Danh mục
KHBD Văn 8 tiết 19,20
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 10/16/24 12:32 PM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 37.7kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 10/10/2024 Ngày giảng: 12/10/2024 Tiết 19 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT BIỆN PHÁP TU TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nhận biết được đặc điểm và hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ để vận dụng vào các hoạt động đọc, viết, nói và nghe 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực trình bày suy nghĩ về tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong văn học - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận 3. Phẩm chất: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - SGV, SGV, Kế hoạch dạy học. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học b. Nội dung: HS tham gia trò chơi “tiếp sức đồng đội” c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cho các từ sau, hãy sắp xếp thành những câu có nghĩa: Các từ: xe, chuyến, nập, tấp, đường, những, qua, trên. - GV chia lớp làm 2 nhóm, HS tham gia theo hình thức tiếp sức đồng đội lên bảng ghi nhanh các câu tạo được. Thời gian là 3 phút, nhóm nào viết được nhiều câu có nghĩa hơn sẽ giành chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia trò chơi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - Các câu HS tạo lập được. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Với mỗi cách đảo trật từ từ khác nhau, chúng ta sẽ tạo lập được những câu khác nhau, tùy mục đích giao tiếp, chúng ta có thể đảo vị trí các từ ngữ khác nhau trong câu. Trong tiếng việt, đó được gọi là đảo ngữ. Vậy đảo ngữ là gì, có những cách đảo ngữ nào và tác dụng của việc đảo ngữ là gì các em sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ a. Mục tiêu: b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 45 Đọc ví dụ sau và trả lời câu hỏi: Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban. (Nguyễn Đức Mậu, Hành trình của bầy ong) ? Cách sắp xếp từ ngữ trong 2 câu thơ trên có điểm nào khác thường? ? Sắp xếp từ ngữ như vậy có tác dụng gì? ? Cách sắp xếp từ ngữ như vậy được gọi là đảo ngữ. Vậy theo em, đảo ngữ là gì? Có mấy cách đảo ngữ? Hãy nêu tác dụng của đảo ngữ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV có thể phân tích thêm 1 số VD khác I. Hình thanh kiến thức: nhận biết đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ * Phân tích ngữ liệu - Câu thơ 1: tính từ thăm thẳm được đảo lên trước danh từ rừng sâu. → Đảo tính từ đứng trước danh từ Có tác dụng nhằm nhấn mạnh không gian hoang vắng, nguyên sơ của rừng già. - Câu thơ thứ 2: vị ngữ (bập bùng, trắng) được đảo lên trước chủ ngữ (hoa chuối, hoa ban). → Đảo vị ngữ đứng trước chủ ngữ Khái niệm: Biện pháp tu từ đảo ngữ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu. Tác dụng: + Nhấn mạnh các đặc điểm (màu sắc, đường nét…), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng. + Gợi rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói) Các hình thức đảo ngữ: → Đảo thành tố trong cụm từ → Đảo các thành phần trong câu C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (25 phút) a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức vừa học để thực hành và giải quyết yêu bài tập. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 45 - 46 c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 1: Chỉ ra câu thơ, câu văn có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong các trường hợp sau: a. Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông. (Trần Tế Xương, Thương vợ) b. Xóm làng xanh mát bóng cây Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời (Trần Đăng Khoa, Quê em) c. Chị Dậu về đến đầu nhà đã nghe tiếng khóc khàn khàn của hai đứa trẻ. Sấp ngửa, chị chạy vào cổng, quẳng cả rổ mẹt, mê nón xuống sân, rồi vội vàng chị vào trong nhà. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm bàn, trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận -Đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá II. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Các câu thơ câu văn có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ: a. Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông. b. Xóm làng xanh mát bóng cây Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời. d. Sấp ngửa, chị chạy vào cổng, quẳng cả rổ mẹt, mê nón xuống sân, rồi vội vàng chị vào trong nhà. