
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM

Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 12/02/23 23:16
Lượt xem: 6
Dung lượng: 210.2kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên
Mô tả: Ngày soạn: 10/02/2023 Trường:THCS Hồng Thái Tây Tổ:KH tự nhiên Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Huyền Lương Tiết 87-91. BÀI 13. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 05 tiết I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết và nêu được sự khác nhau cơ bản giữa sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào và lấy được ví dụ minh họa. - Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy được ví dụ minh họa. - Phân tích được mối liên hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. - Nhận biết, quan sát, vẽ được hình đại diện sinh vật đơn bào. - Nhận dạng, xác định, mô tả được các cơ quan cấu tạo cơ thể cây xanh. - Nhận dạng, xác định được một số cơ quan ở cơ thể người. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, chủ động theo dõi sự hướng dẫn của GV, chủ động trao đổi ý kiến với bạn để xác định rõ yêu cầu, các nhiệm vụ, cách thức thực hiện các hoạt động học tập, chủ động thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và của nhóm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ học tập; trao đổi kết quả quan sát, rút ra nhận xét và hoàn thiện báo cáo thu hoạch. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xác định được sinh vật đơn bào, đa bào thường gặp trong tự nhiên; quan sát và mô tả được hình dạng, cấu tạo của đại diện sinh vật đơn bào; nhận dạng và xác định được các cơ quan cấu tạo cơ thể cây xanh, cơ thể người. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: nhận biết và trình bày được đặc điểm của sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào; nhận biết được các cơ quan của cơ thể đa bào (cây xanh có hoa, cơ thể người); trình bày, phân tích được mối liên hệ giữa các tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. - Tìm hiểu tự nhiên: thực hiện quan sát cơ thể đơn bào bằng kính hiển vi, cơ thể đa bào bằng mắt thường và kính lúp; ghi chép lại kết quả quan sát, trình bày và phân tích được kết quả quan sát. - Vận dụng kiến thức: tăng cường quan sát các sinh vật trong tự nhiên, xác định được sinh vật đơn bào, đa bào; thấy được sự thống nhất toàn vẹn của tổ chức cơ thể sinh vật, sự thích nghi của sinh vật với môi trường từ đó chủ động, tích cực bảo vệ môi trường sống và các loài sinh vật. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập của cá nhân và phối hợp tích cực với các thành viên trong nhóm. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả dựa theo quan sát. - Yêu động vật, tích cực, chủ động bảo vệ môi trường sống của động vật và các loài động vật có ích. - Nhân ái: tôn trọng cơ thể của bản thân và của mọi người, chủ động giữ gìn vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường, góp phần bảo vệ cuộc sống của con người. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Hình ảnh: + Một số sinh vật đơn bào, đa bào; trùng giày (hình dạng, hoạt động sống). + Sơ đồ mô tả các cấp độ tổ chức từ tế bào đến cơ thể ở cây xanh. + Sơ đồ mô tả các cấp độ tổ chức của cơ thể người. + Một số loại mô ở cây xanh và ở người. - Mô hình: cơ thể người, một số cơ quan ở cây xanh. - Mẫu vật: dịch nấm men, mẫu cây xanh: cây rau cải, cây rau mồng tơi,…(tùy địa phương và khả năng sưu tầm mẫu của HS, GV). - Kính hiển vi, kính lúp, đĩa đồng hồ, lam kính và lamen, giấy thấm. - Dung dịch và hóa chất: lọ đựng dịch huyền phù nấm men, lọ nước cất, lọ đựng xanh methylene. - Phiếu học tập, phiếu báo cáo thu hoạch. