
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM

Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 22:55 19/03/2023
Lượt xem: 6
Dung lượng: 151,5kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên
Mô tả: Trường: THCS Hồng Thái Tây Tổ: Khoa học tự nhiên Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Huyền Lương BÀI 12: NỒI CƠM ĐIỆN Môn: Công Nghệ - lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết (Tiết 28,29 PPCT) Ngày soạn: 18/03/2023 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Các bộ phận chính của nồi cơm điện. - Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của nồi cơm điện. - Lựa chọn và sử dụng nồi cơm điện đúng cách, an toàn và tiết kiệm. 2. Năng lực: - Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính của nồi cơm điện. - Vẽ được sơ đồ khối và mô tả được nguyên lí làm việc của nồi cơm điện. - Đọc và hiểu được ý nghĩa số liệu kĩ thuật của nồi cơm điện. - Lựa chọn và sử dụng được các loại nồi cơm điện đúng cách, tiết kiệm, an toàn. - Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ trong nhóm để tìm hiểu về cách sử dụng nồi cơm điện. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ vận dụng kiến thức đã học về nồi cơm điện vào cuộc sống hàng ngày trong gia đình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh cấu tạo và nguyên lí làm việc của nồi cơm điện đơn chức năng (Theo danh mục thiết bị tối thiểu). - Nồi cơm điện đơn chức năng (Theo danh mục thiết bị tối thiểu). 2. Đối với học sinh - SGK, vở ghi chép III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: Huy động sự hiểu biết, kinh nghiệm của HS liên quan tới việc sử dụng nồi cơm điện; phát hiện ra ưu điểm của việc sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm so với nấu cơm bằng bếp củi, bếp ga,...Gợi sự tò mò và tạo tâm thế học tập cho HS vào nội dung bài học b. Nội dung: HS được yêu cầu quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi dưới tiêu đề bài học trong SGK, GV định hướng HS vào chủ đề bài học thông qua việc đặt câu hỏi nhằm khơi gợi cảm xúc, hiểu biết trong thực tiễn của HS. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: GV trình chiếu một số hình ảnh cơm được nấu trước khi có nồi cơm điện: - Trên hình là cách nấu cơm bằng cách nào? Nhận xét ưu nhược điểm khi nấu cơm bằng những cách trên và nấu cơm bằng nồi cơm điện? - HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nêu suy nghĩ của mình: 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 2.1 Tìm hiểu cấu tạo của nồi cơm điện a. Mục tiêu: HS nhận biết và nêu được chức năng các bộ phận chính của nồi cơm điện. b. Nội dung: HS được yêu cầu mô tả lại hình dáng, kể tên các bộ phận của nồi cơm điện được sử dụng trong gia đình HS. Sau đó đọc SGK về cấu tạo và ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng “Khám phá” (SGK CN6 trang 65). c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (2 bàn 1 nhóm) - GV yêu cầu HS xem 1 đoạn video “Cách nấu cơm bằng nồi cơm điện” hoặc hình ảnh nồi cơm điện: - GV yêu cầu HS kết hợp nội dung mục I và hộp chức năng khám phá trong SGK thảo luận theo nhóm đề trả lời câu hỏi: + Các em thảo luận và mô tả hình dáng, các bộ phận của nồi cơm điện ở gia đình HS đang sử dụng - GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời và các nhóm còn lại nhận xét và sau đó GV chốt ý - GV bổ sung để mở rộng thêm kiến thức cho HS - Sau đó, GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục II. Cấu tạo (SGK CN6 trang 64 - 65), tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo gợi ý trong hộp chức năng “Khám phá” (SGK CN6 trang 65) để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của nồi cơm điện và ghi vào vở. - GV nhận xét và nhấn mạnh lại chức năng của các bộ phận chính của nồi cơm điện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS xem video, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận nhóm theo yêu cầu + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS đại diện nhóm trình bày kết quả + GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. 