Danh mục
KHBD NGU VĂN 9 TUAN 22 (tiep)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 23:45 21/02/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 47,4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 19/02/2024 Ngày giảng: 22/02/2024 Tiết 108 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP I. MỤC TIÊUCẦN ĐẠT (gồm cả HS khuyết tật) 1. Kiến thức: - Đặc điểm hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán. - Công dụng của hai thành phần trong câu: tình thái, cảm thán. 2. Năng lực - Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu ngữ liệu nhận diện đặc điểm các thành phần biệt lập. + Viết: Biết vận dụng vào đặt câu, viết văn. * Đối với HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm, chăm chỉ: Học tập sử dụng của các thành phần biệt lập này trong nói và viết. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch dạy học - Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK - GV: giáo án, bảng phụ - HS : Đọc, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (4 phút) * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của các thành phần biệt lập * Nội dung: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV. * Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. * Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu các câu + Chao ôi, các em chăm học quá! + Có lẽ Hoa nghỉ học vì ốm. ? Xác định kết cấu C-V của 2 câu văn trên? Cho biết từ “Chao ôi”, “Có lẽ” có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không? Vậy nó là thành phần gì? -HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời: -2 Hs phản biện GV dẫn dắt vào bài học HĐ của thầy và trò Nội dung HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thành phần tình thái (8 phút) * Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về thành phần tình thái * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà * Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm. *Yêu cầu sản phẩm phiếu học tập, câu trả lời của HS. *Cách tiến hành: - Gv chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu các ngữ liệu phần I- gạch dưới các từ in đậm SGK, HS theo dõi ? Những câu trên trích từ văn bản nào? ? Xác định cấu trúc cú pháp các câu trên? ? Các từ ngữ gạch chân trong 2 câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào? Tìm một số từ tương tự như những từ đó ( Gợi ý:? Từ nào thể hiện thái độ tin cậy cao hơn?) ? Nếu bỏ những từ ngữ đó đi thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có thay đổi không? Vì sao? -Hs tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện yêu cầu + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động cặp đôi. + HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Dự kiến TL: a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. - “ chắc”, “ có lẽ” là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. + “chắc”: độ tin cậy cao hơn. + “có lẽ”: độ tin cậy thấp. - một số từ khác: +chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, nhất định, thế nào cũng….-> độ tin cậy cao. + hình như, dường như, nghe nói, có lẽ là…-> độ tin cậy thấp. - Bỏ chúng thì nghĩa của câu Không thay đổi -Hs phản biện -Gv chốt: Không thay đổi vì các từ đó không nằm trong thành phần chính, không trực tiếp nêu sự việc(tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu) mà chỉ thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc trong câu. Những từ ngữ này là thành phần tình thái. ? Vậy em hiểu thế nào là thành phần tình thái - Tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. HS trình bày, nhận xét->Gv chốt ? HS đọc GN ? Lấy VD minh họa Thành phần tình thái được dùng rất nhiều trong thơ, văn: VD: 1- “Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” (Sang thu – Hữu Thỉnh 2- “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện “ của mình. (Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà) HS phản biện->Gv chốt . Hoạt động 2:Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thành phần cảm thán *Thời gian: 8 phút * Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về Thành phần cảm thán * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà * Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm. *Yêu cầu sản phẩm phiếu học tập, câu trả lời của HS. *Cách tiến hành: - Gv chuyển giao nhiệm vụ Treo bảng phụVD phần II. ? Các từ gạch chân có chỉ sự vật sự việc không? Chúng có tham gia vào nòng cốt câu không? ? Các từ ” trời ơi”,”ồ” thể hiện thái độ tâm trạng gì? ? Các từ này có thể tách thành câu đặc biệt được không? Nếu được là loại câu nào? - Hs tiếp nhận nhiệm vụ + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động cặp đôi. + HS thảo luận. (Chú ý HS khuyết tật) - Dự kiến TL: +Không chỉ sự vật, sự việc mà biểu lộ thái độ, tình cảm. Không tham gia vào nòng cốt câu. + Có thể tách câu-> câu đặc biệt (câucảm thán). HS phản biện->Gv chốt GV giảng: những từ trên được gọi là thành phần cảm thán. ? Vậy em hiểu thế nào là thành phần cảm thán? Hđ cặp đôi: ? Điểm giống nhau của TPTT và TPCT là gì? Thế nào là thành phần biệt lập Hs trình bày, phản biện Gv chiếu phần chốt HS đọc phần ghi nhớ? VD minh họa HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP *Thời gian: 17 phút * Mục tiêu: Giúp HS luyện kĩ năng làm bài: nhận diện TPTT, TPCT, kĩ năng sáng tạo * Nhiệm vụ: HS tìm hiểubài tập/sgk * Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, hđchung, hoạt động nhóm *Yêu cầu sản phẩm: Vở bài tập *Cách thức tiến hành: - Gv chuyển giao nhiệm vụ lần lượt từng yêu cầu bài tập - Hs tiếp nhận và làm việc - Yêu cầu sản phẩm: vở bài tập+ 1 số hs lên bảng làm - Hs phản biện - Gv: đánh giá, sửa, chốt ? Học sinh đọc và chỉ ra yêu cầu BT 3/ 19 Thảo luận cặp đôi +Hình như - độ tin cậy thấp +Chắc chắn - độ tin cậy cao nhất 1 hs đọc bt 4 - Nêu yêu cầu - Hoạt động cá nhân Thu 4 bài đọc rồi nhận xét. Hs tự đọc => nhận xét - Gv bổ sung. I/ Thành phần tình thái 1. Ngữ liệu + “chắc”: độ tin cậy cao hơn. + “có lẽ”: độ tin cậy thấp. -> nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. ->Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. -> Thành phần tình thái 2. Ghi nhớ/sgk II/ Thành phần cảm thán 1. Ngữ liệu -“trời ơi”-> tiếc nuối; -“ồ” ->vui sướng -> Biểu lộ thái độ t́nh cảm của người nói -> Không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu => thành phần cảm thán. 2. Ghi nhớ/sgk III. Luyện tập 1. Bài tập 1: Xác định TP tình thái, TP cảm thán. - TP tình thái: a) có lẽ c)chả lẽ b) hình như - TP cảm thán: b) chao ôi. 2. Bài tập 2. - Dường như, hình như, có vẻ như => có lẽ, chắc là, chắc hẳn – chắc chắn. 3. Bài tập 3. - Chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy Với lòng…hình như…anh nghĩ rằng. * “ chiếc lược ngà” dùng “ chắc” biểu thị độ tin cậy cao của sự việc nói đến HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG *Thời gian: 8 phút * Mục tiêu: Giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học làm bài tập thực hành. * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trên lớp * Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân *Yêu cầu sản phẩm: Vở bài tập của hs. *Cách thức tiến hành: - Gv chuyển giao nhiệm vụ - Hs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài ? Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng…) trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán. - HS viết - Hs trình bày, phản biện Gv chốt. * Hướng dẫn về nhà - Học ghi nhớ - Hoàn thiện các bài tập - Soạn bài: Các tp biết lập (tiếp) ------------------------------------------- Ngày soạn: 19/02/2024 Ngày giảng: 23 /02/2024 Tiết 109 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp) I. MỤC TIÊUCẦN ĐẠT (gồm cả HS khuyết tật) 1. Kiến thức: - Đặc điểm hai thành phần biệt lập: gọi đáp và thành phần phụ chú. - Công dụng của hai thành phần trong câu, gọi đáp và thành phần phụ chú. 2. Năng lực - Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu ngữ liệu nhận diện đặc điểm các thành phần biệt lập. + Viết: Biết vận dụng vào đặt câu, viết văn. * Đối với HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm, chăm chỉ: Học tập sử dụng của các thành phần biệt lập này trong nói và viết. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch dạy học - Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK - GV: giáo án, bảng phụ - HS : Đọc, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (4 phút) * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của các thành phần biệt lập * Nội dung: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV. * Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. * Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu BT1 - HS đọc BT 1 ? Tìm từ nào để gọi và từ nào đáp lại? - HS thực hiện nv - HS trình bày - Gv kết luận - GV chiếu VD: Bạn Hoa, lớp trưởng lớp tôi, là một học sinh chăm ngoan và học giỏi. ? Cụm từ “ Lớp trưởng lớp tôi” có vai trò gì? ( Bổ sung , giải thích cho “Bạn Hoa”) GV dẫn dắt: Các từ: này, vâng, lớp trưởng lớp tôi có phải thành phần chính của câu không? Chúng có vai trò gì?... Đó là nội dung bài học hôm nay các em tìm hiểu... Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thành phần gọi- đáp: *Thời gian: 8 phút * Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về đặc điểm và công dụng của thành phần gọi- đáp. * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập. * Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: + YC HS đọc vd? + Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu a, b, c? + Xác định vị trí của từ in đậm trong câu? + Các từ ngữ đó có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không? Vì sao? 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm: + Bộ phận in đậm ->đứng tr¬ước CN (ko có qh C-V) + Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu. + Dùng để tạo lập, duy trì cuộc hội thoại. 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng ? Em hiểu thành phần gọi đáp là gì? - Hs đọc ghi nhớ (HS khuyết tật) ? Đặt câu có thành phần gọi- đáp? - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sgk. Gv chia học sinh làm bốn nhóm cùng chơi trò chơi sau: Trong vòng 5 phút, nhóm viết ra những câu ca dao, hò vè, thơ có sử dụng thành phần gọi đáp và gạch chân dưới các thành phần đó. Đội nào viết được nhiều và đúng nhất sẽ giành chiến thắng. - Hs thảo luận nhóm, viết ra giấy. - Hs trình bày dán trên bảng, đọc và xác định - Hs nhóm khác nhận xét. - Gv nhận xét 4 nhóm, cho điểm Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú: *Thời gian: 8 phút * Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú. * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập. * Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: GV gọi HS đọc các ví dụ ? Nếu l¬ược bỏ các từ in đậm nghĩa của câu có thay đổi không? Vì sao? ? Trong câu a các từ ngữ in đậm đ¬ược dùng để làm gì (chú thích cho từ ngữ nào) ? Trong câu b, cụm chủ vị in đậm được dùng để làm gì, chú thích điều gì? 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm: - Khi bỏ các từ in đậm nghĩa của câu không thay đổi vì các từ đó không nằm trong cấu trúc cú pháp. - Từ in đậm trong câu a chú thích : Đứa con gái đầu lòng của anh. - Cụm chủ vị in đậm trong câu b chú thích cho suy nghĩ của nhân vật Tôi. 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng ? Thế nào là thành phần phụ chú của câu? ? Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú, cấu tạo thành phần phụ chú? GV: HS đọc ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP *Thời gian: 17 phút 2. Bài tập 2: * Mục tiêu: HS biết xác định được thành phần gọi - đáp trong câu ca dao * Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời. * Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp * Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập; vở ghi. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc yêu cầu bài tập. + xác định được thành phần gọi - đáp 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Nghe và làm bt 3. Dự kiến sản phẩm: a. Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi b. Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt Bài tập 3,4 * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc yêu cầu bài tập. + Tìm thành phần phụ chú và nêu tác dụng của thành phần đó trong từng ví dụ 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Nghe và làm bt 3. Dự kiến sản phẩm: a. TP phụ chú "kể cả anh" giải thích cho cụm từ "mọi người" b. TP phụ chú "các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" giải thích cho cụm từ "những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này" c. TP phụ chú "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới" giải thích cho cụm từ "lớp trẻ" d. Các TP phụ chú và tác dụng của nó - Thành phần phụ chú "có ai ngờ" thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình "tôi" - TP phụ chú " thương quá đi thôi" thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình "tôi" với nhân vật "cô bé nhà bên" III. Thành phần gọi- đáp 1. Ngữ liệu Này: dùng để gọi -> tạo lập cuộc hội thoại. Th¬ưa ông: dùng để đáp -> duy trì cuộc hội thoại. - Những từ này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu-> chúng là các thành phần biệt lập. 2. Ghi nhớ: SGK IV. Thành phần phụ chú 1. Ngữ liệu - Lược bỏ phần in đậm đi thì nghĩa sự việc của câu không thay đổi. - Câu a: “Và cũng là đứa con duy nhất của anh” chú thích thêm cho “Đứa con gái đầu lòng của anh”. - Câu b: “Tôi nghĩ vậy” chú thích cho điều nhân vật tôi suy nghĩ. 2. Ghi nhớ: SGK V. Luyện tập BT 2/ 32: - Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi - Đối tượng : Tất cả người Việt Nam. BT 3,4/ 33: a, Kể cả anh => Giải thích: Mọi người b, Các thầy…người mẹ: => giải thích: những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này. c, Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới…giải thích cho cụm danh từ : lớp trẻ. d, Nêu thái độ của nói trước sự việc, sự vật - Có ai ngờ => thái độ ngạc nhiên về việc cô bé hàng xóm cũng vào du kích. - Thương thương quá đi thôi => thể hiện tình cảm trìu mến của tác giả đối với cô bé hàng xóm. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO *Thời gian: 8 phút * Mục tiêu: Giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học làm bài tập thực hành. * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trên lớp * Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân *Yêu cầu sản phẩm: Vở bài tập của hs. *Cách thức tiến hành: - Gv chuyển giao nhiệm vụ - Hs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài ? Viết một đoạn văn trình bày tác dụng của việc đọc sách với con người, trong đó có chứa 1 khởi ngữ và 1 thành phần biệt lập ? Hs trình bày, phản biện Gv chốt. ? vẽ sơ đồ tư duy hệ thống bài học ? tìm thành phần biệt lập đã học trong bài “Tiếng nói của văn nghệ” - Hs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài - Yêu cầu sản phẩm: vở bài tập-> giờ sau Gv kiểm tra. * Hướng dẫn về nhà - Học ghi nhớ - Hoàn thiện các bài tập - Soạn bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Ngày soạn:19/02/2024 Ngày giảng: 24 /02/2024 Tiết 110 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/Kiến thức: - Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn. Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản . - Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản. * Đối với HS khuyết tật: một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. 2/Năng lực: - Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu Ngữ liệu: Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. + Viết: Vẽ sơ đồ tơ duy về nội dung bài học. Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản. * Đối với HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; NL hợp tác, năng lực ngôn ngữ. 3/Phẩm chất: - Ý thức trong việc sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn trong văn nói và viết. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Lập kế hoạch bài dạy, tài liệu, máy chiếu, phiếu học tập... 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: *Thời gian : 5 phút * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về cách liên kết câu và liên kết đoạn văn trong tạo lập văn bản. * Nội dung: HS theo dõi, quan sát và thực hiện yêu cầu của GV. * Sản phẩm : câu trả lời của HS * Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ: + GV chiếu 1 đoạn văn: Trong bài làm văn của một học sinh lớp 6 có đoạn viết: “Sáng nay trời trong xanh, có nhiều con chuồn chuồn đang bay. Mẹ em đang nấu cơm trong bếp. Các bạn học sinh tấp nập đến trường, tiếng gọi nhau í ới. Em rất thương bố vì đã làm việc vất vã để lo cho em ăn học….” ? Đọc đoạn văn trên em có biết bạn học sinh muốn nói đến chủ đề gì không? - Dự kiến trả lời: Mỗi câu nói về một sự việc khác nhau, không hướng vào một chủ đề nào. ? Em thấy đoạn văn trên có sự liên kết với nhau không? vì sao? - Dự kiến TL: Các câu trong đoạn văn trên nối tiếp nhau bằng những phương thức liên kết hình thức (câu trước với câu sau có từ ngữ được lặp lại). Nhưng nội dung của các câu lại hướng về những đề tài, chủ đề khác nhau. -->Nội dung lủng củng, rời rạc, khó hiểu. ? Vậy để nội dung đoạn văn hay, dễ hiểu và có sự liên kết chặt chẽ ta phải làm thế nào? -Dự kiến TL: Các yếu tố liên kết hình thức phải gắn bó chặt chẽ với sự liên kết về mặt nội dung (các câu trong đoạn văn phải cùng hướng tới một chủ đề). GV dẫn dắt vào bài: Vậy làm thế nào để liên kết câu và liên kết đoạn văn về nội dung và hình thức cô và các em sẽ tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay… HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI *Thời gian : 25 phút * Mục tiêu: Giúp HS nắm được thế nào là liên kết về nội dung và hình thức. * Nội dung: HS tìm hiểu ở nhà các câu hỏi sgk: * Sản phẩm : câu trả lời của HS * Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Nội dung - Câu hỏi 1: ? Đ/v bàn về vấn đề gì? chủ đề ấy có quan hệ ntn với chủ đề chung của VB?(Nhớ lại nd văn bản cho biết văn bản bàn về vấn đề nào?) - Câu hỏi 2: ?Cách phản ứng với thực tại có mqh ntn với tiếng nói văn nghệ?Từ đó em thấy chủ đề đoạn văn và chủ đề văn bản có mqh ntn? -Câu hỏi 3: ? Nội dung chính của mỗi câu trong đ/v? những nội dung ấy có quan hệ ntn với chủ đề đ/v? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn? ? Rút ra nhận xét gì về sự liên kết nội dung giữa các câu trong một đoạn văn hay giữa các đoạn văn trong một văn bản? -Câu hỏi 4: ?Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đ/v được thể hiện = những biện pháp nào? ( chỉ rõ từ ngữ biểu hiện?) ? Qua tìm hiểu, em thấy việc liên kết giữa các câu trong một đoạn văn về hình thức thường thông qua những phép nào? * Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án1,2,3,4. - Dự kiến TL: N1: - Đoạn văn bàn về vấn đề: cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. - Chủ đề của văn bản:Bàn về tiếng nói văn nghệ. N2:- Là 1 phần tạo lên tiếng nói văn nghệ. - Quan hệ bộ phận và toàn bộ. N3:- (1) Tp’ nghệ thuật phẩn ánh thực tại (2) Khi phản ánh thực tại, nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ (3) Cái mới mẻ ấy là lời gửi của người nghệ sĩ. - ND các câu này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn. - Trình tự các ý hợp lôgic N4:- Lặp từ: tác phẩm. - Dùng từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm - nghệ sĩ . - Phép thế từ: nghệ sĩ - anh. - Dùng từ đồng nghĩa: cái đã có rồi - những vật liệu mượn ở thực tại. - Dùng quan hệ từ: nhưng. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: -Trình bày theo nhóm (các nhóm 1,2,3 lên trình bầy sản phẩm) + Sau mỗi nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. sau khi 3 nhóm trình bầy sản phẩm Gv chốt kiến thức liên kết về nội dung. -HS nhóm 4 trình bầy sản phẩm xong GV chốt kiến thức liên kết về hình thức. -GV chốt kiến thức sang phần nội dung ghi bản và kết luận đây cũng là ội dung phần ghi nhớ sgk/43 ? HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong sgk. GV quay trở lại phần khởi động, chiếu lại đoạn văn và chữa: Qua tìm hiểu phần lí thuyết chúng ta thấy đoạn văn trên mới có sự liên kết về hình thức qua phép lặp từ ngữ mà chưa có sự liên kết về nội dung(mỗi câu nói về một sự vc khác nhau) vì vậy đoạn văn trên không phải là một đoạn văn hoàn chỉnh mà chỉ là một chuỗi các câu lộn xộn. I. Khái niệm liên kết 1. Ví dụ: - Đoạn văn bàn về: cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ ( phục vụ chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ). - Các câu phục vụ chủ đề của đoạn văn. - Đoạn văn sử dụng các phép liên kết câu: phép lặp từ ngữ, phép thế, phép nối, dùng từ cùng trường liên tưởng, từ đồng nghiã- trái nghĩa,.... 2. Ghi nhớ: sgk/43 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP *Thời gian : 10 phút * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn để làm các bài tập. * Nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân; hoạt động cặp đôi; HSvề nhà làm. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cặp đôi. * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở bài tập. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: -Các bài tập trong sgk 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Nghe và hoạt động cá nhân rồi hoạt động căp đôi trả lời câu 1. + Về nhà làm câu 2. - GV nhận xét câu trả lời 1 của HS. - GV hướng dẫn HS về nhà làm câu 2. 1.* Chủ đề đ/v: Khẳng định năng lực trí tuệ con người Việt Nam, những hạn chế cần khắc phục * Nội dung các câu trong đoạn văn đều tập trung vào chủ đề ấy * Trình tự sắp xếp hợp lý của các ý trong câu - Mặt mạnh của trí tuệ VN - Những điểm hạn chế - Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới 2. Các câu được LK - Bản chất trời phú ấy (2) - (1): phép đồng nghĩa - Nhưng (3), (2): phép nối - ấy là (4), (5): phép lặp - Lỗ hổng (4), (5): phép lặp - Thông minh (5), (1): phép lặp HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG *Thời gian : 5 phút * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào làm các bài tập cũng như khi viết văn, hay trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về liên kết câu và liên kết đoạn văn để trả lời câu hỏi của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Sản phẩm: Câu trả lời của HS * Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tại sao phải liên kết câu, liên kết đoạn văn? ?Liên kết về nội dung và liên kết về hình thức là như thế nào? - 3 HS trả lời. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. - GV chốt: - Các câu có LK => mới có đ/v hoàn chỉnh - Các đ/v liên kết => mới có văn bản hoàn chỉnh * Các loại LK - LK nội dung: Là quan hệ đềtài và lôgic + Các câu trong đ/v tập chung làm rõ chủ đề + Dấu hiệu nhận biết là trình tự sắp xếp hợp lý các câu - LK hình thức: Là cách sử dụng những từ ngữ cụ thể có tác dụng nối câu với câu, đoạn với đoạn. Dấu hiệu: là phép lặp từ ngữ, phép nối, phép thế,các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đại từ … ? Viết một đoạn văn khoảng 6 câu nói về chủ đề học tập, trong đó có sử dụng phếp nối, phép thế và dùng từ trái nghĩa để liên kết câu (chỉ rõ).

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.