Danh mục
KHBD Giáo dục địa phương 7 tuần 12
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 10:26 23/11/2023
Lượt xem: 1
Dung lượng: 52,7kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 21/11/2023 Ngày giảng: Ngày dạy Lớp 7B3 Lớp 7B1 Tiết 12 23/11/2023 25/11/2023 Tiết 13 30/11/2023 02/12/2023 Tiết 14 07/12/2023 09/12/2023 CHỦ ĐỀ I: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG BÀI 5: VỊNH HẠ LONG VỚI GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ (Thời lượng: 3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Hạ Long - Giới thiệu được một vài nét văn hóa của vùng đất, con người Hạ Long *HSKT 7B1: biết về các di chỉ khảo cổ của văn hoá Hạ Long. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện khác để trình bày và thảo luận. - Năng lực khoa học, ngoài ra còn góp phần phát triển năng lực tin học cho HS. * Về năng lực đặc thù - Vận dung kiến thức, kỹ năng đã học: năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử đã học vào thực tiễn, thể hiện ở việc HS bước đầu có thể liên hệ những nội dung lịch sử đã học với thực tế cuộc sống. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, giúp HS bước đầu trình bày lại được các di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Hạ Long. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động. *HSKT 7B1: năng lực tự học, hợp tác, nhận thức. 3. Phẩm chất - Yêu nước, trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu về các di chỉ khảo cổ của địa phương, từ đó thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước; thể hiện mong muốn học tập, rèn luyện tốt. - Yêu quê hương, đất nước; trân trọng những đóng góp của thế hệ trước. - Có tinh thần, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống địa phương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Lược đồ: Hình 5.4. Lược đồ một số di chỉ khảo cổ thuộc vịnh Hạ Long - Ảnh: + Hình 5.1. Các mảnh vỏ sò và vỏ ốc môi trường nước ngọt được sử dụng làm thức ăn và công cụ; + Hình 5.2. Chì lưới bằng đá; + Hình 5.3. Rìu, bôn, cuốc đá có vai, nấc; + Hình 5.5. Mảnh xương cá hoá thạch và lưỡi câu; + Hình 5.6. Mảnh vỏ động vật biển và ốc nước ngọt; + Hình 5.7. Mảnh gốm thô sơ; + Hình 5.8. Lễ hội Đền Bà Men; + Hình 5.9. Biểu diễn hát giao duyên trên vịnh Hạ Long. - Bảng 5.1. Hệ thống một số di chỉ khảo cổ của nền văn hoá Hạ Long trên khu vực vịnh Hạ Long - Phiếu học tập; Rubric/Bảng kiểm; Giấy A0, bút dạ, bút màu - Máy tính, máy chiếu.... - Một số video ... - Máy tính, Màn hình tương tác phòng học thông minh... Dự kiến: Tiết Nội dung Tiết 12 Hoạt động 1 và hoạt động 2.1 Tiết 13 Hoạt động 2.2 và hoạt động 3 Tiết 14 Hoạt động 4 Tiết 12 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: HS xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học và tạo hứng thú trong học tập cho HS. b. Nội dung: HS xác định được các hình ảnh di vật khảo cổ được phát hiện tương ứng với các giai đoạn văn hóa c. Sản phẩm: - Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (1-2 phút) - GV yêu cầu HS tìm hiểu trước trong SGK, mạng Internet (đã giao trong phần chuẩn bị về nhà tiết học trước) - GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh tay hơn” ghép ảnh di chỉ với nền văn hóa Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (05 phút): - HS xem và hoạt động cá nhân. Bước 3: Báo cáo, thảo luận (01 phút): - GV mời một số HS nhận xét về nội dung câu trả lời của bạn. (GV chú ý hoạt động của HS khuyết tật) - Giáo viên sẽ cho hiển thị đáp án sau khi các HS nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định (01 phút): - GV đánh giá kết quả hoạt động của HS, động viên học sinh có câu trả lời đúng (phần thưởng). GV dẫn dắt HS vào bài học: 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1. Các di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Hạ Long (40 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được khái quát các di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Hạ Long b. Nội dung: HS sử dụng SGK, thông tin trên mạng Internet tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (01 phút): - GV yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu và quan sát Hình 5.4. và Bảng 5.1. Hệ thống một số di chỉ khảo cổ của nền văn hoá Hạ Long - GV đề nghị HS chia thành nhóm trả lời câu hỏi: ? Dựa vào lược đồ hình 5.4, hãy trình bày sự phân bố các di chỉ khảo cổ trên vịnh Hạ Long. ? Nêu hiểu biết của em về một di chỉ khảo cổ: người phát hiện, quá trình nghiên cứu di chỉ (nếu có), các di vật khảo cổ minh chứng cho giai đoạn lịch sử xuất hiện, giá trị văn hoá và lịch sử của di chỉ. ? Theo em, vì sao phải bảo tồn, gìn giữ các di chỉ khảo cổ, di sản văn hoá vịnh Hạ Long? Hãy đưa ra một vài giải pháp bảo tồn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (10 phút): - HS làm việc cá nhân (05 phút) - Làm việc nhóm (05 phút); - GV: quan sát, nhắc nhở hs về hiệu lệnh thời gian, trợ giúp các cá nhân/nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận (27 phút): - Các nhóm trình bày kết quả đã hoàn thành (trên giấy A4 hoặc giấy nhớ) - Giáo viên gọi ngẫu nhiên đại diện 1-2 nhóm lên bảng trình bày; Mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chiếu đáp án, hs các nhóm dựa vào đáp án để chấm chéo sản phẩm nhóm của nhau; Học sinh ghi chép cá nhân. Bước 4: Kết luận, nhận định (02 phút): - GV đánh giá kết quả trả lời của HS. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. - GV chốt kiến thức: + Các di chỉ khảo cổ trên vịnh Hạ Long: còn khoảng 4 hang động có dấu tích khảo cổ của văn hoá Soi Nhụ là hang Trống, hang Luồn, hang Bồ Nâu, hang Thiên Long và 1 hang động có dấu tích của văn hoá Hạ Long giai đoạn muộn là hang Trinh Nữ. + Các di chỉ khảo cổ cùng với các di vật khảo cổ khai quật được đã giúp các nhà nghiên cứu tái hiện lại các giai đoạn văn hoá diễn ra trên khu vực vịnh Hạ Long thời tiền sử. + Hiện nay do sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan khiến một số di chỉ khảo cổ bị thu hẹp, xuống cấp, thậm chí biến mất. => Đưa ra các giải pháp tối ưu có thể vừa bảo tồn, gìn giữ các di chỉ khảo cổ. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Chuẩn bị tiết 2: + Đọc thông tin trong sách giáo khoa. + Tìm hiểu thêm trên mạng, sách những thống tin về giá trị văn hoá của vùng đất và con người Hạ Long

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.