Danh mục
KHBD Ngữ văn 8 tuần 29 tiết 113
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 06:12 08/04/2025
Lượt xem: 1
Dung lượng: 401,5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 06/04/2025 Ngày giảng: 08/04/2025 Tiết 113 NÓI VÀ NGHE: TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI (VĂN HỌC TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY) I. Mục tiêu 1.Kiến thức -Học sinh trình bày được ý kiến về vấn đề văn học trong đời sống hiện nay -Học sinh biết trao đổi, tương tác trong vai trò người nói và người nghe một cách hợp lí, biết cách bảo về ý kiến của bản thân và tôn trọng sự khác biệt. 2. Về năng lực a. Năng lực đặc thù - HS trình bày được ý kiến về vấn đề văn học trong đời sống hiện nay. - HS biết trao đổi, tương tác trong vai trò của người nói và người nghe một cách hợp lí, biết cách bảo vệ ý kiến của bản thân và tôn trọng sự khác biệt. b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra 3. Về phẩm chất - Kỉ luật, biết lắng nghe - Chăm chỉ: chăm học, hoàn thành nhiệm vụ được giao. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Kế hoạch bài dạy - Sách giáo khoa, Sách giáo viên - Máy chiếu, máy tính 2. Học liệu - Một số hình ảnh, biên bản liên quan đến nội dung bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức hoạt động TÌM X X là nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người  Văn chương (Văn học) - GV dẫn vào bài học: Từ xưa đến nay, văn học luôn song hành, gắn bó mật thiết với con người và đời sống xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi thời kì và mỗi người, cách nhìn nhận, suy nghĩ về vai trò của văn học lại có những điểm khác biệt. Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng, văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống, nơi kí thác những tâm tư, tình cảm con người. Tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về vấn đề này nhé! HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 PHÚT) 2.1. TRƯỚC KHI NÓI (10 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Theo em, để thực hiện tốt Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (Văn học trong đời sống hiện nay), chúng ta cần trải qua những bước nào? Nội dung cụ thể trong từng bước đó là gì? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Trước khi nói - Xác định nội dung nói văn học trong đời sống hiện nay. - Thu thập tài liệu và tìm ý + Tìm kiếm các tài liệu về vai trò, vị trí của văn học; cơ hội và thách thức của văn học trong đời sống hiện nay. + Tập trung suy nghĩ về một số vấn đề và đặt ra các câu hỏi để tìm ý như: học có còn quan trọng trong đời sống hiện nay không? Trước sự phổ biến của các phương tiện nghe nhìn, văn học có gặp phải thách thức gì không? Văn học đem đến cho người đọc nhận thức gì về đời sống, xã hội, con người? Văn học khiến con người có thái độ ra sao trước cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu? Vì sao có thể nói văn học có khả năng đánh thức những rung cảm trước cái đẹp của con người?... - Xác định nội dung nói văn học trong đời sống hiện nay: xác định các luận điểm, sử dụng lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ vấn đề. - Dự kiến các ý kiến phản biện của người nghe để chuẩn bị trao đổi, đối thoại. 2.2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI (20 phút) a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi nói b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Ở phần thảo luận, nhiệm vụ của người nói và người nghe là gì? + Chúng ta cần lưu ý điều gì khi thực hành thảo luận? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức II. Trình bày bài nói - Trình bày bài nói theo nội dung đã chuẩn bị: + Nêu vấn đề, khẳng định tầm quan trọng của văn học đối với đời sống và những thách thức đặt ra cho văn học trong bối cảnh hiện nay. + Trình bày các luận điểm triển khai vấn đề (có thể xác định luận điểm dựa vào vai trò, vị trí của văn học, những thách thức đối với văn học trong đời sống hiện nay....). + Dùng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm. - Điều chỉnh giọng nói, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,... phù hợp với nội dung nói; có thể kết hợp các phương tiện hỗ trợ (tranh, ảnh, đoạn phim ngắn....) để phần trình bày thêm sinh động. 2.3. SAU KHI NÓI (5 phút) a. Mục tiêu: Biết nhận xét, đánh giá về bài nói của bạn. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đánh giá bài thảo luận theo mẫu bảng kiểm - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ III. Sau khi nói Người nói và người nghe cùng trao đổi về các vấn đề sau: - Nội dung và cách thức trình bày của người nói (đánh giá tính thuyết phục của hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng; nhận xét về cách nói, giọng nói, cách sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ,...) - Thái độ và sự tương tác giữa người nói và người nghe (đánh giá sự tôn trọng đối với người đối thoại, mức độ tương tác,... - Ý kiến và cách phản biện của người nghe (đánh giá tính xác đảng, hợp lí của ý kiến; nội dung phản biện; cách tiếp nhận ý kiến của người nói). HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG (7 PHÚT) a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện bài nói trên lớp. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài nói c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức DỰ ÁN: HỌC SINH VÀ TRANG VIẾT KHĂN TRẢI BÀN - Chia lớp thành 4 nhóm - Yêu cầu: mỗi thành viên trong nhóm chuẩn bị một ý kiến và đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ cho ý kiến của mình - Thống nhất chọn 1 ý kiến trong nhóm (2 phút) - Cử đại diện lên trình bày bài nói (5 phút) Bài tham khảo Như chúng ta đã biết, văn chương bao gồm tất cả những gì rộng rãi nhất về nghệ thuật ngôn ngữ. Nó có thể là những kiến thức về lịch sử, địa lí, tri thức, … Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì đó là tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, … Hẹp hơn nữa là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời nói. Văn chương nó rất nhiều khái niệm để hiểu được nó và cũng từ đó mà nó đã có thật nhiều công dụng đem lại cho mọi người tận hưởng nét nghệ thuật văn chương đó. Như trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh đã có chứng minh rất rõ công dụng quý giá của văn chương. Nó là hình dung và sự sáng tạo của bao sự sống muôn hình vạn trạng; là nguồn gốc cốt yếu của bao tình thương yêu con người, động vật thật cao cả. Cuộc sống của con người ngày càng bận rộn, hối hả để chạy theo những cuộc đua vật chất và tinh thần trong xã hội nên việc cảm nhận những nét đẹp trong cuộc sống ngày càng khó khăn và hạn hẹp hơn. Vì thế, có không ít ý kiến cho rằng, giá trị của văn học đã bị giảm đi trước sự cạnh tranh của các phương tiện nghe nhìn. Tuy nhiên, thực tế đã phủ định điều đó. Vì văn chương đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn, thực tế hơn những cảm xúc mà bản thân chưa có hoặc chưa khai thác được vì nhu cầu đời sống xã hội. Văn chương chính là hình dung của bao tâm hồn thi sĩ, yêu đời và hết sức đẹp đẽ. * Hướng dẫn về nhà: GV dặn dò HS: -Ôn tập, nắm chắc nội dung kiến thức và trình bày được trôi chảy, biểu cảm nội dung bài nói của mình - Soạn bài: Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) (tiết 3); củng cố mở rộng, thực hành đọc + Đọc lại yêu cầu đối với bài văn phân tích một tác phẩm truyện + Kiểm tra lại bài viết của mình theo các yêu cầu và chỉnh sửa những lỗi sai (nếu có) + Làm các bài tập 1,2,3,4 SGK/82,83 phần củng cố vào vở soạn + Thực hành đọc văn bản: Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng và chỉ ra: - Luận đề của văn bản - Các luận điểm triển khai luận đề - Cách nên lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm - Bằng chứng khách quan và ý kiến đánh giá chủ quan của người viết. • Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục trình bày bài nói ở nhà, quay video và gửi lại vao zalo trang cá nhân cho GV Soạn bài: viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) (tiết 3); củng cố mở rộng, thực hành đọc. ------------------------------------

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.