Danh mục
KHTN 6 tuần 31,32 tiết 137,138
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 23:14 26/04/2023
Lượt xem: 9
Dung lượng: 76,1kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên
Mô tả: Trường:THCS Hồng Thái Tây Tổ:KH tự nhiên Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Huyền Lương Ngày soạn: 22/04/2023 Tiết 137,138 Ngày giảng: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II I. Mục tiêu: 1. Nội dung kiến thức: Sau bài học, HS đạt được: - Chủ đề 6: Hỗn hợp - Chủ đề 7: Vật sống. - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống: bài 14-22 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển mộ số năng lực của học sinh như sau: - Năng lực tự chủ và tự học: tự tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, đoạn video để hình thành kiến thức - Năng lực giao tiếp và hợp tác: - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Giải quyết vấn đề trong thực tiễn liên quan đến sự lớn lên và phân chia tế bào. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên (sinh học) * Nhận thức sinh học - Hiểu được kiến thức cơ bản đã học ở hai chủ đề 7,8 * Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học Giải thích kiến thức giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn liên quan tới kiến thức đã học ở hai chủ đề 7,8 để giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống. 3. Phẩm chất Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó đọc SGK và các tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để giải quyết các vấn đề trong các phiếu về chủ đề TB - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động thực hiện các nhiệm vụ tìm hiểu về hình dạng kích thước, cấu tạo tế bào, sự lớn lên và phân chia của TB, thực hành quan sát tế bào. - Kiến thức: học sinh biết ghi bài - Thái độ học sinh ngồi trật tự nghe giảng - kĩ năng: học sinh biết quan sát hinh ảnh II. Phương pháp: đàm thoại, giảng giải, hoạt động nhóm, cặp II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Đề cương ôn tập 2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung ôn tập GV đã gửi vào nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1 1. Hoạt động: Mở đầu (5 phút) GV: Cho học sinh nhắc lại các chủ dề và nội dung từng chủ đề đã học. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1. Hệ thống kiến thức trọng tâm: chủ đề 7,8 a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học về môn KHTN (phân môn Hoá và phân môn Sinh học) b. Nội dung: Học sinh thực hiện trả lời các câu hỏi trong nội dung đã học từ tuần 19-25 c. Sản phẩm: 1. Nội dung ôn tập ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 1 I. TRẮC NGHIỆM: PHÂN MÔN HOÁ Câu 1. Trong các chất sau, chất nào không hòa tan trong nước? A. Mật ong B. Đường C. Đá vôi D. Cồn Câu 2. Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây? A. Nghiền nhỏ muối ăn. C.Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều. B. Đun nóng nước. D. Bỏ thêm đá lạnh vào. Câu 3. Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A.Vitamin. C. Lipit (Chất béo). B. Carbohydrate (Chất đường bột). D. Protein (Chất đạm). PHÂN MÔN SINH Câu 1.(b14) Miền Bắc nước ta gọi là cá quả, miền Nam gọi là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài? A. Tên dân gian B. Tên địa phương C. Tên khoa học D. Tên phổ thông Câu 2. (b15)khóa lưỡng phân Câu 3. (b16) Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra? A. Tả, sởi, viêm gan A B. Viêm gan B, AIDS, sởi C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da Câu 4( b17): Bệnh kiết lị do nguyên nhân nào gây lên? A. Trùng Entamoeba B. Trùng Plasmodium C. Trùng giày D. Trùng roi Câu 5( b17): Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào? A. Đường máu B. Đường hô hấp C. Đường tiếp xúc D. Đường tiêu hóa Câu 6( b19- T/H): TV góp phần làm giảm ô nhiễm tiếng ồn bằng cách A. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2 B. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2 C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng CO2 D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng co2 Câu 7(20): Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu? A. Trao đổi khoáng B. Hô hấp C. Quang hợp D. Thoát hơi nước Câu 8( 20): Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò điều hòa khí hậu của thực vật? A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy. B. Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước. C. Cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp. D. Làm tăng nhiệt độ, tăng tốc độ gió, hàm lượng mưa. Câu 9(20). Khả năng làm mát không khí của thực vật có được là nhờ quá trình nào dưới đây? A. Quang hợp B. Thoát hơi nước C. Trao đổi khoáng D. Hô hấp Câu 10 (20). Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu? A. Tốc độ gió mạnh hơn B. Độ ẩm thấp hơn C. Nắng nhiều và gay gắt hơn D. Nhiệt độ thấp hơn Câu 11(19): Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa? A. Cây dương xỉ B. Cây bèo tây C. Cây chuối D. Cây lúa Câu 12(19): Cây nào dưới đây có hạt nhưng không có quả? A. Cây chuối B. Cây ngô C. Cây thông D. Cây mía Câu 20 (21): Cây nào dưới đây sinh sản bằng hạt? A. Trắc bách diệp B. Bèo tổ ong C. Rêu D. Rau bợ Câu 21 (21)Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác? A. Sinh sản bằng hạt B. Có hoa và quả C. Thân có mạch dẫn D. Sống chủ yếu ở cạn Câu 22(21): Nhóm nào dưới đây gồm các thực vật không có hoa? A. Rêu, mã đề, mồng tơi, rau ngót B. Lá lốt, kinh giới, húng quế, diếp cá C. Mía, tre, dương xỉ, địa tiền D. Hoàng đàn, thông, rau bợ, dương xỉ Câu 23(22). Đặc điểm giống nhau giữa động vật và thực vật là A. đều có khả năng tự dưỡng B. cơ thể có cấu tạo từ tế bào C. tế bào đều có màng cellulose D. đều có khả năng di chuyển Câu 24(22). Ngành Ruột khoang gồm nhóm các đại diện nào dưới đây? A. Trùng giày, trùng roi, thủy tức, san hô B. Thủy tức, san hô, sứa, hải quỳ C. Thủy tức, hải quỳ, giun đất, giun đũa D. Thủy tức, san hô, trùng roi, giun đất Câu 25 (22). Đặc điểm nào dưới đây không phải của các ngành giun? A. Cơ thể dài B. Đối xứng hai bên C. Có lớp vỏ cứng bảo vệ cơ thể D. Phân biệt đầu, thân Câu 26 (22). Giun đũa thường kí sinh ở vị trí nào trên cơ thể người? A. Dạ dày B. Ruột già C. Ruột non D. Ruột thừa Câu 27(22). Con sò khác con mực ở đặc điểm nào dưới đây? A, Sống ở biển B. Có hai mảnh vỏ C. Có giá trị thực phẩm D. Có thân mềm Câu 28(22). Tôm và cua đều được xếp vào động vật ngành chân khớp vì cả hai đều A. sống ở dưới nước, có khả năng di chuyển nhanh B. có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động C. có số lượng cá thể nhiều và có giá trị thực phẩm D. là các động vậ không xương sống, sống ở nước Câu 29 (22). Những đại diện nào dưới đây thuộc ngành Chân khớp? A. Ong, ruồi, ve sầu, bọ ngựa B. Nhện, tôm, sò huyết, mực C. Cua, bạch tuộc, châu chấu, sứa D. Tôm, mực, cua, cá Câu 30: Động vật nào sau đây là nguồn trung gian gây bệnh ở người? A. Bọ chét. B. Muỗi vằn. C. Mối D. Giun. Tiết 2 : Chữa câu hỏi phần tự luận II. TỰ LUẬN: PHÂN MÔN SINH Câu 1. Nêu khái niệm tế bào và chức năng của tế bào đối với cơ thể sống - Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống. - Tế bào có hình dạng kích thước rất khác nhau để thực hiện các chức năng khác nhau: vận chuyển, dẫn truyền… Câu 2. (b18) Kể tên các loại nấm mà em biết? Chúng có hình dạng như thế nào và môi trường sống của chúng? Nêu những lợi ích và tác hại của nấm. Em hãy đề ra các biện pháp phòng tránh ngộ độc do nấm. Kể tên các loại nấm mà em biết? - Một số lọai nấm: nấm kim châm, nấm mốc, nấm linh chi, nấm men, nấm rơm, nấm đùi gà, nấm mèo (mộc nhĩ), … - Hình dạng và môi trường sống của Nấm: - Nấm sống ở nhiều môi trường khác nhau: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể người và các sinh vật sống khác. - Nấm chủ yếu ở những nơi nóng ẩm, giàu dinh dưỡng, một số sống được ở điều kiện khắc nghiệt. - Nấm được chia thành 3 nhóm: Tên nhóm nấm Nấm túi Nấm đảm Nấm tiếp hợp Đặc điểm Thể quả dạng túi Thể quả dạng hình mũ Sợi nấm phân nhánh, màu nâu, xám, trắng Đại diện Nấm bụng dê, nấm cục … Nấm hương, nấm rơm, nấm sò… Nấm mốc… => Nấm đa dạng về đặc điểm hình thái và môi trường sống. - Vai trò của nấm: + Trong tự nhiên: tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường. + Dùng làm thực phẩm: nấm kim châm, mộc nhĩ, nấm hương, nấm đùi