Danh mục
KHBD NGU VAN TUAN 7 từ tiết 32 đến tiết 35
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 18:42 18/10/2023
Lượt xem: 3
Dung lượng: 85,1kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 17/10/2023 Ngày dạy: 19/10/2023 Tiết 32 THUẬT NGỮ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nhận biết, trình bày được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó. - Hiểu và biết được nghĩa của các thuật ngữ. - Biết vận dụng để sử dụng chính xác các thuật ngữ. - HD HS biết cách rèn luyện, hiểu nghĩa của từ để tăng vốn từ TV. 2. Năng lực - Nhận biết và phân tích được thuật ngữ - Thu thập và xử lí thông tin về thuật ngữ - Biết quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực để vận dụng giải quyết các bài tập - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn 3. Phẩm chất -Chăm chỉ, trung thực, yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc, biết giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc. - Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp. - GD đạo đức: có ý thức trân trọng, thái độ sử dụng và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt => giáo dục về các giá trị: TÔNTRỌNG, TRÁCH NHIỆM ... - Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phùhợp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN, - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,…) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: + Kiến thức:Giới thiệu vào bài mới +Kỹ năng : Tiếp nhận , hình dung nội dung kiến thức + Thái độ :Tư duy tích cực, say sưa học tập + Năng lực phẩm chất: Năng lực suy luận, hợp tác Thời gian: 1 phút Cách thức tiến hành: GV dưa một số từ ngữ sử dụng trong các môn học : Vật lí, toán, địalí ...định lí, định nghĩa, lược đồ , biểu đồ... Các từ ngữ được sử dụng trong các văn bản khoa học khác gì so với các từ ngữ được dùng trong văn bản nghệ thuật .. -GVgiới thiệu vào bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: - Hiểu khái niệm thuật ngữ và một số điểm cơ bản của nó. Phân biệt được thuật ngữ với các từ ngữ thông dụng khác. - Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ. b) Nội dung hoạt động: - Tìm hiểu thuật ngữ là gì? - Tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ. - Luyện tập c) Sản phẩm học tập: - Hiểu thuật ngữ là gì? đặc điểm của thuật ngữ. - Những bài tập d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin. * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh đọc ngữ liệu văn bản. - HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. * Báo cáo kết quả: - HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). * Đánh giá nhận xét: - HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. *GV hướng dẫn Hs tìm hiểu mục I: Thuật ngữ (Thời gian : 5 phút) ? G chiếu bảng phụ ngữ liệu 1- H đọc ví dụ ? So sánh hai cách giới thiệu từ nước và từ muối? Cách giải thích nào thông dụng ai cũng hiểu được? Cách giải thích nào cần có chuyên môn khoa học mới hiểu được? H phát biểu, G chốt - Cách 1:giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, có tính chất cảm tính, là cách giải thích thông thường, dừng lại ở đặc tính bên ngoài của sự vật. - Cách 2: thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật, những đặc tính này không thể nhận biết qua kinh nghiệm và cảm tính mà phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học, qua việc tác động vào sự vật để bộc lộ những đặc tính của nó. Do đó, nếu không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực liên quan thì không thể hiểu được cách giải thích này. Đây là cách giải thích của thuật ngữ. * tích hợp bảo vệ môi trường: với nguồn nước và muối hiện nay chúng ta cần phải có trách nhiệm gì? Hs: trách nhiệm bảo vệ giữ gìn, sử dụng, khai thác hợp lí… G chiếu ngữ liệu 2, Gọi 2 H đọc ? Em đã học các định nghĩa này ở bộ môn nào? 2 H phát biểu, G chốt - Môn Địa, Hoá, Văn, Toán ? Các từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong văn bản nào (Khoa học) G: những từ ngữ trên có thể xuất hiện trên công nghệ thông tin thường được dùng trong văn bản khoa học, công nghệ gọi là thuật ngữ ? Qua phân tích em hiểu thế nào là thuật ngữ? 2- 3 H trả lời, G chốt- 1 H đọc ghi nhớ I. Thuật ngữ là gì? 1. Ngữ liệu + Ngữ liệu 1 - Cách 1: giải thích những đặc tính bên ngoài của sự vật theo cách thông thường. - Cách 2: thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật, là cách giải thích của thuật ngữ. + Ngữ liệu 2 a. Các định nghĩa được dùng trong các môn: địa lí, hóa học, ngữ văn, toán học. b. Các từ ngữ trên được dùng chủ yếu trong văn bản khoa học, công nghệ. 2. Ghi nhớ 1: Sgk/88 *GV HD học sinh tìm hiểu mục II-Đặc điểm của thuật ngữ (Thời gian: 10 p) - Tích hợp kĩ năng sống: giao tiếp, trao đổi về đặc điểm, vai trò, cách sử dụng của thuật ngữ. Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp. ? Những thuật ngữ trong ví dụ I.2 còn có nghĩa nào khác không? - Không, chỉ có 1 nghĩa ? Vậy thuật ngữ có đặc điểm gì? H: thuật ngữ chỉ có 1 nghĩa biểu thị một khái niệm G chiếu ngữ liệu 2 - 1 H đọc ? Ví dụ nào từ muối có sắc thái biểu cảm? - Phần b: trong câu ca dao chỉ tình cảm sâu đậm của con người - Phần a: từ muối không có sắc thái biểu cảm ? Từ muốinào là thuật ngữ? H: Từ muối trong mục a ? Vậy thuật ngữ ngoài đặc điểm biểu thị một khái niệm ra nó còn có đặc điểm gì? H: không có sắc thái biểu cảm 2 H phát biểu, G chốt ? Qua phân tích em thấy thuật ngữ có những đặc điểm nào? H : có 2 đặc điểm G : đây chính là nội dung của phần ghi nhớ2- H đọc Gv tích hợp giáo dục Hs cần giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp II. Đặc điểm của thuật ngữ 1. Ngữ liệu + Ngữ liệu 1 - Thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm, 1 khái niệm chỉ biểu thị 1 thuật ngữ. + Ngữ liệu 2 - Thuật ngữ không có sắc thái biểu cảm 2. Ghi nhớ2: Sgk/89 Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: +Kiến thức Vận dụng làm các bài tập luyện tập. Tìm hiểu và giải nghĩa các từ ngữ mới, vận dụng cho đúng khi dùng từ đặt câu. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, hợp tác, chia sẻ, giải quyết tình huống... - Thái độ: Tự giác, tích cực làm bài tập -Năng lực PC: Tự học, tư duy, năng lực GQ vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ... Thời gian: 10 p Cách thức tiến hành bài tập 1- G cho H chơi trò chơi tiếp sức - mỗi đội 4 người ( 2 đội)- Mỗi người chỉ được phép viết 1 chữ Bài tập 2/90: ? Gv chiếu nội dung bài tập 2- 1 Hs đọc và chỉ ra yêu cầu Gv -Lưu ý: căn cứ vào đặc điểm của thuật ngữ -Hs trao đổi bàn – Gv chỉ định người trình bày- Hs bổ sung- Gv tổng kết G : trước hết phải hiểu - Điểm tựa là thuật ngữ vật lí có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy thông qua đó, lực tác động được truyền tới lực cản. Bài tập 3/90: ? Đọc BT3 chỉ ra yêu cầu Bài tập 5/90: ? Đọc BT5 chỉ ra yêu cầu G : Các ngành KH hiện đại có xu hướng ảnh hưởng lẫn nhau, liên kết với nhau, vì vậy xuất hiện tình trạng thuật ngữ được dùng chung trong nhiều ngành. III. Luyện tập Bài tập 1/89: Các thuật ngữ thích hợp: Lực, xâm thực, hiện tượng hóa học, trường từ vựng,di chỉ,thụ phấn, lưu lượng, trọng lực, khí áp, đơn chất, thị tộc phụ hệ, đường trung trực. Bài tập 2/90: - Trong đoạn trích: điểm tựa không được dùng như một thuật ngữ vật lí. Mà nó có nghĩa là chỗ dựa chính, là nơi gửi gắm niềm tin hi vọng của dân tộc, nhân loại Bài tập 3/90: Ví dụ: -Thức ăn gia súc hỗn hợp dùng để nuôi lợn rất tốt( thông thường) a. là Thuật ngữ b. là từ Thông thường Bài tập 4/90: - Cá: ( sinh học)động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang - Cá: ( cách hiểu thông thường) động vật ở dưới nước bơi bằng vây Bài tập 5/90: VD : vi rút : dùng trong sinh học, y học , tin học. - Không vi phạm nguyên tắc thuật ngữ vì 2 khái niệm này được dùng trong 2 lĩnh vực khác nhau Hoạt động 4: Vận dụng- Hoạt động 5: Tìm tòi ,mở rộng Mục tiêu : - Kiến thức: Hs vận dụng kiến thức đã học để tìm tòi mở rộng giải quyết các bài tập ngoài SGK - Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, hợp tác, chia sẻ, giải quyết Bt - Thái độ: Tự giác, tích cực suy nghĩ -Năng lực PC: Tự học, tư duy, năng lực GQ vấn đề Thời gian: 5 phút Cách thức tiến hành: HS làm BT theo nhóm bàn Câu 1: Trong đoạn văn sau có bao nhiêu thuật ngữ được sử dụng? Rối loạn nhân cách là một tập hợp các trạng thái để biệt định các đối tượng có cách sống, cách cư xử và cách phản ứng hoàn toàn khác biệt với người thường nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh lí tâm thần đặc trưng. Nói vậy để thấy rằng khái niệm rối loạn nhân cách là một khái niệm tiến triển và thay đổi theo sự phát triển của ngành tâm thần. A. 7 B. 9 C. 8 D 10 Câu 2: Những từ in đậm trong đoạn thơ sau có được coi là các thuật ngữ không? Em là ai cô gái hay nàng tiên? Em có tuổi hay không có tuổi? Mái tóc em đây hay là mây là suối? Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông? Thịt da em hay là sắt là đồng? A. Không B. Có Tích hợp đạo đức:+ Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. + Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp ? Qua phân tích bài học cần ghi nhớ những lượng kiến thức? Hãy chỉ rõ? -2 lượng kiến thức: Khái niệm thuật ngữ, đặc điểm thuật ngữ. 4.Tổng kết bài a. Củng cố(1p) ? Thế nào là thuật ngữ, đặc điểm của thuật ngữ? b. Hướng dẫn về nhà : 1’ + Bài cũ:Về nhà học bài trình bày được thuật ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ - Hoàn chỉnh các bài tập vào VBT - Tìm 1 số thuật ngữ và đặt câu, tập viết đoạn văn có sử dụng thuật ngữ + Bài mới: - Chuẩn bị bài sau: + Đọc và tóm tắt lại tác phẩm ( đoạn trích) + Đọc và tìm hiểu, soạn: "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" ( Hành động, lời nói, cử chỉ của các nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thể hiện tính cách, phẩm chất gì của họ? Ý nghĩa của đoạn trích?) + Học sinh có năng khiếu: Vẽ tranh, đọc tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu -------------------------------------------- Ngày soạn: 17/10/2023 Ngày dạy: 20/10/2023 Tiết 33,34 Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA ( Trích “Truyện Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức + Những hiểu biết bước đầu về tác giả NĐC và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên . + Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên + Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. + Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. 2. Năng lực a.Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo b. Năng lực đặc thù: + Đọc – hiểu một đọan trích truyện thơ + Nhận diện và hiểu được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đó khắc họa trong đoạn trích. + Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu đó khắc họa trong đoạn trích. 3. Phẩm chất + Giáo dục học sinh thêm yêu mến trân trọng tài năng đức độ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu được gửi gắm qua một số nhân vật trong truyện + Yêu quý các nhân vật có phẩm chất tốt đẹp như Lục Vân Tiên & Kiều Nguyệt Nga, học tập các phẩm chất tốt đẹp của họ: Có thái độ đúng đắn trong cuộc sống trước những khó khăn hoạn nạn của người khác => Tình yêu thương & sự giúp đỡ mọi người. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Tranh chân dung Nguyễn Đình Chiểu; Tác phẩm Lục Vân Tiên, tham khảo tư liệu,bảng phụ, tranh minh hoạ đoạn trích, phiếu học tập. - Tác phẩm Lục Vân Tiên toàn tập, tóm tắt truyện Lục Vân Tiên. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV phát phiếu học tập cho hs: Nhớ lại một vài tác phẩm mà em biết, liệt kê vào vở theo gợi ý trong bảng rồi thảo luận với bạn những câu hỏi bên dưới: Tên tác phẩm Nhân vật hiền lành gặp may mắn, hạnh phúc Nhân vật độc ác bị trừng trị thích đáng * Hệ thống nhân vật này thể hiện quan niệm và ước mơ gì của nhân dân? Và chủ yếu ở thể loại nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Ước mơ về xã hội công bằng, cái xấu cái ác bị trừng trị, người ở hiền thì sẽ gặp lành là ước mơ ngàn đời của nhân dân ta. Ước mơ ấy không chỉ được gửi gắm qua truyện cổ tích mà còn được cụ Đồ Chiểu gửi gắm trong truyện "Lục Vân Tiên", đặc biệt là ở đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga". Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích để thấy được điều này Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm *Thời gian 10 phút a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm ? Qua phần chú thích, em hãy nêu những nét chính về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu? ? Từ phần giải thích trên em có nhận xét gì về phẩm chất, tính cách, những bài học từ cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu? ? Em có nhận xét gì về sự nghiệp văn thơ Nguyễn Đình Chiểu? ?Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của đoạn trích? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: 1. tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX. + Là một nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều áng văn chương có giá trị. + Là nhà thơ bất hạnh ( bị mù, bị bội hôn), là tấm gương sáng về nghị lực sống và nhân cách sống giàu khí tiết, nhà thơ mù yêu nước vĩ đại, lương y nổi danh, nhà giáo đức độ. -> Sống thanh cao trong sáng giữa tình thương, kính trọng của đồng bào cho đến hơi thở cuối cùng ông thật xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp của nước ta thế kỷ XI X. 2. Sự nghiệp văn thơ : - Ông để lại nhiều áng thơ văn có giá trị: + Truyền bá đạo lý làm người: Lục Vân Tiên,… + Cổ vũ lòng yêu nước: Chạy giặc, Văn tế…, thơ điếu + Truyện thơ dài: Ngư tiều y thuật vấn đáp. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: * Giáo viên giới thiệu chân dung nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và bổ sung một vài chi tiết: Sinh tại quê mẹ Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh). quê nội: Thừa Thiên Huế. Đỗ tú tài Gia Định năm 1843 ( 21 tuổi). Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất, bị mù, bị bội hôn (26 tuổi).Về quê mẹ làm ông lang chữa bệnh, mở lớp dạy học cho dân. Khi thực dân Pháp xâm lược, cùng lãnh tụ nghĩa quân Trương Định Phan Tòng bàn mưu kế đánh giặc giữ nước, sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước, chiến đấu của nhân dân Nam Bộ. - Trung thành với đất nước cho đến khi ốm nặng qua đời trong sự tiếc thương của nhân dân Miền Nam.( Khi cụ đồ mất, cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò 40 năm trời. của nhân dân…) - Bài học về cuộc đời chính là khát vọng cống hiến cho đời và 1 nghị lực sống tiềm tàng. Bước vào đời đầy hăm hở, tham vọng: “ Làm trai trong cõi người ta Trước là báo bổ, sau là hiển vinh” - Không gục ngã trước số phận, ngẩng cao đầu mà sống, sống có ích đến hơi thở cuối cùng: + Làm thầy giáo danh tiếng đức độ khắp miền lục tỉnh. + Làm thầy thuốc không tiếc sức mình cứu dân độ thế + Là nhà thơ, ông để lại cho đời bao trang thơ bất hủ, lưu truyền khắp chợ, cùng quê với quan niệm: " Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" - Mù loà, bệnh tật, gia cảnh khó khăn nhưng ông quyết không hợp tác với giặc mà tìm đến căn cứ kháng chiến, gipú nghĩa quân, khích lệ tinh thần quân sĩ…sống ngay thẳng, thanh cao giữa tình yêu thương kính trọng của đồng bào cho đến cuối đời, trọn 1 tấm lòng son. - Viết khoảng 1846-1854 khi ông bỏ thi, bị mù, lấy vợ. Chính vợ ông là người đã ghi chép tác phẩm hộ ông. Kết cấu của tác phẩm theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông. Nghĩa là theo từng chương, hồi xoay xung quanh diễn biến cuộc đời các nhân vật chính Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục, phân tích nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác phẩm (62 phút) Hoạt động 2.1: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục (7 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận: Nhóm 1,3: ? Truyện “ Lục Vân Tiên” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?Truyện có kết cấu như thế nào? ? Viết ra nhằm mục đích gì? ? Hãy nêu các sự việc chính của truyện " Lục Vân Tiên"? Có thể khái quát thành mấy phần? Đặt tiêu đề cho từng phần ? Tóm tắt ngắn gọn truyện " Lục Vân Tiên"? Nhóm 2,4 : ? Xuất xứ đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"? ? Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào? ?Hãy xác định nhân vật chính của truyện? ? Căn cứ vào nội dung đoạn trích, em chia đoạn trích thành mấy đoạn nhỏ? Nội dung của từng đoạn? ? Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu? Khác nhà thơ Nguyễn Du ở chỗ nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Thời gian sáng tác : Viết khoảng 1846-1854 khi ông bỏ thi, bị mù, lấy vợ. Chính vợ ông là người đã ghi chép tác phẩm hộ ông. Kết cấu của tác phẩm theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông. Nghĩa là theo từng chương, hồi xoay xung quanh diễn biến cuộc đời các nhân vật chính. + Mục đích : Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp truyền dạy đạo lí làm người + Kết cấu có tính ước lệ, khuôn mẫu: người tốt gặp nhiều gian truân vất vả trên đường đời, bị kẻ xấu hãm hại nhưng họ lại được phù trợ cứu mạng( người họăc thần linh), cuối cùng đều tai qua nạn khỏi, được đền trả xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị -> thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp ở trên đời, cái thiện luôn chiến thắng cái ác. - Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, cứu giúp người: - Nhằm mục đích truyền dạy đạo lý làm người (tình cảm cha con, chồng vợ, tình bạn, tình yêu,…) Ca ngợi những con người sống ân nghĩa thuỷ chung. Nhóm 2,4 : Bố cục + Đoạn 1: “…phi anh hùng” Nhân vật Lục Vân Tiên + Đoạn 2: còn lại Nhân vật Kiều Nguyệt Nga + Đặc điểm thể loại: Truyện thơ Nôm (tự sự) (chú trọng hoạt động của nhân vật hơn miêu tả nội tâm, tính cách nhân vật được bộc lộ qua cử chỉ, hành động, lời nói,…) + Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần gũi với nhân dân, thể hiện tính cách người dân Nam Bộ. