Danh mục
KHBD NGỮ VĂN 7 TUẦN 25
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 23:44 11/03/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 809,0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 10/03/2024 Ngày giảng: 12/03/2024 Tiết 97 BÀI 7: ĐỌC MỞ RỘNG I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù - HS chia sẻ được với các bạn và thầy cô kết quả tự đọc các VB có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB trong bài 6. Bài học cuộc sống và bài 7. Thế giới viễn tưởng. Qua việc chia sẻ kết quả đọc mở rộng, HS thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng được học để tự đọc những VB mới thuộc thể tục ngữ, truyện ngụ ngôn và truyện khoa học viễn tưởng. - Nắm được những nét độc đáo về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong một số câu tục ngữ dân gian. 2. Phẩm chất: - Yêu quê hương đất nước, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”, chia lớp thành các nhóm nhỏ để tham gia trò chơi với câu hỏi: + Kể tên một số câu tục ngữ về các kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, thiên nhiên… mà em biết? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và trả lời - GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS tham gia trò chơi - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Một số câu tục ngữ về các kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, thiên nhiên… - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Uống nước nhớ nguồn. - Tấc đất tấc vàng. - Người sống đống vàng… HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút) Hoạt động 2.1: Trao đổi kết quả tự đọc a. Mục tiêu: Nắm được những nét độc đáo về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong trong một số câu tục ngữ dân gian, những câu văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân xử thế trong truỵen ngụ ngôn, những điểu diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả trong truyện khoa học viễn tưởng. b. Nội dung: Hs trao đổi với các bạn trong nhóm . c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Học sinh nhắc lại khái niệm và đặc điểm của tục ngữ, truyện ngụ ngôn và truyện khoa học viễn tưởng. +Tìm đọc một số câu tục ngữ, truyện ngụ ngôn và truyện khoa học viễn tưởng. Ghi vào nhật kí đọc sách những thông tin và ý tưởng cơ bản từ các văn bản đã đọc. Trao đổi với các bạn về: – Hiểu biết, kinh nghiệm mà em rút ra được từ những câu tục ngữ đã đọc và số lượng câu, chữ; vần trong các câu tục ngữ đó. – Bài học cuộc sống được thể hiện trong truyện ngụ ngôn đã đọc và một số điểm đáng chú ý về cốt truyện, nhân vật, tình huống,… của truyện ngụ ngôn đó. – Thế giới viễn tưởng và một số điểm đáng chú ý về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, tình huống,… trong truyện khoa học viễn tưởng đã đọc. + GV yêu cầu HS: lựa chọn VB tự đọc và trao đổi với các thành viên trong nhóm. - HS cần chú ý đến từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp biện pháp tu từ và tình cảm, cảm xúc của tác giá thể hiện trong các câu tục ngữ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và trả lời - GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày ý kiến - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá Ví dụ: truyện khoa học viễn tưởng “Cỗ máy thời gian”: Là một trong những tác phẩm kinh điển thuộc thể loại tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng được nhiều độc giả yêu thích. Nhân vật chính của chuyện với phát minh khoa học của mình đã du hành thành công đến tương lai xa xôi năm 802701, dấn thân vào hành trình tìm kiếm lời giải đáp cho số phận nhân loại. Những tưởng sẽ thấy được con người ở tương lai sẽ có cuộc sống đỉnh cao, nhưng tiếc thay trước mắt ông chỉ là một chuỗi những tàn tích, hậu quả do cuộc sống hiện tại để lại. Với văn phong hấp dẫn, mới lạ xen lẫn sự u ám cùng cốt truyện giả tưởng nhưng lại thể hiện chân thực nhất cuộc sống con người. Tiểu thuyết đầu tay của nhà văn H.G.Wells suốt hơn 100 năm qua vẫn còn vẹn nguyên tính sáng tạo và hấp dẫn, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm sau này của nhiều tác giả khác 1. Trao đổi kết quả tự học a. Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. b. Truyện ngụ ngôn: là thể loại văn học dân gian, kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân xử thế, dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người. Có một số truyện ngụ ngôn gây cười nhưng cũng ngụ ý bóng gió, kín đáo khuyên nhủ, răn dạy con người. c. Truyện khoa học viễn tưởng: là loại truyện hư cấu về những điểu diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả. – Truyện khoa học viễn tưởng thường khám phá ở khong gian rộng lớn, cho thấy vốn hiểu biết rất rộng lớn của tác giả về thế giới. Truyện khoa học viễn tưởng: Chất làm gỉ, Hai vạn dặm dưới đáy biển. Hoạt động 2.2: Trình bày kết quả tự đọc a. Mục tiêu: Nắm được những nét độc đáo về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong trong một số câu tục ngữ dân gian, những câu văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân xử thế trong truỵen ngụ ngôn, những điểu diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả trong truyện khoa học viễn tưởng. b. Nội dung: Hs chia sẻ trước lớp những ý kiến và thông tin đã trao đổi trong nhóm. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp những ý kiến và thông tin thú vị đã trao đổi trong nhóm. - Đọc một số văn bản - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Gv lắng nghe, quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức hoạt động - Hs báo báo kết quả, Hs khác lắng nghe, quan sát, nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 2. Trình bày kết quả Hoạt động 2.3: Nhận xét hoạt động đọc a. Mục tiêu: HS rút kinh nghiệm, trao đổi cho nhau những hiểu biết. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hs nhận xét bài của các thành viên - Gv nhận xét và khen ngợi những học sinh đã thể hiện tốt kết quả tự đọc sách - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Gv lắng nghe, quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức hoạt động - Hs báo báo kết quả, Hs khác lắng nghe, quan sát, nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 3. Nhận xét, rút kinh nghiệm HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phút) - Học thuộc lòng một số câu tục ngữ mà em yêu thích thể hiện những kinh nghiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), ---------------------------------- BÀI 8: TRẢI NGHIỆM ĐỂ TRƯỞNG THÀNH Môn : Ngữ văn, Lớp 7 Số tiết: 12 tiết Ngày soạn: 10/3/2024 Ngày dạy: 12+15/3/2024 Tiết 98,99,100 BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG Da-ni-en Gốt-li-ép I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống thể hiện qua ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn học. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu hơn về văn bản. - HS cần theo dõi cách diễn giải của tác giả về ý nghĩa của hình ảnh “bản đồ dẫn đường” để nhận thức được rằng: Trong cuộc sống, mỗi người tự lựa chọn con đường của mình nhằm đạt mà mục đích đã xác thực. - HS hiểu được đặc điểm của một VB nghị luận, các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong bài. Không chỉ nhận biết được từng yếu tố riêng lẻ, mà quan trọng hơn, phải thấy mối quan hệ giữa chúng. Qua đọc VB, HS cũng nắm được cách tổ chức một VB nghị luận (giới thiệu vấn đề, triển khai vấn đề, sắp xếp các ý, phối hợp bằng chứng với lí lẽ, sử dụng những đoạn kể chuyện cho mục đích nghị luận,…) 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bản đồ dẫn đường. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bản đồ dẫn đường. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất - HS có trách nghiệm với bản thân và với cộng đồng. - Chú trọng rèn năng lực giao tiếp II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi gợi dẫn vào bài: - Vì sao khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ? - Đến với tương lai, mỗi người phải tự tìm cho mình một “con đường” hay đã có “con đường” do ai đó vạch sẵn? - GV dẫn dắt vào bài mới: Trưởng thành luôn là một giai đoạn quan trọng của cuộc đời mỗi người mà ai cũng phải trải qua. Từng kỉ niệm, trải nghiệm và bài học trên mỗi bước chân đường đời, có hạnh phúc, vui vẻ, có vấp ngã, đau khổ, nhưng đó cũng đã mang lại cho ta nhiều ý nghĩa. Đến với chủ đề Trái nghiệm để trưởng thành ngày hôm nay, chúng ta sẽ được tiếp xúc với một số văn bản nghị luận bàn về nhiều vấn đề của cuộc sống. Một trong số đó, chúng ta cùng trải nghiệm trong văn bản đầu tiên mang tên Bản đồ dẫn đường. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn (15 phút) a. Mục tiêu: Nắm được các vấn đề được bàn trong văn nghị luận và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv đặt câu hỏi gợi dẫn: + Nêu khái niệm văn nghị luận + Nêu đặc điểm của văn nghị luận (VB nghị luận viết (nói nhằm mục đích gì? Có yếu tố cơ bản nào trong văn nghị luận? Những yếu tố ấy có vai trò gì? + Trình bày mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, trả lời câu hỏi, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV chốt và mở rộng kiến thức. A. Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn I. Giới thiệu bài học - Chủ đề: Trải nghiệm để trưởng thành - Thể loại: văn nghị luận - Các văn bản học: + Văn bản 1: Bản đồ dẫn đường + Văn bản 2: Hãy cầm lấy và đọc + Văn bản 3: Nói với con II. Giới thiệu tri thức Ngữ văn 1. Các vấn đề được bàn trong văn bản nghị luận a) Khái niệm Là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề. b) Các vấn đề được bàn trong văn nghị luận: + Mọi vấn đề của đời sống xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học…đều có thể được nêu ra để bàn trong văn nghị luận. + Văn bản nghị luận có giá trị phải chọn được vấn đề đáng quan tâm, có ý nghĩa với nhiều người. + Trước một vấn đề có thể có nhiều ý kiến khác nhau. 2. Mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. * Ý kiến - Là tư tưởng, quan điểm của người nói/ viết được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán... - Ý kiến phản ánh quan điểm, tầm nhận thức, vốn hiểu biết, sự tán thành hay phản đối của người viết về vấn đề. - Bài văn có giá trị thường chứa đựng nhiều ý kiến mới mẻ, sâu sắc, toàn diện, giúp người đọc có thái độ đúng trước vấn đề. * Lí lẽ - Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình. - Lí lẽ giúp cho ý kiến trở nên rõ ràng, cụ thể. - Lí lẽ có hai loại: lí lẽ đồng tình và lí lẽ phản đối. + Đối diện với một vấn đề, phải tự hỏi bản chất của nó là gì, có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống. + Tán thành hay phản đối một vấn đề luôn cần nói rõ lí do.  Đó đều là những câu hỏi cần trả lời để tìm được lí lẽ. * Bằng chứng - Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ. - Diễn giải vấn đề dù lí lẽ sắc bén đến đâu, nhưng nếu không tìm được sự hậu thuẫn của bằng chứng lấy từ thực tế đời sống thì chưa đủ độ tin cậy, thuyết phục, chưa thể tác động sâu sắc đến người đọc được.  Mối quan hệ mật thiết  Qua hệ thống ý kiến – lí lẽ - bằng chứng chặt chẽ, văn bản nghị luận trở nên rành mạch và chặt chẽ, sắc bén  Có sức thuyết phục cao Hoạt động 2.2: Văn bản BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG Hoạt động 2.2.1: Đọc và tìm hiểu chung (15 phút) a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc văn bản trước lớp - Gv giải thích một số từ khó cho học sinh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu các yếu tố: + Tác giả Da-ni-en Gốt-li-ép (năm sinh, quê quán, thể loại sáng tác, một số tác phẩm tiêu biểu…) + Tác phẩm, đoạn trích (thể loại, xuất xứ, PTBĐ, bố cục, tóm tắt…) - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức B. Văn bản: Bản đồ dẫn đường I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích a. Đọc - GV gọi 2 bạn đọc nối tiếp trước lớp. - Giọng đọc: Đọc lưu loát, rành mạch, ngắt nghỉ đúng. Chú ý hình thức của văn bản: bức thư ông gửi cháu b. Chú thích - Dự phòng: chuẩn bị sẵn, đề phòng tình huống không hay xảy ra sẽ dùng đến - Tĩnh tâm: giữ cho lòng mình thanh thản, khồn xao xuyến, xúc động 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Da-ni-en Gốt-li-ép sinh năm 1946 - Quê: Mỹ - Ngoài sáng tác văn học, ông còn là một bác sĩ, nguời dẫn chương trình trò chuyện trực tuyến, một nhà báo, nhà diễn thuyết... - Những tác phẩm nổi bật: + Tiếng nói của xung đột (2001) + Những bức thư gửi cháu Sam (2006) + Tiếng nói trong gia đình (2007) + Học từ trái tim (2008) + Cảm xúc cuộc sống từ chiếc xe lăn... b. Tác phẩm - Xuất xứ: Được trích từ cuốn cuốn: Những bức thư gửi cháu Sam, Thông điệp cuộc sống (Minh Trâm, Hoa Phượng, Ngọc Hân dịch) - Thể loại: Văn bản nghị luận - PTBĐ: Nghị luận kết hợp tự sự, biểu cảm - Bố cục: + Phần 1: Từ đầu... Bước vào bóng tối  Kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn + Phần 2: Tiếp...chúng ta trong cuộc sống  Giải thích «tấm bản đồ dẫn đường» và vai trò của nó đối với con người + Phần 3: Tiếp...