gà, … + Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm: nấm mem, nấm mốc, … + Dùng làm thuốc: nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, … - Tác hại của nấm: - Ở người: nấm gây ra các bệnh như: nấm lưỡi, lang ben, hắc lào, nấm da đầu, … - Ở thực vật: mốc cam ở thực vật, nấm khiến cây chết non, thối rễ, nấm gây hỏng lá, thân cây… - Ở động vật: bệnh nấm trên da động vật gây lở loét, rụng lông, … - Nấm còn làm hỏng thức ăn, đồ uống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tăng nguy cơ gây ung thư và còn gây hư hỏng quần áo, đồ đạc. => Biện pháp phòng tránh: giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đồ đạc quần áo khô ráo, sử dụng các loại thuốc kháng nấm, đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh. Câu 3(b19): Thực vật được chia thành mấy nhóm? Nêu đặc điểm và vai trò của từng nhóm. + Thực vật chia 4 nhóm: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín. + Đặc điểm phân chia: có hay không có mạch dẫn, có hạt hay không có hạt, có hoa hay không có hoa. Nội dung Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín Môi trường sống Nơi ẩm ướt, thường mọc thành từng đám Ưa ẩm, râm mát. Nhiều nơi (đặc biệt nơi có khí hậu mát mẻ, vùng ôn đới). Nhiều nơi. Đặc điểm cấu tạo và sinh sản Nhỏ bé, không có mạch dẫn, có thân và lá, rễ giả, không có hạt, không có hoa. - Sinh sản bằng bào tử. Có mạch dẫn, có thân, lá và rễ thật, không có hạt, không có hoa. - Sinh sản bằng bào tử. Có mạch dẫn, có thân, lá và rễ thật, có hạt, không có hoa (nón là CQSS). - Sinh sản bằng hạt (Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở). Có mạch dẫn, có hạt, có hoa. Hạt được bao kín trong quả. - Sinh sản bằng hạt (Hạt nằm trong quả). Đại diện Cây rêu tường, …….. Cây dương xỉ, rau bợ, bèo vẩy ốc,… Thông hai lá, trắc bách diệp,… Cây hoa hồng, phượng vĩ,… Câu 4 (20): Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Là HS em sẽ làm gì để bảo vệ thực vật ở đia phương? - Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với con người và vấn đề bảo vệ môi trường + Thực vật có vai trò quan trong đối với đời sống con người: thực vật được sử dụng thực vật làm thức ăn,thuốc chữa bệnh, đồ dùng, làm cảnh, trang trí, lấy bóng mát… + Thực vật góp phần giữ cân bằng khí ôxi và cácbonic trong không khí, điều hoà khí hậu của Trái Đất, làm giảm ô nhiễm không khí,chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước. Cung cấp thức ăn, nơi ở cho động vật - Là Hs thì có thể tham gia các phong trào đổi chai nhựa lấy cây con, vệ sinh môi trường, không vặt lá bẻ cây, tưới cây, chăm sóc cây, tuyên truyền cho mọi người… Câu 5(22): Động vật không xương sống có mấy ngành. Nêu đặc điểm nhận biết đâi diện và vai trò của các ngành ĐVKXS . trong các ngành đó ngành nào có gây bệnh nhiều cho con người và vật nuôi. Hãy đề ra biện pháp phòng tránh các bệnh về giun sán. - Động vật không xương sống có 4 ngành: Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp. Ngành ĐVKXS Một số đại diện và môi trường sống Đặc điểm nhận dạng Vai trò Ruột khoang - Thủy tức (ở nước ngọt) - Hải quỳ, sứa, san hô (ở biển) - Cơ thể đối xứng tỏa tròn. - Làm thức ăn cho người; cung cấp nơi ẩn nấp cho các loài động vật khác; tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo dưới biển. - Một số hại gây hại cho con người và động vật Các ngành giun - Sán dây, giun đũa, giun kim (kí sinh) - Đỉa, giun đất, rươi (sống tự do) - Có cơ thể dài, đối xứng 2 bên, phân biệt đầu và thân. - Làm thực phẩm (rươi), có ích cho nông nghiệp (giun đất), thức ăn gia xúc (giun quế...) - Giun đũa, sán… gây hại cho người và động vật. Thân mềm - Độ đa dạng cao (về số loài, môi trường...) - Trai, ốc, mực, sò - Cơ thể mềm, không phân đốt. - Đa số có vỏ cứng bao bọc. - Có lợi lớn cho người: Làm thức ăn, lọc nước. - Một số gây hại (ốc sên) Chân khớp - Đa dạng nhất về số loài: Muỗi, ong, tôm, cua... - Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phần đốt, có khớp động. - Làm thức ăn cho người, thụ phấn cho cây. - Có loài gây hại cây trồng, truyền bệnh cho người. - Trong đó ngành Giun gây bệnh nhiều cho con người và vật nuôi + Hãy nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người. => Trả