Danh mục
Sinh học 9 tuần 31 tiết 62
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Môi trường
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 17/04/23 03:03
Lượt xem: 9
Dung lượng: 18.5kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên
Mô tả: Trường: THCS Hồng Thái Tây Tổ: KH tự nhiên Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Huyền Lương Ngày soạn: 08/04/2023 Ngày dạy: từ 11/4/2023 đến …/4/2023 Tiết 62 BÀI 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ A. Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Học sinh giải thích được tại sao cần khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã. - Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã , ý nghĩa của chúng. 2- Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế. - Kỹ năng hoạt động nhóm. 3- Thái độ:: -Giáo dục ý thức, thái độ học tập nghiêm túc cho học sinh . Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 4. Năng lực hướng tới: - Phát triển năng lực tự học năng lực hợp tác, năng lực trình bày, vận dụng kiến thức B. Chuẩn bị của GV và HS: 1- GV: - Tivi, máy tính. - Bảng phụ ghi nội dung bảng 59 2- HS: Nghiên cứu trước nội dung bài 59. C- Phương pháp – KTDH được sử dụng : Hoạt động nhóm, quan sát tìm tòi, vấn đáp tìm tòi, làm việc độc lập với SGK. D- Tiến trình giờ dạy: I. ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút) - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs II. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) Câu hỏi Đáp án- Biểu điểm Câu 1:HSK ?Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên ? Việc sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo vệ môi trường ? -Giải thích..................5đ -ý nghĩa......................5đ III. Giảng bài mới: * Giới thiệu bài:Dựa vào kiểm tra bài cũ để dẫn vào bài. *Các hoạt động : Hoạt động 1:Tìm hiểu ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã ( 10 phút) Mục tiêu: Giải thích vì sao cần phải khôi phục môi trương và gìn giữ thiên nhiên hoang dã. Hình thưc tổ chức: Hoạt động cá nhân Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề Kỹ thuật được sử dụng: Kỹ thuật động não, đọc tích cực Tiến trình Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV:Yêu cầu hs Nghiên cứu  ? Vì sao cần phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? -HS:Nghiên cứu thông tin sgk, nêu được ->Vì nhiều vùng đất trên trái đất ngày càng bị suy thoái GV giới thiệu thêm về nạn phá rừng: Đầu thế kỉ XX, diện tích rừng thế giới là 6 tỉ ha, năm 1958 là 4,4 tỉ ha, năm 1973 là 3,8 tỉ ha, năm 1995 lag 2,3 tỉ ha. Việt Nam tốc độ mất rừng 200.000 ha/năm. -GV: Nêu câu hỏi ? Vì sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái ?( CH cho HS khuyết tật) -HS: Đọc thông tin, vận dụng kiến thức trả lời . Giữ gìn thiên nhiên hoang dã -> là điều kiện phát triển bền vững của mỗi quốc gia.  là bảo vệ các loài sinhvật và môi trường sống của chúng, tránh các thảm hoạ thiên tai. GV lồng ghép kiến thức về Biến đổi khí hậu: Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây gây rừng là biện pháp rất quan trọng nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường đang bị suy thoái, tạo cảnh quan trong lành và tăng cường bể hấp thụ cacbon  Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm trong việc gìn giữ và cải tao thiên nhiên. GV lồng ghép kiến thức về thuốc lá I.ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã - Góp phần duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên . - Là điều kiện phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................. Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật. ( 15 phút) Mục tiêu: Nêu được các biện pháp chính để bảo vệ thiên nhiên và ý nghĩa của các biện pháp đó Hình thưc tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, dạy học hợp tác nhóm Kỹ thuật được sử dụng: Kỹ thuật động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ nhóm Tiến trình Hoạt động của GV và HS Nội dung GV. Chiếu H59, yêu cầu hs quan sát, phân tích Thảo luận nhóm : Hãy nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên sinh vật? ý nghĩa của mỗi biện pháp đó? Lấy ví dụ để minh hoạ cho các biện pháp vừa nêu? -HS: Nghiên cứu  và H 59->Thảo luận nhóm -> -> Nêu được 5 biện pháp( CH cho HS khuyết tật) -GV: Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết qủa nhận xét kết quả của các nhóm khác -HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung - GV: hoàn thiện kiến thức cho học sinh Gv. Liên hệ giáo dục học sinh Là học sinh em có thể thực hiện được những biện phấp nào để góp phần bảo vệ tài nguyên sinh vật? Hs. Nêu các biện phấp bản thân đã làm Gv. Giáo dục học sinh cần có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Gv. Chuyển ý hiện nay có nhiều tài nguyên đang II.Các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật. - Các biện pháp: + Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn + Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã. + Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinhvật. + Không săn bắn các động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. 2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá. -GV: Yêu cầu hs Nghiên cứu  và H và bảng 59. Thảo luận nhóm : Các biện pháp chủ yếu nhằm cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá được ghi trong cột bên trái. Em hãy nêu hiệu quả của các biện pháp đó vào cột bên phải. -HS: Nghiên cứu  -> Hoàn thành bảng -GV: Y/c các nhóm báo cáo kết qủa, nhận xét kết quả của các nhóm khác -HS:Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung -GV: hoàn thiện kiến thức cho học sinh 2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá. -Nội dung : Bảng 59 sgk Bảng 59. Các biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá. Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết. Hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán lũ lụt, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, tăng đa dạng sinh học, cải tạo khí hậu, Tăng cường công tác làm thuỷ lợi và tưới tiêu hợp lí. Góp phần điều hoà lượng nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, mở rộng diện tích trồng trọt, tăng cường năng suất cây trồng, Bón phân hợp lí và vệ sinh Tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh đất trống bỏ hoang hoá, bón phân hữu cơ ( đã xử lí) không mang mầm bệnh cho người và độngvật. Thay đổi các loại cây trồng hợp lí. Làm cho đất không bị cạn kiệt dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng. Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao. Đem lại lợi ích kinh tế, khi có đủ kinh phí sẽ có điều kiện đầu tư cho cải tạo đất. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................. Hoạt động 3: Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã ( 10 phút) Mục tiêu: Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên. Tuyên truyền để bảo vệ thiên nhiên Hình thưc tổ chức: Hoạt động cá nhân Phương pháp: Trực quan, đàm thoại Kỹ thuật được sử dụng: Kỹ thuật động não Tiến trình Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm : ? Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ thiên nhiên là gì ? ? Em có thể làm gì để tuyên truyền cho mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên ? -HS Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến -GV:Gọi các nhóm báo cáo kết qủa, nhận xét kết quả của các nhóm khác - GV hoàn thiện kiến thức cho học sinh III.Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã - Bản thân mỗi HS cần nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên - Tuyên truyền cho mọi người về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................. IV- Củng cố: ( 3 phút) - Đọc ghi nhớ SGK. - Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã ? - Mỗi Học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên ? V.Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: ( 2 phút) - Học bài theo nội dung SGK và vở ghi, Trả lời các câu hỏi SGK -Nghiên cứu thông tin bài 60, trả lời các câu hỏi lệnh sgk

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.