Danh mục
KHBD Văn 7 tuần 23
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 15:20 27/02/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 1.980,1kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 25/2/2024 Ngày dạy: 27/2024 TIẾT 89,90 ĐƯỜNG VÀO TRUNG TÂM VŨ TRỤ - Hà Thủy Nguyên - I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nhận biết dược các yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng: cốt truyện hoàn toàn tưởng tượng (dựa trên giả thuyết về công nghệ gen); các sự việc li kì diễn ra ở không gian ngoài Trái Đất (Tâm Vũ Trụ), trong thời gian dịch chuyển giữa hiện tại và thời cổ đại; nhân vât có trí thông minh tuyệt vời và ưa phiêu lưu, khám phá (cô bé và cậu bé Thần Đồng); nhân vật kì ảo (con ngựa có cảnh Thần Thoại và nhiều nhân vật phụ khác trong khu rừng ở Tâm Vũ Trụ). - HS biết tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn - HS hiểu được nội dung của VB, phát huy khả năng tưởng tượng để có thể hòa mình vào thế giới khoa học viễn tưởng, nơi các em có thể phiêu lưu và khám phá những điều kì diệu. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ. - Năng lực đọc hiểu, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - HS biết khát vọng và ước mơ, có ý chí biến khát vọng, ước mơ tốt đẹp thành hiện thực. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi: NHÀ DU HÀNH VŨ TRỤ Hãy kể tên các hành tinh xoay quanh hệ Mặt Trời?  Theo Live Science, Hệ Mặt trời bao gồm 8 hành tinh: Sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. - GV dẫn dắt vào bài mới: Ở văn bản trước, chúng ta đã được khám phá thế giới đại dương bao la trong Cuộc chạm trán trên đại dương với muôn vàn điều kì thú. Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đi chinh phục một thế giới mới lạ khác nữa, chắc chắn sẽ mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị. Chúng ta cùng bước vài bài học ngày hôm nay – Đường vào trung tâm vũ trụ. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: Hoạt động 2.1: Đọc và tìm hiểu chung (15 phút) a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc văn bản trước lớp - Gv giải thích một số từ khó cho học sinh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu về tác giả Hà Thủy Nguyên - GV tổ chức hoạt động CẶP ĐÔI CHIA SẺ tìm hiểu về tác phẩm Yêu cầu: Trình bày những nét khái quát về đoạn trích “Đường vào trung tâm vũ trụ” - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích a. Đọc - Gv gọi đọc phân vai - Đọc diễn cảm, lưu loát, ngắt nghỉ đúng; chú ý lời đối thoại của các nhân vật. b. Chú thích - Thần thoại: tên con ngựa do Thần Đồng tạo ra bằng cách lấy các số gen của Thiên nga cấy ghéo vào phôi ngựa. - Nhân sư: nhân vật đầu người, mình sư tử trong thần thoại Hy Lạp. - Hòn đá Ôm-phe-lốt: trong câu chuyện, đây là hòn đá thiêng, “Chìa khóa” để dẫn lối vào vũ trụ. - Thần Dớt: vị thần tối cao, chúa tể của các vị thần trên đình Ô-lim-pơ - Thần A-pô-lô: thần ánh sáng, chân lí và nghệ thuật, con trai của thần Dớt. - Ác-tê-mít: thần săn bắn, con gái của thần Dớt. - Đa-di-năng: có nhiều chức năng khác nhau. - Huyền bí: bí ẩn và có vẻ màu nhiêm, khó hiểu, khó khám phá. 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Hà Thủy Nguyên tên thật là Nguyễn Thị Phương Thảo, sinh năm 1986 tại Hà Nội. - Nhà văn bắt đầu viết từ khá sớm: “Tôi bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên vào năm 14 tuổi.” - Một số tác phẩm đã xuất bản: Điệu nhạc trần gian (2004); Bên kia cánh cửa (2005); Thiên Mã (2010) b. Tác phẩm - Thể loại: Truyện khoa học viễn tưởng - Xuất xứ: Trích chương 2 cuốn tiểu thuyết “Thiên mã” - Ngôi kể: ngôi thứ nhất - PTBĐ: Tự sự, kết hợp miêu tả, biểu cảm - Không gian diễn ra câu chuyện: Không gian thánh địa Hy Lạp - nơi có đền thờ các vị thẩn trong thần thoại Hy Lạp; không gian tầm vũ Trụ - nơi có những loài thực vật và động vật khổng