Danh mục
KHBD Ngữ văn 8 tuần 16 tiết 63,64
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 12/28/24 12:33 AM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 75.5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 26/12/2024 Ngày giảng:28/12/2024 Tiết 63, 64 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Tổng hợp, kiểm tra đánh giá kĩ năng Đọc - hiểu, viết - Biết ôn tập, tổng hợp, kiểm tra đánh giá kĩ năng Đọc - hiểu, viết - Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học. - Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập. - Có trách nhiệm trong việc làm bài kiểm tra; chăm chỉ, thực hiện đúng nội quy lúc làm bài; thể hiện sự tôn trọng những bạn xung quanh 2 Năng lực a. Năng lực đặc thù - Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn tự sự, nghị luận về một tác phẩm văn học. - Rèn kĩ năng nói - nghe kể chuyện, trình bày, phát biểu cảm nghĩ. - Tóm tắt kiến thức tiếng Việt đã học. b. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... 2. Phẩm chất: - Tự hào về truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, trách nhiệm bảo vệ đất nước. - Có ý thức ôn tập nghiêm túc. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học . - Thiết kể bài giảng điện tử. - Chuẩn bị phương tiện, học liệu: + Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng... + Học liệu: Các câu hỏi kiểm tra kiến thức. 2. Học sinh. Trả lời các câu hỏi phần Nội dung ôn tập học kì I (Tr 124-129/SGK) vào vở soạn bài. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Khơi kiến thức nền để học sinh bước vào giờ ôn tập hiệu quả. b. Nội dung hoạt động: HS tham gia trò chơi học tập. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Trò chơi “Ai là triệu phú” - GV sử dụng vòng quay Wheel of names để gọi tên HS sẽ tham gia ngồi vào “ghế nóng”. - GV đọc câu hỏi. Mỗi câu hỏi sẽ có 15s suy nghĩ và trả lời. - HS được gọi phải đưa ra câu trả lời nhanh. Nếu quá 15s mà HS không đưa ra được câu trả lời đúng sẽ phải dừng cuộc chơi, GV chọn tiếp một HS khác tiếp tục trả lời các câu hỏi còn lại. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ và trả lời cá nhân. - GV quan sát, khích lệ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Đánh giá, kết luận Hệ thống câu hỏi của trò chơi “Ai là triệu phú”: Câu 1. Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử ghi chép và phản ánh những biến động của lịch sử nước nhà giai đoạn nào? A. Đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XV B. Đầu thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII C. Cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX D. Nửa cuối thế kỉ XIX Câu 2. Đâu không phải tên một bài thơ trào phúng? A. Giễu người thi đỗ (Trần Tế Xương) B. Đề đền Sầm Nghi Đống (Hồ Xuân Hương), C. Tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến) D. Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) Câu 3. Bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” (Trần Nhân Tông) được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật D. Thất ngôn Đường luật xen lục ngôn Câu 4. Thế nào là biệt ngữ xã hội? A. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương. B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp xã hội. C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp nhất định. D. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân. Câu 5. Từ nào sau đây khác với 3 từ còn lại? A. Líu lo C. Lóng lánh B. Lập lòe D. Lơ lửng Câu 6. Điền vào chỗ trống trong câu sau: “…” là vấn đề được luận bàn trong văn bản nghị luận. A. Luận đề C. Luận cứ B. Luận điểm D. Bằng chứng Câu 7. Văn bản nào sau đây không phải văn bản nghị luận? A. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) B. Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) C. Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) D. Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh) Câu 8. Yếu tố Hán Việt “thủy” được sử dụng trong từ nào sau đây không có nghĩa chỉ sự khởi đầu? A. thuỷ tổ C. nguyên thuỷ B. hồng thủy D. khởi thuỷ Câu 9. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Không thể thống kê chính xác số người (…) trong nạn đói năm 1945. A. Bỏ mạng C. Chết B. Hi sinh D. Từ trần Câu 10. Đặc điểm sau đây là của thể loại văn học nào? “Là một thể loại tự sự có dung lượng nhỏ, dùng tiếng cười nhằm chế giễu những thói hư tật xấu, những điều trái tự nhiên, trái thuần phong mĩ tục của con người và còn nhằm mục đích giải trí”. A. Truyện lịch sử C. Truyện cười B. Hài kịch D. Thơ trào phúng Câu 11. Ý nào không phải đặc điểm của các truyện cười dân gian trong SGK bộ KNTT8 tập 1? A. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp ngữ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. B. Hình thức ngắn ngọn, ngôn ngữ dân dã, ý nhị đầy hàm ý. C. Kín đáo phê phán một số thói xấu của con người. D. Xây dựng cốt truyện đơn giản, bất ngờ, gây cười. Câu 12. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”? A. Sự mâu thuẫn giữa vẻ bề ngoài và tâm hồn bên trong. B. Có danh tiếng tốt quan trọng hơn có nhiều của cải, tiền bạc. C. Cái đẹp về đạo đức có giá trị cao hơn hẳn cái đẹp bề ngoài. D. Vẻ đẹp ngoại hình quan trọng hơn vẻ đẹp tính cách. 2. HOẠT ĐỘNG 2: ÔN TẬP KIẾN THỨC HỌC KÌ I (45 phút) a) Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố các đơn vị kiến thức học kì I: Hệ thống kiến thức về văn bản, viết, nói và nghe, về tiếng Việt đã học. b) Nội dung hoạt động: Thực hiện hoạt động nhóm. