Danh mục
KHBD Ngữ văn 6 tuần 35 tiết 139,140
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 5/21/25 10:36 PM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 226.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Tuần 35 - Tiết 139 Ngày soạn: 20 /5/2025 Ngày giảng: 22/5/2025 NÓI VÀ NGHE VỀ ĐÍCH - NGÀY HỘI VỚI SÁCH I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - HS tiếp tục thực hiện hoạt động báo cáo kết quả: thuyết minh, giới thiệu sản phẩm minh hoạ sách. - HS biết trưng bày sản phẩm của mình đẹp, khoa học. - HS biết cách nói và nghe phù hợp: + Biết thuyết trình về sản phẩm của nhóm/ cá nhân, tạo sự lôi cuốn người nghe và tiếp thu các ý kiến đánh giá, nhận xét. + HS biết chú ý lắng nghe để nắm đầy đủ, chính xác các ý tưởng của người nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề được trình bày và đưa ra nhận xét đúng/ Phản hồi tích cực. 2. Về năng lực - Năng lực giới thiệu hoặc trình bày ý kiến về một cuốn sách - Biết trình bày ý kiến, thảo luận về cuốn sách yêu thích hoặc về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc. - Đưa ra được các ý tưởng, sáng tạo được các poster giới thiệu về cuốn sách có tính thẩm mỹ. 3. Về phẩm chất - Ý thức đọc sách và có ý thức giữ gìn sách. - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. - Ý thức hoàn thành nhiệm vụ được giao. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu 2. Học liệu - KHBD, SGK, SGV, Tư liệu - Phiếu đánh giá theo tiêu chí hoạt động nói. * Công cụ kiểm tra đánh giá: sản phẩm nói của HS- đánh giá điểm thường xuyên III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu - Thời lượng: 5p a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh. - Kích thích học sinh tìm hiểu thông điệp gợi ra từ video về hiện tượng đời sống. b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát video về thông điệp cuộc sống và giao nhiệm vụ cho HS. - HS quan sát video, lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: - HS xác định được nội dung là trình bày ý kiến về một vấn đề được gợi ra từ video d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: - GV chiếu video về “Tình bạn” và giao nhiệm vụ cho HS. ? Nội dung của đoạn video? Thông điệp mà đoạn video muốn truyền đạt đến chúng ta? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, lắng nghe đoạn video và suy nghĩ cá nhân. - GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung vào video (nếu có). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV Bước 4: Kết luận, nhận định -Gv nhận xét, kết nối, dẫn dắt vào bài Từ mỗi tác phẩm các em đã học, được đọc, mỗi tác giả đã tái hiện những vấn đề trong đời sống theo những cách khác nhau. Vậy bài học hôm nay sẽ giúp các em có cơ hội trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc - Hs lắng nghe, trả lời 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Giới thiệu sản phẩm minh họa sách - Thời lượng: 10 p a. Mục tiêu: HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài nói – nghe. HS trưng bày sản phẩm về cuốn sách muốn minh họa: - Tranh vẽ minh họa sách hoặc truyện tranh. - Cây đọc sách của nhóm, lớp. - Nhật kí đọc sách của cá nhân. - Đoạn băng hình ghi hình ảnh thuyết trình của một số cá nhân, nhóm. - Các cuốn sách đã đọc trong dự án. - Bài giới thiệu sách dưới các hình thức b. Nội dung: HS trình bày sản phầm đã chuẩn bị ở nhà c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm bài viết, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV chia 3 góc học tập + Góc 1: Tranh ảnh, pô-xto, hình vẽ + Góc 2: Phim, video lồng tiếng + Góc 3: Làm thơ, kể chuyện sáng tạo Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS Trình bày sản phẩm minh họa sách trước nhóm, các em khác nghe, góp