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc, xác định yêu cầu bài tập: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm bàn, trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận -Đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá Bài tập 2: a. Các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong từng câu thơ: - Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh vào dáng “lom khom” của những chú tiều, cái “lác đác” của mấy ngôi nhà ven sông kết hợp các từ chỉ số lượng ít ỏi “vài”, “mấy” khiến cho hình bóng con người đã nhỏ lại càng nhỏ hơn, cuộc sống đã hiu quạnh lại càng hiu quạnh hơn. - Nghệ thuật đảo ngữ “nhớ nước”, “thương nhà” nhấn mạnh vào tiếng kêu của con quốc và cái gia gia. Những âm thanh của cuốc kêu cũng chính là nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan. Chữ vừa ghi âm thanh nhưng đồng thời còn bộc lộ tâm trạng, ý tứ của tác giả, qua đó làm nổi bật tâm trạng, nỗi niềm của nữ sĩ. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các đoạn thơ sau: a. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dác bay. (Nguyễn Đình Chiểu, Chạy giặc) b. Con đê cát đỏ cỏ viền Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò. (Hoàng Tố Nguyên, Gò Me) c. Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. (Tế Hanh, Quê hương) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm bàn, trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận -Đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá Bài tập 3 a. Nhấn mạnh khung cảnh chạy giặc. Những đứa trẻ phải bỏ nhà, chạy lơ xơ. Bầy chim bị mất ổ dáo dác bay. Một khung cảnh hỗn loại, xơ xác, tan thương. b. Nhấn mạnh bức tranh thiên nhiên Gò Me sinh động, tươi mát, tràn ngập sức sống với thiên nhiên trù phú, và sự bình yên, thư thả với các hình ảnh bình dị. c. Nhấn mạnh cảnh ồn ào, tấp nập trên bến khi đón thuyền về và niềm vui trước những thành quả lao động, gợi ra một sức sống, nhịp sống náo nhiệt. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn ngắn khoảng 10-12 câu trong đó có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài viết c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Viết đoạn văn ngắn khoảng 10-12 câu trong đó có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ về một trong các chủ đề sau: miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá * Hướng dẫn về nhà Hướng dẫn học bài ở nhà: Học bài, nhận biết và phân tích được tác dụng được phép tu từ đảo ngữ, biết vận dụng trong diễn đạt, nói và viết Hướng dẫn chuẩn bị bài sau: Ca Huế trên sông Hương. + Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng đẫn trong SGK + Tìm hiểu, sưu tầm 1 số video biểu diễn ca Huế hay và đặc sắc. -------------------------------- Ngày soạn: 10/10/2023 Ngày giảng: 12/10/2024 Tiết 20 Văn bản 3: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG ---Hà Ánh Minh--- I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS nhận biết được vẻ đẹp của ca Huế, hiểu giá trị của một sản phẩm văn hóa truyền thống được cha ông sáng tạo, gìn giữ và truyền lại. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ca Huế trên sông Hương và tác giả Hà Ánh Minh - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ca Huế và nghệ thuật biểu diễn ca Huế. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản 3. Phẩm chất: - Biết ơn, tự hào, có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần do cha ông truyền lại II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - SGV, SGK, Kế hoạch dạy học. - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Phim ảnh về ca Huế - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài b. Nội dung: HS xem đoạn phim ngắn về ca Huế và nên cảm nhận của bản thân. c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu đoạn phim ngắn về ca Huế Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia chia sẻ cảm nhận, hiểu biết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ về cảm nhận của mình Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Nhắc đến xứ Huế mông mơ… B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung (15 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu giọng đọc, biết cách đọc văn bản một cách diễn cảm, hay và khái quát được những thông tin chính về tác giả, tác phẩm b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm Ca Huế trên sông Hương c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Ca Huế trên