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm. d) Tổ chức thực hiện hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Với các câu hỏi 1 (SGK/tr 124): Đây là những câu hỏi khái quát nội dung kiến thức của nhiều bài học. GV cho HS trao đổi theo cặp để xem lại kết quả đã chuẩn bị trước và gọi một số HS báo cáo sản phẩm. - Với các câu hỏi 2,3,4,5,6 (SGK/tr 124): : GV chia lớp thành 05 nhóm: Thảo luận và báo cáo các nội dung của từng bài học. Cụ thể: + Nhóm 1: Câu hỏi 2 – So sánh đặc điểm các thể loại: hài kịch, truyện cười, thơ trào phúng. + Nhóm 2: Câu hỏi 3 – So sánh thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật. + Nhóm 3: Câu hỏi 4 – Hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt. + Nhóm 4: Câu hỏi 5 – Hệ thống hóa các kiểu bài viết + Nhóm 5: Câu hỏi 6 – Nêu những đặc điểm chung trong thực hiện các bước của hoạt động nói và nghe ở các bài học trong học kì I. - Lưu ý: HS đã làm cá nhân trước tất cả các câu hỏi ôn tập ở nhà, do đó GV yêu cầu HS dành chủ yếu thời gian để trao đổi, thảo luận nhanh trong nhóm, hoàn thành các Phiếu học tập và báo cáo sản phẩm. Phiếu học tập 01- Câu hỏi 1 (Trang 124/SGK): Bài Văn bản Tác giả Loại, thể loại Đặc điểm nổi bật Nội dung Hình thức Phiếu học tập 02 - Câu hỏi 2 (Trang 124/SGK): Thể loại Những điểm giống nhau Những điểm khác nhau Hài kịch Truyện cười Thơ trào phúng Phiếu học tập 03 - Câu hỏi 3 (Trang 124/SGK): Thể thơ Điểm giống nhau về thi luật Điểm khác nhau về thi luật Thơ thất ngôn bát cú Đường luật Thơ tứ tuyệt Đường luật Phiếu học tập 04 – Câu hỏi 4 (Trang 124/SGK): STT Nội dung tiếng Việt Khái niệm cần nắm vững Dạng bài tập thực hành Phiếu học tập 05 - Câu hỏi 5 (Trang 124/SGK): STT Kiểu bài viết Yêu cầu của kiểu bài Đề tài đã thực hành viết (HS tự điền) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Các nhóm tiến hành thảo luận, hoàn thành sản phẩm học tập ra (các) phiếu học tập của nhóm. - GV quan sát, giúp đỡ (nếu cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV. - HS trả lời cá nhân câu hỏi 1. - Các nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm đã thảo luận các câu hỏi 2, 3, 4, 5,6. - Các HS hoặc các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá, kết luận GV nhận xét sản phẩm học tập của các nhóm. DỰ KIẾN SẢN PHẨM HỌC TẬP Câu 1 (Trang 124/ SGK): Lập bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc. Gợi ý Phiếu học tập 01- Câu hỏi 1 (Trang 124/SGK): Ôn tập các văn bản đọc Bài Văn bản Tác giả Loại, thể loại Đặc điểm nổi bật Nội dung Hình thức 1 Lá cờ thêu sáu chữ vàng Nguyễn Huy Tưởng Truyện lịch sử Thể hiện tinh thần yêu nước, căm thù giặc của người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản. Thành công trong việc miêu tả bối cảnh, sự kiện lịch sử và tái hiện nhân vật lịch sử với những suy nghĩ, tâm trạng, ngôn ngữ,... Quang Trung đại phá quân Thanh Ngô gia văn phái. Tiểu thuyết chương hồi Tái hiện hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh; sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, miêu tả hành động lời nói của nhân vật rõ nét, ngôn ngữ gần gũi, mang đậm nét lịch sử. Ta đi tới Tố Hữu Thơ tự do Vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới bằng niềm tin yâu và tự hào. Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ; ngôn ngữ giản dị, sâu sắc; giọng thơ ấm áp, vui tươi, hào hứng đầy tự hào. 2 Thu điếu Nguyễn Khuyến Thất ngôn bát cú Đường luật, thơ Nôm. Bức tranh thu điển hình của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ; tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến. Cách gieo vần độc đáo vần độc đáo; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại. Thiên trường vãn vọng Trần Nhân Tông Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Bức tranh cảnh vật làng quê đẹp đẽ, bình dị, nên thơ; tấm lòng của vị vua trẻ gắn bó tha thiết với quê hương, đất nước. Bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa: bút pháp tả ít gợi nhiều; ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa; hình ảnh thơ gần gũi, chọn lọc;... Ca Huế trên sông Hương Hà Ánh Minh Bút kí Vẻ đẹp của ca Huế - một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc độc đáo; tấm lòng yêu mến, tự hào đối với ca Huế - một di sản văn hóa dân tộc. Thủ pháp liệt kê; ngôn ngữ biểu cảm, giàu chất thơ; kết hợp hiệu quả phương thức biểu đạt thuyết minh, miêu tả và biểu cảm,… Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Hịch (Nghị luận trung đại) Phản ánh tinh thần yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của nhân dân ta. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, kết hợp giữa lý và tình.; các biện pháp điệp tăng tiến, điệp cấu trúc câu, hình ảnh phóng đại, câu hỏi tu từ; lời văn giàu cảm xúc,… 3 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Văn nghị luận Ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước của nhân dân ta, từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc. Xây dựng luận điểm ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật Nam quốc sơn hà ? Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích; giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn. 4 Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu Trần Tế Xương Thơ thất ngôn bát cú Đường luật Tái hiện bức tranh hiện thực về tình trạng thi cử nhốn nháo trong buổi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến; nỗi xót xa, tâm sự lo nước thương đời của tác giả trước hiện thực xã hội. Hình ảnh thơ gần gũi, chọn lọc; ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm; nghệ thuật đối, đảo ngữ được vận dụng tài tình. Lai Tân Hồ Chí Minh Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Phơi bày thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch; thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay của tác giả đối với giai tầng thống trị trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Bài thơ có kết cấu đặc biệt, bút pháp trào phúng đặc sắc của Hồ Chí Minh Một số giọng điệu của thơ trào phúng Trần Thị Hoa Lê Văn nghị luận Cung cấp những tri thức về những giọng điệu khác nhau của tiếng cười trong thơ trào phúng và dấu hiệu nhận biết. Khẳng định ý nghĩa, giá trị tốt đẹp mà tiếng cười trào phúng đem lại cho cuộc đời. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác thực. 5 Trưởng giả học làm sang Mô-li-ê Hài kịch Thể hiện sự dốt nát, kệch cỡm, đáng cười của một kẻ tầm thường muốn học đòi làm người sang trọng. Xây dựng nhân vật với sự đối nghịch giữa thực chất bên trong với bộ dạng bên ngoài, phóng đại sự việc, ngôn ngữ của nhân vật luôn bất bình thường và buồn cười. Chùm truyện cười dân gian Việt Nam Tác giả dân gian Truyện cười dân gian Phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Hình thức ngắn ngọn, ngôn ngữ dân dã, ý nhị đầy hàm ý; sử dụng nghệ thuật trào phúng, châm biếm. Chùm ca dao trào phúng Tác giả dân gian Ca dao Phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Hình thức ngắn ngọn, ngôn ngữ dân dã, ý nhị đầy hàm ý; sử dụng nghệ thuật trào phúng, châm biếm. Câu 2: (Trang 124/ SGK): Lập bảng so sánh đặc điểm các thể loại theo mẫu. Gợi ý Phiếu học tập 02 - Câu 2 (Trang 124/SGK): So sánh hài kịch, truyện cười, thơ trào phúng Thể loại Những điểm giống nhau Những điểm khác nhau Hài kịch Nội dung thể hiện: Cả ba thể loại này đều miêu tả, tái hiện cái hài hước, cái đáng cười. Hài kịch thuộc loại hình kịch (kịch bản văn học chỉ là một thành tố của nghệ thuật kịch), tổ chức ngôn ngữ theo hình thức đối thoại. Truyện cười Truyện cười thuộc thể loại truyện, có cốt truyện, có nhân vật, tình huống. Thơ trào phúng Thơ trào phúng thuộc thể loại thơ (thơ Đường luật) có đặc trưng của ngôn ngữ thi ca (cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh,...) và tuân thủ các quy định của luật thơ. Câu 3: (Trang 124/ SGK): Nêu những nét giống nhau và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật. Gợi ý Phiếu học tập 03 - Câu 3 (Trang 124/SGK): So sánh thi luật của hai thể thơ Đường luật Thể thơ Điểm giống nhau về thi luật Điểm khác nhau về thi luật Thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Cả hai thể thơ đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam. - Cả hai thể thơ đều được gọi là thơ Đường luật, có quy tắc chặt chẽ. - Bài thơ thất ngôn bát cú có 8 câu; mỗi câu có 7 chữ. - Bài thơ thất ngôn bát cú có bố cục phổ biến: đề (câu 1 và 2); thực (câu 3 và 4); luận (câu 5 và câu 6); kết (câu 7 và 8). - Bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu sử dụng phép đối ở hai câu thực và hai câu luận. Thơ tứ tuyệt Đường luật - Bài thơ tứ tuyệt có 4 câu. (Mỗi câu có 5 chữ hoặc 7 chữ). - Bố cục của bài thơ tứ tuyệt: khởi (câu 1); thừa (câu 2); chuyển (câu 3); hợp (câu 4). - Bài thơ tứ tuyệt không bắt buộc phải đối. Câu 4: (Trang 124/ SGK): Lập bảng vào vở theo mẫu sau để hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt đã được học trong học kì I. Gợi ý Phiếu học tập 04 - Câu 4 (Trang 124/SGK): Hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt STT Nội dung tiếng Việt Khái niệm cần nắm vững Dạng bài tập thực hành 1 Biệt ngữ xã hội Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vậy, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ ra biệt ngữ xã hội và nêu tác dụng. 2 Từ ngữ địa phương Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. Chỉ ra từ ngữ địa phương và nêu tác dụng. 3 Từ tượng hình và từ tượng thanh - Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người. Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích tác dụng. 4 Biện pháp tu từ đảo ngữ Đảo ngữ là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói). Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ và nêu tác dụng. 5 Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp - Đoạn văn diễn dịch: đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp theo triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn. - Đoạn văn quy nạp: Đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn. - Đoạn văn song song: Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề. - Đoạn văn phối hợp: Đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn. - Tìm câu chủ đề, xác định kiểu đoạn văn và phân tích tác dụng cách thức tổ chức đoạn văn. - Sắp xếp các câu thành đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp. - Viết đoạn văn theo kiểu tổ chức cho sẵn. 6 Nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt Trong vốn từ gốc Hán, có một bộ phận các từ đơn được cảm nhận như từ thuần Việt và một bộ phận các từ phức ít nhiều gây khó hiểu. Nhóm các từ phức gốc Hán này thường được gọi là từ Hán Việt. Mỗi tiếng của từ thuộc nhóm này có tên gọi tương ứng là yếu tố Hán Việt. - Chỉ ra các yếu tố Hán Việt và giải nghĩa. - Giải nghĩa và đặt câu với các thành ngữ có yếu tố Hán Việt. 7 Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ Sắc thái nghĩa của từ ngữ là phần nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản, thể hiện