Danh mục
KHBD- Sinh 9 tiết 4
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 9/18/23 8:36 AM
Lượt xem: 5
Dung lượng: 33.0kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên
Mô tả: Tuần 2 Ngày soạn: 09 /9 /2023 Tiết 4 BÀI 4 : LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, phân tích kết quả thí nghiệm hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen, giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp 2. Năng lực Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt Năng lực chung Năng lực chuyên biệt - Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - Năng lực sử dụng CNTT - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Về phẩm chất Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của Menđen. - GD đạo đức: Giáo dục thái độ biết tôn trọng ông bà, cha mẹ; yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng ,trân trọng, giữ gìn tình cảm gia đình hạnh phúc. - Sống có trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng xã hội. 4. GD Học sinh khuyết tật 9D2: Nhắc nhở HS chú ý ngồi trật tự nghe giảng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU GV: Máy tính,tivi. Tranh hình 4, bảng phụ ghi nội dung bảng 4 SGK. HS: Tìm hiểu trước bài,nghiên cứu nội dung bảng 4sgk. III. Tiến trinh lên lớp 1. Ôn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) Câu hỏi Đáp án Câu 1: HSK Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì ? - Xác định kiểu gen......... - Khái niệm lai phân tích ... 3. Các hoạt động Hoạt động 1: Khởi động (1’) a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm:Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Chúng ta đã nghiên cứu lai một cặp tính trạng. Vậy khi lai hai cặp tính trạng thì ở F2 có tỉ lệ như thế nào ? Đó là vấn đề mà hôm nay chúng ta tìm hiểu. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a.Mục tiêu: HS trình bày được TN lai hai cặp tính trạng của Menđen. Biết phân tích kết quả TN từ đó phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen. Phân tích kết quả thí nghiệm nêu được khái niệm biến dị tổ hợp b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chứcthực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 2.1. Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen. (22’) Hoạt động thầy trò HĐ 1: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen. (22’) - Gv. Chiếu H4, yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu thông tin SGK. Mô tả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen ? - Hs: P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn F1: 100% Vàng, trơn F1 x F1: F2 có 4 kiểu hình Hs. Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng 4 Gv. Gọi đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung . Hs. Đại diện nhóm báo cáo,nhóm khác bổ sung Gv. Nhận xét chiếu bảng chuẩn Nội dung I. Thí nghiệm của Menđen. 1. Thí nghiệm : Lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản: P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn F1: 100% vàng, trơn Cho F1 tự thụ phấn F2: 9 V-T; 3 V-N; 3 X-T; 1X-N Kiểu hình F2 Số hạt TL kiểu hình Tỉ lệ cặp tính trạng của F2 Vàng, trơn Vàng, nhăn Xanh, trơn Xanh, nhăn 315 101 108 32 9 3 3 1 Vàng 315 + 101 416 3 Xanh 108 + 32 140 1 Trơn 315 + 108 423 3 Nhăn 101 + 32 133 1 GV: Tỉ lệ từng cặp tính trạng trên tuân theo quy luật nào và xác định được điều gì ? HS: Từng cặp tính trạng trên tuân theo quy luật phân ly của Men đen vì hạt vàng ,trơn là các tính trạng trội và đều chiếm tỉ lệ 3/4 của từng loại tính trạng . Còn hạt xanh, nhăn là các tính trạng lặn và đều chiếm tỉ lệ 1/4. GV phân tích cho HS thấy rõ tỉ lệ của từng cặp tính trạng có mối tương quan với tỉ lệ kiểu hình ở F2. Hạt vàng, trơn = 3/4 vàng x 3/4 trơn =9/16 Hạt vàng, nhăn = 3/4 vàng x1/4 nhăn=3/4 Hạt xanh, trơn = 1/4 xanh x 3/4 trơn=3/4 Hạt xanh, nhăn = 1/4 xanh x 1/4 nhăn=1/4 ?F2 có tỉ lệ kiểu hình và số tổ hợp là bao nhiêu? HS: Tỉ lệ 9 : 3: 3: 1 , tổ hợp 16 .Tỉ lệ mỗi lọai kiểu ở F2 chính bằng tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó GV phân tích cho HS hiểu các tính trạng di truyền độc lập với nhau: Men đen thấy các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau (không phụ thuộc vào nhau). GV cho HS làm bài tập điều từ HS trả lời, bổ sung GV Gọi một học sinh đọc to nội dung của quy luật GV? Căn cứ vào đâu Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập với nhau? HS nêu được:- Căn cứ vào tỉ lệ của từng cặp tính trạng màu sắc và hình dạng tuân theo quy luật phân ly của Menđen -Tỉ lệ của từng cặp tính trạng màu sắc và hình dạng có mối tương quan với nhauđược biểu hiện mỗi loại kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó. 2. Quy luật phân li độc lập. Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. 2.2. Tìm hiểu biến dị tổ hợp.(10phút Hoạt động của GV và HS Nội dung Gv. Yêu cầu HS nghiên cứu lại kết quả thí nghiệm ở F2 cho biết: ? Kiểu hình nào ở F2 khác bố mẹ. HS: 2 kiểu hình vàng, nhăn và xanh, trơn khác bố mẹ, chiếm tỉ lệ 6/16 GV. Nhấn mạnh: khái niệm biến dị tổ hợp được xác định dựa vào kiểu hình của P. Biến dị tổ hợp là gì? Nguyên nhân của biến dị ? HS: đọc thông tin suy nghĩ trả lời . GV: Biến dị tổ hợp hình thành trong giảm phân . Khi giảm phân tạo giao tử có hiện tượng phân ly của hai gen trong mỗi cặp alen (Gen tồn tại trong cơ thể thành từng cặp gọi là cặp gen alen) mỗi gen đi về một tế bào giao tử khác nhau (Khi xét cùng lúc nhiều cặp gen độc lập với nhau, số tổ hợp giao tử là rất lớn) Biến dị tổ hợp hình thành trong thụ tinh : khi các giao tử phối hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh thì số tổ hợp gen hình thành qua thụ tinh ngày càng lớn. ? Biến dị tổ hợp xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? HS: ở các loài sinh sản hữu tính có giảm phân và thụ tinh GV Kết quả thí nghiệm ở F2 tính trạng nào được hình thành từ biến dị tổ hợp? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu ? HS dựa vào bảng chuẩn trả lời . GV. Cung cấp thông tin biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hóa GV. Giáo dục đạo đức cho học sinh: Những tính trạng trên cơ thể chúng ta được kế thừa vật chất di truyền từ bố mẹ, tổ tiên, nên chúng ta phải biết tôn trọng ông bà, cha mẹ; yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng, trân trọng, giữ gìn tình cảm gia đình hạnh phúc - Sống có trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng xã hội II. Biến dị tổ hợp. - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P. - Nguyên nhân: có sự phân li độc lập & tổ hợp lại các tính trạng làm xuất hiện lại các kiểu hình khác bố mẹ. Hoạt động 3: Luyện tập (3’) a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện:Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. Câu 1: Trong phép lai của Menđen, khi giao phấn giữa cây đậu Hà lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây có hạt xanh, vỏ nhăn thuần chủng thì kiểu hình thu đ¬ược ở các cây lai F1 là: A. Hạt vàng, vỏ trơn B. Hạt vàng, vỏ nhăn C. Hạt xanh, vỏ trơn D. Hạt xanh, vỏ nhăn Câu 2: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là: (MĐ1) A. Sinh sản vô tính B. Sinh sản hữu tính C. Sinh sản sinh d¬ưỡng D. Sinh sản nảy chồi Câu 3: Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín muộn. Kiểu hình nào ở con lai d¬ưới đây được xem là biến dị tổ hợp?(MĐ3) A. Quả tròn, chín sớm B. Quả dài, chín muộn C. Quả tròn, chín muộn D. Cả 3 kiểu hình vừa nêu Đáp án: Câu 1:A Câu 2:B Câu 3: C Hoạt động 4: Vận dụng (2’) a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. Xác định số loại giao tử, viết các giao tử có thể có của các kiểu gen sau AaBb , AaBbDD, AaBBDD BT bổ sung:Viết sơ đồ lai trong các trường hợp sau: a.P: AABB x aabb b. P: Aabb x aaBb c. P: AaBB x AABb d. P: Aabb x aaBB e. P:AaBb x aabb h. P: AaBb x AaBb 4.Dặn dò : (1’) Học bài theo nội dung SGK, hoàn thành VBT. Đọc trước bài 5: Lai 2 cặp tính trạng (TT).Kẻ bảng 5 vào vở bài tập. 5. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.