Danh mục
KHBD Ngữ văn 7 tuần 5 tiết 17,18
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 10/3/23 12:08 AM
Lượt xem: 3
Dung lượng: 829.4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 30/9/2023 Ngày giảng: 03/10/2023 Tiết 17, 18 Văn bản: GẶP LÁ CƠM NẾP – Thanh Thảo – I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS nhận biết và nhận xét được những đặc điểm của bài thơ năm chữ thể hiện qua vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, biện pháp tu từ,... - HS phân tích suy luận được những nội dung ý nghĩa của bài thơ: tình cảm gia đình gắn với tình yêu quê hương, đất nước. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác. b. Năng lực riêng: - Năng lực văn học: nhận biết, bước đầu nhận xét, phân tích được ngôn ngữ, sự kiện trong văn bản - Năng lực ngôn ngữ: Hiểu ý kiến các bạn, nắm bắt được thông tin từ phần giới thiệu bài 3. Phẩm chất: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào để hiểu và phân tích các VB được học. - HS có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức về trách nhiệm của công dân đối với đất nước, có tình yêu thương con người, biết chia sẻ và cảm thông. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án, máy tính, ti vi - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Các phương tiện kỹ thuật; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Trả lời câu hỏi và cho biết bức tranh ẩn dấu sau mỗi câu hỏi là gì ? - Sau khi bức tranh được lật mở toàn bộ cho học sinh nêu cảm nhận về bức tranh. B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi. GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và gợi mở bức tranh phía sau câu hỏi. B3: Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định HS trả lời câu hỏi. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV): - Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em. Câu 1: Tác giả bài thơ “ Đồng giao mùa xuân Nguyễn Khoa Điềm Câu 2: Kể tên các thể loại mà em đã học ở lớp 6? - Các bài thơ thuộc thể 5 chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh) Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) - Thơ 7 chữ: Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông) - Thơ lục bát: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ) Câu 3: Ý nghĩa của bài “Đồng dao mùa xuân”? - Khúc đồng dao về tuổi thanh xuân của người lính, về sự bất tử của hình ảnh người lính trẻ. - Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ. Câu 4: Thái độ, tình cảm của nhà thơ với người lính được nhắc tới trong bài thơ “ Đồng dao mùa xuân”? Nhà thơ ca ngợi những người anh hùng trẻ tuổi, bày tỏ sự ghi nhớ, biết ơn sự hi sinh của các anh. - Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản. Bức tranh trong phần trò chơi kiểm tra bài cũ gợi cho em biết về món ăn nào? Xôi là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam. Xôi được nấu từ hạt gạo nếp thơm lừng và kết hợp các món ăn khác như lạc, gấc, ngô,… để làm nên những hương vị đặc trưng. Xôi là một món ăn gần gũi, dân dã và gợi nhiều thương nhớ vì món xôi gắn liền với mỗi nhà trong những mâm cỗ gia đình, là món ăn quen thuộc của mỗi trẻ em trong suốt hành trình lớn lên, xôi còn gắn bó với người nông dân Việt Nam và để lại hương vị khó quên với mùi thơm nồng nàn của gạo nếp. Xôi vừa là món ăn ngon bổ dưỡng, vừa gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào và ăm ắp tình thương. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (75 phút) Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chung (20 phút) a.Mục tiêu: Hs đọc văn bản, tìm hiểu một số từ khó, một số thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV cho học sinh suy nghĩ độc lập trả lời câu hỏi: ? Theo em, văn bản này cần đọc với giọng như thế nào? ? Giải thích nghĩa một số từ: lá cơm nếp, xôi? - GV yêu cầu HS hoạt động độc lập: Đọc phần tiểu dẫn SGK, nêu hiểu biết của mình về nhà thơ Thanh Thảo và bào thơ Gặp lá cơm nếp, hoàn thành phiếu học tập sau: Tên khai sinh Hoàn cảnh sáng tác – Xuất xứ Quê quán Thể thơ Học vấn Bố cục Sự nghiệp Phương thức biểu đạt GV: Tổ chức hoạt động nhóm đôi theo bàn. Thời gian: 4 phút. ? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của bài thơ bằng cách hoàn thành phiếu học tập sau: Đồng dao mùa xuân Gặp lá cơm nếp Số tiếng trong mỗi dòng thơ 4 tiếng / dòng Cách gieo vần Chân Ngắt nhịp Linh hoạt biến tấu trên nền nhịp 2/2 Chia khổ 9 khổ, trong đó có 2 khổ đặc biệt ? Theo em, bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức  Ghi lên bảng. GV bổ sung thêm: Thanh Thảo là cây bút đa năng, viết nhiều thể loại, nhưng sở trường vẫn là thơ, đặc biệt thành công với một số trường ca viết sau chiến tranh. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến. Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam. I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc, chú thích *Đọc : *Chú thích 2.Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công sinh năm 1946 - Quê: Quảng Ngãi - Trực tiếp cầm súng chiến đấu - Nhiều tác phẩm viết về người lính - Tư duy thơ cách tân, suy tư sâu sắc b. Tác phẩm - Xuất xứ: In trong tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ”, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2015 - Thể loại: thơ 5 chữ Đồng dao mùa xuân Gặp lá cơm nếp Số tiếng trong mỗi dòng thơ 4 tiếng / dòng 5 tiếng/ dòng Cách gieo vần Chân Chân Ngắt nhịp Linh hoạt biến tấu trên nền nhịp 2/2 Linh hoạt biến tấu trên nền nhịp 2/3 Chia khổ 9 khổ, trong đó có 2 khổ đặc biệt 4 khổ trong đó có 1 khổ đặc biệt - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả. - Bố cục: 4 phần Khổ 1: Hoàn cảnh khơi nguồn cảm xúc Khổ 2: Nỗi niềm nhớ thương mẹ Khổ 3: Suy ngẫm về tình yêu quê hương Khổ 4: Sự đồng cảm giữa thiên nhiên và con người. Hoạt động 2: Khám phá văn bản (50 phút) a. Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm thể thơ năm chữ: số câu, số tiếng, gieo vần, ngắt nhịp và nhận biết được điểm giống và khác nhau giữa thể thơ 4 chữ và 5 chữ. Năm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ Gặp lá cơm nếp. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: -PP tư duy độc lập - Hệ thống câu hỏi: Dựa vào nhan đề và khổ 1 xác định những yếu tố sau đây: + Người bộc lộ cảm xúc là ai? + Sự việc: + Không gian: + Thời gian: - Cảm giác của người bộc lộ cảm xúc khi gặp lá cơm nếp là gì? - Hình ảnh nào sâu đậm nhất trong nỗi nhớ của người xa quê nhà? - Em hiểu thế nào về những dòng thơ “Khói bay ngang tầm mắt”, “Mùi xôi sao lạ lùng”? ? Cảm xúc thể hiện trong khổ 1 là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS đọc cá nhân. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức  Ghi lên bảng. II. Khám phá văn bản 1 Hoàn cảnh khơi nguồn cảm xúc + Người bày tỏ cảm xúc: người con - người lính đang hành quân ra chiến trường. + Sự việc: gặp lá cơm nếp. + Không gian: xa nhà + Thời gian: đã mấy năm  Hoàn cảnh khơi nguồn cảm xúc: gợi niềm xúc động sâu xa trước cảnh ngộ xa quê, luôn đau đáu nỗi nhớ quê của người lính. - Cảm giác của người xa quê: Thèm bát xôi  Thèm: động từ diễn tả nỗi khao khát, ước muốn. - Bát xôi mùa gặt: - Khói bay ngang tầm mắt: gợi lên tình cảm thân thương, ấm áp vấn vương. - Mùi xôi sao lạ lùng: câu hỏi kết hợp từ láy thể hiện thái độ ngạc nhiên trước hương thơm đặc biệt hấp dẫn. ->Cảm xúc trong khổ 1: Nhớ món ăn quen thuộc gợi không khí gia đình đầm ấm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm bàn, thảo luận và trả lời câu hỏi: Hệ thống câu hỏi - Tại sao khổ 2 lại xuất hiện hình ảnh người mẹ thổi cơm nếp? Hình ảnh này có mối liên hệ với chi tiết nào ở khổ 1? Tìm những từ ngữ miêu tả hình ảnh người mẹ trong khổ thơ. Những từ ngữ ấy cho em cảm nhận như thế nào về người mẹ? Những cụm từ ở đâu, phải… mà có ý nghĩa gì? - Cảm xúc của người con – người lính trong khổ 2 là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Khổ 2: Nỗi niềm nhớ thương mẹ - Câu hỏi Mẹ ở đâu chiều nay: nỗi băn khoăn, day dứt của người con khi không được ở bên chăm sóc mẹ. - Những cụm động từ miêu tả mẹ được liệt kê: + Nhặt lá + Đun bếp + Thổi cơm nếp ->Gợi hình ảnh người mẹ nghèo tần tảo, lam lũ, chất phác, dành cho con tất cả yêu thương. -Câu hỏi: Phải mẹ thổi cơm nếp/ mà thơm suốt đường con  Tình mẹ khắc sâu trong tim đã nối liền khoảng cách. - Cảm xúc ở khổ 2: nhớ mẹ, xót xa trước nỗi vất vả của mẹ, trân trọng những tình cảm mà mẹ dành cho mình… Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhịp trong dòng 1 được ngắt như thế nào? Có tác dụng gì? Cụm từ “mùi vị quê hương” trong dòng đầu khổ thơ được hiểu như thế nào? Xác định câu thơ chứa hình ảnh sóng đôi. Hình ảnh sóng đôi đó có ý nghĩa gì? Trong thơ, từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện tâm trạng của người con? Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật người con - người chiến sĩ trong khổ thơ là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tư duy độc lập, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 3 Khổ 3: Suy ngẫm về tình yêu quê hương - Dòng 1: ngắt nhịp 1/4, thán từ Ôi ở đầu khổ thơ: thể hiện cảm xúc dâng trào. - Cụm từ “mùi vị quê hương”: Sự kết hợp đặc biệt thể hiện tình cảm trân trọng của người con đối với thức quà quê bình dị. - Dòng 2: khẳng định – điều tất nhiên vì “mùi vị” quê hương gắn liền với hình ảnh mẹ… - Dòng 3: hình ảnh sóng đôi: tình cảm yêu mến, thái độ trân trọng dành cho cả hai người mẹ: người mẹ nơi quê nhà và bà mẹ Tổ quốc. - Từ ngữ thể hiện tâm trạng của người con: quên làm sao được, chia đều nỗi nhớ thương.  Cảm xúc ở khổ 3: yêu mến, nhớ thương cả người mẹ nơi quê nhà và người mẹ đất nước. Tình riêng đã hòa quyện trong tình yêu chung. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Số dòng trong khổ thơ cuối có gì khác biệt so với các khổ thơ trên? - Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó. - Dấu ba chấm cuối bài thơ có tác dụng gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tư duy độc lập, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 4 Sự đồng cảm giữa thiên nhiên và con người - Biện pháp nhân hóa: Cỏ cây cũng thấu hiểu nỗi nhớ của người lính. - Số dòng: 2 dòng + Dấu ba chấm: Tình cảm của nhà thơ dường như chưa bộc lộ hết, chưa cất lên hết thành lời, để lại dư âm sâu lắng trong lòng người đọc. → Bốn khổ thơ cũng mang lại cho người đọc bức chân dung tâm hồn của người lính: tinh tế, nhạy cảm, yêu gia đình, yêu quê hương đất nước mình tha thiết. Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV chuyển giao nhiệm vụ H: Theo em, chủ đề của văn bản là gì? H: Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hướng dẫn - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm - HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Thể thơ năm chữ ngắn gọn, vần chân, nhịp linh hoạt. - Từ ngữ, hình ảnh dung dị. - Biện pháp tu từ: nhân hóa… 2. Nội dung - Tình cảm gia đình hòa quyện không thể tách rời với tình yêu quê hương. - Vẻ đẹp tâm hồn người lính thời chống Mĩ. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Cho hs tham gia trò chơi “ Đấu trường” Với 5 câu hỏi khái quát kiến thức, mỗi câu hỏi trả lời trong vòng 15s . HS trả lời sai ở câu hỏi nào sẽ dừng lại bằng cách cho tên hs biến mất. Số hs còn lại sẽ giúp GV đánh giá mức độ hiểu bài của hs. B2: Thực hiện nhiệm vụ Ghi câu trả lời vào giấy nháp và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên B3: Báo cáo, thảo luận Trả lời câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét mức độ học sinh nắm được nội dung bài học không qua mức độ trả lời câu hỏi. Câu 1: Bài thơ “Gặp lá cơm nếp ” được làm theo thể thơ nào? - Thể thơ 5 chữ Câu 2: Người lính nhớ về mẹ trong hoàn cảnh nào? -Trên đường hành quân bắt gặp lá cơm nếp, nhớ đến món ăn của me.→nhớ mẹ Câu 3: Hình ảnh nào của người mẹ trong tâm trí của con? Đảm đang, tần tảo CÂU 4: Mùi cơm nếp được tác giả gọi là mùi vị gì? Mùi vị quê hương Câu 5: Qua hình ảnh lá cơm nếp người con bộc lộ tình cảm gì ? - Tình yêu thương, kính trọng mẹ -Tình yêu với quê hương đất nước. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ(GV) - Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài Gặp lá nếp thơm. ? Em đã thể hiện tình cảm của mình với mẹ kính yêu của mình như thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và cho hs nghe câu chuyện về tình cảm của người con dành cho mẹ HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và lắng nghe câu chuyện B3: Báo cáo, thảo luận GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm (trả lời ngắn nếu còn thời gian, hoặc viết đoạn văn rồi trình chiếu). HS nộp sản phẩm cho GV B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). Đoạn văn tham khảo Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Thanh Thảo cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Câu thơ "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả. *Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo nội dung đã phân tích - Chú ý về nhà xem lại bài văn bản để hiểu rõ thể loại - Chuẩn bị giờ sau: Các thành phần chính của câu +Đọc kĩ bài và chuẩn bị cho các phiếu học tập sau ___________________________________________

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.