thái độ, cảm xúc, cách đánh giá của người dùng đối với đối tượng được nhắc đến. Phân biệt sắc thái nghĩa của từ. 8 Câu hỏi tu từ Câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc,… - Chỉ ra câu hỏi tu từ. - Chuyển câu sang câu hỏi tu từ. 9 Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu - Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu. - Nghĩa hàm ẩn là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh của cả câu, từ nghĩa của từ trong câu và từ ngữ cảnh sử dụng câu. Xác định nghĩa hàm ẩn của câu. Câu 5: (Trang 124/ SGK): Nêu các kiểu bài viết, yêu cầu của từng kiểu bài và đề tài đã thực hành trong học kì I theo bảng gợi ý. Gợi ý Phiếu học tập 05 - Câu 5 (Trang 124/SGK): Hệ thống các kiểu bài viết STT Kiểu bài viết Yêu cầu của kiểu bài Đề tài đã thực hành viết (HS tự điền) 1 Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) - Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hóa. - Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…). - Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,…). - Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi. - Sử dụng được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết. Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) đáng nhớ nhất: đền Hùng/ lăng Bác/ quê Bác ở Nghệ An,… 2 Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) - Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ,…); nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ. - Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề bài thơ. - Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…);…). - Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ. - Phân tích bài thơ “Thu ẩm” Nguyễn Khuyến. - Phân tích bài thơ "Tự tình” (bài 2) của Hồ Xuân Hương. 3 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) - Nêu được vấn đề nghị luận và giải thích để người đọc hiểu vì sao vấn đề này đáng được bàn đến. - Trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của người viết. - Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết. - Nêu được ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động. - Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong thời kì hội nhập. - Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của HS trong việc việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4 Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) - Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ. - Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề. - Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ. - Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ. Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến) 5 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) - Nêu được vấn đề nghị luận. - Làm rõ vấn đề nghị luận (giải thích vấn đề đời sống được bàn luận). - Trình bày được ý kiến phê phán của người viết, nêu rõ lí lẽ và bằng chứng để chứng minh sự phê phán là có cơ sở. - Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết. Viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi. Câu 6: (Trang 124/ SGK): Nêu những điểm chung trong việc thực hiện các bước của hoạt động nói và nghe ở năm bài học trong học kì I. Gợi ý Phần Nói và nghe của mỗi bài trong học kì I có yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, việc thực hành nói và nghe ở cả năm bài có những điểm chung, thể hiện qua các bước: - Xác định mục đích nói và người nghe - Xác định nội dung nói và nghe của bài - Chuẩn bị nói và nghe (chọn để tài, lập dàn ý) - Trình bày bài nói - Trao đổi, rút kinh nghiệm vể nói và nghe 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (20 phút) a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã hình thành từ các hoạt động đọc, viết, nói và nghe để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể. b. Nội dung: Luyện đề tổng hợp c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ *Trước tiết ôn tập: - GV chia lớp thành 04 nhóm - Yêu cầu: HS phải giải quyết các nhiệm vụ trong hai phiếu học tập 01, 02 (SGK) ở nhà theo nhóm. + Nhóm 1, 2: Thực hành Phiếu học tập số 01 + Nhóm 3, 4: Thực hành Phiếu học tập số 02 * Trong tiết ôn tập tại lớp: GV yêu cầu HS đại diện các nhóm trình bày. Tổ chức cho các nhóm thảo luận, đi đến thống nhất phương án giải quyết các câu hỏi trong phiếu học tập. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận nhóm, hoàn thành các PHT trước tiết học. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GỢI Ý SẢN PHẨM PHIẾU HỌC TẬP Ở SGK 1. ĐỌC Trắc nghiệm: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A C C B C B Trả lời các câu hỏi: Câu 1: Có thể khẳng định Chiều hôm nhớ nhà là một bài thơ trữ tình dựa vào những dấu hiệu sau: - Nhan đề bài thơ đã gợi mở nỗi nhớ quê hương của nhân vật trữ tình. - Cảnh vật in đậm dấu ấn tâm trạng của con người. - Lời thổ lộ tâm tình của nhân vật trữ tình ở hai câu kết của bài thơ. Câu 2: Những hình ảnh trong bài thơ có tác dụng lầm nổi bật nhan đề Chiều hôm nhớ nhà: - Bóng hoàng hôn trên nền trời chiều. - Những âm thanh báo hiệu một ngày tàn (tiếng tù và, tiếng trống đồn). - Sinh hoạt của con người vào thời điểm cuối ngày (người đánh cá và trẻ chăn trâu đều đang trên đường về nhà sau một ngày làm việc). - Người đi trên đường xa đang nhớ về quê nhà, mong có người để chia sẻ nỗi niềm. Câu 3: Cảm nhận về phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người được khắc họa trong bài thơ: - Cảnh thiên nhiên được miêu tả vào thời