lời: - Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Rửa rau, quả sạch trước khi ăn; nên ngâm rau, quả bằng nước muối loãng. - Không sử dụng phân tươi để bón cho cây. - Không cho trẻ con chơi nghịch đất bẩn. - Nên tẩy giun 1 - 2 lần/năm. - Ở nước ta, qua điều tra cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa cao, tại sao? => Trả lời: - Giun đũa đẻ nhiều (200 000 trứng/ngày), trứng giun đũa có khả năng phát tán rộng và không bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên. - Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống còn thấp nên ở nước ta tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao. - Vì sao rửa sạch rau sống lại có thể phòng trừ bệnh giun sán? => Trả lời: - Rau trồng ở ngoài môi trường nên dễ nhiễm vi khuẩn và trứng giun, sán. - Người ăn rau chưa rửa sạch sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, ăn các loại rau sống,... - Do đó, khi ăn rau nói chung và đặc biệt là rau sống cần rửa ra thật sạch. ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP 2 (Gửi hs tự làm) Câu 4. Miền Bắc nước ta gọi là cá quả, miền Nam gọi là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài? A. Tên dân gian C. Tên khoa học B. Tên địa phương D. Tên phổ thông Câu 5. Để phân loại các sinh vật thành từng nhóm dựa trên những đặc điểm giống và khác nhau của sinh vật người ta sử dụng… A. khóa lưỡng phân. C. trực quan. B. kính hiển vi. D. kính lúp. Câu 6. Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra? A. Tả, sởi, viêm gan A C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B B. Viêm gan B, AIDS, sởi D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da Câu 7. Bệnh nào dưới đây do vi khuẩn gây ra? A. Máu khó đông B. Bạch tạng C. Kiết lị D. HIV/AIDS Câu 8. Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây lên? A. Trùng Entamoeba C. Trùng giày B. Trùng Plasmodium D. Trùng roi Câu 9. Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào? A. Đường máu B. Đường hô hấp C. Đường tiếp xúc D. Đường tiêu hóa Câu 10. Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị? A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi C. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói B. Da tái, đau họng, khó thở D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ Câu 11. . Trong các sinh vật dưới dây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật? A. Hình (1) B. Hình (2) C. Hình (3) D. Hình (4) Câu 12. Động vật nào dưới đây kí sinh trên da người? A. Nhện B. Ve bò C. Cái ghẻ D. Ve sầu Câu 13. Ấu trùng sán lá máu xâm nhập vào cơ thể qua đường nào? A. Da B. Máu C. Mắt D. Hô hấp Câu 14. Loài động vật nào sau đây có hại cho cây trồng? A. Ốc sên B. Ong C. Mực D. Con sò Câu 15. Động vật nào sau đây sống kí sinh và gây hại cho sức khỏe con người A. Đỉa B. Rươi C. Hải quỳ D. Giun đũa Câu 16. Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng? A. Ong mật. C. Bướm B. Nhện đỏ D. Bọ cạp Câu 17. Tên phổ thông của loài được hiểu là: A. cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. B. cách gọi phố biến của loài có trong danh mục tra cứu. C. tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố). D. tên loài -> Tên giống -> (Tên tác giả, năm công bố). Câu 18. Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên? A. Bệnh kiết lị C. Bệnh đậu mùa B. Bệnh tiêu chảy D. Bệnh vàng da Câu 19. Đâu là vật truyền bệnh của bệnh sốt rét? A. Nguồn nước C. Muỗi Anopheles B. Vật nuôi D. Gia súc, gia cầm Câu 20. Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt là những biểu hiện của bệnh gì: A. bệnh sốt rét. C. bệnh kiết lị. B. bệnh cảm cúm. D. bệnh thủy đậu. Câu 21. Động vật chân khớp nào dưới đây phá hoại mùa màng? A. Ruồi C. Nhện B. Ve bò D. Châu chấu Câu 22. Ở nước ta, qua điều tra cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa cao, nguyên nhân là do: A. môi trường bẩn; B. ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; C. không có thói quen tẩy giun hằng năm; D. cả A, B, C đều đúng. TỰ LUẬN Câu 1 : Nêu khái niệm tế bào và chức năng của tế bào đối với cơ thể sống. - Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống, Các sinh vật đều được tạo nên từ tế bào - Tế bào có hình dạng kích thước rất khác nhau để thực hiện các chức năng khác nhau: vận chuyển, dẫn truyền… Câu 2 (b19): Thực vật được chia thành mấy nhóm? Nêu đặc điểm và vai trò của từng nhóm. + Thực vật chia 4 nhóm: - Rêu: không có mạch dẫn. - Dương xỉ: có mạch dẫn, không có hạt. - Hạt trần: có mạch dẫn, có hạt, không có hoa. - Hạt kín: có mạch dẫn, có hạt, có hoa. + Đặc điểm phân chia: có hay không có mạch dẫn, có hạt hay không có hạt, có hoa hay không có hoa. Phân biệt các 4 nhóm thực vật theo bảng sau Nội dung Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín Môi trường sống Nơi ẩm ướt, thường mọc thành từng đám Ưa ẩm, râm mát. Nhiều nơi (đặc biệt nơi có khí hậu mát mẻ, vùng ôn đới). Nhiều nơi. Đặc điểm cấu tạo và sinh sản Nhỏ bé, không có mạch dẫn, có thân và lá, rễ giả, không có hạt, không có hoa. - Sinh sản bằng bào tử. Có mạch dẫn, có thân, lá và rễ thật, không có hạt, không có hoa. - Sinh sản bằng bào tử. Có mạch dẫn, có thân, lá và rễ thật, có hạt, không có hoa (nón là CQSS). - Sinh sản bằng hạt (Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở). Có mạch dẫn, có hạt, có hoa. Hạt được bao kín trong quả. - Sinh sản bằng hạt (Hạt nằm trong quả). Đại diện Cây rêu tường, …….. Cây dương xỉ, rau bợ, bèo vẩy ốc,… Thông hai lá, trắc bách diệp,… Cây hoa hồng, phượng vĩ,… . Câu 3 (20): Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Là HS em sẽ làm gì để bảo vệ thực vật ở đia phương? - Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với con người và vấn đề bảo vệ môi trường + Thực vật có vai trò quan trong đối với đời sống con người: thực vật được sử dụng thực vật làm thức ăn,thuốc chữa bệnh, đồ dùng, làm cảnh, trang trí, lấy bóng mát… + Thực vật góp phần giữ cân bằng khí ôxi và cácbonic trong không khí, điều hoà khí hậu của Trái Đất, làm giảm ô nhiễm không khí,chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước. Cung cấp thức ăn, nơi ở cho động vật - Là Hs thì có thể tham gia các phong trào đổi chai nhựa lấy cây con, vệ sinh môi trường, không vặt lá bẻ cây, tưới cây, chăm sóc cây, tuyên truyền cho mọi người… Câu 4(22): Động vật không xương sống có mấy ngành. Nêu đặc điểm nhận biết đại diện và vai trò của các ngành ĐVKXS . trong các ngành đó ngành nào có gây bệnh nhiều cho con người và vật nuôi. Hãy đề ra biện pháp phòng tránh các bệnh về giun sán. - Động vật không xương sống có 4 ngành: Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp. - Phân biệt các ngành động vật ko xương sống.(đã ghi trong bài 22) Ngành ĐVKXS Một số đại diện và môi trường sống Đặc điểm nhận dạng Vai trò - Trong đó ngành Giun gây bệnh nhiều cho con người và vật nuôi + Hãy nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người. => Trả lời: - Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Rửa rau, quả sạch trước khi ăn; nên ngâm rau, quả bằng nước muối loãng. - Không sử dụng phân tươi để bón cho cây. - Không cho trẻ con chơi nghịch đất bẩn. - Nên tẩy giun 1 - 2 lần/năm. - Ở nước ta, qua điều tra cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa cao, tại sao? => Trả lời: - Giun đũa đẻ nhiều (200 000 trứng/ngày), trứng giun đũa có khả năng phát tán rộng và không bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên. - Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống còn thấp nên ở nước ta tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao. - Vì sao rửa sạch rau sống lại có thể phòng trừ bệnh giun sán? => Trả lời: - Rau trồng ở ngoài môi trường nên dễ nhiễm vi khuẩn và trứng giun, sán. - Người ăn rau chưa rửa sạch sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, ăn các loại rau sống,... - Do đó, khi ăn rau nói chung và đặc biệt là rau sống cần rửa ra thật sạch. Câu 5: Viết các bước trồng một loại nấm được trồng ở địa phương em hoặc một loại nấm mà em biết. (TỰ LÀM) 3. Hoạt động 3: Luyện tập Hệ thống lại được các kiến thức về hai chủ đề 7,8 vừa học tham gia. 4. Hoạt động 4: Vận dụng: trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập vận dụng ở các bài đã học từ bài 12-16 (SGK) 5. Chuẩn bị : tiết 139,140: KTCUỐI HKII

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.