ý nghĩa của cuộc sống là gì?  Câu chuyện tìm kiếm tấm bản đồ của ông + Phần 4: Còn lại  Những lời khuyên ông dành cho cháu - Tóm tắt: Văn bản được mở đầu bằng cách kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn. Câu chuyện về người đàn ông nọ tìm chìa khóa nhà. Từ đó ông dẫn vào câu chuyện về “tấm bản đồ dẫn đường” với nhiều ý nghĩa. Từ hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường” ông chia sẻ với cháu những suy nghĩ của mình về cách nhìn nhận, đánh giá bản thân, con người, cuộc sống; cách lựa chọn lối sống cho riêng mình; cho cháu lời khuyên chân thành và ý nghĩa về cách để vượt qua “bóng tối” để trưởng thành; hướng cháu đến cái nhìn tích cực và lạc quan về con người trong cuộc sống; truyền cho cháu động lực để để mạnh mẽ, hiên ngang đối mặt với cuộc đời mình bằng chính kinh nghiệm và lựa chọn của mình. Hoạt động 2.2.2 : Khám phá văn bản: 85 phút a. Mục tiêu: - Phân tích được vấn đề của văn bản - Phân tích được nội dung của vấn đề qua các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng - Phân tích được kết thúc của văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nội dung 1: Tìm hiểu cách đặt vấn đề nghị luận (10 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi gợi dẫn: 1. Vấn đề được bàn trong Bản đồ dẫn đường là gì? 2. Nêu tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện cố tính chất ngụ ngôn. 3. Mục đích kể chuyện của người viết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Khám phá văn bản 1. Cách đặt vấn đề nghị luận - Cách giới thiệu vấn đề: Kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn: câu chuyện tìm chìa khóa của người đàn ông - Vấn đề nghị luận: trong cuộc sống, mỗi người cần tự lựa chọn con đường cho chính mình nhằm đạt được mục đích đã xác định - Tác dụng: + Bài học được rút ra đã được kết nối khéo léo với vấn đề nghị luận. + Cách giới thiệu vấn đề như vậy khiến người đọc chú ý hơn. TIẾT 2 Tìm hiểu Hình ảnh tấm bản đồ dẫn đường: 45 phút Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Cách giải thích hình ảnh «Tấm bản đồ dẫn đường» - GV yêu cầu học sinh chia nhóm và hoàn thành Phiếu học tập - Thời gian: 10 phút Nhiệm vụ 2: Vai trò của tấm bản đồ đối với đường đời của con người GV đặt câu hỏi: Theo em, tấm bản đồ có vai trò như thế nào đối với đường đời của mỗi con người? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chia nhóm hoàn thành PHT, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Hình ảnh tấm bản đồ dẫn đường a. Cách giải thích hình ảnh «Tấm bản đồ dẫn đường» Vấn đề nghị luận nằm ở ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ” với hai ý nghĩa biểu trưng: + Tấm bản đồ là cách nhìn về cuộc đời, con người +Tấm bản đồ là cách nhìn nhận về bản thân  Mọi lí lẽ và dẫn chứng trong bài đều xoay quanh việc làm sáng tỏ hai ý nghĩa biểu trưng đó. * Cách nhìn nhận về cuộc đời và con người - Lí lẽ: Cách nhìn nhận về cuộc đời và con người tất yếu sẽ hình thành ở mỗi chúng ta, được truyền từ bố mẹ, được điều chỉnh theo hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay kinh nghiệm bản thân. Nếu có hai cách nhìn cuộc đời và con người không giống nhau một cách nhìn tin tưởng, lạc quan; một cách nhìn thiếu tin tưởng, bi quan tất yếu sẽ dẫn đến hai sự lựa chọn khác nhau về đường đời. - Bằng chứng: Câu chuyện về sự khác nhau trong cách nhìn đời của mẹ “ông” và của bản thân “ông” dẫn đến hai quan điểm sống khác nhau.  Lí lẽ hợp lí, bằng chứng thực tế từ chính câu chuyện cuộc đời người ông. * Cách nhìn nhận về bản thân - Lí lẽ: Đoạn văn đặt ra hàng loạt câu hỏi để triển khai ý “nhìn nhận về bản thân”: + Tôi có phải là người đáng yêu? +Tôi có giàu có, có thông minh? + Tôi có quá yếu đuối và dễ dàng bị người khác làm cho tổn thương? + Khi gặp khó khăn, tôi sẽ gục ngã, hay chiến đấu một cách ngoan cường?  