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: + Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp truyền dạy đạo lí làm người. Mở đầu truyện "Lục Vân Tiên"N.Đ.C viết: " Trước đèn xem truyện Tây Minh Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le Hỡi ai lẳng lặng mà nghe Dữ răn việc trước, lành dè thân sau Trai thời trung hiếu làm đầu - Đối với loại văn chương tuyên truyền đạo đức, kết cấu đã vừa phản ánh chân thực cuộc sống vốn đầy rẫy bất công vô lí, vừa nói lên khát vọng ngàn đời của nhân dân ta: ở hiền gặp lành, cái thiện luôn chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà… Hoạt động 2.2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm hiểu nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga *Thời gian 55 phút a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu HS theo dõi lại đoạn văn đầu tiên. GV đặt câu hỏi *Lục Vân Tiên ? Qua phần tóm tắt truyện em hãy cho biết: LVT được giới thiệu là một nhân vật như thế nào ? ? Trong đoạn trích, hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ qua mô túp quen thuộc đó là gì? ? Em đó gặp nhân vật nào trong truyện dân gian giống mô túp đó? ? Mô túp quen thuộc đó biểu hiện ước mơ gì của nhân dân ta? *Kiều Nguyệt Nga ? Nêu những hiểu biết của em về thân thế con người KNN? ? Là tiểu thư khuê các, khi được người cứu giúp, chịu ơn KNN đã bộc lộ phẩm chất của mình NTN? hãy chứng minh? ? Cách giới thiệu nhân vật có gì đặc biệt? ? Qua lời nói, cách bày tỏ của Kiều Nguyệt Nga em có nhận xét gì về nhân vật này? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Cuộc đời và số phận của nhân vật Lục Vân Tiên có Diểm giống và khác với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu : + Giống: N.Đ.C lấy một số sự việc của cuộc đời mình để xây dựng câu chuyện, nhân vật Lục Vân Tiên + Khác: LVT nhờ thần tiên giúp đỡ đã sáng mắt và được hưởng hạnh phúc Còn N.Đ.C mù loà, sống cuộc đời nghèo khó. - Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm: 1 chàng trai vừa rời trường học bước vào đời, tuổi vừa hai tám, lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh, mong thi thố tài năng cứu đời, cứu người . - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức:Đây là một motip quen thuộc trong truyện dân gian, ta từng bắt gặp trong truyện cổ tích Thạch Sanh. Qua đó, thể hiện mong ước của tác giả, của nhân dân trong xã hội hỗn loạn có người tài đức ra tay cứu giúp dân lành. *Tích hợp giáo dục đạo đức- Ý thức đấu tranh với những bất công của xã hội Hoạt động 4: Tổng kết *Thời gian: 5 phút a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt tiếp câu hỏi: ? Bức tranh trong SGK minh hoạ cho nội dung nào của đoạn trích? ? Nêu nhận xét chung của em về giá trị nội dung của đoạn trích? ? Em hãy chọn lời thơ đề tên cho bức tranh đó? ? Những thành công về nghệ thuật trong đoạn trích? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức: - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS *Tích hợp giáo dục đạo đức- Ý thức đấu tranh với những bất công của xã hội I.Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX. + Là một nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều áng văn chương có giá trị. + Là nhà thơ bất hạnh ( bị mù, bị bội hôn), là tấm gương sáng về nghị lực sống và nhân cách sống giàu khí tiết, nhà thơ mù yêu nước vĩ đại, lương y nổi danh, nhà giáo đức độ. -> Sống thanh cao trong sáng giữa tình thương, kính trọng của đồng bào cho đến hơi thở cuối cùng ông thật xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp của nước ta thế kỷ XI X. 2. Tác phẩm: + Truyện "Lục Vân Tiên" là truyện thơ Nôm, gồm 2082 câu thơ lục bát, ra đời khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ 19 (1850).Thể hiện rõ lí tưởng đạo đức của NĐC muốn được gửi gắm qua tác phẩm + Kết cấu : Theo từng chương hồi xoay quanh diễn biến cuộc đời các nhân vật chính. Có tính ước lệ, khuôn mẫu -> Nhằm mục đích truyền dạy đạo lý làm người, phản ánh khát vọng của nhân dân. II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích * Tóm tắt tác phẩm: - 4 phần + Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga + Lục Vân Tiên gặp nạn + Lục Vân Tiên gặp nạn được cứu. + Lục Vân Tiên gặp Kiểu Nguyệt Nga, sum vầy, hạnh phúc * Vị trí đoạn trích: + Gồm 58 câu, nằm ở phần đầu của truyện. 