điểm cuối ngày (buổi chiều tà). Cảnh vật hiện lên với không gian khoáng đạt nhưng đượm vẻ tiêu sơ, hoang vắng. - Mọi sinh hoạt của con người cũng diễn ra vào thời điểm cuối ngày, con người trở về nơi bến xa, thôn vắng. Đặc biệt, chủ thể trữ tình - hình ảnh trung tâm của bài thơ (người khách) - đang bơ vơ trên đường xa vắng, trông về quê nhà với bao nhớ nhung. Câu 4: - Tâm trạng của tác giả trong bài thơ: tâm trạng buồn lê thê, nỗi niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. - Tâm trạng của chủ thể trữ tình (tác giả) được biểu hiện gián tiếp qua ngoại cảnh và giãi bày trực tiếp qua lời thơ trữ tình. Hai cách biểu hiện đó đều tập trung làm rõ nỗi niềm cô quạnh, nhớ nhung của một “lữ khách” đang “bước dồn” trên những “dặm liễu” dưới “sương sa”. Câu 5: Nhận xét về cách dùng từ ngữ của tác giả: Tác giả dùng nhiều từ ngữ Hán Việt. Đây là một đặc điểm nổi bật trong cách sử dụng từ ngữ của Bà Huyện Thanh Quan. 2. VIẾT Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan. Gợi ý Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn: STT Tiêu chí Đạt Chưa đạt 1 Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng khoảng 10 - 15 câu. 2 Đoạn văn đúng chủ đề: - Cảnh và tình được gợi qua nhan đề bài thơ. - Những hình ảnh nổi bật thể hiện cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người trong 6 câu đầu của bài thơ; qua đó nhà thơ thể hiện tình cảm một cách kín đáo. - Tình cảm được nhà thơ giãi bày trực tiếp trong hai câu thơ cuối. - Nhận xét về trạng thái tình cảm của tác giả trong bài thơ. 3 Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn . 4 Đoạn văn đảm bảo về yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp. Đoạn văn tham khảo: Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan đã thành công khi miêu tả khung cảnh hoàng hôn và nỗi buồn của kẻ tha hương. Ngay từ nhan đề, bài thơ đã gợi mở cho người đọc biết về thời điểm và tâm trạng của nhân vật trữ tình. Cảnh vật được miêu tả vào thời điểm cuối ngày (buổi chiều tà) hiện lên với hình ảnh bóng hoàng hôn trên nền trời chiều, với âm thanh của tiếng tù và, tiếng trống đồn báo hiệu ngày tàn, giục con người nhanh chóng thu xếp công việc để trở về nhà sau một ngày làm việc. Cảnh vật hiện lên với không gian khoáng đạt nhưng đượm vẻ tiêu sơ, hoang vắng. Phép đối ở hai câu thực miêu tả sinh hoạt của con người. Cả ngư ông và mục tử gác lại công việc để trở về nơi bến xa, thôn vắng. Đặc biệt, trong khung cảnh ngày sắp tàn đó, chủ thể trữ tình - hình ảnh trung tâm của bài thơ (người khách) – đang “bước dồn” trên những “dặm liễu” dưới “sương sa”. Ở hai câu thơ cuối, tâm trạng của nhà thơ được bộc lộ trực tiếp: Không có ai để tâm sự, trời đất thì bao la, vắng lặng, trống trải, khiến tác giả quay về với nội tâm, với lòng buồn sẵn có của mình. Câu thơ cuối, vừa như một câu cảm, vừa như một câu hỏi, bộc lộ sâu sắc nỗi niềm nhớ quê hương, nhớ nhà của nhà thơ. Bằng sự trải nghiệm của cuộc đời, đã sống những khoảnh khắc hoàng hôn ở nơi đất khách quê người, sống trong lòng xã hội phong kiến đang kì suy thoái, nữ sĩ mới viết được những câu thơ rất thực miêu tả cảnh ngộ lẻ loi của kẻ tha hương hay đến thế! 3. NÓI VÀ NGHE Đề bài: Giữ gìn tiếng nói của cha ông phải chăng cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước? a. Chuẩn bị nội dung để thảo luận về đề tài trên. b. Tập luyện thảo luận trên cơ sở các nội dung đã chuẩn bị. Gợi ý *GV là người điều hành thảo luận. Các HS nhóm 1, 2 lần lượt đưa ra các ý kiến phát biểu của mình về vấn đề. HS của hai nhóm 3, 4 cũng có thể đóng góp thêm ý kiến. *Các ý kiến phát biểu cần tập trung làm rõ vấn đề thảo luận, cần thể hiện thái độ tôn trọng của các thành viên khác. *Gợi ý một số ý kiến thảo luận: - Tiếng nói của cha ông có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cộng đồng, là phương diện thể hiện niềm tự hào dân tộc. - Tiếng Việt hiện nay đang đứng trước nguy cơ mất đi sự trong sáng, mất đi vẻ đẹp vốn có bởi tình trạng sử dụng lạm dụng ngoại ngữ khi giao tiếp, sự lai căng, pha trộn tiếng nước ngoài, cách sử dụng tiếng Việt lệch chuẩn về ngữ âm, chữ viết. - Do đó, việc giữ gìn tiếng nói của cha ông cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước: + Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là góp phần giữ gìn, bảo vệ ngôn ngữ mẹ đẻ nhằm tạo ra bản sắc riêng của dân tộc để phân biệt giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới. + Giữ gìn tiếng mẹ đẻ sẽ góp phần thể hiện ý thức, trách nhiệm của công dân đối với chữ viết dân tộc, tiếng nói của dân tộc cũng như góp thể hiện lòng tự tôn dân tộc, góp phần giữ gìn tài sản quý giá nhất của dân tộc ta. + Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt là yếu tố góp phần bảo vệ tiếng Việt, bảo vệ ngôn ngữ của quốc gia chính là bảo vệ tiếng nói của dân tộc, bảo vệ đất nước; là điều kiện tiên quyết để giúp nước nhà phát triển. … 1. ĐỌC Trắc nghiệm: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 B B B C C B Trả lời các câu hỏi: Câu 1: Các sự việc được kể tuần tự trong đoạn trích là: - Một bô lão vào bẩm báo với Trần Quốc Tuấn và Trần Ích Tắc vể việc có một người trẻ tuổi đến xin đấu vật với đô Trâu để tranh giải nhất. Trần Quốc Tuấn bảo cho cậu ta tranh giải nào đó cũng được. - Bô lão vào bẩm báo tiếp việc người trẻ tuổi kia cứ nằng nặc xin tranh giải nhất, nghĩa là chỉ muốn đấu với đô Trâu. - Trần Quốc Tuấn bảo với vị bô lão kia cứ cho cậu ta đấu. Cả Trần Quốc Tuấn và Trần Ích Tắc cùng