Danh mục
Sinh học 8
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 22/03/21 21:10
Lượt xem: 60
Dung lượng: 25.2kB
Nguồn: Nguyễn Thị Huyền Lương
Mô tả: Ngày soạn: 5/3/2021 Tiết 48-49 Ngày giảng: 8C1,C2- 8/3/2021 Bài 46,47 TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN- ĐẠI NÃO I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt 1. Kiến thức - HS xác định được vị trí chức năng của trụ não. - HS xác định được vị trí và chức năng của tiểu não. - HS xác định được vị trí và chức năng của não trung gian. - HS xác định được vị trí và chức năng của đại não. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não. - Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích bộ môn. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học. - Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức về cơ thể người - Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học: quan sát tranh, mô hình… 5. Nội dung tích hợp * Giáo dục đạo đức cho HS - Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan , hệ cơ quan trong cơ thể. - Tự do: Con người sống tự do trong môi trường sống của mình luôn có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. - Yêu thương sức khỏe bản thân, có trách nhiệm giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống. - Tôn trọng những thành tựu của khoa học trong nghiên cứu cơ thể người Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học; - Khiêm tốn, trách nhiệm, đoàn kết; phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân, độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chuẩn bị tranh vẽ H46.1, H46.2, H46.3; H47.1, H47.2, H47.3 (máy chiếu) và mô hình não. 2. Học sinh: nghiên cứu bài trước khi đến lớp III. PHƯƠNG PHÁP- KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: Đàm thoại, hoạt động nhóm, trực quan. - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp (1’): - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới Vào bài: Tiếp theo tủy sống là não bộ, não bộ vị trí và các thành phần như thế nào? A. TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN * Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và các thành phần của não bộ. a. Mục tiêu: - HS xác định được vị trí và các thành phần của não bộ, xác định giới hạn của trụ não, tiểu não. b. Thời gian (5p) c. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại, trực quan. - Kỹ thuật: trình bày 1 phút. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H46.1, nghiên cứu và hoàn thành bài tập trong SGK trang 144. Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian. Trụ não gồm hành não, cầu não và não giữa. Não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ não sinh tư ở mặt sau. Phía sau trụ não là tiểu não. HS quan sát sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận. - GV kiểm tra bài tập của HS, chính xác hoá lại thông tin. I. Vị trí và các thành phần của não bộ. - Não bộ từ dưới lên gồm trụ não, não trung gian, đại não, tiểu não nằm sau trụ não. * Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của trụ não. a. Mục tiêu: - HS xác định được vị trí, chức năng của trụ não. b. Thời gian (3’) c. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại, trực quan. - Kỹ thuật: trình bày 1 phút. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát H46.2, đọc thông tin, thảo luận nhóm bàn (3p): + Cho biết vị trí của trụ não? →Trụ não tiếp liền với tủy sống. + Nêu chức năng của trụ não? - Chức năng: + Chất xám điều khiển, điều hòa hoạt động các nội quan. + Chất trắng: dẫn truyền. HS quan sát sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS. II. Chức năng của trụ não. - Trụ não tiếp liền với tủy sống. - Chức năng: + Chất xám điều khiển, điều hòa hoạt động các nội quan. + Chất trắng: dẫn truyền. * Hoạt động 3: Tìm hiểu não trung gian. a. Mục tiêu: - HS xác định được vị trí và chức năng của não trung gian. b. Thời gian (4’) c. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại, trực quan. - Kỹ thuật: trình bày 1 phút. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS tìm vị trí của não trung gian trên tranh (mô hình). - GV yêu cầu HS đọc thông tin và cho biết: + Nêu chức năng của não trung gian? →- chuyển tiếp các đường dẫn truyền từ dưới lên não. - điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS. III. Não trung gian. - Chuyển tiếp các đường dẫn truyền từ dưới lên não. - Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. * Hoạt động 4: Tìm hiểu tiểu não. a. Mục tiêu: - HS xác định được vị trí và chức năng của tiểu não. b. Thời gian (3’) c. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại, trực quan. - Kỹ thuật: trình bày 1 phút. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát H46.3, đọc thông tin mục IV, thảo luận nhóm (3p): + Vị trí của tiểu não? →Vị trí: sau trụ não, dưới bán cầu não. + Tiểu não có chức năng gì? → Chức năng: Điều hòa phối hợp hoạt động các cử động phức tạp và giữ thăng bằng. HS quan sát, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS. - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung. IV. Tiểu não - Vị trí: sau trụ não, dưới bán cầu não. - Chức năng: Điều hòa phối hợp hoạt động các cử động phức tạp và giữ thăng bằng. B. ĐẠI NÃO * Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của đại não. a. Mục tiêu: - HS trình bày được đặc điểm cấu tạo của đại não. b. Thời gian (10’) c. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại, hoạt động nhóm, trực quan. - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H47.1, H47.2, H47.3, thảo luận nhóm bàn (4p) hoàn thành bài tập trong SGK trang 148. Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa. Bề mặt của đại não được che phủ bởi một lớp chất xám làm thành vỏ não. Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các rãnh và khe làm tăng diện tích bề mặt vỏ đại não (nơi chứa thân của các nơron) lên tới 2300 – 2500cm2. Hơn 2/3 bề mặt của não là nằm trong các khe và rãnh. Vỏ đại não chỉ dày khoảng 2 – 3 mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp. Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thùy. Rãnh đỉnh ngăn cách thùy đỉnh và thùy trán; Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh với thùy thái dương. Trong các thùy, các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não. Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó chứa các nhân nền (nhân dưới vỏ não). HS quan sát và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận - GV hoàn thiện kiến thức cho HS I. Cấu tạo của đại não. - Cấu tạo ngoài: + Rãnh liên bán cầu chia đại não làm thành 2 nửa. + Rãnh sau chia đại não làm thành 4 thùy (trán, đỉnh, thái dương, chẩm). + Khe và rãnh tạo nên khúc cuộn → tăng diện tích bề mặt não. - Cấu tạo trong: + Chất xám (ngoài): làm thành vỏ não, dày 2 – 3 mm, gồm 6 lớp. + Chất trắng (trong): là các đường thần kinh, hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy và tủy sống. + Trong chất trắng còn có các nhân nền. * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân vùng chức năng của đại não. a. Mục tiêu: - HS xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não. b. Thời gian (10’) c. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại, trực quan. - Kỹ thuật: trình bày 1 phút. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát H47.4, đọc thông tin, cho biết: + Trình bày các vùng chức năng của vỏ đại não? → Các vùng chức năng: Vùng cảm giác, vùng vận động, vùng thị giác, vùng thính giác, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, vùng vận động ngôn ngữ, vùng vị giác. - GV đưa câu hỏi liên hệ + Tại sao những người bị chấn thương sọ não thường bị mất cảm giác, trí nhớ, mù, điếc... để lại di chứng suốt đời? HS hoạt động cá nhân, dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời. - GV liên hệ đến việc đội mũ bảo hiểm để bảo vệ não khi tham gia giao thông. + Trong số các vùng trên, vùng nào không có ở động vật? HS: Vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết, vùng vận động ngôn ngữ. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS. - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung. II. Sự phân vùng chức năng của đại não. - Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện. - Vỏ não có nhiều vùng chức năng, mỗi vùng có tên và chức năng riêng. - Các vùng chức năng: Vùng cảm giác, vùng vận động, vùng thị giác, vùng thính giác, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, vùng vận động ngôn ngữ, vùng vị giác. 4. Củng cố (4’) - Trình bày cấu tạo và chức năng của trụ não? - Trình bày cấu tạo và chức năng của não trung gian và tiểu não? 5. Hướng dẫn HS ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (5’) - Học bài, hoàn thành VBT - Đọc mục: Em có biết. - Chuẩn bị cho bài sau: Hệ thần kinh sinh dưỡng. V. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.