
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 13:30 02/11/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 45,1kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 31/10/2024 Ngày giảng: 02/11/2024 Tiết 31,32 ÔN TẬP GIỮA HK I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Tổng hợp, kiểm tra đánh giá kĩ năng Đọc - hiểu, viết - Biết ôn tập, tổng hợp, kiểm tra đánh giá kĩ năng Đọc - hiểu, viết - Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học. - Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập. - Có trách nhiệm trong việc làm bài kiểm tra; chăm chỉ, thực hiện đúng nội quy lúc làm bài; thể hiện sự tôn trọng những bạn xung quanh 2 Năng lực a. Năng lực đặc thù - Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn tự sự, nghị luận về một tác phẩm văn học. - Rèn kĩ năng nói - nghe kể chuyện, trình bày, phát biểu cảm nghĩ. - Tóm tắt kiến thức tiếng Việt đã học. b. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... 2. Phẩm chất: - Tự hào về truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, trách nhiệm bảo vệ đất nước. - Có ý thức ôn tập nghiêm túc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Thiết bị: Máy chiếu, bảng phụ, PHT 2. Học liệu: SGK, SGV, tài liệu III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động (DK 5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM GV cho HS tham gia trò chơi: Chiếc hộp bí mật. Trong hộp chứa các thăm câu hỏi liên quan đến kiến thức bài 1,2. HS bốc thăm và trả lời. - HS tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt vào bài mới. 3.Hoạt động hình thành kiến thức : Ôn tập a. Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức và hướng dẫn của GV để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của từng bài tập. - Từ nội dung bài tập, hãy nhắc lại tri thức tiếng Việt. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: xác định yêu cầu của từng bài tập và làm việc cá nhân ở bài 1,2,; làm việc nhóm ở bài tập 3, 4. GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS làm bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm cá nhân & hướng dẫn các em cách trình bày (nếu cần). HS chữa bài tập, Hs khác nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, làm việc nhóm của HS. Câu 1: Nêu đặc điểm của truyện lịch sử và thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. -Phiếu học tập số 1: Câu 2: Trong học kì I, em đã học các bài đã học: Câu chuyện lịch sử, Vẻ đẹp cổ điển, Lời non sông lập bảng hệ thống thông tin về các văn bản theo mẫu. -Phiếu học tập số 2: Bài Văn bản Tác giả Loại, thể loại Đặc điểm nổi bật Câu 3: Nêu những điểm giống và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật. -Phiếu học tập số 3 : Câu 4: Hệ thống hoá các kiến thức tiếng Việt đã được học. -Phiếu học tập số 4 : Câu 1. Lập bảng hệ thống kiến thức theo hệ thống câu hỏi trong phiếu bài tập. Câu 2. Lập bảng hệ thống kiến thức theo hệ thống câu hỏi trong phiếu bài tập. Câu 3. Lập bảng so sánh theo mẫu Câu 4: Lập bảng hệ thống hoá các kiến thức tiếng Việt đã được học. Phiếu học tập số 1: I. TRUYỆN LỊCH SỬ Các yếu tố Đặc điểm truyện lịch sử 1. Khái niệm: Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện nhân vật ở một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người...Là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra. 2. Cốt truyện - Cốt truyện lịch sử thường được xây dựng dựa trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo hư cấu sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề tư tưởng nào đó 3. Nhân vật Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như cuộc đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật của riêng nhà văn. 4. Ngôn ngữ - Ngôn ngữ của nhân vật phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng 5. Nội dung + Tái hiện lại không khí hào hùng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. + Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc. II. THỂ THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT Nội dung Kiến thức 1. Khái niệm - Thơ Đường luật là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ được viết theo quy tắc chặt chẽ (luật) ra đời từ thời nhà Đường Trung Quốc (618 - 907), gồm hai thể chính là thất ngôn bát cú Đường luật và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, trong đó thất ngôn bát cú (mỗi câu thơ có 7 tiếng, mỗi bài thơ có 8 câu) được xác định là dạng cơ bản nhất. Bài thơ Đường luật có quy định nghiêm ngặt về hoà thanh (phổi hợp, điều hoà thanh điệu), về niêm, đối, vần và nhịp. Ngôn ngữ thơ Đường luật rất cô đọng, hàm súc, bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình, ý thơ thường gắn với mối liên hệ giữa tình và cảnh, tĩnh và động, thời gian và không gian, quá khứ và hiện tại, hữu hạn và vô hạn... 2. