Danh mục
KHBD Ngữ văn 9 tuần 8 tiết 26,30
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 00:12 30/10/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 33,6kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 28/10/2024 Ngày giảng: 30,31/10/2024 Tiết 29, 30 VĂN BẢN 2: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA (Hồ Chí Minh) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận. -Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề, phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết -Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại -Tích hợp giáo dục ANQP: Kể chuyện về những tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo trong kháng chiến của dân tộc 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện qua văn bản - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản 3. Phẩm chất: - Biết ơn, tự hào về các thế hệ trước, yêu nước II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Tranh ảnh về Hồ Chí Minh 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, - Giáo án; III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 PHÚT) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài b. Nội dung: GV chiếu video về Lịch sử dân tộc Việt Nam https://youtu.be/xxxVXiZ0ZwI Đặt câu hỏi gợi mở vào bài học: Sau khi xem xong video, em hãy cho biết trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào? c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu video Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia chia sẻ cảm nhận, hiểu biết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ về cảm nhận của mình Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (70 phút) Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung (20 phút) a.Mục tiêu: Nêu được yêu cầu giọng đọc và thể hiện được giọng đọc đúng khi đọc văn bản. Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm v - GV nêu yêu cầu giọng đọc: Đọc rành mạch, rõ ràng để làm nổi bật những luận điểm, thái độ và cách đánh giá,… của tác giả về vấn đề được nêu ra. Chú ý diều chỉnh giọng đọc phù hợp với ấm điêuj cảu văn bản: Khi thò sôi nổi, hào hùng, lúc thì tha thiết, biểu cảm. Sử dụng các chiến lược theo dõi. - Lưu ý các chú thích và đọc phần giải nghĩa. GV đọc mẫu đoạn đầu Tổ chức cho HS đọc, thể hiện yêu cầu giọng đọc Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ HS đóng vai đọc văn bản Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Lớp nhận xét giọng đọc Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm I. Đọc, tìm hiểu chung 1. Đọc và chú thích Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả Hồ Chí Minh -Về tác phẩm yêu cầu HS ? Nêu xuất xứ của văn bản. ? Xác định thể loại, nêu khái niệm, đặc điểm của thế loại ấy. ? Từ thế loại vừa tìm được, hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Xác định bố cục của văn bản ? Nêu bối cảnh và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. VB trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam - Một VB nghị luận được xem là hoàn chỉnh phải có các đặc điểm: + Có một luận đề (vấn đề được nêu để bàn luận ở VB nhằm thuyết phục người đọc). + Có phần Mở bài (giới thiệu vấn đề) + Có phần Thân bài (gồm các luận điểm, từng luận điểm có lí lẽ và bằng chứng) + Có phần Kết bài (nêu ý nghĩa của vấn đề và định hướng hành động). - Các đặc điểm của phần trích: + Có một luận đề rõ ràng, được khái quát bằng nhan đề (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta). + Mở bài: Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta và sức mạnh vô song của tinh thần ấy. + Thân bài: Gồm một số luận điểm, mỗi luận điểm có lí lẽ và bằng chứng lấy từ lịch sử chống ngoại xâm, từ thực tế của cuộc kháng chiến đang diễn ra. + Kết bài: Khẳng định lại sự quý báu của truyền thống yêu nước và kêu gọi phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân trong công cuộc kháng chiến. ->Như vậy, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một văn bản nghị luận hoàn chỉnh. 2. Tác giả -Hồ CHí Minh (1890 – 1969) -Quê: Nghệ An -Là nhà cách mạng, lãnh tụ của Việt Nam, nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn. -Di sản văn học phong phú, gồm văn chính luận, truyện kí, thơ ca… -Tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí trong tù, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quý hơn độc lập tự do. 3. Tác phẩm - Xuất xứ: Văn bản trích trong Hồ CHí Minh toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, TP Hồ Chí Minh. - Thể loại: Nghị luận xã hội - Phương thức biểu đạt: Nghị luận + biểu cảm. - Bố cục: 3 phần +Phần 1: từ đầu…lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận (Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta.) +Phần 2: Tiếp…giống nhau nơi lòng nồn nàn yêu nước: CHứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta +Phần 3: còn lại: Giá trị của lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi người dân. Hoạt động 2: Khám phá văn bản (50 phút) a. Mục tiêu:  Nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.  Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề, phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết  Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Bài nghị luận có mấy luận điểm? Tìm các luận điểm trong văn bản và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm? từ đó rút ra nội dung bao quát toàn văn bản. 2.Câu văn nào ở phần (1) khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong VB? Tác giả đã sử dụng lí lẽ, bằng chứng nào để chứng minh điều đó? 3. Căn cứ vào bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhận dân ta lại được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”? 4. Việc liệt kê các nhân vật lịch sử ở phần 2 có tác dụng gì? Các nhân vật ấy được liệt kê theo trình tự nào? 5.Các dẫn chứng trong phần 2 được sắp xếp theo trình tự nào? 6. Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ… đến…” đã giúp tác giả thể hiện điều gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 2 câu đầu là câu khẳng định, kết cấu c có v, c là v, tính từ nồng nàn đảo lên trc có tác dụng nhấn mạnh tính chất, mức độ của lòng yêu nước đang ở độ mãnh liệt, sôi nổi và chân thành nhất ?em hiểu truyền thống quý báu là gì? Đó là lòng yêu nước đc xây dựng, vun đắp, nối tiếp qua nhiều thế hệ, nó là tài sản vô giá của dân tộc ta Bị xâm lăng: trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, nhân dân cả nước đang đứng lên đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc. đó là thời điểm đặc biệt nhất để thể hiện rõ nhất làm yêu nước. đây là hoàn cảnh gay go, ác liệt nhất, khi mà cuộc sống, số phận của mỗi con người đều gắn liền với vận mệnh chung của đất nước. ví dụ trong bài lòng yêu nước ủa iren bua, Gióng của VN. Hoàn cảnh đó rất phù hợp với đất nước ta lúc bấy giờ khi cả nước của ta đang chung sức chung lòng đấu tranh chống TDP xâm lược, khi cuộc KC c P đang trong hoàn cảnh cam go, ác liệt nhất. 1. Đặt vấn đề (Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta) - Câu văn khái quát nội dung vấn đề nghị luận: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta →sử dụng câu khẳng định, đảo ngữ, từ ngữ tinh tế, chọn lọc -Phạm vi biểu hiện: Khi tổ quốc bị xâm lăng -sức mạnh của lòng yêu nước: Câu văn dài, hùng tráng, so sánh (lòng yêu nước – làn sóng); điệp ngữ (nó – 3 lần), tính từ (sôi nổi, mạnh mẽ, to lớn); động từ mạnh liên tiếp (kết thành, lướt qua, nhấn chìm) Tác dụng: gợi tả sức mạnh to lớn, mạnh mẽ Cách nêu vấn đề trực tiếp, ngắn gọn, sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn. Ý kiến, quan điểm, nội dung trọng tâm mà bài nghị luận sẽ làm sáng tỏ. - Nhận định chung về lòng yêu nước: + Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, chân thành và luôn sục sôi. + Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn... nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.  Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước. Bằng cách nêu vấn đề trực tiếp, ngắn gọn, sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn, tác giả đã biểu dương truyền thống yêu nước quí báu của dân tộc ta vad gợi tả sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV đặt câu hỏi: 1. Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử có tác dụng gì? 2. Các bằng chứng được sắp xếp theo trình tự nào? 3. Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ...đến...” đã giúp tác giả thể hiện được điều gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc nhóm 2 bàn, suy nghĩ, thảo luận thống nhất câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS trình bày câu trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định Để chứng minh cho luận điểm “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta” tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào? những DC đó được sắp xếp theo trình tự nào? tác dụng của việc sắp xếp các dẫn chứng đó là gì? Đoạn 2: DC từ lịch sử qua các thời đại Đoạn 3: DC từ thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp của ta DC từ lịch sử ngắn hơn vì các vị anh hùng dt quá nổi tiếng ai ai cũng biết, và tgia muốn dành nhiều thời gian hơn cho hiện tại Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. -Tích hợp giáo dục ANQP: Kể chuyện về những tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo trong kháng chiến của dân tộc 2. Giải quyết vấn đề (chứng minh biểu hiện của lòng yêu nước) *Trong quá khứ lịch sử (đoạn 2) -Liệt kê các anh hùng dân tộc: bà trưng…→thời đại gắn liền với những chiến công hiển hacgs trong lịch sử chống giặc ngoại xâm -Bày toe suy nghĩ, cảm xúc cụ thể: chúng ta có quyền tự hào…chúng ta phải ghi nhớ→tự hào sâu sắc →liệt kê theo trình tự thời gian; chơi chữ (anh hùng dân tộc – dân tộc anh hùng); điệp ngữ (chúng ta – 3 lần) →dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, thuyết phục, khơi gợi niềm tự hào dân tộc *Trong cuộc KC chống Pháp trong hiện tại (đoạn 3) -câu mở đầu và kết đoạn: khẳng định lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay. - các dẫn chưng theo các quan hệ đối tượng: + Lứa tuổi: từ cụ già đến các cháu nhi đồng, từ những phụ nữ đến các bà mẹ,... + địa bàn cư trú: từ kiều bào đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiềm; từ ND miền ngược đến ND miền xuôi +nghề nghiệp: từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến công chức ở hậu phương; từ phụ nữ đến bà mẹ… +Giai cấp tầng lớp: từ những nam nữ công nhân…đến đồng bào điền chủ +các dẫn chững theo hành động việc làm: Chịu đói, bám sát, tiêu diệt giặc Nhịn ăn để ủng hộ bộ đội Khuyên chồng con đi tòng quân Xung phong giúp việc vận tải Săn sóc yêu thương bộ đội Thi đua tăng gia sản xuất Quyên đất ruộng…  Phép liệt kê theo mô hình câu ghép “Từ...đến...”; dẫn chứng toàn diện, bao quát tiêu biểu, thuyết phục; lập luận chặt chẽ, logic, giọng văn dồn dập, liền mạch Tô đậm thêm truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta là vô tận, phong phú, muôn vẻ  Với nhận xét khái quát, lập luận chặt chẽ, liệt kê chứng cứ toàn diện, tiêu biểu, thuyết phục đã làm nổi bật tinh thần yêu nước sôi nổi nồng nàn, vô tận, phong phú của nhân dân ta. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV đặt câu hỏi: 1. Trong phần 3, tác giả khẳng định điều gì? 2. Từ đó, tác giả đã chỉ ra những nhiệm vụ nào của chúng ta? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS trình bày câu trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá thái độ và kết quả làm việc của HS - GV chốt kiến thức 3. Kết thúc vấn đề (Giá trị của lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi người dân) - Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. => Hình ảnh so sánh độc đáo dễ hiểu nhằm đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Lòng yêu nước được tồn tại dưới 2 trạng thái: + Có khi được trưng bày:bộc lộ rõ ràng, cụ thể + Có khi được cất giấu kín đáo: tiềm tàng, kín đáo - Nhiệm vụ: Phải ra sức giải thích tuyên truyền, vận động, tổ chức, lãnh đạo,... =>Liệt kê, động từ Nhằm khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người. => kết thức tự nhiên, hợp lí, sâu sắc và tinh tế Phong cách nghị luận của bác: giản dị rõ ràng, chặt chẽ, thuyết phục Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: -dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục -Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng và được biểu đạt dưới hình ảnh so sánh sinh động, dễ hiểu -Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc -Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc 2. Nội dung Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Và nó cần phải phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ Viết kết nối với đọc c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS theo dõi, hoàn thành bài viết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trắc nghiệm c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu 1: Bài văn đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào ? A. Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước. C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt D. Cả A và B Đáp án: D Câu 2: Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì nào ? A. Trong quá khứ B. Trong cuộc kháng chiến hiện tại C.Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc D. Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các chiến trường. Đáp án: B Câu 3: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn của mình ? A. Tiềm tàng, kín đáo B. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ C. Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ. D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục. Đáp án: C Câu 4: Đối tượng nào không xuất hiện trong bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta? A. Công chức. B. Chiến sĩ, công nhân. C. Nông dân, điền chủ. D. Tư sản Đáp án: Câu D Câu 9: Nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản là: A. Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu... B. Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, phép liệt kê, so sánh chọn lọc và đặc sắc. Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận. D. Tất cả đều đúng. Đáp án: Câu D Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá * Hướng dẫn về nhà - Ôn tập, nắm được nội dung, nghệ thuật chính của văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Soạn bài Ôn tập giữa HK I: Củng cố ôn tập lại các kiến thức về đọc hiểu văn bản thực hành tiếng việt và tập làm văn đã học từ đầu năm. ----------------------------------------

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.