ý + GV quan sát, khuyến khích Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS báo cáo kết quả thảo luận. + Các nhóm nhận xét. + Mỗi nhóm chọn ra 1 số sản phẩm tốt để giới thiệu trước lớp Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Giới thiệu sản phẩm minh họa sách - Tranh vẽ minh họa sách hoặc truyện tranh. - Cây đọc sách của nhóm, lớp. - Nhật kí đọc sách của cá nhân. - Đoạn băng hình ghi hình ảnh thuyết trình của một số cá nhân, nhóm. - Các cuốn sách đã đọc trong dự án. - Bài giới thiệu sách dưới các hình thức Hoạt động 2.2: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách yêu thích *Hoạt động 2.2.1: Trước khi nói - Thời lượng: 5 p a) Mục tiêu: - HS xác định được mục đích nói và người nghe - Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói b) Nội dung: - GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: ?1.Việc trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách có mục đích nói NTN? Người nghe bài trình bày ý kiến về 1 vấn đề trong đời sống là ai? ?2.Em cần chuẩn bị những gì cho nội dung nói? - Lựa chọn vấn đề - Tìm ý - Sắp xếp ý ?3.Em có thể tập luyện bằng cách nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: -HS thực hiện nhiệm vụ -GV tìm cách tháo gỡ khi HS gặp khó khăn Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. *Dự kiến sản phẩm 1.- Mục đích nói: chia sẻ để mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc… - người nghe: thầy cô, các bạn trong lớp và những người quan tâm. 2. Lựa chọn vấn đề…. 3.Tập luyện Bước 4: Kết luận, nhận định - Nhận xét phần trình bày của HS -GV chốt KT II. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách yêu thích 1.Trước khi nói a. Chuấn bị nội dung nói - Lựa chọn vấn đề: Trong các vấn đề đời sống mà cuốn sách đã gợi lên, em hãy chọn một vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ nhất để chuẩn bị bài nói. - Tìm ý: Để tìm ý cho bài nói, cần tự đặt ra và trả lời các câu hỏi như: + Vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách là gì? + Chi tiết, sự việc nào trong cuốn sách cho thấy rõ vấn đề ấy? + Ý kiến của em về vấn đề đó: Em đồng ý hay không đồng ý? Vì sao? + Hành động của em trước vấn đề cuốn sách đặt ra? + Em muốn trao đổi gì với người nghe, với tác giả và những người đọc khác? -Sắp xếp các ý theo trật tự hợp lí: +Tên sách và tác giả của cuốn sách đã gọi lên vấn đề đời sống mà em muốn bày tỏ ý kiến +Vấn đề đời sống mà em muốn bàn +Ý nghĩa của cuốn sách trong việc giúp em có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về các vấn đề đời sống b. Tập luyện - Em có thể luyện nói một mình hoặc cùng các bạn trong nhóm. - Lắng nghe ý kiến góp ý, nhận xét của mọi người Hoạt động: Luyện tập Hoạt động 2.2.2: Trình bày bài nói - Thời lượng: 15 p a. Mục tiêu: HS trình bày được bài nói đã chuẩn bị, biết lắng nghe và nhận xét, góp ý cho bài nói của bạn; trao đổi rút kinh nghiệm sau khi nói và nghe b. Nội dung: HS nói và nghe theo nhóm, nói cá nhân trước lớp c. Sản phẩm: bài nói của Hs, nhận xét, đánh giá hoạt động nói và nghe vào điểm thường xuyên d. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm (YC) Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - Yêu cầu HS nói theo dàn ý đã chuẩn bị. Lưu ý ngoài ngôn ngữ phải kết hợp được ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ và tương tác tích cực với người nghe. - Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc. -Gọi một số HS trình bày bài nói trước lớp. Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi và điền vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công - HS trình bày bài nói - Có thể kết hợp một số động tác tay, nét mặt, ánh mắt để bày tỏ quan điểm và cảm xúc - HS khác lắng nghe, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trao đổi về bài nói Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. -Chốt lại ý chính cơ bản của bài nói trình bày ý kiến về 1 vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc -Lưu ý khi nói cần đảm bảo: +Bám sát dàn ý bài nói +Có lời chào hỏi, lời giới thiệu, khái quát chủ đề nói +Giọng nói sôi nổi, rõ ràng; có thể kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ…) 2. Trình bày bài nói * Mở đầu: Lời chào, lời giới thiệu về bản thân và vấn đề trình bày là vấn đề gì, vấn đề ấy được gợi ra từ cuốn sách nào, của ai. * Triển khai - Trình bày lần lượt các ý đã được xác định trong đề cương bài nói. - Sử dụng lí lẽ và bằng chứng cụ thể (dẫn từ sách hoặc đời sống thực) để làm rõ vấn đề. - Bộc lộ được cảm xúc, thái độ phù hợp * Kết luận - Khái quát lại nội dung ý kiến vừa trình bày. Lời cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Hoạt động 2.4: Trao đổi sau khi nói - Thời lượng: 5 phút a. Mục tiêu: Góp ý, đánh giá bài nói, rút kinh nghiệm khi trình bày bài nói b. Nội dung: - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả. c. Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm (YC) Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công - Gọi một số HS trình bày phần nhận xét đánh giá của mình về bài nói trước lớp của bạn. Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS nghe, phản hồi ý kiến, bày tỏ quan điểm Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. Chú ý: GV cần định hướng HS về một số mặt như: tính đầy đủ, tính hấp dẫn, tính chính xác của hiện tượng (vấn đề) được chọn trình bày. Chú ý đến ngữ điệu, cử chỉ, lời nói; thời gian trình bày. 3. Sau khi nói Trao đổi, đánh giá. * Bảng tự kiểm tra kĩ năng nói- nghe: Người nghe Người nói - Lắng nghe những chia sẻ của người nói và có thể ghi lại những điểm cần trao đổi, tranh luận. - Có thể nêu ý kiến, đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách. - Nêu được điều tâm đắc của em về ý kiến của bạn. - Nêu những điều em chưa đồng tình với ý kiến của bạn. -Lắng nghe ý kiến, câu hỏi mà người nghe nêu ra. - Làm rõ một số điểm mà người nghe có thể thắc mắc hoặc có thể thảo luận để tìm hiểu thêm. - Bảo vệ những nội dung trong ý kiến của bản thân mà em cho là hợp lí. PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ Nhóm:…. Tiêu chí Mức độ Chua đạt Đạt Tốt 1. Chọn được cuốn sách hay, có ý nghĩa. Chưa chọn được cuốn sách yêu thích. Chọn được cuốn sách nhưng chưa hay. Chọn được cuốn sách hay và ấn tượng. 2. Trình bày thuyết phục hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách. Hiện tượng được gợi ra từ cuốn sách còn sơ sài, chưa có đủ chi tiết để thuyết phục người nghe. Có chi tiết để thuyết phục người nghe nhưng chưa đầy đủ. Có đủ các chi tiết để thuyết phục người nghe. 3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm. Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng… Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu. Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng. 4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp. Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp. Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện. Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động. 5. Mở đầu và kết thúc hợp lí Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói. Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói. Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn. TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm 4. Hoạt động 4: Vận dụng - Thời lượng: 5p a. Mục tiêu: - Củng cố khắc sâu kiến thức nội dung của bài học - Mở rộng thêm kiến thức bằng cách yêu cầu học sinh thống kê các danh mục sách đã học và đã đọc. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để làm bài tập. c.Sản phẩm: Danh mục sách. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập-HS thực hiện ở nhà Em hãy lập danh mục sách mà em đã học (đã đọc) và thử trang trí để danh mục ấy thật hấp dẫn, sinh động? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1: lập danh mục sách mà em đã học (đã đọc) và thử trang trí để danh mục ấy thật hấp dẫn, sinh động. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV: hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS: làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV. GV gợi ý ĐIỀU CÔ ĐỌNG TỪ SÁCH DANH MỤC SÁCH Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức chủ đề. - Giờ sau: Trả bài cuối kì II ----------------------------------------- Tuần 35 - Tiết 140 Ngày soạn: 20/5/2025 Ngày giảng: 23 /5/2024 TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II, CỦNG CỐ, MỞ RỘNG VÀ THỰC HÀNH ĐỌC I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Đặc điểm của các thể loại văn bản đã học trong học kì II - Kiến thức Tiếng Việt: từ đơn từ phức… - Văn bản nghị luận: trình bày ý kiến, quan điểm của bản thân về một vấn đề 2. Về năng lực - Nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế bài viết của bản thân và của các bạn. - Rút kinh nghiệm cho các bài kiểm tra sau - Nắm được phương pháp học văn - Giao tiếp, hợp tác , học hỏi qua quá trình thảo luận 3. Về phẩm chất - Yêu văn học, yêu tiếng Việt - Trung thực trong việc nhận xét, đánh giá bài kiểm tra - Tôn trọng sự khác biệt trong cuộc sống: tôn trọng quan điểm cá nhân qua bài văn nghị luận. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Bài giảng trình chiếu 2. Học liệu - Tư liệu + chữa bài và nhận xét cụ thể +Bài văn khá, bài văn kém, các lỗi sai. - H: Tự đánh giá bài viết. III. Tiến trình dạy học 1.Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a. Mục tiêu: Định hướng bài học b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân c. Sản phẩm: - Các câu trả lời của học sinh. - Đánh giá của cá nhân d. Tổ chức thực hiện: GV gọi 1-2 HS tự đánh giá về bài KTCK II của mình: những nội dung mình đã làm được, những phần mà em tự thấy chưa làm được hoặc còn thiếu ... GV nêu mục tiêu tiết trả bài. Hoạt động 2. Trả bài kiểm tra cuối kì II Hoạt động 2.1. Củng cố kiến thức (10p) a. Mục tiêu: HDH xác định yêu cầu cần đạt trong nội dung bài kiểm tra b.Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; phiếu học tập d. Tổ chức thực hiện: GV chiếu đề bài, HS quan sát -HS xác định câu trả lời của từng phần. -Các HS khác bổ sung -GV chiếu đáp án từng câu hỏi -HS tự đánh giá kết quả bài làm của bản thân A. Trả bài kiểm tra cuối kì II I. Yêu cầu cần đạt PHẦN ĐỌC_ HIỂU Nhận biết: - Nhận ra được kiểu văn bản, đặc điểm nổi bật của văn bản, từ mượn. Thông hiểu: - Hiểu được giá trị riêng của mỗi người đề cập trong văn bản. - Hiểu được nội dung, ý kiến, vấn đề văn bản. - Chỉ ra được mục đích của văn bản. - Hiểu tác dụng của sự lựa chon cấu trúc câu. Vận dụng: -Trình bày được những thông điệp gửi đến người đọc. - Rút ra được những việc làm mà mình cần vận dụng trong cuộc sống. PHẦN VIẾT Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm. Nhận biết: Xác định được yêu cầu của bài văn nghị luận về hiện tượng (vấn đề) nghị luận. Thông hiểu: Lập luận được vấn đề, sử dụng được các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Vận dụng: Sử dụng lập luận phù hợp để đưa vào vấn đề nghị luận. Vận dụng cao: Sáng tạo, sinh động, hấp dẫn. Trình bày được ý nghĩa bài học liên hệ từ vấn đề. Hoạt động 2.2: Luyện tập, sửa lỗi (20 phút’) a.Mục tiêu: Nhận xét, đánh giá chung về bài viết, HS biết và sửa được lỗi sai trong bài viết b. Nội dung: đàm thoại,vấn