Danh mục
KHBD Văn 7 tuần 30
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 00:02 16/04/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 304,2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 13/4/2024 Ngày dạy: 16/4/2024 Tiết 118 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nhận biết được đặc điểm, chức năng của cước chú và vị trí đặt cước chú. - HS nhận biết được ý nghĩa, tác dụng của tài liệu tham khảo và cách sử dụng tài liệu tham khảo trong VB. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định cước chú và tài liệu tham khảo. - Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn. 3. Phẩm chất - Thái độ học tập nghiêm túc. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập hai, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc lại bài Thủy tiên tháng Một, trao đổi với bạn bên cạnh: + Xác định kí hiệu và tên đối tượng được chú thích ở cuối chân trang + Cách trình bày đoạn trích dẫn lấy từ nguồn tài liệu nào trong văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời; - GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong một văn bản bất kì, việc sử dụng cước chú để đánh dấu cho những chú thích được đặt ở dưới chân trang là vô cùng cần thiết, bên cạnh việc giải thích và cung cấp thông tin về nghĩa của từ, cước chú còn miêu tả và giải thích sự vật, hiện tương rõ hơn. Một điều nữa, để giúp cho văn bản tăng sức thuyết phục và bằng chứng xác thực, chúng ta cũng cần tìm đến nguồn tài liệu tham khảo uy tín, chất lượng. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu kĩ hơn về Cước chú và tài liệu tham khảo. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (10’) a. Mục tiêu: hs tìm hiểu kiến thức về cước chú và tài liệu tham khảo. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 2 nhóm và hoàn thành phiếu học tập - Thời gian: 7 phút Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Hình thành kiến thức 1. Cước chú - Khái niệm: là một loại chú thích đặt ở chân trang hoặc cuối văn bản về một từ ngữ khó hiểu hay một nội dung chưa quen. Loại chú thích đó cho biết văn bản hay một số yếu tố của văn bản được lấy từ nguồn nào cũng được gọi là cước chú. - Phạm vi sử dụng: xuất hiện nhiều trong các văn bản thông tin (nhất là văn bản khoa học), văn bản nghị luận, văn bản văn học cổ được đời sau in lại - Chức năng: người đọc có thêm điều kiện để nắm bắt được một cách chính xác những thông tin, thông điệp, ý nghĩa văn bản. - Cách ghi cước chú: + Đánh dấu từ ngữ, nội dung cần cước chú bằng chữ số hoặc dấu hoa thị + Ở chân trang hoặc ở cuối văn bản, lần lượt chú thích về từng từ ngữ hay nội dung đã được đánh dấu để tạo thành một cước chú hoàn chỉnh gồm: kí hiệu đánh dấu đối tượng, tên đối tượng, dấu hai chấm, nội dung giải thích - Ví dụ về cước chú: “Thoai-lai Dôn (Twilight Zone)”- Thủy Tiên tháng Một 2. Tài liệu tham khảo - Khái niệm: là những tài liệu mà người tạo lập văn bản tìm đọc và khai thác các thông tin cần thiết, có liên quan tới vấn đề được trình bày trong văn bản - Chức năng: người đọc có thể có được những nhận định bước đầu về mức độ tin cậy của nội dung thông tin trong văn bản hay giá trị chuyên môn, khoa học của văn bản - Thao tác trích dẫn tài liệu tham khảo: + Đặt trong dấu ngoặc kép đoạn trích hoặc dẫn nguyên văn một ý kiến, nhận định nào đó. + Nêu thông tin về họ, tên tác giả của ý kiến, nhận định được trích dẫn. + Ghi đầy đủ tên tài liệu được trích dẫn cùng nơi xuất bản, thời gian xuất bản vào vị trí thích hợp. - Ví dụ: 2. Cri-xtốp-phơ Ma-gơ (Christopher Maag) (13/6/2008), "Ở phía đông Ai-o-oa, thành phố "sẽ không bao giờ ngập lụt" nằm dưới độ sâu 12 feet“. Hoạt động 3: Luyện tập (25’) a. Mục tiêu: HS vận dụng được những tri thức đã biết để giải các bài tập về cước chú và tài liệu tham khảo