2. Kết cấu, bố cục + Thể loại: Truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát + Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm Vị trí :nằm ở phần đầu truyện LVT,từ câu thơ 123 đến câu 180. - ND: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi bàn tay lũ hung đồ. + Bố cục đoạn trích: 2 phần 1. Từ đầu ... thác rầy thân vong: LVT đánh tan bọn cướp cứu KNN 2. Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN 3. Phân tích: a Nhân vật Lục Vân Tiên: Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm: chàng trai tài giỏi cứu cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo. *Lục Vân Tiên đánh cướp. -> Hình ảnh so sánh vẻ đẹp của một dũng tướng dũng cảm,vì dân diệt trừ hung đồ. -LVT là một thư sinh nhưng có khí phách của một anh hùng, coi trọng lẽ phải, căm ghét áp bức, không sợ gian nguy. *Lục Vân Tiên sau khi đánh cướp - Gặp KNN hiểu rõ sự tình: động lòng thương, an ủi, động viên, hỏi han ân cần. -> giàu lòng nhân ái -LVT cư xử rất đúng mực,tuân thủ theo lễ giáo phong kiến, mẫu mực, đàng hoàng. - khước từ sự đền ơn, coi trọng nghĩa khí -LVT là con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài và cũng rất từ tâm, nhân hậu. b. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga. + Cách xưng hô có học, khiêm nhường, mực thước - Hành động: muốn trả ơn => trọng nghĩa, tìm cách đền ơn. -KNN tự giới thiệu về mình: Đó là một tiểu thư khuê các, có học thức, thuỳ mị, nết na, hiếu thảo và là người trọn nghĩa vẹn tình. 4. Tổng kết a. Nội dung Truyện khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của LVT và KNN. b. Nghệ thuật - Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói. - Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét phù hợp với diễn biến tình tiết truyện - Truyện xây dựng theo mô típ truyện dân gian. G: Chính điều đó đã làm nên thành công của tác phẩm và được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân (đặc biệt là nhân dân Nam bộ) c. Ghi nhớ: Sgk/115 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi:Tự đánh giá, em thấy mình đã nắm được các đơn vị kiến thức nào? BT1 : Sưu tầm tác phẩm thơ văn của Nguyễn Dình Chiểu Bài tập 2: Hiểu gì về quan điểm nhân nghĩa của NĐC qua 2 câu thơ: “ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người như thế cũng phi anh hùng” - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS BT1 : Sưu tầm tác phẩm thơ văn của Nguyễn Dình Chiểu Chạy giặc (Chạy Tây) Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này? =>Bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (ngày 17-2-1859). Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Hỡi ơi! Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ. Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, thân tuy mất tiếng vang như mõ. Nhớ linh xưa: Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó… Bài tập 2: Hiểu gì về quan điểm nhân nghĩa của NĐC qua 2 câu thơ: “ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người như thế cũng phi anh hùng” - Thấy việc với lẽ phải mà không làm thì người như thế không phải là anh hùng=> quan điểm người anh hùng là sẵn sàng làm việc nghĩa vô tư không toan tính. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian: 5 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Em có suy nghĩ gì về những phẩm chất của LVT ? Phẩm chất đó có còn phù hợp trong xã hội ngày nay ko? Phù hợp với mọi thời đại ? Ngôn ngữ Nguyễn Đình Chiểu trong “Truyện Lục vân Tiên” có gì khác với ngôn ngữ Nguyễn Du trong “truyện Kiều”? c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS -Ngôn ngữ Nguyễn Du mượt mà, tinh tế, tài hoa; còn ngôn ngữ của Nguyễn Đình Chiểu mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói thường ngày. Giàu chất Nam Bộ d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hs viết thành bài hoàn chỉnh Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm bài, trình bày, nhận xét lẫn nhau - Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần. Bước 3: Báo cáo thảo luận: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả. Bước 4: Kết luận, nhận định - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3 phút) + Đọc và tóm tắt lại tác phẩm ( đoạn trích) + Phân tích, cảm nhận nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thể hiện tính cách, phẩm chất gì của họ? Ý nghĩa của đoạn trích?) Chuẩn bị bài:Chương trình đại phương Phần Văn SGK Ngữ văn địa phương ( Soạn: Cành phong lan bể: Đọc và trả lời các câu hỏi sau văn bản; tìm hiểu thêm các tư liệu về vịnh Hạ Long; tác giả Chế Lan Viên)/ Sgk chương trình địa phương: từ 43->53 ? Cảm xúc của nhà