Danh mục
Sinh học 7
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Động vật
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 19:56 26/03/2021
Lượt xem: 52
Dung lượng: 850,9kB
Nguồn: Nguyễn Thị Huyền Lương
Mô tả: Ngày soạn: 13/11/2020 Tiết: 22-23 Ngày giảng: 7B1- 19/11/2020; 7B2- 17/11/2020 Bài 20: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM (tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh quan sát cấu tạo trong của thân mềm. - Phân biệt được các cơ quan của mực . 2. Kĩ năng - Rèn kĩ sử dụng kính lúp trên mẫu vật - Kĩ năng quan sát đối chiếu mẫu vật với hình vẽ. - Cách tổng hợp, thu hoạch kiến thức dựa trên bảng tường trình *Giáo dục các kĩ năng sống và nội dung tích hợp - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin khi trình bày suy nghĩ trước tổ, nhóm. - Kĩ năng chia sẻ thông tin trong khi thảo luận - Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công. 3. Thái độ - Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận. Yêu thích môn học 4.Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Các năng lực cần phát triển như: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác... - Năng lực/ kĩ năng chuyên biệt như: NL quan sát, NL vẽ lại các đối tượng quan sát, làm thí nghiệm. * Tích hợp giáo dục đạo đức: Học sinh biết tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường. Trung thực, tự tin II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Tranh ảnh và mẫu vật. Tranh, cấu tạo trong của mực. - Mực mổ sẵn trong khay ngập nước (6 mẫu) - Dụng cụ mổ, khay nhựa, kính lúp - Máy chiếu. 2. Học sinh - Mẫu vật: mực, dao mổ, khay nhựa (đĩa nhựa). - Đọc trước bài thực hành III. Phương pháp - Thực hành, vấn đáp tìm tòi, trực quan. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Hoạt động 1: Khởi động a, Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức và trải nghiệm sáng tạo b, Hình thức tổ chức dạy học: dạy học tình huống c, Thời gian: 1 phút d, Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp tìm tòi, thực hành. e, Cách thức thực hiện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: chiếu cấu tạo trong của mực ? Hãy dự đoán cấu tạo trong của mực? GV: vết dự đoán ra góc bảng. HS: Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a, Mục tiêu: - Học sinh quan sát cấu tạo ngoài của một số đại diện thân mềm. - Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong. b, Hình thức tổ chức dạy học: dạy học tình huống c, Thời gian: 31 phút d, Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp tìm tòi, thực hành. e, Cách thức thực hiện 1. Tổ chức lớp (2 phút) -Phân công nhóm : GV chia lớp thành 4 nhóm ( Nhóm trưởng ,thư kí ) -Kiểm tra mẫu vật thực hành 2. Hướng dẫn thực hành a, Mục tiêu: HS biết cách mổ và quan sát cấu tạo trong của mực b, Hình thức tổ chức dạy học: dạy học tình huống c, Thời gian: 15 phút d, Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp tìm tòi, thực hành. e, Cách thức thực hiện GV hướng dẫn nội dung quan sát: Quan sát cấu tạo trong - GV hướng dẫn HS mổ và quan sát cấu tạo trong của mực. - Đối chiếu mẫu mổ với tranh vẽ, phân biệt các cơ quan. - Thảo luận trong nhóm và điền số vào ô trống của chú thích hình 20.6 SGK tr 70. 3. Học sinh tiến hành thực hành a, Mục tiêu: HS mổ và quan sát cấu tạo trong của mực b, Hình thức tổ chức dạy học: dạy học tình huống c, Thời gian: 15 phút d, Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp tìm tòi, thực hành. e, Cách thức thực hiện - HS tiến hành quan sát theo các nội dung đã hướng dẫn. - GV đi tới các nhóm kiểm tra việc thực hiện của HS, hỗ trợ các nhóm yếu. - HS quan sát đến đâu ghi chép đến đó. 4. Báo cáo kết quả thực hành a, Mục tiêu: HS xác định các đặc điểm cấu tạo trong trên mẫu vật . b, Hình thức tổ chức dạy học: dạy học tình huống c, Thời gian: 7 phút d, Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp tìm tòi, thực hành. e, Cách thức thực hiện - Gọi các nhóm lên báo cáo bằng cách đại diện nhóm xác định các đặc điểm cấu tạo trong trên mẫu vật . 4 .Nhận xét -đánh giá (5 phút) GV căn cứ vào bảng đáp án đúng, để chấm điểm cho các nhóm trên phiếu báo cáo thực hành của nhóm: PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH TRƯỜNG :.................................... THỰC HÀNH LỚP :.............................................. Quan sát một số động vật thân mềm TÊN HỌC SINH TRONG NHÓM : ........................................................ 1. Quan sát các hình vẽ, đối chiếu với mẫu vật thật để nhận biết các bộ phận và ghi chú thích bằng số vào hình A. Cấu tạo vỏ B. Cấu tạo ngoài C. Cấu tạo trong 2. Quan sát mẫu vật, đối chiếu với tài liệu SGK, hoàn thành bảng sau : BẢN THU HOẠCH TT Đv có đ2 tương ứng (Đ2 cần quan sát) Ốc Trai Mực 1 Số lớp cấu tạo vỏ 3 3 1 lớp đá vôi 2 Số chân (hay tua) 1 1 2 + 8 3 Số mắt 2 0 2 4 Có giác bám 0 0 nhiều 5 Có lông trên tấm miệng 0 nhiều 0 6 Dạ dày, ruột, gan, túi mực. (thấy gì ghi đấy) Ruột, mang, túi mực, dạ dày. - Các nhóm thu dọn vệ sinh. * Lưu ý: GV căn cứ vào hoạt động của nhóm và bản thu hoạch của cá nhân để lấy điểm thực hành (cộng lại chia 2) - Nhóm: + Mang đủ mẫu vật, dụng cụ: 2,0 điểm + Thực hành đúng kĩ thuật: 4,0 điểm + Quan sát, chỉ chính xác các nội dung yêu cầu, thảo luận làm đúng bảng thu hoạch: 3,0 điểm + Ý thức các thành viên tôt: 1,0 điểm. - Cá nhân: chấm phiếu báo cáo thực hành + Chú thích đúng cho hình: 6,0 điểm (mỗi hình 1,0 điểm). + Làm đúng bản thu hoạch: 4,0 điểm ( ốc (1,0 đ), trai ( 1,0 đ), mực (2,0 đ). 5. Hướng dẫn về nhà *) Học bài cũ: Viết thu hoạch - Hoàn thành chú thích các hình 20 (1-6). - Hoàn thành bảng thu hoạch (theo mẫu trang 70 SGK). - Hoàn thành bảng thu hoạch cá nhân nộp GV chấm điểm. *) Chuẩn bị bài mới: - Tìm hiểu vai trò của thân mềm. + Lợi ích + Tác hại - Kẻ bảng 1, 2 trang 72 SGK vào vở. IV. RÚT KINH NGHIỆM : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.