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1 1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) a) Mục tiêu: - Xác định được các nhiệm vụ, nội dung cơ bản sẽ tìm hiểu trong bài học. b) Nội dung: - HS dựa vào hiểu biết hiện có, trả lời câu hỏi, tạo mối quan tâm và mong muốn tìm hiểu về cơ thể sinh vật. c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: - HS đưa ra ý kiến dựa trên hiểu biết hiện có của HS về cơ thể sinh vật: cho VD về cơ thể sống, xác định cơ thể đơn bào hay đa bào, giải thích. - Nêu rõ được các nhiệm vụ, nội dung tìm hiểu trong bài học: + Nhận dạng và phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào. + Tìm hiểu tổ chức cơ thể đa bào, các cấp độ: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. + Quan sát và tìm hiểu đặc điểm của cơ thể đơn bào, đa bào thông qua một số đại diện: cơ thể đơn bào (vd: nấm men), đại diện cơ thể đa bào (cây xanh và con người). d) Tổ chức thực hiện: - GV nêu câu hỏi, tạo tình huống: + Kể tên 3 đại diện sinh vật mà em biết. Hãy cho biết chúng có cấu tạo đơn bào hay đa bào. + Quan sát hình 13.1. Một số sinh vật, hãy xác định: sinh vật đơn bào- sinh vật đa bào. Hãy đưa ra lý do giúp em xác định được như vậy? - HS liên hệ thực tế, dựa vào vốn hiểu biết trả lời câu hỏi. - GV ghi lại ý kiến của HS dẫn dắt để HS quan tâm, xác định được nội dung tìm hiểu trong bài học: Trên trái đất của chúng ta, sinh vật có sự đa dạng, phong phú. Tuy nhiên có thể chia chúng thành 2 nhóm: sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào. Vậy sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào có đặc điểm như thế nào? Các ý kiến của các em nêu ra có đúng hoàn toàn không? Tổ chức sống từ tế bào đến cơ thể được thể hiện như thế nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào (40’) a) Mục tiêu:Nhận biết được sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào và lấy ví dụ minh hoạ. b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu hỏi gv hỏi hoặc yêu cầu hoc sinh trả lời ………………………………………………….. 1) Quan sát hình 13.2, kể tên một số sinh vật đơn bào 2) Hãy ch 2) Hãy chỉ ra điểm chung nhất của các sinh vật đó 3) Trên thực tế em có quan sát được các sinh vật bằng mắt thường không? Vì sao 4) Vậy sinh vật đơn bào là gì? 5) Ở sinh vật đơn bào thực hiện các hoạt động sống như thế nào? -Thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu trả lời, hoặc làm phiếu học tập - Báo cáo thảo luận, Câu 1. Một số sinh vật đơn bào: trùng biến hình, tảo lục, vi khuẩn Câu 2. Giống nhau: đều gồm màng tế bào, chất tế bào, nhân => cấu tạo từ 1 tế bào Câu 3. Trên thực tế em không quan sát được trùng biến hình, tảo lục và vi khuẩn bằng mắt thường vì chúng có kích thước quá nhỏ bé Câu 4. Sinh vật đơn bào là sinh vật chỉ được cấu tạo từ một tế bào Câu 5: Sinh vật đơn bào thực hiện các hoạt động sống trong khuôn khổ một tế bào - Kết luận, nhận định: HS tiếp nhận thông tin đánh giá của GV Sinh vật đơn bào là sinh vật chỉ cấu tạo từ một tế bào TIẾT 2 Nhiệm vụ 2: Tổ chức cơ thể đa bào (45’) a) Mục tiêu: - Nếu được mối quan hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. - Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy được các ví dụminh hoạ. b) Nội dung: GV hướng dẫn, giảng giải, yêu cầu HS trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu hỏi gv hỏi hoặc yêu cầu hoc sinh trả lời ………………………………………………….. -GV chia lớp thành các nhóm cho HS thảo luận, hoàn thành nội dung yêu cầu. GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét hình dạng, kích thước, chức năng của các tế bào trong từng loại mô. - GV đặt câu hỏi: Mô là gì? - Tiếp đó, GV cho HS đọc thông tin sgk và dẫn dắt HS tới các khái niệm: + Cơ quan là gì? + Hệ cơ quan