ra xem. - Sau nhiểu keo gay cấn, đô Trâu vẫn không hạ được cậu bé, ngược lại, cuối cùng hắn đã bị cậu quật ngã bằng một miếng đánh bất ngờ. Cậu bé đó chính là Yết Kiêu. Câu 2: - Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba, kiểu người kể chuyện ẩn danh. - Qua lời kể, có thể nhận thấy người kể chuyện không có thiện cảm với nhân vật Trần Ích Tắc và đô Trâu. Câu 3: - Đoạn trích miêu tả sự đối lập giữa hai cặp nhân vật: Trần Quốc Tuấn với Trần Ích Tắc; Yết Kiêu với đô Trâu. - Sự đối lập của cặp thứ nhất có tác dụng làm nổi bật sự bao dung, nhân ái của Trần Quốc Tuấn và sự hẹp hòi, thâm độc của Trần Ích Tắc. - Sự đối lập của cặp thứ hai (Yết Kiêu với đô Trâu) tôn lên vẻ quả cảm, nhanh nhẹn, cao tay của Yết Kiêu và tính hợm hĩnh, kiêu ngạo, độc ác, nôn nóng của đô Trâu. Câu 4: Trong đoạn trích, từ thằng bé (chỉ Yết Kiêu) đầu tiên xuất hiện trong lời nói của vị bô lão - người có vai trò trong việc tổ chức giải vật của làng, sau đó được dùng trong lời người kể chuyện. Ở những lần đó, từ thằng bé được dùng với sắc thái thân mật, gần gũi, gợi nét ương ngạnh, đáng yêu. Thằng bé mà lại quật ngã đô Trâu - một đô vật khét tiếng và chưa từng để tuột giải nhất - thì thật sự đáng nể phục. Nếu thay bằng từ đồng nghĩa khác, ví dụ cậu bé, sẽ không có được những sắc thái nghĩa như vừa nêu. Câu 5: - Chi tiết Trần Quốc Tuấn đã thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình: + Ngay từ đầu, khi nghe vị bô lão bẩm báo, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện sự độ lượng (bảo ông cụ khuyên “thằng bé” tranh giải sáu, giải bảy gì đó cũng được); + Về sau nghe nói chàng trẻ tuổi “cứ nằng nặc xin cái giải nhất”, ngài đã quyết định cho cậu ta vào đấu. Điều đó không phải buột miệng nói ra, mà ngài đã ngẫm nghĩ. + Khi ra xem vật, vừa nhìn thấy “thằng bé”, Trần Quốc Tuấn đã thích ngay, cho nên, sau khi Yết Kiêu (chính là “thằng bé” ấy) quật ngã đô Trâu, Trần Quốc Tuấn đã thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình - Chi tiết Trần Quốc Tuấn đã thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình cho thấy Trần Quốc Tuấn không chỉ biết nhìn người, mà còn thực lòng trọng dụng người tài để chuẩn bị cho những việc lớn. 2. VIẾT Đề bài: Thực hiện việc tìm ý, lập dàn ý và viết phần Mở bài cho đề tài: Một chuyến tham quan thú vị. Gợi ý * Tìm ý: - Chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa nào? Do ai tổ chức? Mục đích của chuyến tham quan là gì? - Chuyến đi diễn ra như thế nào? (trên đường đi, lúc bắt đầu đến điểm tham quan, các hoạt động chính tiếp theo,…). - Khung cảnh của chuyến tham quan có gì nổi bật? (cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, những hiện vật được trưng bày ở khu di tích,…). - Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đó? (Nêu ấn tượng về chuyến đi; hiểu biết mới về văn hóa, lịch sử của đất nước; tình cảm với quê hương…). * Lập dàn ý: Sắp xếp các ý đã tìm được vào từng phần để thành dàn ý: - Mở bài: + Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. + Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi. - Thân bài: + Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…). + Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc,…). - Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. * Viết Mở bài: MB1: Tục ngữ có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Sau mỗi chuyến đi trải nghiệm, mỗi chúng ta lại đón nhận thêm được bao nhiêu điều thú vị, mới mẻ. Một trong những chuyến đi để lại trong em ấn tượng sâu sắc là chuyến đi tham quan đền Hùng (Phú Thọ) cùng các bạn trong lớp. Chuyến đi giúp em và các bạn thêm biết ơn và tự hào về công lao của các vua Hùng. MB2: Ai đã từng một lần nghe qua truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy hẳn đều có những hình dung cho riêng mình về tòa thành Cổ Loa - kinh đô của Âu Lạc trong buổi đầu dựng nước. Em may mắn khi được đến tham quan khu di tích lịch sử Cổ Loa cùng với các ban trong lớp và cô giáo chủ nhiệm trong dịp hè vừa qua. 3. NÓI VÀ NGHE Đề bài: Thực hiện việc chuẩn bị cho bài nói với đề tài: Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh. Gợi ý *Xác định vấn đề trình bày: Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh. * Xác định mục đích nói: Phê phán thói kiêu căng và hiếu thắng, từ đó giúp người nghe có nhận thức đúng đắn và thái độ sống phù hợp. * Xác định đối tượng người nghe * Xác định không gian và thời gian nói *Tìm ý: + Thế nào là thói kiêu căng? Thế nào là sự hiếu thắng? + Thói kiêu căng và sự hiếu thắng có quan hệ với nhau như thế nào? + Vì sao thói kiêu căng và sự hiếu thắng bị xem là những tính xấu? Hậu quả mà thói kiêu căng và sự hiếu thắng để lại là gì? + Làm thế nào để dẹp bỏ thói kiêu căng và sự hiếu thắng? * Lập dàn ý bài nói: a. Mở đầu: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thói kiêu căng và hiếu thắng. b. Triển khai: - Giải thích: + Thói kiêu căng: là tự cho mình hơn người nên xem thường người khác một cách lộ liễu, khiến người ta khó chịu. + Sự hiếu thắng: là sự phản ứng mạnh mẽ, có phần thái quá, không kiểm soát được hành động của con người gây ra những sự tiêu cực, sai lầm đứng trước sự việc mà họ cho là sai trái và ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân. - Mối quan hệ giữa thói kiêu căng và sự hiếu thắng: - Tác hại của thói kiêu căng và sự hiếu thắng: + Khi có thói kiêu căng, con người thường cho mình hơn hết mọi người, sẽ tự đánh mất đi cơ hội học hỏi thêm những điều hay