sông Hương d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG NV1: Đọc văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu giọng đọc: đọc diễn cảm, rõ ràng, rành mạch, giọng điệu nhẹ nhàng. Lưu ý thủ pháp liệt kê được tác giả sử dụng thường xuyên nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú đa dạng của ca Huế. - Chú ý các từ khó được chú thích nghĩa ở dưới chân trang. GV đọc mẫu đoạn đầu Tổ chức cho HS đọc phân vai, đóng vai nhân vật, thể hiện yêu cầu giọng đọc Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ HS đóng vai đọc văn bản Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Lớp nhận xét giọng đọc Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm I.Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Về tác giả yêu cầu HS: xác định các thông tin chính về tác giả Hà Ánh Minh -Về tác phẩm yêu cầu HS ? Nêu xuất xứ của văn bản. ? Xác định thể loại, từ thể loại vừa tìm được, hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Xác định bố cục của văn bản Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS đã chuẩn bị dự án học tập ở nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Thông qua việc chuẩn bị dựa án học tập, nhóm 1,2 trình bày dự án. + Nhóm 1 cử đại diện thuyết trình. + Nhóm 2 treo tranh ảnh đã tìm lên bảng. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  GV bổ sung: 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả Hà Ánh Minh là nhà báo có nhiều bài viết đặc sắc. b. Tác phẩm - Xuất xứ: Dẫn theo Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, 2023, tr.99 - 102 - Thể loại: văn bản thông tin - PTBĐ: thuyết minh, miêu tả, biểu cảm - Bố cục: 2 phần +Phần 1: Từ đầu... “lí hoài nam”: Giới thiệu chung về dân ca Huế. +Phần 2: Còn lại: Một đêm ca Huế trên sông Hương. HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ VĂN BẢN (20 phút) a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật chính của văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Ca Huế trên sông Hương. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Ca Huế trên sông Hương. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS làm việc cá nhân: Đọc đoạn văn: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò…lí hoài xuân, lí hoài nam” + Chỉ ra các điệu hò ca Huế được nhắc tới trong đoạn văn? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu nhận xét về các điệu hò ca Huế? + Chỉ ra đặc điểm của các điệu hò Huế? + Các điệu hò xứ Huế gắn bó như thế nào với cuộc sống của con người? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng. Vậy thì vì sao ca Huế lại có sự phong phú về làn điệu, về đặc điểm âm hưởng như vậy? Điều này có mối liên hệ như thế nào đến điều kiện tự nhiên, lịch sử và con người Huế? Đó là vì Huế có ĐKTN đặc biệt với địa hình đa dạng vừa có núi, có rừng, có sông lại có biển nên các ngành nghề cũng theo đó mà phong phú, đa dạng vì thế mà số lượng các bài hò trong lúc lao động cũng nhiều hơn. Thứ 2 là về thời tiết: Một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Những cơn mưa kéo dài có khi đến hai ba ngày, cả cố đô như được choàng lên một lớp áo cổ kính bàng bạc, không gian đất trời mênh mông thoáng buồn khiến cho lòng người man mác bâng khuâng. Huế còn là kinh đô của nước ta thủa xưa nên người Huế ít nhiều chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến, chính vì vậy mà họ có đời sống nội tâm đặc biệt. Con người Huế rất nhẹ nhàng, trầm lắng mà sâu sắc. tất cả đã làm cho ca Huế trở nên phong phú độc đáo. II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN 1.Giới thiệu chung về ca Huế - Các điệu hò Huế: Hò khi đánh cá, hò lúc cấy cày, chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo hò lơ… => Phép liệt kê kết hợp với giải thích và bình luận, các điệu hò xứ Huế hiện lên phong phú, đa dạng, mỗi điệu hò lại thể hiện một cảm xúc, tâm tình riêng nhằm tái hiện đời sống nội tâm của con người Huế. - Đặc điểm của các điệu hò Huế: + Gửi gắm một ý tình trọn vẹn. +Từ ngữ địa phương nhuần nhuyễn và phổ biến. +Ngôn ngữ tài ba phong phú + Thể hiện lòng khao khát, nỗi chờ mong hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ca Huế vốn là một nét nghệ thuật độc đáo của xứ Huế, các câu hò được hình thành, nuôi dưỡng từ chính cuộc sống sinh hoạt, lao động của người dân, tái hiện đời sống nội tâm của con người Huế.  Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS chia làm 4 nhóm, trả lời câu hỏi: Nhóm 1.