là gì? + Cơ thể là gì? - Thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu trả lời, hoặc làm phiếu học tập - Báo cáo thảo luận, * Tổ chức cơ thể đa bào: Mô -> cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể. + Mô bao gồm các tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau. + Cơ quan là tập hợp nhiều mô cùng thực hiện những chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể. + Hệ cơ quan là tập hợp của nhiều cơ quan hoạt động cùng nhau và cùng thực hiện một chức năng nhất định. + Cơ thể sinh vật bao gồm một số hệ cơ quan hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cơ thể. - Kết luận, nhận định: HS tiếp nhận thông tin đánh giá của GV + Mô bao gồm các tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau. + Cơ quan là tập hợp nhiều mô cùng thực hiện những chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể. + Hệ cơ quan là tập hợp của nhiều cơ quan hoạt động cùng nhau và cùng thực hiện một chức năng nhất định. + Cơ thể sinh vật bao gồm một số hệ cơ quan hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cơ thể. . TIẾT 3,4 Nhiệm vụ 3: Thực hành tìm hiểu về tổ chức cơ thể của sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào (90’) a) Mục tiêu: - Quan sát được hình dạng, cấu tạo và vẽ được hình dạng nấm men. - Quan sát, liệt kê được các cơ quan và hệ cơ quan ở thực vật và cơ thể người. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, cho HS quan sát, nhận biết và trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Qúa trình HS thực hiện. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu hỏi gv hỏi hoặc yêu cầu hoc sinh trả lời ………………………………………………….. NV1 - GV hướng dẫn HS thực hiện các bước: + Dùng ống nhỏ giọt lấy một giọt dịch nấm men và nhỏ lên lam kính. + Dùng kim mũi mác dàn mỏng dịch và để yên cho nước bay hơi hết. + Nhỏ một giọt xanh methylene lên vết đã khô và để yên trong 5 phút. + Đặt nghiêng lam kính trên đĩa đồng hồ và dùng ống nhỏ giọt nhỏ từ từ nước cất vào đầu lam kính sao cho nước chảy qua vết nhuộm xanh methylene. Nhỏ nước cho đến khi nước rửa không còn màu xanh. + Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. + Nhẹ nhàng đậy lamen lên vết nhuộm. + Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. + Quan sát tiêu bản ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x. NV2 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh, mô hình người, mẫu cây và yêu cầu HS lập bảng liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người và cây xanh mà em quan sát được. - Thực hiện nhiệm vụ - HS vừa lắng nghe, vừa quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV để thực hiện thí nghiệm. - Báo cáo thảo luận, - Gọi một số HS khác đứng dậy báo cáo kết quả quan sát. 1. Tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của sinh vật đơn bào. - HS thực hiện lần lượt các bước, quan sát mẫu vật thông qua kính hiển vi quang học. 2. Tìm hiểu về tổ chức cơ thể thực vật và cơ thể người - HS quan sát tranh ảnh, nhận dạng và xác định vị trí một số cơ quan, cấu tạo của cây xanh và của cơ thể người. - Kết luận, nhận định: HS tiếp nhận thông tin đánh giá của GV *Nhận xét: TIẾT 5 3. Hoạt động 3: Luyện tập (35’) a) Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về phân loại các cấp độ tổ chức cơ thể Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu b) Nội dung: Câu hỏi, bài tập GV giao cho học sinh thực hiện: Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất 1/ Sinh vật nào dưới đây là đơn bào? A. Người. B. Cây chuối. C. Cây hoa hướng dương. D. Tảo lục. 2/ Nhóm sinh vật đa bào gồm: A. trùng roi, cây ổi, con ngựa vằn. B. cây bắp cải, con rắn, con ngựa vằn. C. Cây bắp