b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức hoạt động nhóm, chia lớp thành 2 TEAM + TEAM CƯỚC CHÚ: DÃY 1 YÊU CẦU: hoàn thành bài tập 1,2,3,4 + TEAM TÀI LIỆU THAM KHẢO: DÃY 2 YÊU CẦU: hoàn thành bài tập 5,6,7 Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 Từ ngữ được giải thích nghĩa Đối tượng được cung cấp thông tin về xuất xứ Sự vật, hiện tượng được miêu tả, giải thích - Thái cực - Đồng nhất - Cực đoan - Ảnh của Quốc Trung - Thoai-lai Dôn (Twilight Zone) - Min-nét-xô-ta - Hiện tượng "nước trồi" Bài tập 2 Các thành phần của cước chú Vị trí đặt cước chú Nội dung cước chú Ngôn ngữ của cước chú - Kí hiệu đánh dấu đối tượng được chú thích - Tên đối tượng được chú thích - Phần giải thích của tác giả hay người biên soạn sách - Chân trang - Cuối văn bản - Giải thích nghĩa của từ ngữ - Cung cấp thông tin về xuất xứ của đối tượng - Giải thích sự vật, hiện tượng được nói tới - Ngắn gọn - Rõ ràng Bài tập 3 - Theo em, cần có thêm cước chú cho tên của những người được tác giả đề cập đến trong bài: Hân-tơ Lo-vin (Hunter Lovins), Giôn Hô-đơ-rơn (John Holdren). - Vì không phải bất cứ người đọc nào cũng biết những người được nhắc đến đó là ai. Bài tập 4 - Đánh số bên cạnh các từ chỉ tên người đã được nhắc đến ở câu 3. - Ghi cước chú ở chân trang lần lượt như sau: + Hunter Lovins: nhà môi trường Mỹ, là chủ tịch và người sáng lập của tổ chức Những giải pháp chủ nghĩa tư bản tự nhiên (Natural Capitalism Solutions), là tác giả hàng đầu về phát triển bền vững. + John Holdren: giáo sư người Mỹ nghiên cứu Khoa học Môi trường và Chính sách tại Trường Chính phủ Kennedy thuộc Đại học Harvad, từng là cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Barack Obama về các vấn đề khoa học và công nghệ. Bài tập 5 - Đặt trong dấu ngoặc kép đoạn trích dẫn nguyên văn một ý kiến, nhận định nào đó - Nêu thông tin về họ, tên tác giả của ý kiến, nhận định được trích dẫn (đặt trước đoạn trích dẫn) - Ghi đầy đủ tên tài liệu được trích dẫn cùng nơi xuất bản, thời gian xuất bản vào vị trí thích hợp Bài tập 6 - Sự khác biệt giữa hai cách ghi nguồn tài liệu tham khảo đã nêu: + Một cách là ghi ngay ở các đoạn có thông tin được trích dẫn. + Một cách là ghi ở một phần riêng cuối văn bản.  Cách thứ hai được sử dụng phổ biến hơn trên sách báo hiện nay. Bài tập 7 STT Thông tin được viện dẫn và tài liệu tham khảo đã sử dụng Tác dụng của việc viện dẫn thông tin và sử dụng tài liệu tham khảo 1 Giải thích cụm từ “Sự bất thường của Trái đất” (Tài liệu tham khảo: Hân-tơ Lo-vin) Tăng tính xác thực cho thông tin 2 Thuật ngữ “Sự nóng lên của Trái đất” là một sự nhầm lẫn (Tài liệu tham khảo: Giôn Hô-đơ-rơn) Tăng tính dễ hiểu, xác thực cho thông tin 3 Nói về sự bất thường của Trái đất (Tài liệu tham khảo: trang CNN.com ngày 07/08/2007) Tăng tính dễ hiểu, xác thực cho thông tin Hoạt động 4: Vận dụng (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu học sinh làm bài tập: Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Thủy tiên tháng Một”, trong đó có sử dụng cước chú và tài liệu tham khảo. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. • Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo SGK - Hoàn thiên các bài tập - Soạn bài: Lễ rửa làng của người Lô Lô Ngày soạn: 13/4/2024 Ngày dạy: 19/4/2024 TIẾT 119,120 LỄ RỬA LÀNG CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Phạm Thùy Dung I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nhận biết được đặc điểm của VB giới thiệu về một lễ tục với nhiều hoạt động cụ thể được thực hiện theo những quy định chặt chẽ. - HS nhận biết được tác dụng biểu đạt cảu một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong VB in. - HS nêu được những thu hoạch bổ ích về lối sống tôn trọng tự nhiên, hòa điệu với tự nhiên. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô. - Năng lực đọc hiểu, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - HS biết lựa chọn và trân trọng cách sống hài hòa với tự nhiên. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. Tiến trình dạy học Tiết 1: Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV áp dụng kỹ thuật KWL giúp học sinh tìm hiểu về Lễ rửa làng của người Lô Lô. - GV dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta nên nhớ tên một số vị thần người Việt xưa thờ cúng, điều đó biểu thị sự tôn trọng, thậm chí kinh sợ đối với các lực lượng tự nhiên như thần Đất, thần Rừng, thần Sông, thần Biển, thần Cây,… Ngoài ra, chúng ta nên nhớ rằng một số lễ tục vẫn còn được duy trì đến ngày hôm nay, điều đó lại một lần nữa cho thấy cách ứng xử đầy nhân văn của tổ tiên xưa đối với những ân huệ mà tự nhiên ban tặng cho con người như lễ cúng cơm mới, lễ cầu mưa, lễ cầu ngư,… Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một lễ tục vô cùng độc đáo trong văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (75’) Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc văn bản trước lớp - Gv giải thích một số từ khó cho học sinh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích a. Đọc - GV gọi học sinh đọc từng phần văn bản - Giọng đọc: rành rẽ, khúc chiết, thái độ thích thú, ngạc nhiên b. Chú thích - Định kì: khoảng một thời gian tương đối cố định dánh dấu sự lặp lại đều đặn của một hoạt động hoặc hiện tượng, sự kiện nào đó. - Linh nghiệm: có hiệu quả, hiệu lực thấy rõ, như nhờ một tác động lạ lùng, bí ẩn nào đó. - Hình nhân: hình người bằng giấy, dùng để cúng rồi đốt đi, theo tục lệ mê tín. - Phong quang: quang đãng và sáng sủa 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả: Phạm Thùy Dung - Là một cây bút có bài viết xuất hiện đều đặn trên tạp chí Di sản (Heritage) của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). - Các bài viết của chị đã đưa đến cho người đọc nhiều thông tin thú vị về cuộc sống muôn màu trên mọi miền Tổ quốc. b. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích trong tạp chí “Di sản”, tháng 12/2019 - Thể loại: Văn bản thông tin - PTBĐ: Thuyết minh - Bố cục: + Phần 1: Từ đầu đến “độc đáo, thú vị”: Giới thiệu về dân tộc và lễ rửa làng của người Lô Lô. + Phần 2: Tiếp theo đến “làm mất thiêng”: Nét đặc sắc trong lễ rửa làng của người Lô Lô. + Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa của phong tục Hoạt động 2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: - Phân tích được nội dung Giới thiệu về dân tộc và lễ rửa làng của người Lô Lô - Phân tích được nội dung Nét đặc sắc trong lễ rửa làng của người Lô Lô - Phân tích được nội dung Ý nghĩa của phong tục b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi gợi dẫn: - Dân tộc Lô Lô hiện lên như thế nào? - Nhận xét về cách giới thiệu lễ rửa làng Lô Lô của tác giả. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Khám phá văn bản 1. Giới thiệu về dân tộc và lễ rửa làng của người Lô Lô a. Giới thiệu về dân tộc Lô Lô - Là một trong những dân tộc thiểu số có số dân ít nhất Việt Nam - Cư trú ở tỉnh Hà Giang và Cao Bằng - Có lối sống tập trung và mang tính cộng đồng rõ nét và có nhiều lễ hội tiêu biểu - Là dân tộc chăm chỉ, cần cù, vất vả  Câu văn ngắn gọn, súc tích, nêu được đặc điểm cơ bản về dân tộc Lô Lô b. Giới thiệu về lễ hội rửa làng của người Lô Lô Bên cạnh những ngày lễ tiêu biểu như lễ nhảy cây, lễ cầu mưa, lễ cầu thần đá, thì người Lô Lô còn có lễ Hội rửa làng rất độc đáo, thú vị  NT: Cách dẫn trực tiếp, rất cụ thể, dễ hiểu, tự nhiên, giúp người đọc nắm được thông tin chính của văn bản Tiết 2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV sử dụng kỹ thuật THINK- PAIR- SHARE Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chia