1. Cấu tạo: Gồm: 5 bộ phận chính + Nắp nồi: + Thân nồi: + Nồi nấu: + Bộ phận sinh nhiệt: + Bộ phận điều khiển: Hoạt động 2.2. Tìm hiểu nguyên lí làm việc của nồi cơm điện a. Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc của nồi cơm điện. b. Nội dung hoạt động: HS đọc nội dung về nguyên lí làm việc của nồi cơm điện trong SGK trang 65, quan sát tranh sơ đồ nguyên lí làm việc của nồi cơm điện; thảo luận nhóm và cho biết nồi cơm điện làm việc như thế nào, nhận xét và giải thích sự khác nhau của các bộ phận ở nồi cơm điện giữa chế độ nấu và giữ ấm; vẽ vào vở sơ đồ khối. c. Sản phẩm của hoạt động: Bản vẽ sơ đồ khối nguyên lí làm việc của nồi cơm điện trong vở của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu học sinh đọc mục II sách giáo khoa, chia nhóm để thảo luận: ? Nồi cơm điện hoạt động như thế nào? ? Quan sát hình 12.3a và hình 12.3b, nhận xét sự khác nhau về màu sắc giữa các khối chức năng trong đó. Giải thích sự khác nhau này? - GV lưu ý học sinh về màu sắc của bô phận sinh nhiệt, màu sắc thể hiện lượng nhiệt cung cấp nhiều hay ít, tương ứng với chế độ nấu hay giữ ấm - GV yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ khối về nguyên lí làm việc của nồi cơm điện. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời và các nhóm còn lại nhận xét và sau đó GV chốt ý - GV sử dụng hộp chức năng thông tin bổ sung để mở rộng thêm kiến thức cho HS Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận nhóm theo yêu cầu + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS đại diện nhóm trình bày kết quả + GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. II. Nguyên lí làm việc: - Khi đóng điện, bộ phận điều khiển cấp điện cho bộ phận sinh nhiệt, nồi cơm điện làm việc ở chế độ nấu - Khi cơm cạn nước, bộ phận sinh nhiệt giảm nhiệt độ, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm (ủ cơm) Hoạt động 2.3. Lựa chọn và sử dụng nồi cơm điện đúng cách a. Mục tiêu: - HS đọc được thông số kĩ thuật của nồi cơm điện. Lựa chọn nồi cơm điện dựa trên những nguyên tắc chung và phù hợp với nhu cầu, điều kiện của gia đình. - HS nắm được cách thức sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm đúng cách, an toàn và hiệu quả. b. Nội dung: HS được yêu cầu: - Sử dụng những nguyên tắc chung về lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình (Đã học trong Bài 10), bảng tham khảo dung tích nồi cơm điện để đưa ra lời giải cho bài toán trong hộp chức năng “Kết nối năng lực” và ghi vào vở. - Kể tên các công việc cần thực hiện, một số tình huống có thể gây mất an toàn khi sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm ở gia đình HS và ghi vào vở. c. Sản phẩm: - Ngoài những nguyên tắc chung về lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình, khi lựa chọn nồi cơm điện cần quan tâm đến dung tích, chức năng của nồi sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình. - Khi sử dụng nồi cơm điện cần lưu ý: Đặt nồi cơm điện ở nơi khô ráo, thoáng mát; Không dùng các vật dụng cọ rửa có chứa sợi kim loại để lau chùi nồi nấu bên trong; Không dùng tay để che hoặc tiếp xúc với lỗ thông hơi của nồi cơm điện khi nồi đang nấu. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II - SGK về thông số kĩ thuật của nồi cơm điện và cho biết: ? Các đại lượng điện nồi cơm điện gồm những đại lượng gì? ? Thông số kĩ thuật đó có lợi ích gì? Vì sao? - GV cho HS ôn lại những nguyên tắc chung về lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình. Lưu ý thêm HS tới thông số về dung tích của nồi cơm điện. Trên cơ sở đó, hướng dẫn HS giải bài tập đã nêu trong mục nội dung của hoạt động này. - GV yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và đưa ra lựa chọn cho tình huống và thực tế gia đình mình. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận, kể tên các công việc cần thực hiện khi sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm, một số hành động có thể gây mất an toàn cho người và thiết bị khi nấu cơm ở gia đình. GV quan sát, hỗ trợ gợi ý HS khi cần thiết. GV sử dụng gợi ý trong hộp chức năng “Thông tin bổ sung”, “Luyện tập” trang 67 SGK tổ chức cho HS quan sát, phân tích những điểm gây mất an toàn cho người và thiết bị trong hình 12.5 để kiến tạo tri thức cho HS về một số lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, quan sát các kênh hình, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + HS liên hệ thực tiễn trong gia đình mình trả lời câu hỏi trong hộp chức năng khám phá. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung + HS lựa chọn các phương pháp bảo quản phù hợp với từng thực phẩm Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. III. Lựa chọn và sử dụng: 1. Lựa chọn: Lựa chọn nồi cơm điện cần quan tâm tới dung tích, chức năng để phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình 2. Sử dụng: a. Nấu cơm bằng nồi cơm điện: - Chuẩn bị: vo gạo, điều chỉnh lượng nước vừa đủ, lau khô mặt ngoài của nồi nấu bằng khăn mềm, kiểm tra và làm sạch mặt của mâm nhiệt, đặt nồi nấu khít với mặt trong của thân nồi và đóng nắp. - Nấu cơm: cắm điện, bật công tắc ở chế độ nấu, không mở nắp nồi khi đang nấu, rút phích cắm ra khỏi nguồn điện khi đã nấu xong và mang đi sử dụng b. Một số lưu ý khi sử dụng: - Đặt nồi cơm điện nơi khô ráo, thoáng mát - Không dùng tay để che hoặc tiếp xúc với lỗ thông hơi của nồi cơm điện khi nồi đang nấu - Không dùng các vật dụng cứng, nhọn chà sát, lau chùi bên trong nồi nấu - Không nấu quá lượng gạo quy định 3. Hoạt động thực hành a. Mục tiêu: HS thực hành vận dụng các kiến thức đã tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lí làm việc, thông số kĩ thuật và cách sử dụng an toàn để thao tác trên nồi cơm điện thực. b. Nội dung: HS được yêu cầu thực hành trên thiết bị thật: Đọc thông số kĩ thuật của nồi; quan sát và chỉ ra các bộ phận trên nồi cơm điện; Cấp nguồn cho nồi cơm điện, thay đổi chế độ nấu và ủ, quan sát sự thay đổi của đèn báo; hoàn thiện báo cáo. c. Sản phẩm: Bản báo cáo thực hành trình bày theo mẫu hình 12.4 SGK CN6 trang 66. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS thực hành theo trình tự đã nêu trong hộp chức năng “Thực hành” SGK CN6 trang 66. Quan sát và hỗ trợ HS để đảm bảo quá trình thực hành diễn ra an toàn. - GV nhận xét báo cáo của HS và kết luận. 4. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: HS nhằm kết nối kiến thức đã học về nồi cơm điện vào thực tiễn trong gia đình. Hoạt động này hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ. b. Nội dung : HS được giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu thông tin về nồi cơm điện mà gia đình đang sử dụng; quan sát việc sử dụng nồi cơm điện và chỉ ra các điểm chưa an toàn; Tư vấn cho mọi người trong gia đình về cách lựa chọn, sử dụng nồi cơm điện an toàn, hiệu quả, tiết kiệm. c. Sản phẩm: Báo cáo của HS thông tin về quá trình sử dụng nồi cơm điện trong gia đình. d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS như mục Nội dung và yêu cầu HS nghiêm túc thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ ở nhà và nộp lại vào buổi học tới.
