Danh mục
Sinh học 8
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 4/8/21 8:58 PM
Lượt xem: 60
Dung lượng: 87.0kB
Nguồn: Nguyễn Thị Huyền Lương
Mô tả: Ngày soạn: 20/03/2021 Tiết 54 Ngày giảng: 8C2: 22/03/2021 8C1: 24/03/2021 Bài 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt 1. Kiến thức: - HS trình bày được quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện và ức chế phản xạ, điều kiện cần khi thành lập phản xạ có điều kiện. - HS trình bày được ý nghĩa của phản xạ có điều kiện đối với đời sống. - HS phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm. 3. Tư duy - Hình thành khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác. - Hình thành khả năng tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo. - Hình thành khả năng khái quát hóa. 4. Thái độ - Có ý thức học tập bộ môn. * Giáo dục đạo đức cho HS - Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan , hệ cơ quan trong cơ thể . - Tự do: Con người sống tự do trong môi trường sống của mình luôn có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. - Yêu thương sức khỏe bản thân , có trách nhiệm giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống. - Tôn trọng những thành tựu của khoa học trong nghiên cứu cơ thể người Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học; - Khiêm tốn, trách nhiệm, đoàn kết; phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân, độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung. 5. Định hướng phát triển năng lực a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học - Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức về cơ thể người - Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học: quan sát tranh, mô hình… II. CHUẨN BỊ - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H52.1, H52.2, H52.3, bảng phụ, máy tính bảng, PHTM III. PHƯƠNG PHÁP- KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: Đàm thoại, hoạt động nhóm, trực quan. - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp (1’): - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Trình bày cấu tạo của tai? - Trình bày chức năng thu nhận sóng âm của tai? 3. Bài mới * Hoạt động 1: Tìm hiểu phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện. a. Mục tiêu: - HS trình bày được quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện và ức chế phản xạ, điều kiện cần khi thành lập phản xạ có điều kiện. b. Hình thức tổ chức: dạy học tình huống. c. Thời gian (10’) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại, hoạt động nhóm, trực quan. - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút. e. Cách thức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS làm bài tập mục sau đó chữa bài trên bảng. - GV yêu cầu HS thảo luận: + Phản xạ không điều kiện là gì? (Phản xạ không điều kiện: là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập rèn luyện) + Phản xạ có điều kiện là gì? (Phản xạ có điều kiện: là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, phải học tập và rèn luyện mới có). HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS. I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện. - Phản xạ không điều kiện: là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập rèn luyện. - Phản xạ có điều kiện: là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, phải học tập và rèn luyện mới có. * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành phản xạ có điều kiện. a. Mục tiêu: - HS trình bày được ý nghĩa của phản xạ có điều kiện đối với đời sống. b. Hình thức tổ chức: dạy học tình huống. c. Thời gian (10’) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại, hoạt động nhóm, trực quan. - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút. e. Cách thức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung + VĐ 1: Tìm hiểu sự hình thành phản xạ có điều kiện. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm của Paplốp và yêu cầu HS trình bày thí nghiệm. - GV gửi câu hỏi thông qua máy tính bảng cho các nhóm thảo luận (ứng dụng PHTM) HS thảo luận: + Để thành lập phản xạ có điều kiện cần những điều kiện nào? (+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không có điều kiện. + Quá trình đó được lặp lại nhiều lần) + Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện? (Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng vỏ não với nhau.) HS đọc thông tin, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS. + VĐ 2: Tìm hiểu sự ức chế phản xạ có điều kiện. - GV gửi câu hỏi thông qua máy tính bảng cho các nhóm thảo luận (ứng dụng PHTM) HS thảo luận: + Nếu chỉ bật đèn và không cho chó ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? (phản xạ sẽ mất dần) + ý nghĩa của việc ức chế phản xạ có điều kiện kiện? II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện 1. Hình thành phản xạ có điều kiện - Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện: + Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không có điều kiện. + Quá trình đó được lặp lại nhiều lần. - Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng vỏ não với nhau. 2. Ức chế phản xạ có điều kiện - Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố thì phản xạ sẽ mất dần. - ý nghĩa: Đảm bảo sự thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi, hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người. * Hoạt động 3: Tìm hiểu sự khác nhau và giống nhau giữa phản xạ có điều kiện và không có điều kiện. a. Mục tiêu: - HS phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. b. Hình thức tổ chức: dạy học tình huống. c. Thời gian (10’) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại, hoạt động nhóm, trực quan. - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút. e. Cách thức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bài tập ở bảng 52.2 trang 168. HS đọc thông tin, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS. + PXKĐK và PXCĐK có liên quan với nhau không? (có mối liên quan chặt chẽ) - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung. III. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. - Nội dung ghi như phiếu học tập. - Phản xạ không điều kiện là cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện. - Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện. 4. Củng cố (4’) - Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? - Trình bày điều kiện cần để hình thành một phản xạ có điều kiện? Sự ức chế phản xạ có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người? 5. Hướng dẫn HS ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (5’) - Học bài - Đọc mục: Em có biết. - Ôn tập. GV đưa câu hỏi ôn tập HS làm trước ở nhà. Câu 1: Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể? Câu 2: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào của cơ thể đảm nhận? Câu 3: Sự khác biệt trong thành phần của nước tiếu chính thức và nước tiểu đầu? Câu 4: Chức năng của da là gì? Câu 5: Nêu cấu tạo của da? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng hay không? Câu 6: Vì sao da luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước? Câu 7: Tiểu não có chức năng gì? Câu 8: Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò như thế nào trong đời sống? Câu 9: Nêu các cách phòng chống các bệnhv về mắt? Câu 10: Thế nào là phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ. Câu 11: Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với đời sống? V. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 20/03/2021 Tiết 55 Ngày giảng: 8C2: 25/03/2021 8C1: 26/03/2021 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS ôn tập, củng cố kiến thức các chương VI, VII, VIII, IX. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn làm bài kiểm tra. 3. Tư duy - Hình thành khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác. - Hình thành khả năng tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo. - Hình thành khả năng khái quát hóa. 4. Thái độ - Có ý thức nghiêm túc. 5. Định hướng phát triển năng lực a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học - Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức về cơ thể người - Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học: quan sát tranh, mô hình… II. CHUẨN BỊ - GV: - Chuẩn bị bảng phụ. III. PHƯƠNG PHÁP- KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, tái hiện. - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp (1’): - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới * Hoạt động học: Ôn tập a. Mục tiêu: - HS phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. b. Hình thức tổ chức: dạy học tình huống. c. Thời gian (35’) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, tái hiện. - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút e. Cách thức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung GV đưa câu hỏi ôn tập HS làm trước ở nhà. Câu 1: Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể? Câu 2: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào của cơ thể đảm nhận? Câu 3: Sự khác biệt trong thành phần của nước tiếu chính thức và nước tiểu đầu? Câu 4: Chức năng của da là gì? Câu 5: Nêu cấu tạo của da? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng hay không? Câu 6: Vì sao da luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước? Câu 7: Tiểu não có chức năng gì? Câu 8: Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò như thế nào trong đời sống? Câu 9: Nêu các cách phòng chống các bệnhv về mắt? Câu 10: Thế nào là phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ. Câu 11: Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với đời sống? - Yêu cầu HS lên bảng chữa câu hỏi , HS khác nhận xét, bổ sung. - GV hoàn thiện Câu 1: Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm: ­ Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa) và rau quả tươi. ­ Cung cấp muối (hoặc nước chấm) vừa phải. ­ Nên dùng muối Iốt. ­ Trẻ em cần được tăng cường muối canxi (ăn bổ xung sữa, nước xương hầm). Chế biến hợp lý để chống mất vitamin khi nấu ăn. Câu 2: Các chất thải của cơ thể chủ yếu là CO2, nước tiểu, mồ hôi. Các chất này thải ra ngoài qua cơ quan bài tiết là phổi, thận và da. Câu 3: Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn. Chứa ít các chất cặn bã và chất độc hơn. Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn. Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn. Gần như không còn các chất dinh dưỡng. Câu 4: Chức năng của da: ­ Bảo vệ cơ thể. ­ Tiếp nhận chất kích thích xúc giác. ­ Bài tiết. ­ Điều hòa thân nhiệt. ­ Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người. Câu 5: Cấu tạo của da: da có cấu tạo gồm 3 lớp ­ Lớp biểu bì: + Tầng sừng. + Tầng tế bào sống. ­ Lớp bì: + Sợi mô liên kết. ­ Lớp mỡ dưới da: gồm các tế bào mỡ. Lông mày có vai trò ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt. Vì vậy, không nên nhổ lông mày, lạm dụng kem, phấn sẽ bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển. Câu 6: Da luôn mềm mại không thấm nước vì: ­ Da được cấu tạo chủ yếu bởi các sợi, các tế bào mô liên kết, trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn làm mềm da. ­ Lớp tế bào ngoài cùng của da hóa sừng, làm cho da không thấm nước. Câu 7: Tiểu não có chức năng điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể. Câu 8: Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò điều hòa được hoạt động của các cơ quan, nội tạng. Câu 9: Các cách phòng tránh các bệnh về mắt: ­ Giữ mắt sạch sẽ. ­ Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt. ­ Ăn uống đủ vitamin (A). ­ Khi ra đường nên đeo kính. Câu 10: Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. Ví dụ: phản xạ bú của trẻ em. Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện. Ví dụ: phản xạ tiết nước bọt khi nhìn thấy mơ, mận. Câu 11: Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với đời sống: ­ Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi. ­ Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người. 4. Củng cố (4p) - GV đánh giá giờ dạy. 5. Hướng dẫn HS ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (5p) - Học bài cho kĩ giờ sau kiểm tra 1tiết. V. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.