Danh mục
KHBD Ngữ văn 9 tuần 4 tiết 17,18
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 00:32 26/09/2023
Lượt xem: 4
Dung lượng: 34,0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 25/9/2023 Ngày dạy : 28/9/2023 Tiết 17 Tiếng Việt: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. - Biết và hiểu được thế nào là cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp. 2. Năng lực: - Nhận biết và phân tích được cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. - Thu thập và xử lí thông tin về cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. - Biết quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực để vận dụng giải quyết các bài tập - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn 3. Phẩm chất: -Chăm chỉ, trung thực, yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc, biết giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc. - Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp. - GD đạo đức: có ý thức trân trọng, thái độ sử dụng và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt => giáo dục về các giá trị: tôn trọng, trách nhiệm ... II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN, - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,…) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS Thực hiện yêu cầu GV đưa ra. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV gọi 2 Hs thực hiện tình huống Hai người bạn đang trò chuyện: + An: Hôm qua, tớ gặp anh Tuấn. Anh ấy bảo với tớ: “Ngày mai anh đi Hà Nội”. + Ba: Anh Tuấn cũng bảo với tớ rằng ngày mai anh ấy sẽ đi Hà Nội. ? Theo em, trong lời thoại nào truyền đạt nguyên văn lời nhân vật anh Tuấn, cách nào chỉ truyền đạt nôi dung chính mà anh Tuấn nói? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Lời thoại của An: truyền đạt nguyên văn lời nhân vật anh Tuấn - Lời thoại của Ba chỉ truyền đạt nôi dung chính mà nhân vật anh Tuấn nói với bạn ấy - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt :Cách 1 người ta gọi là cách dẫn trực tiếp, cách 2 người ta gọi là cách dẫn gián tiếp Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp, thế nào là cách dẫn gián tiếp bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu… HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp * Thời gian 8 phút a. Mục tiêu: hiểu cách dẫn trực tiếp vận dụng làm bài tập b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV: Chiếu bảng phụ – ngữ liệu/SGK và yêu cầu HS đọc ngữ liệu * HS thảo luận nhóm bàn và trả lời câu hỏi: ? Hãy cho biết các từ in đậm trên bảng trong các ngữ liệu a,b thì: 1.Phần in đậm nào là lời nói được phát ra thành lời? Vì sao em xác định như vậy? Phần gạch chân nào là ý nghĩ trong đầu? Vì sao em xác định như vậy? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Phần in đậm trong ngữ liệu a là lời nói được phát ra thành lời vì trước nó có từ “nói”. - Phần in đậm trong ngữ liệu b là ý nghĩ trong đầu vì trước nó có từ “nghĩ”. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV chuẩn kiến thức: Phần in đậm trong ngữ liệu a được gọi là dẫn lời nói, ngữ liệu b là dẫn ý nghĩ. - Dẫn lời nói: Là ý nghĩ đã được nói ra (lời nói bên ngoài). - Dẫn ý nghĩ: Là lời nói chưa được nói ra (lời nói bên trong).  Nội dung các từ in đậm được nhắc lại một cách nguyên vẹn. GV Lưu ý: Ngoài ra lời đối thoại của các nhân vật cũng được xem là lời dẫn trực tiếp Ví dụ: “Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thầy mấy lị con u Thế nhà ta ở đâu? - Nhà ta ở làng chợ Dầu” (Làng – Kim Lân) - GD đạo đức: có ý thức trân trọng, thái độ sử dụng và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt => giáo dục về các giá trị: tôn trọng, trách nhiệm ... ? Vậy, em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp? - HS đọc ghi nhớ Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp *Thời gian 7 phút a. Mục tiêu: HS hiểu được các dẫn gián tiếp b. Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1:GV đặt câu hỏi: * GV chiếu ngữ liệu và yêu cầu HS đọc NL a) Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ. (Nam Cao, Lão Hạc) b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật (Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại) - GV đặt câu hỏi: ? Phần in đậm trong VD a, b đâu là lời nói, đâu là ý nghĩ? Vì sao em khẳng định như vậy? ? Các từ đó được dẫn ntn? (Có giữ nguyên lời nói của nhân vật không?) ? Các từ đó được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu hiệu gì? ? Có thể thay từ “rằng” bằng từ “là” được không? ? Cách dẫn như 2 VD trên gọi là cách dẫn gián tiếp. Vậy em hiểu thế nào là dẫn gián tiếp? - HS: Đọc ghi nhớ. Nhiệm vụ 2: HS thảo luận nhóm: (2 bàn 1 nhóm- dùng phiếu học tập) - Thời gian: 2 phút - Yêu cầu: Nắm được điểm giống và khác nhau giữa lời dẫn trực tiếp và lời dãn gián tiếp . Biết cách chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dãn gián tiếp và ngược lại - Phân công: Nhóm 1: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp? Nhóm 2+3: Em hãy nêu cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp. Lấy ví dụ minh họa? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Nhiệm vụ 1: - VD a là lời nói. Đây là DN 1 lời khuyên vì trước nó có từ “khuyên” trong lời người dẫn. - VD b là ý nghĩ vì trước nó có từ “hiểu”. - Các từ được dẫn có sự điều chỉnh. - Dấu hiệu: + VD a: Không có dấu hiệu gì. + VD b: Trước nó có từ “rằng”. - Có thể thay “rằng” = “là”. Nhiệm vụ 2: HS các nhóm tự lấy ví dụ - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp: 1/Bỏ dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. 2/chuyển chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp theo ngôi thích hợp. * GV đưa thêm ví dụ : -Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói : “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây.” => Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói rằng đây là chỗ con bà ở được. So sánh cách dẫn Dẫn trực tiếp Dẫn gián tiếp Giống : Đều là dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật - Dẫn nguyên văn. - Đặt trong đấu ngoặc kép. - Thuật lại có điều chỉnh. - Không đặt trong dấu ngoặc kép. I. Cách dẫn trực tiếp: 1. Ngữ liệu /sgk: a- Lời nói b- Ý nghĩ. -> được dẫn nguyên văn, đặt trong dấu ngoặc kép và đứng sau dấu hai chấm. -> Dẫn trực tiếp. 2. Ghi nhớ: SGK/54 II. Cách dẫn gián tiếp: 1. Ngữ liệu /sgk: - Dẫn lời nói, ý nghĩ có sự điều chỉnh không đặt trong ngoặc kép, trước nó có từ “rằng” (“là”). -> Dẫn gián tiếp. 2. Ghi nhớ: SGK/56 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian : 25 phút a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bài tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. GV phân công : Nhóm 1,3 : bài 1/trang 56 Nhóm 2,4 : bài 2/trang 56 c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. III. Luyện tập Bài 1/trang 56 a. Dẫn ý: dẫn trực tiếp. b. Dẫn ý: dẫn trực tiếp Bài 2/trang 56 a: Dẫn trực tiếp: Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta phải…”. + Dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng chúng ta phải… d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. c) Sản phẩm học tập: Đoạn văn. d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: Viết đv có sử sụng lời dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp. * Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập… * Báo cáo kết quả: Hs nộp bài làm ở nhà vào đầu giờ sau * Kết luận, đánh giá. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ * Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc ghi nhớ. - Hoàn chỉnh các bài tập. * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: “Sự pt của từ vưng” ------------------------------- Ngày soạn : 26/9/2023 Ngày dạy :29/9/2023 Tiết 18 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. - Sự phát triển của từ vựng thể hiện trước hết ở hình thức một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa trên cơ sở một nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ. - Viết được đoạn văn - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo b. Năng lực đặc thù: + Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản. + Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ. 3. Về phẩm chất: - Yêu nước: Yêu gia đình, quê hương. - Nhân ái: Yêu mọi người xung quanh. - Chăm chỉ: Chịu khó học tập bộ môn. - Trách nhiệm: Có ý thức học tập môn học. II. Thiết bị dạy học và học liệu. - Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập. - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. III. Tiến trình dạy học. 