thơ khi về với Hồng Gai là gì? ? Phân tích cách thể hiện đặc sắc của CLV trong việc ca ngợi vùng biển HL? ? Vẻ đẹp về vùng than và con người thợ mỏ được thể hiện qua những chi tiết nào? ? Nhà thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc chân thành, tha thiết với vùng biển HL ở những câu thơ nào? Qua đó em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của HL? ? Qua bài thơ, em hiểu được điều gì về vùng biển quê hương QN? ? Đọc một bài thơ hay kể một câu chuyện về con người, quê hương Quảng Ninh mà em biết ? ( Sưu tầm) ? Viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tác phẩm viết về địa phương mà em thích. ………………………………………… Ngày soạn: 18/10/2023 Ngày dạy: 21/10/2023 Tiết 35 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VĂN BẢN: CÀNH PHONG LAN BỂ - Chế Lan Viên- I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Thấy được vẻ đẹp kì thú, hấp dẫn đến say người của trời bể Hạ Long qua những phát hiện và cách thể hiện sáng tạo độc đáo của Chế Lan Viên. - Bổ sung vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm bắt được một số tác giả, tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình. 2. Năng lực a.Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo b. Năng lực đặc thù: - Biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương - Viết bài giới thiệu hoặc cảm nghĩ về một t.phẩm VH 3.Về phẩm chất: - Yêu nước: Yêu gia đình, quê hương. - Nhân ái: Yêu mọi người xung quanh. - Chăm chỉ: Chịu khó học tập bộ môn. - Trách nhiệm: Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, yêu nước - Có ý thức và tình cảm trân trọng, tự hào đối với cảnh quan nổi tiếng của vùng mỏ Quảng Ninh. - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, tự hào về quê hương và các tác phẩm văn học nói về quê hương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Gv: Nghiên cứu Sgk chương trình địa phương Ngữ văn tập 2, chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học: ti vi TM Hs: Đọc- Trả lời câu hỏi Sgk Địa phương/ 43->48 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian 3 phút a. Mục tiêu - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên hỏi học sinh: Sau khi nghe bài hát này, em mong muốn điều gì nhất? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV giới thiệu vào bài chiếu hình ảnh một số tác phẩm chương trình địa phương B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu chung *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số nét cơ bản về tác giả Chế Lan Viên? Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Chế Lan Viên? Xuất xứ của bài thơ Cành phong lan bể ? Từ đó cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: - Năm 1960, đất nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng XHCN. Sự thay da đổi thịt ấy thể hiện rõ nhất trong các hoạt động lao động sản xuất cũng như trong cảm xúc, tâm hồn của con người, đặc biệt là các nhà thơ. Vùng mỏ QN là một trong những khu công nghiệp quan trọng không chỉ của QN mà của toàn miền Bắc. Biển trời HL, những nguồn tài nguyên biển và nguồn tài nguyên than đá- vàng đen của tổ quốc là niềm tự hào của người dân QN, là nguồn cảm hứng dồi dào của các thi sĩ... I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Chế Lan Viên ( 1920 - 1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Quảng Trị - Có nhiều đóng góp cho nền thơ ca nước nhà. - Ông là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. 2. Tác phẩm Cành phong lan bể được in trong tập :" ánh sáng và phù sa" ( NXB văn học, 1985) Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục *Thời gian 7 phút a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Đọc chính xác, rõ ràng, tình cảm GV đặt câu hỏi đàm thoại gợi mở: ? Văn bản thuộc thể loại nào? ? VB có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm hiểu, phân tích văn bản *Thời gian 15 phút a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: ? Bốn câu thơ đầu cho em hiểu gì về thời điểm mà nhà thơ nói đến trong bài thơ? ? Cảm xúc của nhà thơ khi về với Hồng Gai là gì? ? Phân tích cách thể hiện đặc sắc của CLV trong việc ca ngợi vùng biển HL? ? Nhà thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc chân thành, tha thiết với vùng biển HL ở những câu thơ nào? Qua đó em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của HL? ? Vẻ đẹp về vùng than và con người thợ mỏ được thể hiện qua những chi tiết nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh * Bốn câu