đáp, trực quan, dạy học nhóm c. Sản phẩm: Phần trình bày của HS, nhận xét của GV d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS tự đánh giá ưu điểm, hạn chế trong bài viết của mình - Sau khi HS tự nhận xét, GV đánh giá chung * Phần đọc hiểu: - Nhận ra được kiểu văn bản, đặc điểm nổi bật của văn bản, từ mượn. - Hiểu được giá trị riêng của mỗi người đề cập trong văn bản. - Hiểu được nội dung, ý kiến, vấn đề văn bản. - Chỉ ra được mục đích của văn bản. - Trình bày được những thông điệp gửi đến người đọc. - Rút ra được những việc làm mà mình cần vận dụng trong cuộc sống. * Phần viết: - Xác định được yêu cầu của bài văn nghị luận về hiện tượng (vấn đề) nghị luận. - Lập luận được vấn đề, sử dụng được các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. - Sử dụng lập luận phù hợp để đưa vào vấn đề nghị luận. - Sáng tạo, sinh động, hấp dẫn. Trình bày được ý nghĩa bài học liên hệ từ vấn đề. - Bài viết trình bày khoa học, rõ ràng, chặt chẽ. - Một số trình bày cẩu thả, gạch xoá tự do ; viết sai chính tả; chưa biết cách trình bày đoạn văn, bài văn. - Một số HS lập luận chưa chặt chẽ, lí lẽ, bằng chứng còn hạn chế, ít thuyết phục. - Diễn đạt lủng củng, dùng từ chưa hợp lí. - Một số bài sa vào tự sự. - GV yêu cầu các cặp đôi trao đổi, đọc bài của nhau, phát hiện lỗi sai và cùng sửa lỗi sai - GV chiếu một số lỗi sai, HS quan sát và sửa lỗi: chính tả, dùng từ, câu, diễn đạt,… II.Nhận xét chung 1.Ưu điểm 2. Hạn chế III. Chữa lỗi sai Hoạt động 3. Củng cố, mở rộng và thực hành đọc (5 phút) a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS d) Tổ chức thực hiện GV giao bài tập về nhà NHIỆM VỤ 1: Đề bài: Đọc văn bản “THẠCH SANH”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về một hiện tượng đời sống được đặt ra từ câu chuyện? Hoạt động nhóm: Hiện tượng đời sống được gợi ra từ câu chuyện là gì? Hs thực hiện nhiệm vụ được giao ở nhà làm bài vào vở ở nhà Dự kiến sản phẩm: 1. Tinh thần dũng cảm, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách 2. Lòng khoan dung của người em tình nghĩa 3. Lợi dụng lòng tin, tình cảm của người khác 4. Sự trả giá cho những việc làm sai trái B. Củng cố, mở rộng và thực hành đọc 1. Củng cố, mở rộng NHIỆM VỤ 2. - GV yêu cầu HS đọc lại các văn bản đã học ? Trong chương trình Ngữ văn 6, em thích nhất cuốn sách, văn bản nào? Hãy đọc và nêu hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đó? - HS về nhà đọc, suy nghĩ hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách. Ghi vào vở hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách. 3. Thực hành đọc - Đọc lại các văn bản đã học - Hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách em yêu thích Hoạt động Luyện tập - Vận dụng ( 5 phút ) a. Mục tiêu: HS củng cố lại các các yêu cầu của bài viết, rèn kĩ năng viết b. Nội dung: Luyện đề cụ thể c. Sản phẩm: Bài viết của mỗi học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu: dựa vào gợi ý, viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài sau: Đề bài: Đọc văn bản “THẠCH SANH” và suy nghĩ về một hiện tượng Lợi dụng lòng tin, tình cảm của người khác trong cuộc sống” -HS thực hiện nhóm bàn, hoàn thiện 1 đoạn, trình bày trước lớp -Về nhà cá nhân hoàn thiện bài viết. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc, suy nghĩ hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Hs trình bày sản phẩm -Nêu hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách. -HS nhóm khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định -GV nhận xét đánh giá, chốt KT *Hướng dẫn về nhà -Hoàn thiện bài viết; Tìm đọc cuốn sách và suy nghĩ về hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách?

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.