từ những người xung quanh. + Sự hiếu thắng khiến con người dễ nóng giận trong mọi sự tranh luận, dễ bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được phần hơn, từ đó dễ sa vào những hành vi xấu. + Thói kiêu căng và hiếu thắng gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc: rạn nứt mối quan hệ, bị người khác xa lánh, né tránh, gây cho người khác sự sợ hãi,… - Nguyên nhân của thói kiêu căng và sự hiếu thắng: + Thói kiêu căng và hiếu thắng xuất phát từ bản chất của con người muốn dành phần thắng về mình, muốn thể hiện bản thân mình quá đà, xuất phát từ sự háo danh. + Cũng có khi thói kiêu căng, sự háo thắng còn xuất phát từ nhận thức chưa đúng về bản thân, có những ảo tưởng, nhận thức sai lầm về người khác. - Làm thế nào để dẹp bỏ thói kiêu căng và sự hiếu thắng? Để kiềm chế tính kiêu căng và hiếu thắng mỗi chúng ta trước hết cần nhận biết đúng giá trị của bản thân mình, bên cạnh đó, những việc không khả năng của mình có thể làm được thì nên im lặng làm, khi thành quả tốt nhất định người khác sẽ tán dương bạn, không nên khoa trương... Chú ý: Chuẩn bị một số lí lẽ, bằng chứng có thể sử dụng trong bài nói. - Bàn luận: + Trong cuộc sống, ta cần biết khiêm tốn, suy nghĩ thấu đáo và biết kiềm chế bản thân. + Hãy học cách sống hòa đồng, tôn trọng và hợp tác, chia sẻ với mọi người xung quanh mình. c. Kết luận Khẳng định lại tác hại của tính kiêu căng và hiếu thắng; đồng thời liên hệ bản thân, rút ra bài học. Rubrics đánh giá bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (Vấn đề: Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh) Tên HS thuyết trình: ……………. Người nhận xét:………………………………………. TIÊU CHÍ Chưa đạt Đạt Tốt 1. Nội dung trình bày Nôi dung sơ sài, chưa đủ ý Bài viết đủ ý, phù hợp với đối tượng thuyết minh. Nội dung đầy đủ, sâu sắc, thuyết phục, có quan điểm, suy nghĩ mới mẻ. 2. Hình thức trình bày Bố cục bài nói chưa rõ ràng, lặp ý Bố cục bài nói rõ ràng, tuy nhiên chưa tạo được điểm nhấn khi trình bày. Bố cục bài nói rõ ràng, có sáng tạo, có điểm nhấn khi trình bày 3. Tác phong, thái độ trình bày Nói nhỏ, khó nghe, nói lặp lại ngập ngừng nhiều lần; còn thiếu nghiêm túc/ điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe, nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp. Nói to, nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng một vài câu; điệu bộ tương đối tự tin, mắt đôi lúc còn chưa nhìn vào người nghe, biểu cảm phù hợp với nội dung trình bày. Nói to, truyền cảm; phong thái tự tin; tương tác, giao lưu tốt với người nghe. 4. Mở đầu và kết thúc hợp lí Không chào hỏi và/ hoặc không có lời kết thúc bài nói. Chào hỏi và có lời kết thúc bài nói. Chào hỏi và có lời kết thúc bài nói ấn tượng. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (20 phút) a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết bài tập thực tiễn. b. Nội dung: HS luyện đề tổng hợp tại nhà. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giao đề bài về nhà để HS tự đánh giá. - HS làm bài đánh giá nghiêm túc. Đề kiểm tra tham khảo: I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc truyện cười sau và thực hiện các yêu cầu: KHÔNG CẦN HỌC NỮA Một lão nhà giàu đã dốt lại hà tiện. Con đã lớn mà không cho đi học, sợ tốn tiền. Một ông khách thấy vậy, hỏi : - Sao không cho thằng nhỏ đi học trường? - Cho cháu đến trường, sợ học trò lớn bắt nạt. - Thì rước thầy về nhà cho cháu học vậy! - Nó chưa có trí, biết nó có học được hay không? - Có khó gì, thầy sẽ tuỳ theo sức nó mà dạy. Nay dạy chữ nhất là một, một gạch, qua ngày mai, dạy nó chữ nhị là hai, hai gạch, qua bữa mốt, dạy nó chữ tam là ba, ba gạch, lần lần như vậy thì cháu phải biết chữ. Khách ra về, thằng con mới bảo cha: - Thôi, cha đừng rước thầy về tốn kém. Mấy chữ ấy con không học cũng biết rồi... Con nghe qua là đã thuộc! Người cha bảo nó viết chữ nhất, chữ nhị, chữ tam, nó viết được cả, ông ta khen con sáng dạ, không mời thầy về nữa. Một hôm, người cha bảo nó viết chữ vạn . Nó thủng thẳng ngồi viết, viết mãi đến chiều tối cũng chưa xong. Người cha mắng: - Viết gì mà lâu thế? Nó thưa. - Chữ vạn dài lắm bố ạ! Con viết hơn nửa ngày mà được nửa chữ thôi! (Trích Bình giảng truyện cười, Nguyễn Việt Hùng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.99-100) Câu 1. Nhân vật chính trong truyện cười trên là ai? Câu 2. Vì sao người con trong truyện cười trên đã lớn mà người cha không cho đi học? Câu 3. Yếu tố gây cười của câu chuyện thể hiện rõ nhất ở câu nói nào? Câu 4. Từ “hà tiện” trong câu văn: “Một lão nhà giàu đã dốt lại hà tiện.” có nghĩa như thế nào? Câu 5. Tại sao cậu bé trong truyện mất nhiều thời gian vẫn viết chưa xong chữ “vạn”? Câu 6. Qua câu chuyện, tác giả dân gian muốn phê phán thói xấu nào của con người? Câu 7. Giả sử là một người trực tiếp chứng kiến cuộc đối thoại của hai cha con trong câu chuyện trên, em sẽ nói gì để người cha hiểu được tầm quan trọng của việc cho con đến trường học tập? (Trả lời khoảng 5-7 dòng) II. VIẾT (4.0 điểm) Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng, bài thơ Ông phỗng của Nguyễn Khuyến Phần Câu Yêu cầu I ĐỌC HIỂU 1 - HS trả lời được nhân vật chính trong câu chuyện là lão nhà giàu (người cha) 2 - HS chỉ ra được lí do người con đã lớn mà người cha không cho đi học: người cha hà tiện, sợ tốn tiền. 3 - HS trả lời được yếu tố gây cười của câu chuyện thể hiện rõ nhất ở câu nói: Chữ vạn dài lắm bố ạ ! Con viết hơn nửa ngày mà được nửa chữ thôi! 4 - HS giải thích đúng nghĩa của từ “hà tiện” trong câu văn: “Một lão nhà giàu đã dốt lại hà tiện.”: keo kiệt, bủn xỉn, không muốn chi tiêu hoặc dùng tiền ngay cả khi cần thiết, dù có khả năng . 