Người viết lí giải: Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta mang theo trong tâm trí minh. - Bằng chứng: Câu chuyện về chính cuộc đời ông: Sau vụ tai nạn, ông đã có thay đổi đáng kể để từ đó hiểu mình là ai, ý nghĩa cuộc sống là gì.  Lí lẽ là những câu hỏi nhìn nhận về bản thân khơi gợi sự đồng cảm, bằng chứng xác thực từ câu chuyện cuộc đời của ông. b. Vai trò của tấm bản đồ đối với đường đời của con người Quyết định cách nhìn của chúng ta về cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình Quyết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống TIẾT 3 Tìm hiểu Câu chuyện về việc tìm kiếm tấm bản đồ của ông: 20 phút Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi: + Trong câu chuyện về việc tìm kiếm tấm bản đồ của ông, đã có những ý kiến trái ngược nhau về cá nhìn về con người và cuộc đời, đó là những ý kiến nào, của ai? Nhận xét về cái nhìn trái ngược đó? + Trong lời khuyên“ông“ muốn“ cháu“ phải làm những điều gì? + Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh, mở rộng kiến thức. 3. Câu chuyện về việc tìm kiếm tấm bản đồ của ông * Sự trái ngược trong cái nhìn về cuộc đời và con người - “Ông” thì yêu mến và tin tưởng mọi người xung quanh, thấy cuộc đời là chốn an toàn - Ngược lại, mẹ “ông” thấy cuộc đời là nơi đầy hiểm nguy, cần luôn đề phòng, cảnh giác.  Chính điều đó đã làm cho “ông” mất tự tin với quan điểm của mình, và trở nên vô cùng khó khăn trong việc xác định tấm bản đồ riêng cho bản thân. * Bài học cho «cháu» - Mình có thể nhận được từ người thân những tình cảm cao quý, sự quan tâm, nhưng tấm bản đồ của riêng mình thì không nên lệ thuộc. - Sự tự nhận thức về cuộc đời, quan điểm, tình cảm của mình đối với người khác và đối với bản thân – đó mới là yếu tố quyết định. * Tìm hiểu Kết thúc vấn đề: 5 phút Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Em hãy nhận xét về cách kết thúc vấn đề của văn bản? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh, mở rộng kiến thức. 4. Kết thúc vấn đề - Trong lời khuyên của “ông“ muốn “ cháu“ làm hai điều: + Thứ nhất: phải kiếm tìm bản đồ cho chính mình. + Thứ hai: tấm bản đồ đó“cháu“ phải tự vẽ ra bằng chính kinh nghiệm của mình. - Việc làm của cháu sẽ giúp cháu biết tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chính cuộc đời mình.  Kết thúc vấn đề ngắn gọn, súc tích. Hướng dẫn HS tổng kết (5 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lối dẫn dắt độc đáo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng thuyết phục và bằng chứng chọn lọc, tiêu biểu … - Cách đan xen phương thức tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận rất tài tình để làm tăng sức thuyết phục. 2. Nội dung - Chúng ta cần phải tìm kiếm cho mình tấm bản đồ. Mỗi người có hành trình riêng, bài học chỉ được rút ra từ trải nghiệm của bản thân, không thể vay mượn hay bắt chước bất kì ai. Hoạt động 3: Luyện tập: 5 phút a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV chiếu một số hình ảnh với những câu nói liên quan đến bài học. Hoạt động 4: Vận dụng: 10 phút a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Trên “con đường” đi tới tương lai của bản thân, “tấm bản đồ” có vai trò như thế nào? Hãy trả lời câu hỏi trên đây bằng một đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu). Đoạn văn tham khảo “Trên "con đường" đi tới tương lai của bản thân, "tấm bản đồ" có vai trò xác định phương hướng, mục tiêu, tránh lầm đường lạc lối. "Tấm bản đồ" ở đây chính là thứ quyết định xem bản thân ta sau này sẽ như thế nào. Nếu ta có một "tấm bản đồ" cho rằng cuộc sống là những lo ấu, bấp bênh, nguy hiểm. Thái độ của chúng ta sẽ là sợ hãi, đề phòng. Nếu ta có một "tấm bản đồ" cho rằng cuộc sống này tuyệt đẹp, là một món quà đáng trân trọng, chúng ta sẽ có thái độ sống tích cực. Mỗi người thường sẽ cảm thấy hạnh phúc khi có những suy nghĩ, thái độ tích cực. Tuy nhiên, "tấm bản đồ" ở đây phải là tấm bản đồ do mỗi người tự tạo ra cho mình, nó là riêng, là duy nhất. Bởi, ta không sống cuộc đời của ai khác mà là của chính mình. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.