thơ đầu - ngoảnh đầu chào Điện Biên; ngoảnh đầu chào Giơ-ne... --> Sau chiến thắng ĐBP và Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước được giải phóng, miền Bắc đi lên CNXH. *Cảm xúc của nhà thơ khi về với Hồng Gai: - Trân trọng , bồi hồi, xúc động khi bước những bước chân trên mảnh đất tự do thấm đầy những đau thương gian khổ. H chú ý phần 2. * cách thể hiện đặc sắc của CLV trong việc ca ngợi vùng biển HL: - Nghệ thuật so sánh mới lạ, đặc sắc: bể như hàng nghìn mùa thu qua để tâm hồn đọng lại trời đã tan xanh thành bể bể là phần yểu điệu nhất... biến thành con gái. Sắc màu của một sự vật cụ thể được so sánh với sắc màu trừu tượng ->nhấn mạnh màu xanh mê hồn của HL. Màu xanh đậm đà của sự hoà quyện giữa trời với nước mùa thu làm nên sự dịu dàng duyên dáng và sức cuốn hút kì diệu của biển HL --> đất trời và con người đều say mê vẻ đẹp của HL. *Nhà thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc chân thành, tha thiết với vùng biển HL: - Vẻ đẹp nên thơ, êm đềm làm say lòng người; sự phong phú của các loài cá và nét đẹp riêng của hoa phong lan trên đá núi. H chú ý phần cuối. * Vẻ đẹp về vùng than và con người thợ mỏ được thể hiện qua những chi tiết: - H. ảnh ấn dụ, so sánh, điệp từ--> vùng than lấp lánh vẻ đẹp giàu có đầy tiềm năng và sức mạnh của dòng than của con người lao động. II. Đọc – Hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích 2. Kết cấu, bố cục + Thể loại: thơ tự do gần với văn xuôi + Bố cục: 3 phần -Từ đầu.... đây hồn thơ thời đại đợi ta đây: Cảm xúc đầu tiên về HL - Tiếp ....nay thắp ngọn lửa chài: Biển HL giàu đẹp - Còn lại: Sức sống của vùng mỏ QN. - Cảm xúc chính: niềm say sưa ngây ngất và lòng tự hào trước sự giàu đẹp của HL. 3. Phân tích a. Cảm xúc đầu tiên về Hạ Long: - Niềm tự hào, trân trọng khi đứng trước thiên nhiên, đất trời của vùng biển Hạ Long. b. Vẻ đẹp của biển Hạ Long - Hình ảnh thơ phong phú, cách so sánh mới lạ, độc đáo thể hiện niềm say sưa tha thiết trước vẻ đẹp dịu dàng đến say lòng của vùng biển HL. c. Vùng mỏ Hạ Long - Nhà thơ cảm nhận được từ dòng than đen vẻ đẹp của cuộc sống lao động khẩn trương hối hả, đầy chất thơ. Hoạt động 2: Tổng kết *Thời gian: 5 phút a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt tiếp câu hỏi: ? Qua bài thơ, em hiểu được gì về vùng biển quê hương QN? ? Thể thơ tự do có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức: - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS - Thơ tự do rất gần với văn xuôi có khả năng diễn đạt được dòng cảm xúc ngập tràn của nhà thơ trước vẻ khoáng đạt, mênh mông của biển HL. H đọc thêm, tìm hiểu bài đọc thêm: Chào Hạ Long/48 H: đọc tài liệu tham khảo: Vịnh Hạ Long/51 4. Tổng kết. a. Nội dung: bài thơ thể hiện vẻ đẹp kì thú, hấp dẫn đến say người của trời bể Hạ Long qua những phát hiện và cách thể hiện sáng tạo độc đáo của Chế Lan Viên. b. Nghệ thuật: - Từ ngữ giàu hình ảnh, hình ảnh đặc sắc, thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, tài hoa của nhà thơ C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian: 5 phút a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bài tập. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi - GV đặt câu hỏi: ? Viết một đoạn văn ngắn (10 dòng) nêu những cảm nhận của em về vẻ đẹp của biển đảo quê hương em. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * Gợi ý: + Cảm nhận về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong cảnh sắc thiên nhiên, vẻ đẹp của con người, những giá trị văn hóa.. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian: 1 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: BT!: Tìm đọc một bài thơ hay kể một câu chuyện về con người, quê hương Quảng Ninh mà em biết. BT:Viết đoạn văn ngắn( 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về tác phẩm viết về địa phương mà em thích. c. Sản phẩm: Câu trả lời và bài viết của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hs viết thành bài hoàn chỉnh Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm bài ở nhà Bước 3: Báo cáo thảo luận: HS nộp vào giờ sau Bước 4: Kết luận, nhận định - GV thu chấm, nhận xét, đánh giá * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3 phút) - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Tiếp tục sưu tầm , thống kê các tác giả địa phương, tác phẩm viết về quê hương QN. - Hoàn chỉnh bài viết đoạn văn trên lớp. + Bài mới: Tổng kết từ vựng

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.