lổ, kì dị. - Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu- như chốn không người chứ  Tìm đường vào trung tâm vũ trụ. - Phần 2: Từ “chưa đầy nửa tiếng sau” đến “một chiều không gian thứ tư”  Khái quát không gian ở trung tâm vũ trụ. - Phần 3: Đoạn còn lại  Khám phá không gian trung tâm vũ trụ - Sơ đồ tóm tắt cốt truyện + Hai nhân vật bay đến thánh địa Hy Lạp trên con ngựa Thần Thoại + Khám phá thánh địa và phát hiện “cái rốn vũ trụ” |+ Thần Đồng quay trở về bảo tàng “mượn chìa khóa” + Ba nhân vật vào được trung tâm vũ trụ Hoạt động 2.2: Khám phá văn bản: (53 phút) a. Mục tiêu: - Phân tích được hình ảnh con cá thiết - Phân tích được cuộc đọ sức giữa tàu chiến và con cá - Phân tích được sự thật về con cá thiết b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Yêu cầu: Hoàn thành phiếu học tập theo bàn Thời gian: 10 phút Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HShoàn thành phiếu học tập - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Khám phá văn bản 1. Tìm đường vào trung tâm vũ trụ 2. Tìm đường vào trung tâm vũ trụ - Các nhân vật chính tham gia vào hành trình tìm đường vào trung tâm vũ trụ + Nhân vật “tôi”: người kể chuyện- cô bé mới lớn +Thần Đồng: cậu bé người bạn của “tôi” + Thần Thoại: chú ngựa đặc biệt Nhận xét: + Nghệ thuật: ngôn ngữ đối thoại, nhân hóa + Bằng sự suy luận thông minh  tìm ra đường vào trung tâm - Nhân vật phát hiện đường vào trung tâm vũ trụ + Cậu bé Thần Đồng - Hành trình tìm đường vào trung tâm vũ trụ + Hai nhân vật bay đến thánh địa Hy Lạp trên con ngựa Thần Thoại. + Khám phá thánh địa và phát hiện “rốn vũ trụ”. + Thần Đổng quay trở về bảo tàng “mượn chìa khoá”. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: + Đọc đoạn văn: Từ Chưa đầy nửa tiếng sau … một chiều không gian thứ tư….Tìm những chi tiết miêu tả khái quát về trung tâm vũ trụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Khái quát không gian trung tâm vũ trụ - Hình ảnh không gian vũ trụ bao la, rộng lớn + Một thung lũng thỏm dưới những núi đá cao vời vợi + Cao xanh không có mây , không có mặt trời, chẳng trăng sao, không có gì cả , ngoài một tầng cao hoăm hoắm + Thắp sáng bằng bột lân tinh  NT miêu tả tỉ mỉ  Cảnh sắc kì lạ, không gian kì bí, huyền ảo, hấp dẫn của thế giới Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức hoạt động nhóm: Nhóm 1: Theo lời người kể chuyện, nhà văn Giuyn Véc-nơ đã miêu tả không gian Tâm Trái Đất như thế nào? Giữa Tâm Trái Đát với Tâm Vũ Trụ có mối liên hệ gì? Nhóm 2: “Bước nhảy không gian” kì diệu đã đưa các nhân vật chính trở lại với khoảng thời gian nào? Nhóm 3: Không gian rừng cổ sinh được miêu tả với những chi tiết nào? Những nhân vật được chứng kiến cảnh gì ở đó? - Thời gian: 10 phút Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh, mở rộng kiến thức. + Em hãy hình dung không gian thảo nguyên ở cuối văn bản, tiếp tục tưởng tượng thêm những loài sinh vât kì lạ sống ở đó. + Em có thích ý tưởng về công nghệ gen được đề cập đến trong văn bản hay không? Em suy nghĩ gì nếu công nghệ gen đó trở thành hiện thực? 3. Khám phá không gian trung tâm vũ trụ a. Mối liên hệ giữa tâm Trái đất và tâm Vũ trụ - Theo nhà văn Giuyn Véc-nơ: Tâm Trái Đất là “một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất” như: “những cây nấm cổ đại khổng lồ, những con khủng long từ thời tiền sử, những con chim điện quý hiếm, ...”. - Theo nhân vật Thần Đồng: + Tâm Trái Đất chỉ có khoáng chất, không có sinh vật sống + Tâm Vũ Trụ là nơi có sự sống của các loài động vật, thực vật kì lạ.  Tâm Trái Đất đó chính là Tâm Vũ Trụ.  