Đêm ca Huế cò gì đặc biệt về thời gian, không gian? Theo em, thời gian, không gian ấy tác động như thế nào đến việc thưởng thức ca Huế? Nhóm 2. Cảnh vật trong đêm biểu diễn ca Huế được miêu tả như thế nào? Nhóm 3.Cách biểu diễn ca Huế được miêu tả như thế nào? (về con người, dàn nhạc, âm thanh) Nêu nhận xét của em về buổi biểu diễn đó? Nhóm 4. Ca Huế được hình thành từ đâu? Nguồn gốc đặc biệt ấu mang lại cho ca Huế vẻ đẹp gì? Cách thưởng thức ca Huế có gì đặc biệt? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng. GV bổ sung: Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu lí, điệu hò…bắt nguồn trong cuộc sống lao động, sinh hoạt của con người nên thường sôi nổi, lạc quan vui tươi. Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vui chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi. 2.Một đêm ca Huế trên sông Hương a. Thời gian, không gian, cảnh vật - thời gian: suốt đêm - không gian: trên một con thuyền rồng giữa dòng sông Hương →Khiến cho việc thưởng thức ca Huế thêm sinh động, lãng mạn -cảnh vật: +Đêm: thành phố lên đèn như sao sa + trăng lên: Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Thuyền bồng bềnh. +đêm đã về khuya: chùa Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. +Gần sáng: tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc. Với nghệ thuật miêu tả kết hợp với từ láy gợi cảm, câu văn dài ngắn đan xen khiến cảnh vật hiện lên thật đẹp, yên tĩnh, thơ mộng, lung linh, huyền ảo. b. Biểu diễn ca Huế - Con người: + Ca công: rất trẻ, nam mặc áo the, quần thụng, khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. + Nhạc công: Các ngón đàn trau chuốt như ngón ngẫn, mổ, vỗ… →với nghệ thuật miêu tả tỉ mỉ, cụ thể bằng phép liệt kê với một loạt động từ, tính từ liên tiếp đã khắc họa con người như những nghệ sĩ tài hoa điêu luyện, thanh lịch. - Dàn nhạc: đàn tranh, nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam; ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh… →Phong phú - Âm thanh: Bừng lên, du dương, trầm bổng, réo rắt, xao động tận đáy hồn người. Con người biểu diễn ca Huế như những nghệ sĩ tài hoa điêu luyện, thanh lịch. c. Nguồn gốc của ca Huế: Ca Huế được hình thành, nuôi dưỡng từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. - Nguồn gốc đó mang lại cho ca Huế vẻ đẹp phong phú, đa dạng; vừa sôi nổi tươi vui vừa trang trọng, uy nghi – từ khúc điệu, thể điệu đến âm hưởng, lời ca. d. Thưởng thức ca Huế - thưởng thức ca Huế trực tiếp trên thuyền rồng, vừa thưởng thức vừa ngắm cảnh vật. -cảm xúc của tác giả: +Như một lữ khách với hồn thơ lại láng nồng hậu tình người +Tâm trạng chờ đợi rộn ràng +Tiếng đàn làm xáo động tận đáy lòng người +Cảm giác như thời gian lắng đọng, không gian ngừng lại. Với nghệ thuật miêu tả, biểu cảm, bình luận, tác giả cho ta thấy cách thưởng thức độc đáo vừa dân dã, vừa sang trọng. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật văn bản Ca Huế trên sông Hương. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. III. Tổng kết 1.Nghệ thuật - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết minh, nghị luận với miêu tả, biểu cảm. - sử dụng thành công phép so sánh, liệt kê 2.Nội dung - Giới thiệu về ca Huế - một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần bảo tồn và phát huy. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Ca Huế trên sông Hương b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS hoàn thiện ở nhà Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu và làm bài thuyết trình về một đêm ca Huế Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả vào giờ học sau, Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2 phút) a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Ca Huế trên sông Hương b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em sẽ làm gì để giữ gìn “Ca Huế” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức * Hướng dẫn về nhà Hướng dẫn học bài ở nhà: Học, nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm, nhớ được nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ. Hướng dẫn chuẩn bị bài sau: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt ĐƯờng luật) + Đọc kĩ nắm được yêu cầu đối với bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) + Đọc và phân tích bài viết tham khảo theo yêu cầu + Trả lời các câu hỏi, tìm ý, lập dàn ý cho bài viết theo hướng dẫn SGK. --------------------------------

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.