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 22:55 19/03/2023
Lượt xem: 6
Dung lượng: 151,5kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên
Mô tả: Trường: THCS Hồng Thái Tây Tổ: Khoa học tự nhiên Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Huyền Lương BÀI 12: NỒI CƠM ĐIỆN Môn: Công Nghệ - lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết (Tiết 28,29 PPCT) Ngày soạn: 18/03/2023 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Các bộ phận chính của nồi cơm điện. - Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của nồi cơm điện. - Lựa chọn và sử dụng nồi cơm điện đúng cách, an toàn và tiết kiệm. 2. Năng lực: - Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính của nồi cơm điện. - Vẽ được sơ đồ khối và mô tả được nguyên lí làm việc của nồi cơm điện. - Đọc và hiểu được ý nghĩa số liệu kĩ thuật của nồi cơm điện. - Lựa chọn và sử dụng được các loại nồi cơm điện đúng cách, tiết kiệm, an toàn. - Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ trong nhóm để tìm hiểu về cách sử dụng nồi cơm điện. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ vận dụng kiến thức đã học về nồi cơm điện vào cuộc sống hàng ngày trong gia đình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh cấu tạo và nguyên lí làm việc của nồi cơm điện đơn chức năng (Theo danh mục thiết bị tối thiểu). - Nồi cơm điện đơn chức năng (Theo danh mục thiết bị tối thiểu). 2. Đối với học sinh - SGK, vở ghi chép III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: Huy động sự hiểu biết, kinh nghiệm của HS liên quan tới việc sử dụng nồi cơm điện; phát hiện ra ưu điểm của việc sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm so với nấu cơm bằng bếp củi, bếp ga,...Gợi sự tò mò và tạo tâm thế học tập cho HS vào nội dung bài học b. Nội dung: HS được yêu cầu quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi dưới tiêu đề bài học trong SGK, GV định hướng HS vào chủ đề bài học thông qua việc đặt câu hỏi nhằm khơi gợi cảm xúc, hiểu biết trong thực tiễn của HS. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: GV trình chiếu một số hình ảnh cơm được nấu trước khi có nồi cơm điện: - Trên hình là cách nấu cơm bằng cách nào? Nhận xét ưu nhược điểm khi nấu cơm bằng những cách trên và nấu cơm bằng nồi cơm điện? - HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nêu suy nghĩ của mình: 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 2.1 Tìm hiểu cấu tạo của nồi cơm điện a. Mục tiêu: HS nhận biết và nêu được chức năng các bộ phận chính của nồi cơm điện. b. Nội dung: HS được yêu cầu mô tả lại hình dáng, kể tên các bộ phận của nồi cơm điện được sử dụng trong gia đình HS. Sau đó đọc SGK về cấu tạo và ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng “Khám phá” (SGK CN6 trang 65). c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (2 bàn 1 nhóm) - GV yêu cầu HS xem 1 đoạn video “Cách nấu cơm bằng nồi cơm điện” hoặc hình ảnh nồi cơm điện: - GV yêu cầu HS kết hợp nội dung mục I và hộp chức năng khám phá trong SGK thảo luận theo nhóm đề trả lời câu hỏi: + Các em thảo luận và mô tả hình dáng, các bộ phận của nồi cơm điện ở gia đình HS đang sử dụng - GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời và các nhóm còn lại nhận xét và sau đó GV chốt ý - GV bổ sung để mở rộng thêm kiến thức cho HS - Sau đó, GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục II. Cấu tạo (SGK CN6 trang 64 - 65), tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo gợi ý trong hộp chức năng “Khám phá” (SGK CN6 trang 65) để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của nồi cơm điện và ghi vào vở. - GV nhận xét và nhấn mạnh lại chức năng của các bộ phận chính của nồi cơm điện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS xem video, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận nhóm theo yêu cầu + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS đại diện nhóm trình bày kết quả + GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. 