cải, vi khuẩn, con rắn. D. cây bắp cải, trùng giày, con cua đỏ. 3/ Ở người tim, gan và tai là ví dụ cho cấp tổ chức nào của cơ thể? A. mô. B. tế bào. C. cơ quan. D. hệ cơ quan. 4/ Cơ thể người trưởng thành có khoảng bao nhiêu tế bào? A. 10 nghìn tỉ tế bào. B. 30 - 40 nghìn tỉ tế bào. C. 20 nghìn tỉ tế bào D. 60 - 70 nghìn tỉ tế bào. 5/ Tập hợp các tế bào giống nhau phối hợp cùng thực hiện một chức năng nhất định gọi là: A. mô. B. tế bào. C. cơ quan. D. hệ cơ quan. Câu 2: Trong 1 ao nuôi cá, quan sát một số sinh vật sau: trùng roi xanh, tảo tiểu cầu, cá chép, cá mè, con cua, cây rong đuôi chó, con tôm,…Hãy: - Xác định sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào. - Kể tên các cơ quan/bộ phận có trong các cơ thể sống trên mà em biết. - Theo em, sinh vật đơn bào hay đa bào tiến hóa hơn? Vì sao? c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Câu 1: Câu 1 2 3 4 5 ĐA D B C B A Câu 2: - Xác định sinh vật đơn bào (trùng roi xanh, tảo tiểu cầu); sinh vật đa bào (con cá chép, cá mè, con cua, cây rong đuôi chó, con tôm sông,…). - Kể tên các cơ quan/bộ phận có trong các cơ thể sống trên: sinh vật đơn bào (nhân, các bào quan, màng tế bào, chất tế bào,…); sinh vật đa bào (TV: Rễ, thân, lá,…; ĐV: miệng, mắt, tai, vây,…) - Sinh vật đa bào tiến hóa hơn sinh vật đơn bào vì cơ thể gồm nhiều tế bào, các tế bào chuyên hóa, được tổ chức chặt chẽ theo các cấp độ từ thấp đến cao: Tế bào Mô Cơ quan Hệ cơ quan Cơ thể. - Bài tập chủ đề 7 1. Hãy đóng vai một nhà khoa học và giới thiệu cho mọi người khám phá cấu tạo tế bào thực vật. Trả lời: - Tế bào thực vật là tế bào nhân thực với cấu tạo đầy đủa các thành phần chính của tế bào như màng tế bào, tế bào chất và nhân. - Ngoài ra, tế bào nhân thực còn bao gồm một số các bào quan cần thiết khác như lục lạp, ti thể, không bào, thể golgi, lưới nội chất, trung thể, thành cellucose… Câu 2 - Thành phần giúp ta có thể nhận biết đó là tế bào nhân sơ hay nhân thực là nhân tế bào. - Nếu nhân tế bào có màng bao bọc, đó là tế bào nhân thực, còn nếu tế bào không có màng bao bọc thì đó là tế bào nhân sơ. Câu 3 a, Hình 13.9 là hình mô tả tế bào động vật vì nó không có thành cellulose, lục lạp và không bào lớn. b, Tên và chức năng của các thành phần a, b, c là: Thành phần a b c Tên Màng tế bào Tế bào chất Nhân Chức năng Kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào Chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào Là trung tâm điều khiển hầu hết hoạt động sống của tế bào Câu 4 Ta có công thức tính số tế bào sau n lần phân chia là: N = 2n hay 32 = 25= 2n → Số lần phân chia là: n=5 Câu 5. Những đặc điểm chứng tỏ sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp hơn sinh vật đơn bào là: - Nhân có màng nhân bao bọc - Có nhiều bào quan với độ chuyên hóa cao hơn d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm (4 đội), HS tham gia trò chơi “ Ai nhanh hơn”. GV giới thiệu số lượng câu hỏi, luật chơi và hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Câu 1: Các nhóm tham gia chuẩn bị 4 miếng bìa ghi tương ứng 4 đáp án A, B, C, D và tham gia trò chơi theo yêu cầu của giáo viên. Câu 2: HS trả lời vào bảng phụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu học sinh trả lời đáp án, lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV, HS cùng được tham gia đánh giá kết quả thực hiện. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (10’) a. Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo và năng lực tìm hiểu đời sống. b.Nội dung: HS sử dụng các nguyên liệu gần gũi như đất nặn; nguyên liệu làm bánh; gelatin( nguyên liệu làm thạch rau câu) làm mô hình tế bào thực vật. c.Sản phẩm: Mô hình tế bào thực vật. d.Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 12/02/23 23:16