nhóm hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Nét đặc sắc trong lễ rửa làng của người Lô Lô - Thời gian: 3 năm một lần, ngày đẹp trời trong tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch - Thời điểm: khi đã xong xuôi mùa vụ - Không gian: núi đồi thênh thang a. Quá trình chuẩn bị: - Mọi người ngồi cùng nhau chọn ngày tổ chức - Lễ xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng: + Lễ vật: thẻ hương, giấy trúc, thẻ nến, con gà trống + Tối hôm trước, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà và khấn xin tổ tiên cho tổ chức buổi lễ  nước trong chén không bị thấm hoặc đổ ra ngoài  linh nghiệm b. Quá trình diễn ra * Hoạt động phải thực hiện theo luật lệ - Đoàn người thực hiện lễ: một thầy cúng chính, một thầy cúng phụ, một số nam giới trong làng đi theo hỗ trợ. - Người tham dự lễ: các gia đình trong làng bản - Đồ lễ: 2 con dê, 1 con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, vải đỏ, sừng trâu, cây tre to…. - Quá trình hành lễ: đoàn người thực hiện lễ cúng sẽ đi quanh làng, sẽ có 2 người dắt 2 con dê, những người còn lại người vác tre giả hình ngựa, người quấy ngô, người xách gà trống trắng… theo sau thầy cúng đi vào từng nhà dân. * Hoạt động nằm ngoài luật lệ - Các cô gái trong bản nhân dịp lễ rửa làng sẽ mặc những bộ váy áo đẹp, được thêu thùa cầu kì, trên đầu đội những chiếc khăn điệu đà làm dáng, nói cười vui vẻ - Các chàng trai phấn khởi, lớn giọng chúc tụng nhau chén rượu thơm - Mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu c. Kết thúc buổi lễ - Những quy định nghiêm ngặt về hoạt động sau ngày lễ: + Sau lễ cúng, 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng + Nếu chẳng may có người lạ bước vào làng, người đó sẽ phải sửa soạn lễ vật cúng lại. - NT: những câu văn ngắn gọn miêu tả chân thực, cụ thể, rõ nét những hoạt động của buổi lễ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi: Nêu ý nghĩa của lễ rửa làng của người Lô Lô? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh, mở rộng kiến thức. 3. Ý nghĩa của phong tục - Dân làng cảm thấy tin tưởng vào tương lai phía trước - Mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng - Đây là tín ngưỡng dân gian,nét đẹp truyền thống làm giàu bản sắc dân tộc Việt Nam Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lời văn nhẹ nhàng, giàu hình ảnh - Câu văn ngắn gọn, đơn giản, nhưng giàu sức gợi nên cuốn hút người đọc 2. Nội dung Văn bản đã cung cấp cho người đọc thông tin đầy đủ, rõ ràng về phong tục rửa làng của người Lô Lô để thấy được nét đẹp về văn hóa và tinh thần của người dân nơi đây. Hoạt động 3: Luyện tập (5’) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi “RUNG CHUÔNG VÀNG”. 1. “Lễ rửa làng” còn có tên gọi khác là gì? Lễ mừng ngô mới 2. Thời điểm diễn ra lễ rửa làng. Vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch 3. Một ngày trước khi tổ chức “Lễ rửa làng”, người dân cần chuẩn bị những gì? Chuẩn bị lễ vật: thẻ hương, chén nước, giấy trúc, con gà trống 4. Sau lễ cúng rửa làng, bao nhiêu ngày sau thì người lạ được bước vào làng? 9 ngày 5. Nêu ý nghĩa của “Lễ rửa làng” của người Lô Lô? - Dân làng cảm thấy tin tưởng vào tương lai phía trước - Mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng - Đây là tín ngưỡng dân gian,nét đẹp truyền thống làm giàu bản sắc dân tộc Việt Nam Hoạt động 4: Vận dụng (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV nêu nhiệm vụ: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua văn bản “Lễ rửa làng của người Lô Lô” - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. • Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo SGK - Hoàn thiên các bài tập - Soạn bài: Bản tin về hoa anh đào

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.