1. Cấu tạo: Gồm: 5 bộ phận chính + Nắp nồi: + Thân nồi: + Nồi nấu: + Bộ phận sinh nhiệt: + Bộ phận điều khiển: Hoạt động 2.2. Tìm hiểu nguyên lí làm việc của nồi cơm điện a. Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc của nồi cơm điện. b. Nội dung hoạt động: HS đọc nội dung về nguyên lí làm việc của nồi cơm điện trong SGK trang 65, quan sát tranh sơ đồ nguyên lí làm việc của nồi cơm điện; thảo luận nhóm và cho biết nồi cơm điện làm việc như thế nào, nhận xét và giải thích sự khác nhau của các bộ phận ở nồi cơm điện giữa chế độ nấu và giữ ấm; vẽ vào vở sơ đồ khối. c. Sản phẩm của hoạt động: Bản vẽ sơ đồ khối nguyên lí làm việc của nồi cơm điện trong vở của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu học sinh đọc mục II sách giáo khoa, chia nhóm để thảo luận: ? Nồi cơm điện hoạt động như thế nào? ? Quan sát hình 12.3a và hình 12.3b, nhận xét sự khác nhau về màu sắc giữa các khối chức năng trong đó. Giải thích sự khác nhau này? - GV lưu ý học sinh về màu sắc của bô phận sinh nhiệt, màu sắc thể hiện lượng nhiệt cung cấp nhiều hay ít, tương ứng với chế độ nấu hay giữ ấm - GV yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ khối về nguyên lí làm việc của nồi cơm điện. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời và các nhóm còn lại nhận xét và sau đó GV chốt ý - GV sử dụng hộp chức năng thông tin bổ sung để mở rộng thêm kiến thức cho HS Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận nhóm theo yêu cầu + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS đại diện nhóm trình bày kết quả + GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. II. Nguyên lí làm việc: - Khi đóng điện, bộ phận điều khiển cấp điện cho bộ phận sinh nhiệt, nồi cơm điện làm việc ở chế độ nấu - Khi cơm cạn nước, bộ phận sinh nhiệt giảm nhiệt độ, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm (ủ cơm) Hoạt động 2.3. Lựa chọn và sử dụng nồi cơm điện đúng cách a. Mục tiêu: - HS đọc được thông số kĩ thuật của nồi cơm điện. Lựa chọn nồi cơm điện dựa trên những nguyên tắc chung và phù hợp với nhu cầu, điều kiện của gia đình. - HS nắm được cách thức sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm đúng cách, an toàn và hiệu quả. b. Nội dung: HS được yêu cầu: - Sử dụng những nguyên tắc chung về lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình (Đã học trong Bài 10), bảng tham khảo dung tích nồi cơm điện để đưa ra lời giải cho bài toán trong hộp chức năng “Kết nối năng lực” và ghi vào vở. - Kể tên các công việc cần thực hiện, một số tình huống có thể gây mất an toàn khi sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm ở gia đình HS và ghi vào vở. c. Sản phẩm: - Ngoài những nguyên tắc chung về lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình, khi lựa chọn nồi cơm điện cần quan tâm đến dung tích, chức năng của nồi sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình. - Khi sử dụng nồi cơm điện cần lưu ý: Đặt nồi cơm điện ở nơi khô ráo, thoáng mát; Không dùng các vật dụng cọ rửa có chứa sợi kim loại để lau chùi nồi nấu bên trong; Không dùng tay để che hoặc tiếp xúc với lỗ thông hơi của nồi cơm điện khi nồi đang nấu. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II - SGK về thông số kĩ thuật của nồi cơm điện và cho biết: ? Các đại lượng điện nồi cơm điện gồm những đại lượng gì? ? Thông số kĩ thuật đó có lợi ích gì? Vì sao? - GV cho HS ôn lại những nguyên tắc chung về lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình. Lưu ý thêm HS tới thông số về dung tích của nồi cơm điện. Trên cơ sở đó, hướng dẫn HS giải bài tập đã nêu trong mục nội dung của hoạt động này. - GV yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và đưa ra lựa chọn cho tình huống và thực tế gia đình mình. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận, kể tên các công việc cần thực hiện khi sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm, một số hành động có thể gây mất an toàn cho người và thiết bị khi nấu cơm ở gia đình. GV quan sát, hỗ trợ gợi ý HS khi cần thiết. GV sử dụng gợi ý trong hộp chức năng “Thông tin bổ sung”, “Luyện tập” trang 67 SGK tổ chức cho HS quan sát, phân tích những điểm gây mất an toàn cho người và thiết bị trong hình 12.5 để kiến tạo tri thức cho HS về một số lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, quan sát các kênh hình, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + HS liên hệ thực tiễn trong gia đình mình trả lời câu hỏi trong hộp chức năng khám phá. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung + HS lựa chọn các phương pháp bảo quản phù hợp với từng thực phẩm Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. III. Lựa chọn và sử dụng: 1. Lựa chọn: Lựa chọn nồi cơm điện cần quan tâm tới dung tích, chức năng để phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình 2. Sử dụng: a. Nấu cơm bằng nồi cơm điện: - Chuẩn bị: vo gạo, điều chỉnh lượng nước vừa đủ, lau khô mặt ngoài của nồi nấu bằng khăn mềm, kiểm tra và làm sạch mặt của mâm nhiệt, đặt nồi nấu khít với mặt trong của thân nồi và đóng nắp. - Nấu cơm: cắm điện, bật công tắc ở chế độ nấu, không mở nắp nồi khi đang nấu, rút phích cắm ra khỏi nguồn điện khi đã nấu xong và mang đi sử dụng b. Một số lưu ý khi sử dụng: - Đặt nồi cơm điện nơi khô ráo, thoáng mát - Không dùng tay để che hoặc tiếp xúc với lỗ thông hơi của nồi cơm điện khi nồi đang nấu - Không dùng các vật dụng cứng, nhọn chà sát, lau chùi bên trong nồi nấu - Không nấu quá lượng gạo quy định 3. Hoạt động thực hành a. Mục tiêu: HS thực hành vận dụng các kiến thức đã tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lí làm việc, thông số kĩ thuật và cách sử dụng an toàn để thao tác trên nồi cơm điện thực. b. Nội dung: HS được yêu cầu thực hành trên thiết bị thật: Đọc thông số kĩ thuật của nồi; quan sát và chỉ ra các bộ phận trên nồi cơm điện; Cấp nguồn cho nồi cơm điện, thay đổi chế độ nấu và ủ, quan sát sự thay đổi của đèn báo; hoàn thiện báo cáo. c. Sản phẩm: Bản báo cáo thực hành trình bày theo mẫu hình 12.4 SGK CN6 trang 66. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS thực hành theo trình tự đã nêu trong hộp chức năng “Thực hành” SGK CN6 trang 66. Quan sát và hỗ trợ HS để đảm bảo quá trình thực hành diễn ra an toàn. - GV nhận xét báo cáo của HS và kết luận. 4. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: HS nhằm kết nối kiến thức đã học về nồi cơm điện vào thực tiễn trong gia đình. Hoạt động này hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ. b. Nội dung : HS được giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu thông tin về nồi cơm điện mà gia đình đang sử dụng; quan sát việc sử dụng nồi cơm điện và chỉ ra các điểm chưa an toàn; Tư vấn cho mọi người trong gia đình về cách lựa chọn, sử dụng nồi cơm điện an toàn, hiệu quả, tiết kiệm. c. Sản phẩm: Báo cáo của HS thông tin về quá trình sử dụng nồi cơm điện trong gia đình. d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS như mục Nội dung và yêu cầu HS nghiêm túc thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ ở nhà và nộp lại vào buổi học tới.
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