Truyện khoa học viễn tưởng không chỉ dẫn người đọc vào những cuộc phiêu lưu kì thú mà còn thôi thúc niềm đam mê khám phá để người đọc tự mình trải nghiệm những điều kì diệu của cuộc sống. b. Thuật ngữ “Bước nhảy không gian” - “Bước nhảy không gian” đã đưa ba nhân vật chính trở lại thời cổ đại, cách thời điểm câu chuyện được kể khoảng một trăm sáu mươi triệu năm. c. Không gian rừng cổ sinh - Không gian rừng cổ sinh hiện ra với những con vật kì lạ + Con khổng long Spi-nô-sô-rớt Ê-gíp-ti-cớt + Voi ma mút - Tiếp đến là chốn thần tiên + Một dòng suối hiền hòa, bảy sắc cồng vồng rực rỡ + Con người xuất hiện hệt như nhân vật trong truyện cổ tích của An-đéc-xen.  NT liệt kê  Không gian kì bí, huyền ảo, hấp dẫn của thế giới viễn tưởng. Hướng dẫn HS tổng kết: 5 phút Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lời văn phong phú, có nhiều hình ảnh sáng tạo mới lạ. - Lối miêu tả chi tiết, sinh động, mới lạ, cuốn hút người đọc. - Sử dụng triệt để biện pháp nhân hóa để xây dựng nhân vật hấp dẫn. 2. Nội dung Văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ” kể về hành trình khám phá trung tâm vũ trụ của 3 nhân vật. Qua đó thể hiện ước mơ chinh phục và khám phá thiên nhiên của con người Hoạt động 3: Luyện tập: 10 phút a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Hãy tưởng tượng em sở hữu phát minh “bước nhảy không gian”. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về không gian em định tới (không gian vũ trụ, Tâm Trái Đất hoặc các hành tinh khác). Đoạn văn tham khảo “Ai trong chúng ta cũng khao khát chinh phục những thử thách, trải nghiệm mới. Trải nghiệm được đến những không gian ngoài Trái Đất chính là niềm mong ước từ nhỏ đến lớn của tôi. Tôi đã say mê nghiên cứu khoa học, nỗ lực không ngừng suốt 20 năm để phát minh ra “bước nhảy không gian”. Hôm nay tôi sẽ sử dụng nó để đưa các bạn đi cùng tôi đến sao hỏa- một hành tinh mà con người luôn khao khát chinh phục và đặt chân đến. Sau một cú hích rất mạnh, tôi vụt bay lên và đáp xuống sao hỏa. Tôi choáng váng vì nơi đây quá rộng và nhiệt độ cực cao khiến cơ thể tôi nóng ran dù đã được bảo vệ bằng bộ đồ bảo hộ. Trước mắt tôi là một sa mạc nhiều hố sâu, một màu cam đỏ bao trùm, hun hút tầm nhìn. Tôi có cảm giác xung quanh có những sinh vật nào đó đang tồn tại và chúng đang quan sát tôi nhưng tôi lại không thể nhìn rõ chúng. Bất chợt tôi rơi xuống một cái hố sâu hoăm hoắm, tôi rơi tự do cho đến khi phát hiện mình đang ở trong một không gian có sự sống. Trời ơi! Tôi há hốc miệng và chỉ kịp ghi lại hình ảnh của một loài sinh vật khổng lồ có chân, có tay nhưng lại biết bay đang tiến gần đến tôi. Sau khi ngất đi và tỉnh lại, bước nhảy không gian đã đưa tôi về phòng thí nghiệm của mình từ lúc nào…!” - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng: 5 phút a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV chiếu những câu nói liên quan đến bài học để giáo dục học sinh * Hướng dẫn về nhà - Học bài theo vở ghi - Soạn bài: Thực hành tiếng Việt và văn bản 3: Dấu ấn Hồ Khanh ------------------------------------- Ngày soạn: 25/2/2024 Ngày giảng: 01/3/2024 Tiết 90: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng trong văn bản. - HS biết vận dụng hiểu biết về dấu chấm lửng để thực hành viết đoạn văn có sử dụng dấu câu này. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực dùng dấu câu và tác dụng của chúng. - Năng lực nhận biết và sử dụng dấu chấm lửng trong viết câu, đoạn văn. 3. Phẩm chất Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập hai, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV đưa ra một câu chuyện và đặt câu hỏi gợi dẫn vào bài: Dấu chấm lửng trong câu thể hiện điều gì? Tại sao anh con trai lại lao vào hút thuốc, đánh bạc. Một ông bố lúc sắp mất đã để lại cho con trai một lá thư, một phần nội dung của lá thư như sau: - Đừng uống trà…uống rượu con nhé! - Đừng đánh cờ… đánh bạc con nhé ! Anh con trai vốn là người con có hiếu, luôn nghe lời bố. sau khi bố qua đời, anh đã lao vào uống rượu, đánh bạc đến nỗi bán cả sản nghiệp do bố để lại. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời: sử dụng sai dấu câu  nghĩa của câu thay đổi.... - GV dẫn dắt vào bài học mới: Ông bố trong câu chuyện đã sử dụng dấu chấm lửng chưa hợp lí đúng không nào? Vậy dấu chấm lửng được sử dụng như thế nào, có công dụng ra sao, đó chính là vấn đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học Thực hành tiếng Việt hôm nay – Dấu chấm lửng. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (10 phút) a. Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm, công dụng và cách sử dụng dấu chấm lửng hiệu quả. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: Nhận biết công dụng của dấu chấm lửng Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu học sinh đọc ví dụ trong sgk và cho biết công dụng của dấu chấm lửng? a) Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,… đều do nó tự chế. b) Hay là bây giờ em nghĩ thế này… Song anh có cho phép nói em mới dám nói… c) Tôi đã đọc đâu đó một câu rất hay: "Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là… không ai giống ai cả". Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Thao tác 2: Kết luận Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Theo em, dấu chấm lửng là gì và có công dụng như thế nào? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Hình thành kiến thức 1. Nhận biết công dụng của dấu chấm lửng - Dấu chấm lửng phối hợp với dấu phẩy ngầm cho biết nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. - Dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng. - Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện cùa một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ thường có sắc thái hài hước, châm biếm. 2. Kết luận - Dấu chấm lửng là một dấu câu cơ bản trong tiếng Việt. Dấu chấm lửng thường được dùng để: + Báo hiệu còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết. + Thể hiện lời nói bỏ dở (chưa nói hết) hay ngập ngừng, ngắt quãng. + Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ thường có sắc thái hài hước, châm biếm. *Lưu ý: Tùy từng trường hợp cụ thể, dấu chấm lửng giúp người đọc hiểu được ý định, cảm xúc của người viết: ngạc nhiên, lúng túng, mệt mỏi, hoảng hốt, vui mừng, hài hước… Hoạt động 3: Luyện tập (25 phút) a. Mục tiêu: biết sử dụng kiến thức vừa học để giải quyết các bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức hoạt động nhóm + Nhóm 1: Bài tập 2 + Nhóm 2: Bài tập 3 + Nhóm 3: Bài tập 1 - Gv hướng dẫn HS làm bài tập 4 Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 a. Lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng. b. Giãn nhịp điệu câu văn và chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ. c. - Dấu chấm lửng 1: Dấu chấm lửng cho biết còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết. - Dấu chấm lửng 2: Dấu chấm lửng để thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng - Dấu chấm lửng 3: Dấu chấm lửng để thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng Bài tập 2 Dấu chấm lửng có công dụng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước trong VB “Đường vào trung tâm vũ trụ”: “Chẳng qua chỉ là cái…. ổ voi thôi mà! Ai bảo có người “mắt toét”! - Tôi khích” Bài tập 3 a. Đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nhằm nhấn mạnh vị trí trung tâm của vũ trụ. b. Đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của từ và giúp người đọc hình dung Tâm Vũ Trụ như một “viện bảo tàng” khổng lồ và sống động. Bài tập 4 Qua văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ, tôi có thể hình dung ra được nhiều điều diệu kì và thú vị. Phải kể đến chi tiết khi quay trở lại bảo tàng để "mượn" hòn đá Ôm-phe-lốt, tôi đã tự hỏi Thần Đồng đã xử trí như thế nào để có thể "qua mặt” được sự canh gác cẩn mật của bảo vệ bảo tàng? Có lẽ với sự thông minh nhạy bén của mình, Thần Đồng đã lẻn vào mà không ai hay biết, cũng có thể đã thả dây từ trên cao xuống để lấy được viên đá, mà không loại trừ khả năng Thần Thoại đã bay vút lên mà đem theo viên đá… Dù là bằng cách nào, thì ý kiến này của Thần Đồng cũng vô cùng nhanh nhạy, thông minh. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho học sinh làm bài tập TEST KIẾN THỨC: Hãy nối cột A với cột B để xác định đúng công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Ngày soạn: 25/2/2023 Ngày dạy: 01/3/2024 Tiết 91: Văn bản 3: DẤU ẤN HỒ KHANH - Nhật Văn - I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS củng cố được những điều đã học về VB thông tin: nhan đề, nội dung cơ bản, vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện nội dung đó. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Dấu ấn Hồ Khanh. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Dấu ấn Hồ Khanh. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - HS biết khát vọng và ước mơ, có ý chí biến khát vọng, ước mơ tốt đẹp thành hiện thực. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi gợi dẫn vào bài: Hang động nào lớn nhất thế giới?  Hang Sơn Đoòng . Được khám phá lần đầu bởi một người dân địa phương vào khoảng những năm 1990 và được chính thức phát hiện và khám phá trở lại vào năm 2009; Hang Sơn Đoòng – hiện đang giữ danh hiệu hang động lớn nhất hành tinh, đã gây chấn động thế giới với kích thước khổng lồ đến khó tin với những kiến tạo hang động độc đáo mang tầm kỳ quan thế giới.  Cho học sinh xem video giới thiệu Hang Sơn Đoòng - Link video (https://youtu.be/wJeByJDYOgk) - GV dẫn dắt vào bài mới: Kể từ khi được phát hiện, hang Sơn Đoòng đã khiến các chuyên gia, những người yêu hang động và đam mê du lịch khám phá ngỡ ngàng, choáng váng vì vẻ đẹp lộng lẫy của nó. Không chỉ rất lớn về quy mô, Sơn Đoòng còn sở hữu những điều kỳ bí, độc đáo và vẻ đẹp có một không hai. Người đã góp phần khám phá ra Sơn Đoòng chính là Hồ Khanh- một người dân địa phương với đam mê đi rừng, khám phá ra những hang động mới. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình tìm ra hang động lớn nhất thế giới của người đàn ông ấy qua văn bản “Dấu ấn Hồ Khanh”. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Đọc và tìm hiểu chung (12 phút) a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc văn bản trước lớp - Gv giải thích một số từ khó cho học sinh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích a. Đọc - GV gọi 1 bạn đọc trước lớp - Đọc diễn cảm, lưu loát, ngắt nghỉ đúng b. Chú thích - Thợ sơn tràng: người làn nghề khai thác sản vật rừng theo lối thủ công - Địa mạo: hình thái, địa hình bề mặt Trái đất. - Thủy văn: các hiện tượng biến hóa và vận động của nước trong tự nhiên nói chung. 2. Tìm hiểu chung - Tác giả: Nhật Văn - Xuất xứ: báo điện tử Quảng Bình, ngày 21/7/2014 - Thể loại: văn bản thông tin - Phương thức biểu đạt: thuyết minh - Nhan đề: những dấu ấn mà Hồ Khanh tạo nên. - Bố cục: + P1: Từ đầu … “phát hiện ra những hang động đẹp.”  Giới thiệu chung về Hồ Khanh. + P2: tiếp theo…“hang Sơn Đoòng…”  Dấu ấn Hồ Khanh trong công việc khám phá hang động. + P3: còn lại  Đam mê phiêu lưu, khám phá của Hồ Khanh. - Tóm tắt: Văn bản tường thuật lại câu chuyện khám phá thiên nhiên, phát hiện ra hang Sơn Đoòng của Hồ Khanh. Hồ Khanh là người tình cờ phát hiện ra hang Sơn Đoòng. Sự phát hiện làm thay đổi cả cuộc đời của một người thợ sơn tràng. Dần dần, cái tên Hồ Khanh nổi tiếng và quen thuộc với giới nghiên cứu. Nhờ tài năng của mình, anh trở thành bạn đồng hành đáng tin cậy cho các nhà khoa học trên toàn thế giới. Qua đó tác phẩm cho ta hiểu thêm về cuộc sống và con đường cống hiến của những người có công trong việc thay đổi cuộc sống của chúng ta. Hoạt động 2.2: Khám phá văn bản (18 phút) a. Mục tiêu: - Phân tích được nhân vật Hồ Khanh - Phân tích được cuộc hành trình khám phá hang động của Hồ Khanh b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu: GV chia 2 nhóm và hoàn thành phiếu học tập - Thời gian: 5 phút Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS hoàn thành phiếu học tập - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Khám phá văn bản 1. Nhân vật Hồ Khanh - Quê quán: thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Nghề nghiệp: thợ sơn tràng chuyên nghiệp. - Tính cách: thích tò mò, khám phá. - Thành tích: phát hiện ra hang Sơn Đoòng và nhiều hang động khác  NT: thông tin cơ bản, cụ thể, chính xác Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: a. Hành trình khám phá hang động + Thời điểm và sự kiện quan trọng nào đã làm thay đổi cuộc đời Hồ Khanh? + Hồ Khanh có vai trò như thế nào trong quá trình khám phá ra Sơn Đoòng? + Em có nhận xét gì về trình tự thời gian khi giới thiệu quá trình khám Sơn Đoòng của Hồ Khanh? b. Vẻ đẹp hang Sơn Đoòng. + Hang Sơn Đoòng được khám phá trong hoàn cảnh nào? + Hang Sơn Đoòng hiện lên với những vẻ đẹp gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Hành trình khám phá hang động của Hồ Khanh a. Hành trình khám phá hang động - Năm 1989 phát hiện ra một hang (đã đánh dấu bước ngoặc cuộc đời ông), sau được đặt là Sơn Đoòng. - Năm 1999-2004 dẫn đoàn cán bộ khoa học Việt-Đan Mạch, Đoàn cán bộ vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng…đến khám phá hang động thuộc vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng - Hồ Khanh được mời dẫn đường cho đoàn thám hiểm Hạ Đoòng, Hung Thùng thuộc vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng - Năm 2009 ông dẫn đoàn thám hiểm Hoàng Gia Anh khám phá hang động Sơn Đoòng - Dẫn các đoàn làm phim, nhiếp ảnh nổi tiếng đến, phục vụ chuyến thử nghiệm hang Sơn Đoòng.  Ông là người dẫn đường cho nhiều đoàn thám hiểm tìm ra các hang động lớn, nhỏ  Người bạn đồng hành của các nhà khoa học trên hành trình khám phá - NT: sự kiện được liệt kê, được kể theo trình tự thời gian b. Vẻ đẹp hang Sơn Đoòng. - Được khám phá khi đi rừng gặp mưa, Hồ Khanh vào hang tạm trú - Vẻ đẹp của hang: + Không khí mát mẻ lạ thường, có thể nghe tiếng gió rít qua vách đá. + Càng đi sâu vào hang, vẻ đẹp kì vĩ càng cuốn hút. + Phía trên là ánh sáng mặt trời, phía dưới hang là con sông ngầm sâu hun hút. + Không khí mát lạnh, nước chảy cuồn cuộn, trong vắt giữa những rặng thạch nhũ điệp trùng.  NT: miêu tả chi tiết, tỉ mỉ  Trở thành hang động lớn nhất thế giới. Hướng dẫn tổng kết: 3 phút Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lời văn ngắn gọn, cô đọng, hàm súc - Kể sự việc theo trình tự thời gian, kết hợp miêu tả chi tiết, cụ thể. - Lối viết phong phú, mềm mại, cuốn hút người đọc 2. Nội dung Văn bản tường thuật lại câu chuyện khám phá thiên nhiên, phát hiện ra hang Sơn Đoòng của Hồ Khanh. Qua đó tác phẩm cho ta hiểu thêm về cuộc sống và con đường cống hiến của những người có công trong việc thay đổi cuộc sống của chúng ta Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV hỏi HS: Theo em, phẩm chất quan trọng nhất để trở thành một nhà thám hiểm là gì?  Một nhà thám hiểm tài ba phải là sự kết hợp của rất nhiều phẩm chất và tính cách khác nhau. Thế những phẩm chất được xem là quan trọng nhất đối với một nhà thám hiểm đó chính là sự hiểu biết và say mê khám phá thế giới tự nhiên. Khi bạn say sưa tìm tòi, khám phá thì bạn sẽ luôn thấy được những điều mới lạ trong thế giới này - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng: 2 phút (có thể giao về nhà nếu không còn thời gain) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động “LẮNG NGHE SỰ CHIA SẺ”: Nhân vật Hồ Khanh đã thực hiện được khát vọng và đam mê khám phá hang động của mình. Còn em, em có ước mơ gì? Em nghĩ mình sẽ phải trau dồi bản thân như thế nào để thực hiện ước mơ? * Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo vở ghi - Soạn bài: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.