5 - HS trả lời được nguyên nhân khiến cậu bé trong truyện mất nhiều thời gian vẫn viết chưa xong chữ “vạn”: + Cậu hiểu nhầm rằng chữ “vạn” phải được viết bằng cách vẽ liên tiếp rất nhiều gạch, tương ứng với số lượng mười nghìn, thay vì viết đúng ký tự chữ Hán. + Cậu bé chưa được học đúng cách (cha không cho cậu đi học ở trường và cũng không mời thầy về dạy tại nhà. Do đó, cậu bé chỉ tự học qua những gì nghe thấy và hiểu theo cách của mình). 6 - HS có lí giải thuyết phục qua văn bản, tác giả dân gian muốn phê phán thói xấu của con người: + Thiếu hiểu biết, nghĩ rằng không cần học cũng biết. + Thói keo kiệt, hà tiện, không đầu tư cho việc học hành, dẫn đến sự dốt nát và tình huống trớ trêu. 7 - HS giải quyết tình huống giả định một cách hợp lí, thuyết phục. Ví dụ: Giải thích với người cha rằng việc đến trường học tập giúp người con được học tập, phát triển toàn diện; được học tập một cách khoa học, có hệ thống, có phương pháp phù hợp; được giao lưu, kết nối với bạn bè, thầy cô,… II VIẾT: Bày tỏ ý kiến của bản thân về quan điểm: Là con thì phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: Có đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: đồng tình hay phản đối quan điểm: Là con thì phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ. c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu: Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể tham khảo hướng triển khai sau: * Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả,tác phẩm * Thân bài: 1. Khái quát về hoàn cảnh/cảm hứng/ đề tài hoặc nhan đề: - Bài thơ trào phúng ngay từ nhan đề gợi hình ảnh “ông phỗng” - hình tượng đá thường được trưng trong văn hóa Việt Nam. - Trong buổi dạy học ở nhà quan kinh lược Hoàng Cao khải, nhân thấy đôi phỗng đá ngoài vườn, thi sĩ Nguyễn Khuyến bèn tức cảnh làm bài thơ Ông phỗng đá. 2. Phân tích nội dung trào phúng thể hiện qua bài thơ a. Hai câu thơ mở đầu: miêu tả chân dung ông phỗng đá + Hình ảnh phỗng đá là hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam, cũng như rất quen thuộc trong thơ ca. + Câu thơ mở đầu vừa như là một sự băn khoăn, vừa như là sự mỉa mai và ngụ ý châm biếm. + Câu thơ thứ hai: hình ảnh của ông phỗng đá. Từ láy “trơ trơ”, hình ảnh so sánh “ như đá’, “vững như đồng” làm nổi bật hai hình ảnh: một là hình ảnh phỗng đá đứng bất động mặc kệ sự biến động của trời đất, hai là sự mỉa mai, phê phán của nhà thơ về những thói xấu ở đời, thói xấu của bọn quan lại không biết xót thương tới những cảnh lầm than của người dân trong cái xã hội cùng cực. Hai câu thơ với nghệ thuật chủ yếu là so sánh, câu hỏi tu từ đã làm nổi bật hình ảnh ông phỗng đá bất động, trơ trơ giữa hình ảnh hòn núi non bộ. b. Hai câu thơ cuối giúp người đọc hiểu rõ hơn về công việc, cũng như hình ảnh ông phỗng, đồng thời hiểu rõ được dụng ý mỉa mai sâu cay tầng lớp thống trị và tấm lòng nhà thơ:- Hai câu thơ cuối sử dụng liên tiếp hai câu hỏi tu từ như là sự dồn dập, kết hợp với giọng điệu thơ nhẹ nhàng mà thâm thúy không chỉ là sự phê phán quan lại triều đình, mà còn là sự tự trách chính mình của nhà thơ. 3. Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng - Lối trào phúng của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này là lối trào phúng gián tiếp, kín đáo và thâm thúy, ý định trào phúng của tác giả không bộc lộ trên bề mặt văn bản mà chìm sâu sau hình ảnh và từ ngữ. - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được sử dụng hết sức tài tình. - Ngôn ngữ, hình ảnh gần gũi đối với quê hương. - Từ láy, biện pháp tu từ so sánh được sử dụng linh hoạt trong bốn câu thơ khiến cho bài thơ trở nên đặc sắc. - Câu hỏi tu từ được sử dụng ba trên bốn dòng thơ, hỏi mà không có người trả lời, đã khơi dậy trong lòng đọc giả biết bao suy tư, băn khoăn về xã hội một thời. Tất cả những biện pháp nghệ thuật ấy đã giúp phần làm nổi bật hình ảnh ông phỗng đá giữa hòn núi non bộ, đồng thời còn là sự phê phán của tác giả giữa thực trạng xã hội đó, cái xã hội mà ở đó, quan lại triều đình thờ ơ trước sự sống còn của người dân. 4. Khẳng định/ làm rõ dụng ý phê phán của nhà thơ - Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến, cơ đồ nhà Nguyễn dường như sụp đổ hoàn toàn. Đó là cái xã hội với những biểu hiện lố lăng, kịch cợm. - Chính xã hội ấy khiến Nguyễn Khuyến trăn trở và luôn phê phán, trong bài thơ đã làm nổi bật cái thực trạng xã hội: triều đình, quan lại bù nhìn trước cuộc sống cùng cực của người dân. - Bản thân nhà thơ cũng là người làm quan một thời, là người trơ trơ như ông phỗng đá không giúp ích gì được cho dân, cho nước. * Kết bài: - Khẳng định lại giá trị tác phẩm: + Bài thơ không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về nghệ thuật thơ trào phúng, mà còn khiến tả cảm nhận rõ hơn thực trạng xã hội phong kiến với những “ông phỗng” thờ ơ trước vận mệnh của nhân dân - Suy nghĩ bản thân: + Lớp bụi thời gian có thể phủ nhòa đi mọi thứ, nhưng bài thơ này cùng giá trị châm biếm, mỉa mai sâu cay thì vẫn còn mãi như minh chứng cho tấm lòng lo lắng cho “non nước” của nhà thơ Nguyễn Khuyến. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 1. Hoàn thành các bảng hệ thống kiến thức học kì I. 2. Chuẩn bị kiểm tra chất lượng cuối học kì I.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.