Lượt xem: 6
Dung lượng: 210.2kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên
Mô tả: Ngày soạn: 10/02/2023 Trường:THCS Hồng Thái Tây Tổ:KH tự nhiên Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Huyền Lương Tiết 87-91. BÀI 13. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 05 tiết I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết và nêu được sự khác nhau cơ bản giữa sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào và lấy được ví dụ minh họa. - Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy được ví dụ minh họa. - Phân tích được mối liên hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. - Nhận biết, quan sát, vẽ được hình đại diện sinh vật đơn bào. - Nhận dạng, xác định, mô tả được các cơ quan cấu tạo cơ thể cây xanh. - Nhận dạng, xác định được một số cơ quan ở cơ thể người. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, chủ động theo dõi sự hướng dẫn của GV, chủ động trao đổi ý kiến với bạn để xác định rõ yêu cầu, các nhiệm vụ, cách thức thực hiện các hoạt động học tập, chủ động thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và của nhóm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ học tập; trao đổi kết quả quan sát, rút ra nhận xét và hoàn thiện báo cáo thu hoạch. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xác định được sinh vật đơn bào, đa bào thường gặp trong tự nhiên; quan sát và mô tả được hình dạng, cấu tạo của đại diện sinh vật đơn bào; nhận dạng và xác định được các cơ quan cấu tạo cơ thể cây xanh, cơ thể người. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: nhận biết và trình bày được đặc điểm của sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào; nhận biết được các cơ quan của cơ thể đa bào (cây xanh có hoa, cơ thể người); trình bày, phân tích được mối liên hệ giữa các tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. - Tìm hiểu tự nhiên: thực hiện quan sát cơ thể đơn bào bằng kính hiển vi, cơ thể đa bào bằng mắt thường và kính lúp; ghi chép lại kết quả quan sát, trình bày và phân tích được kết quả quan sát. - Vận dụng kiến thức: tăng cường quan sát các sinh vật trong tự nhiên, xác định được sinh vật đơn bào, đa bào; thấy được sự thống nhất toàn vẹn của tổ chức cơ thể sinh vật, sự thích nghi của sinh vật với môi trường từ đó chủ động, tích cực bảo vệ môi trường sống và các loài sinh vật. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập của cá nhân và phối hợp tích cực với các thành viên trong nhóm. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả dựa theo quan sát. - Yêu động vật, tích cực, chủ động bảo vệ môi trường sống của động vật và các loài động vật có ích. - Nhân ái: tôn trọng cơ thể của bản thân và của mọi người, chủ động giữ gìn vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường, góp phần bảo vệ cuộc sống của con người. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Hình ảnh: + Một số sinh vật đơn bào, đa bào; trùng giày (hình dạng, hoạt động sống). + Sơ đồ mô tả các cấp độ tổ chức từ tế bào đến cơ thể ở cây xanh. + Sơ đồ mô tả các cấp độ tổ chức của cơ thể người. + Một số loại mô ở cây xanh và ở người. - Mô hình: cơ thể người, một số cơ quan ở cây xanh. - Mẫu vật: dịch nấm men, mẫu cây xanh: cây rau cải, cây rau mồng tơi,…(tùy địa phương và khả năng sưu tầm mẫu của HS, GV). - Kính hiển vi, kính lúp, đĩa đồng hồ, lam kính và lamen, giấy thấm. - Dung dịch và hóa chất: lọ đựng dịch huyền phù nấm men, lọ nước cất, lọ đựng xanh methylene. - Phiếu học tập, phiếu báo cáo thu hoạch. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1 1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) a) Mục tiêu: - Xác định được các nhiệm vụ, nội dung cơ bản sẽ tìm hiểu trong bài học. b) Nội dung: - HS dựa vào hiểu biết hiện có, trả lời câu hỏi, tạo mối quan tâm và mong muốn tìm hiểu về cơ thể sinh vật. c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: - HS đưa ra ý kiến dựa trên hiểu biết hiện có của HS về cơ thể sinh vật: cho VD về cơ thể sống, xác định cơ thể đơn bào hay đa bào, giải thích. - Nêu rõ được các nhiệm vụ, nội dung tìm hiểu trong bài học: + Nhận dạng và phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào. + Tìm hiểu tổ chức cơ thể đa bào, các cấp độ: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. + Quan sát và tìm hiểu đặc điểm của cơ thể đơn bào, đa bào thông qua một số đại diện: cơ thể đơn bào (vd: nấm men), đại diện cơ thể đa bào (cây xanh và con người). d) Tổ chức thực hiện: - GV nêu câu hỏi, tạo tình huống: + Kể tên 3 đại diện sinh vật mà em biết. Hãy cho biết chúng có cấu tạo đơn bào hay đa bào. + Quan sát hình 13.1. Một số sinh vật, hãy xác định: sinh vật đơn bào- sinh vật đa bào. Hãy đưa ra lý do giúp em xác định được như vậy? - HS liên hệ thực tế, dựa vào vốn hiểu biết trả lời câu hỏi. - GV ghi lại ý kiến của HS dẫn dắt để HS quan tâm, xác định được nội dung tìm hiểu trong bài học: Trên trái đất của chúng ta, sinh vật có sự đa dạng, phong phú. Tuy nhiên có thể chia chúng thành 2 nhóm: sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào. Vậy sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào có đặc điểm như thế nào? Các ý kiến của các em nêu ra có đúng hoàn toàn không? Tổ chức sống từ tế bào đến cơ thể được thể hiện như thế nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào (40’) a) Mục tiêu:Nhận biết được sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào và lấy ví dụ minh hoạ. b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu hỏi gv hỏi hoặc yêu cầu hoc sinh trả lời ………………………………………………….. 1) Quan sát hình 13.2, kể tên một số sinh vật đơn bào 2) Hãy ch 2) Hãy chỉ ra điểm chung nhất của các sinh vật đó 3) Trên thực tế em có quan sát được các sinh vật bằng mắt thường không? Vì sao 4) Vậy sinh vật đơn bào là gì? 5) Ở sinh vật đơn bào thực hiện các hoạt động sống như thế nào? -Thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu trả lời, hoặc làm phiếu học tập - Báo cáo thảo luận, Câu 1. Một số sinh vật đơn bào: trùng biến hình, tảo lục, vi khuẩn Câu 2. Giống nhau: đều gồm màng tế bào, chất tế bào, nhân => cấu tạo từ 1 tế bào Câu 3. Trên thực tế em không quan sát được trùng biến hình, tảo lục và vi khuẩn bằng mắt thường vì chúng có kích thước quá nhỏ bé Câu 4. Sinh vật đơn bào là sinh vật chỉ được cấu tạo từ một tế bào Câu 5: Sinh vật đơn bào thực hiện các hoạt động sống trong khuôn khổ một tế bào - Kết luận, nhận định: HS tiếp nhận thông tin đánh giá của GV Sinh vật đơn bào là sinh vật chỉ cấu tạo từ một tế bào TIẾT 2 Nhiệm vụ 2: Tổ chức cơ thể đa bào (45’) a) Mục tiêu: - Nếu được mối quan hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. - Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy được các ví dụminh hoạ. b) Nội dung: GV hướng dẫn, giảng giải, yêu cầu HS trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu hỏi gv hỏi hoặc yêu cầu hoc sinh trả lời ………………………………………………….. -GV chia lớp thành các nhóm cho HS thảo luận, hoàn thành nội dung yêu cầu. GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét hình dạng, kích thước, chức năng của các tế bào trong từng loại mô. - GV đặt câu hỏi: Mô là gì? - Tiếp đó, GV cho HS đọc thông tin sgk và dẫn dắt HS tới các khái niệm: + Cơ quan là gì? + Hệ cơ quan là gì? + Cơ thể là gì? - Thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu