) có dính máu của người bệnh thì cần xối lên vết thương dưới vòi nước, để vết thương chảy máu 1 thời gian, rửa sạch bằng xà phòng và sát khuẩn bằng javen, cồn 700
6 . Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS
- Không dùng chung kim, ống chích, dụng cụ châm chích, rạch da, nếu chưa được khử trùng đúng cách, tốt nhất là sử dụng còn nguyên mới và chỉ sử dụng 1 lần
- Chỉ nên truyền máu đã được kiểm tra HIV (ngành y tế chịu trách nhiệm).
- Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên lỗ tai…
- Không tiêm chích ma túy
- Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục (Không quan hệ tình dục bừa bãi, nhiều người)
- Phụ nữ nhiễm HIV không nên có thai.
Cuối cùng, Nhà Trường muốn gửi đến các em học sinh một thông điệp cuối cùng của uỷ ban phòng chống AIDS: "Hãy đừng chết vì thiếu hiểu biết" và " Bớt đi một ánh mắt kỳ thị là cứu thêm một cuộc đời".
GV trực ban
Nguyễn Thị Thu Thủy
- TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH CÁC DỊCH BỆNH MÙA ĐÔNG
- TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
- Truyền thống Ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Tuyên truyền "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam"
- Thời Khóa Biểu HK2(Năm học 2017-2018)
- Nội dung tuyên truyền "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam"
- Tuyên truyền phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- BÀI TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH LÀM CHO THẾ GIỚI SẠCH HƠN
- TUYÊN TRUYỀN TIẾT KIỆM ĐIỆN
- TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC.
- Ý NGHĨA NGÀY 20-10
- Thời Khóa Biểu HKI (Năm học 2017-2018)
- Thông báo tuyển sinh lớp 6 năm học 2017-2018
- THỜI KHÓA BIỂU HKI-Năm học 2016-2017
- Thời khóa biểu HKI (2015 - 2016)