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chức hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: Gv Tạo tình huống bằng cách: Cầm một hòn đá nhỏ ném vào góc lớp và hỏi hs Cô vừa làm gì (hoặc giả định với hs viên phấn là hòn đá) Hs: Ném đá Gv: Vậy em hiểu thế nào là ném đá? * Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs theo dõi và trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả:- HS trình bày kết quả (cá nhân) Dự kiến sp: Cầm hòn đá ném ra xa... Gv: Thế mà hôm qua cô ngồi online mà vẫn ném đá được mấy người ở bên Mĩ vì chê Sơn Tùng của cô, mấy người ở Bỉ vì chê Công Phượng. Sắp tới, cô còn định ném đá cho mấy người bên hà Lan nếu họ dám chê Đoàn Văn Hậu. Vậy các em hiểu ném đá ở đây là gì nữa - là đả kích, nói mỉa móc, miệt thị, chửi bới người khác thể hiện thái độ bức xúc, không đồng tình trước một việc làm trái ý, chướng mắt (thông thường là ở trên mạng) * Đánh giá nhận xét, vào bài: Ném đá ban đầu nó chỉ một hành động, nhưng sau này, đặc biệt là khi mạng xã hội phát triển thì nó lại có thêm một nét nghĩa khác như các em vừa chỉ ra. Từ đó, chúng ta có thể rút ra được môt kết luận là ngôn ngữ không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội. Bài học hôm nay giúp ta hiểu được phần nào sự phát triển của từ vựng và các phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút) a) Mục tiêu: - Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. - Sự phát triển của từ vựng thể hiện trước hết ở hình thức một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa trên cơ sở một nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ. b) Nội dung hoạt động: - Tìm hiểu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. - Luyện tập c) Sản phẩm học tập: - Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. - Các bài tập. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin. * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh đọc ngữ liệu văn bản. - HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. * Báo cáo kết quả: - HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). * Đánh giá nhận xét: - HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ cá nhân: ? Nhắc lại thế nào là ẩn dụ, hoán dụ? - Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt. - Hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm trong diễn đạt. ? Xác định nghĩa của từ “xuân” và “tay” “nóng” “ ghế” trong các câu trên? Cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.? Hoạt động cặp đôi vào vở - HS thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát - Gọi đại diện trình bày sản phẩm - Các HS còn lại lắng nghe nhận xét - GV nhận xét- chốt kiến thức ? Qua phân tích ví dụ, em có nhận xét gì về sự phát triển của từ vựng? ? Trên cơ sở nào để từ ngữ có thể phát triển thêm nghĩa? => Ghi bảng * G.viên: Trên cơ sở nghĩa gốc, đóng vai trò quan trọng để từ vựng có thể phát triển thêm nhiều nghĩa. Hình thành các nghĩa mới cùng tồn tại với nghĩa gốc & có quan hệ với nghĩa gốc. GV: Việc phát triển nghĩa chuyển trên cơ sở nghĩa gốc nhằm làm tăng vốn từ vựng Tiếng Việt như thế này là một cách phát triển từ vựng. ? Các nghĩa chuyển của từ“xuân” và từ “tay” ….đc hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? Vì sao em biết? - Xuân (2)  Nghĩa chuyển (theo pt ẩn dụ). - Tay (2)  nghĩa chuyển (theo pt hoán dụ). ? Qua ví dụ em thấy việc phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc hình thành theo mấy phương thức? - có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ là ẩn dụ và hoán dụ. ?Học sinh thực hiện nhiệm vụ d sách hướng dẫn trang 35 hoạt động cá nhân vào vở. - HS thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát - Gọi đại diện trình bày sản phẩm - Các HS còn lại lắng nghe nhận xét - GV nhận xét- chốt kiến thức I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: 1. Ví dụ 1: SGK VD a/ SGK/Tr36 * Xuân (1): Chỉ mùa chuyển tiếp đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên thường được coi là mở đầu của năm  Nghĩa gốc. - Xuân (2): Thuộc về tuổi trẻ  Nghĩa chuyển - Tay (1): Chỉ bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến ngón, dùng để cầm nắm  Nghĩa gốc. - Tay (2): Người chuyên h/đ hay giỏi về một môn, một nghề nào đó  nghĩa chuyển. - Nóng 1: có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể người, hoặc cao hơn mức được coi là trung bình Nghĩa gốc. - nóng 2: khó