trả lời, hoặc làm phiếu học tập - Báo cáo thảo luận, * Tổ chức cơ thể đa bào: Mô -> cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể. + Mô bao gồm các tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau. + Cơ quan là tập hợp nhiều mô cùng thực hiện những chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể. + Hệ cơ quan là tập hợp của nhiều cơ quan hoạt động cùng nhau và cùng thực hiện một chức năng nhất định. + Cơ thể sinh vật bao gồm một số hệ cơ quan hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cơ thể. - Kết luận, nhận định: HS tiếp nhận thông tin đánh giá của GV + Mô bao gồm các tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau. + Cơ quan là tập hợp nhiều mô cùng thực hiện những chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể. + Hệ cơ quan là tập hợp của nhiều cơ quan hoạt động cùng nhau và cùng thực hiện một chức năng nhất định. + Cơ thể sinh vật bao gồm một số hệ cơ quan hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cơ thể. . TIẾT 3,4 Nhiệm vụ 3: Thực hành tìm hiểu về tổ chức cơ thể của sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào (90’) a) Mục tiêu: - Quan sát được hình dạng, cấu tạo và vẽ được hình dạng nấm men. - Quan sát, liệt kê được các cơ quan và hệ cơ quan ở thực vật và cơ thể người. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, cho HS quan sát, nhận biết và trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Qúa trình HS thực hiện. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu hỏi gv hỏi hoặc yêu cầu hoc sinh trả lời ………………………………………………….. NV1 - GV hướng dẫn HS thực hiện các bước: + Dùng ống nhỏ giọt lấy một giọt dịch nấm men và nhỏ lên lam kính. + Dùng kim mũi mác dàn mỏng dịch và để yên cho nước bay hơi hết. + Nhỏ một giọt xanh methylene lên vết đã khô và để yên trong 5 phút. + Đặt nghiêng lam kính trên đĩa đồng hồ và dùng ống nhỏ giọt nhỏ từ từ nước cất vào đầu lam kính sao cho nước chảy qua vết nhuộm xanh methylene. Nhỏ nước cho đến khi nước rửa không còn màu xanh. + Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. + Nhẹ nhàng đậy lamen lên vết nhuộm. + Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. + Quan sát tiêu bản ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x. NV2 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh, mô hình người, mẫu cây và yêu cầu HS lập bảng liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người và cây xanh mà em quan sát được. - Thực hiện nhiệm vụ - HS vừa lắng nghe, vừa quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV để thực hiện thí nghiệm. - Báo cáo thảo luận, - Gọi một số HS khác đứng dậy báo cáo kết quả quan sát. 1. Tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của sinh vật đơn bào. - HS thực hiện lần lượt các bước, quan sát mẫu vật thông qua kính hiển vi quang học. 2. Tìm hiểu về tổ chức cơ thể thực vật và cơ thể người - HS quan sát tranh ảnh, nhận dạng và xác định vị trí một số cơ quan, cấu tạo của cây xanh và của cơ thể người. - Kết luận, nhận định: HS tiếp nhận thông tin đánh giá của GV *Nhận xét: TIẾT 5 3. Hoạt động 3: Luyện tập (35’) a) Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về phân loại các cấp độ tổ chức cơ thể Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu b) Nội dung: Câu hỏi, bài tập GV giao cho học sinh thực hiện: Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất 1/ Sinh vật nào dưới đây là đơn bào? A. Người. B. Cây chuối. C. Cây hoa hướng dương. D. Tảo lục. 2/ Nhóm sinh vật đa bào gồm: A. trùng roi, cây ổi, con ngựa vằn. B. cây bắp cải, con rắn, con ngựa vằn. C. Cây bắp cải, vi khuẩn, con rắn. D. cây bắp cải, trùng giày, con cua đỏ. 3/ Ở người tim, gan và tai là ví dụ cho cấp tổ chức nào của cơ thể? A. mô. B. tế bào. C. cơ quan. D. hệ cơ quan. 4/ Cơ thể người trưởng thành có khoảng bao nhiêu tế bào? A. 10 nghìn tỉ tế bào. B. 30 - 40 nghìn tỉ tế bào. C. 20 nghìn tỉ tế bào D. 60 - 70 nghìn tỉ tế bào. 5/ Tập hợp các tế bào giống nhau phối hợp cùng thực hiện một chức năng nhất định gọi là: A. mô. B. tế bào. C. cơ quan. D. hệ cơ quan. Câu 2: Trong 1 ao nuôi cá, quan sát một số sinh vật sau: trùng roi xanh, tảo tiểu cầu, cá chép, cá mè, con cua, cây rong đuôi chó, con tôm,…Hãy: - Xác định sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào. - Kể tên các cơ quan/bộ phận có trong các cơ thể sống trên mà em biết. - Theo em, sinh vật đơn bào hay đa bào tiến hóa hơn? Vì sao? c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Câu 1: Câu 1 2 3 4 5 ĐA D B C B A Câu 2: - Xác định sinh vật đơn bào (trùng roi xanh, tảo tiểu cầu); sinh vật đa bào (con cá chép, cá mè, con cua, cây rong đuôi chó, con tôm sông,…). - Kể tên các cơ quan/bộ phận có trong các cơ thể sống trên: sinh vật đơn bào (nhân, các bào quan, màng tế bào, chất tế bào,…); sinh vật đa bào (TV: Rễ, thân, lá,…; ĐV: miệng, mắt, tai, vây,…) - Sinh vật đa bào tiến hóa hơn sinh vật đơn bào vì cơ thể gồm nhiều tế bào, các tế bào chuyên hóa, được tổ chức chặt chẽ theo các cấp độ từ thấp đến cao: Tế bào Mô Cơ quan Hệ cơ quan Cơ thể. - Bài tập chủ đề 7 1. Hãy đóng vai một nhà khoa học và giới thiệu cho mọi người khám phá cấu tạo tế bào thực vật. Trả lời: - Tế bào thực vật là tế bào nhân thực với cấu tạo đầy đủa các thành phần chính của tế bào như màng tế bào, tế bào chất và nhân. - Ngoài ra, tế bào nhân thực còn bao gồm một số các bào quan cần thiết khác như lục lạp, ti thể, không bào, thể golgi, lưới nội chất, trung thể, thành cellucose… Câu 2 - Thành phần giúp ta có thể nhận biết đó là tế bào nhân sơ hay nhân thực là nhân tế bào. - Nếu nhân tế bào có màng bao bọc, đó là tế bào nhân thực, còn nếu tế bào không có màng bao bọc thì đó là tế bào nhân sơ. Câu 3 a, Hình 13.9 là hình mô tả tế bào động vật vì nó không có thành cellulose, lục lạp và không bào lớn. b, Tên và chức năng của các thành phần a, b, c là: Thành phần a b c Tên Màng tế bào Tế bào chất Nhân Chức năng Kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào Chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào Là trung tâm điều khiển hầu hết hoạt động sống của tế bào Câu 4 Ta có công thức tính số tế bào sau n lần phân chia là: N = 2n hay 32 = 25= 2n → Số lần phân chia là: n=5 Câu 5. Những đặc điểm chứng tỏ sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp hơn sinh vật đơn bào là: - Nhân có màng nhân bao bọc - Có nhiều bào quan với độ chuyên hóa cao hơn d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm (4 đội), HS tham gia trò chơi “ Ai nhanh hơn”. GV giới thiệu số lượng câu hỏi, luật chơi và hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Câu 1: Các nhóm tham gia chuẩn bị 4 miếng bìa ghi tương ứng 4 đáp án A, B, C, D và tham gia trò chơi theo yêu cầu của giáo viên. Câu 2: HS trả lời vào bảng phụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu học sinh trả lời đáp án, lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV, HS cùng được tham gia đánh giá kết quả thực hiện. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (10’) a. Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo và năng lực tìm hiểu đời sống. b.Nội dung: HS sử dụng các nguyên liệu gần gũi như đất nặn; nguyên liệu làm bánh; gelatin( nguyên liệu làm thạch rau câu) làm mô hình tế bào thực vật. c.Sản phẩm: Mô hình tế bào thực vật. d.Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