kìm giữ được những phản ứng thiếu suy nghĩ Nghĩa chuyển - Ghế 1: đồ dùng để ngồi Nghĩa gốc. - Ghế 2: dùng để chỉ một địa vị, một chức vụ cụ thể nào đó Nghĩa chuyển * Nhận xét: + Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. + Từ vựng không ngừng được bổ xung và phát triển. + Một trong những cách phát triển từ vựng Tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. + Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút) a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập b) Nội dung hoạt động: - HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. c) Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV phát phiếu bài tập. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập… * Báo cáo kết quả: - GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. * Kết luận, đánh giá: - HS, GV đánh giá, nhận xét. *Đọc kênh chữ mục 2 a,b và trả lời các câu hỏi mục a,b,(học sinh hoạt động cặp đôi 7 phút) - HS thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát - Gọi đại diện trình bày sản phẩm - Các HS còn lại lắng nghe nhận xét - GV nhận xét- chốt kiến thức Vì sao nói các từ: ngân hàng, sốt, vua - là những từ có nghĩa chuyển? Vì từ nghĩa gốc đã hình thành nên nhiều nghĩa mới: +Ngân hàng có nghĩa gốc là: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. ví dụ: ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam + Nghĩa chuyển của từ ngân hàng là: kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần như trong: ngân hàng máu, ngân hàng gen….hai tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, được tổ chức để kiểm tra cứu, sử dụng như trong: ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi. + sốt có nghĩa gốc là: tăng nhiệt độ cơ thể nên quá mức bình thường do bị bệnh. ví dụ: Anh ấy bị sốt đến 40 độ. + Nghĩa chuyển là: ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh. ví dụ: cơn sốt đất, cơn sốt hàng điện tử... + Vua có nghĩa gốc là: người đứng đầu nhà nước quân chủ. ví dụ: Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. + Nghĩa chuyển là: người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định, thường là sản xuất, kinh doanh, thể thao, nghệ thuật. ví dụ: Vua dầu hỏa, vua bóng đá, vua nhạc rock ...cần chú ý thêm danh hiệu này thường chỉ dùng cho phái nam, đối với phái nữ người ta thường dùng nữ hoàng. ví dụ: nữ hoàng nhạc nhẹ, nữ hoàng sắc đẹp. Bài tập a: + Từ “mũi” trong các câu 1,2,3 được dùng với nghĩa chuyển, trong câu 4 được dùng với nghĩa gốc. Bài tập b: +Từ “chân”trong câu một được dùng với nghĩa gốc. +Từ “chân” trong câu 2 được dùng với nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức hoán dụ. + từ “chân” trong câu 3 được dùng với nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ. + từ “chân” trong câu 4 được dùng với nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ. Bài c/ SGK/Tr37 + Ngân hàng có nghĩa gốc là: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. + Nghĩa chuyển của từ ngân hàng là: kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần như trong: ngân hàng máu, ngân hàng gen + sốt có nghĩa gốc là: tăng nhiệt độ cơ thể nên quá mức bình thường do bị bệnh + Nghĩa chuyển là: ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh Hoạt động cặp đôi : ? Trong hai câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”, từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. Tác giả gọi bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ, bởi vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển. Bài d/SGK/Tr37 - Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ, bởi vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (GV giao về nhà) a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. c) Sản phẩm học tập: từ ngữ biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ có liên quan đến môi trường. d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: Tìm ví dụ về sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ có liên quan đến môi trường. Những từ mượn của nước ngoài về môi trường * Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập… * Báo cáo kết quả: GV gọi trình bày vào giờ sau Ví dụ: + Thanh minh, khí quyển... * Kết luận, đánh giá: ----------------------------------------------

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.