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật a. Về bố cục: - Bài thơ thất ngôn bát cú gồm bốn cặp câu thơ, tương ứng với bốn phần: đề (triển khai ý ẩn chứa trong nhan đề), thực (nói rõ các khía cạnh chính của đối tượng được bài thơ đề cập), luận (luận giải, mở rộng suy nghĩ về đối tượng), kết (thâu tóm tinh thần của cả bài, có thể kết hợp mở ra những ý tưởng mới). Khi đọc hiểu, cũng có thể vận dụng cách chia bố cục bài thơ thành hai phần: bốn câu đầu, bốn câu cuối hoặc sáu câu đầu, hai câu cuối. b. Về niêm và luật bằng trắc: - Bài thơ phải sắp xếp thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ. Quy định này được tính từ chữ thứ 2 của câu thứ nhất: Nếu chữ này là thanh bằng thì bải thơ thuộc luật bằng, là thanh trắc thì bài tai liệu của nhung tây thơ thuộc luật trắc. Trong mồi câu, các thanh bằng, trắc đan xen nhau đảm bảo sự hài hoà. cân bằng, luật quy định ở chữ thứ 2, 4, 6, trong mối cặp câu (Hèn), các thanh bằng, trắc phải ngược nhau. Về niêm, hai cặp câu liền nhau được “dính” theo nguyên tắc: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3, câu 4 và câu 5, câu 6 và câu 7, câu 1 và câu 8 phải cùng thanh. c. Về vần và nhịp Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ gieo một vần là vần bằng ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 riêng vần của câu thứ nhất có thể linh hoạt. Câu thơ trong bài thất ngôn bát cú thường ngắt theo nhịp 4/3. + Về đối: Bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu sử dụng phép đối ở hai câu thực và hai câu luận. (Câu 3-4 và 5-6) Câu 2. Xem lại các văn đã học trong học kì I, lập bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc theo mẫu sau: Bài Văn bản Tác giả Loại, thể loại Đặc điểm nổi bật Nội dung Hình thức 1 Lá cờ thêu sáu chữ vàng Nguyễn Huy Tưởng Truyện lịch sử Văn bản kể về Trần Quốc Toản là một chàng thiếu niên khảng khái và bộc trực, còn nhỏ nhưng đã đau đáu chuyện nước nhà. Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Quang Trung đại phá quân Thanh Ngô Gia Văn Phái. Tiểu thuyết chương hồi Ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta, tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, miêu tả hành động lời nói của nhân vật rõ nét, ngôn ngữ gần gũi, mang đậm nét lịch sử. Ta đi tới Tố Hữu Thơ tự do Vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tớ Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giản dị, sâu sắc. 2 Thu điếu Nguyễn Khuyến Thất ngôn bát cú Vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, bài thơ cũng có thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến. Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần độc đáo. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại. Thiên trường vãn vọng Trần Nhân Tông Thất ngôn tứ tuyệt Bài thơ gợi tả cảnh xóm thôn, đồng quê vùng Thiên Trường qua cái nhìn và cảm xúc của Trần Nhân Tông, cảm xúc lắng đọng, cái nhìn man mác, bâng khuâng ôm trùm cảnh vật Bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa Ca Huế trên sông Hương Hà Ánh Minh Bút kí Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển Thủ pháp liệt kê, kết hợp với giải thích, bình luận. Miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, chân thực. 3 Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Hịch Phản ánh tinh thần yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của nhân dân ta. Các hình thức nghệ thuật phong phú: lặp tăng tiến, điệp cấu trúc câu, hình ảnh phóng đại, câu hỏi tu từ, lời văn giàu cảm xúc, lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lý và tình. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Văn nghị luận Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc Xây dựng luận điểm ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật Nam quốc sơn hà ? Thơ thất ngôn tứ tuyệt Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn Câu 3. Nêu những nét giống nhau và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt đường luật. Nội dung Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật * Giống nhau - Có hệ thống quy tắc phức tạp: luật, niêm, vần, đối và bố cục. - Về hình thức: Mỗi câu đều có 7 chữ. * Khác nhau: - Thơ thất ngôn tứ tuyệt: + Có 4 câu thơ + Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối. + Bốn câu trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo thứ tự là các câu khai, thừa, chuyển và hợp. - Thơ thất ngôn bát cú: + Có 8 câu thơ + Gieo vần cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. + Bố cục được triển khai là đề, thực, luận, kết Câu 4. Lập bảng vào vở theo mẫu sau để hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt đã được học trong học kì I. STT Nội dung tiếng Việt Khái niệm cần nắm vững Dạng bài tập thực hành 1 Biệt ngữ xã hội Là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vậy, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ ra biệt ngữ xã hội và nêu tác dụng. 2 Biện pháp tu từ đảo ngữ Được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói). Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ và nêu tác dụng. 3 Từ tượng hình và từ tượng thanh - Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người. Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích tác dụng. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập b. Tổ chức thực hiện: LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP CẤU TRÚC MỚI (Phần Đọc) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? Chiều hôm nhớ nhà Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Ngũ ngôn D. Lục bát Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì? A. Vần lưng B. Vần liền C. Vần chân D. Vần cách Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? A. Vui mừng, phấn khởi B. Buồn, ngậm ngùi C. Xót xa, sầu tủi D. Cả ba phương án trên Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Nghị luận kết hợp biểu cảm B. Biểu cảm kết hợp tự sự C. Miêu tả kết hợp tự sự D. Biểu cảm kết hợp miêu tả Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì? A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan? A. Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian. B. Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ. C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. D.Trang nhã, đậm chất bác học. Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà? A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? A. Lòng tự trọng B. Yêu nhà, yêu quê hương C. Sự hoài cổ D. Cả ba ý trên Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau: Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng) GỢI Ý TRẢ LỜI Mỗi ý trả lời đúng từ câu 1-8 được 0.5 điểm câu 9-10 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C B D A B C B Câu 9. Học sinh chỉ rõ và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ: Động từ "gác mái" biểu đạt một tâm thế nhàn của ngư ông đang sống ở miền quê, đã thoát vòng danh lợi: Đảo vị ngữ “Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhấn mạnh cử động của mục tử (người chăn trâu) nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi. Tóm lại, hai câu thực đã thể hiện một cách tài hoa chủ đề “chiều hôm nhớ nhà” => tạo nên không khí tĩnh lặng, cảnh chiều thêm tĩnh mịch và ẩn chứa một nỗi niềm man mác, bâng khuâng của lòng người. Câu 10. HS nêu được các ý: - Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. - Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. - Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình ... HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - GV giao nhiệm vụ, tổ chức cho học sinh trình bày cá nhân tại chỗ - Lập dàn ý bài văn: + Viết bài văn kể lại một chuyến đi. + Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ TNBC hoặc TT Đường luật). - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, báo cáo sản phẩm dự án. - Gv tổ chức hoạt động, gọi HS trả lời. - Học sinh lắng nghe . - Giáo viên nhận xét, đánh giá. II. Viết 1. Viết bài văn kể lại một chuyến đi. (PHT số 1) 2. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ TNBC hoặc TT Đường luật). (PHT số 2) PHT SỐ 1 Kiến thức Nội dung 1. Mở bài + Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. + Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi. 2. Thân bài + Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…). - Cảm xúc, suy nghĩ của em trước chuyến đi, trong quá trình di chuyển, khi đến nơi. - Kể những điều em được tận mắt chứng: Cảnh đẹp thiên nhiên, con người thân thiện... - Diễn biến những hoạt động của em trong chuyến đi (theo trình tự thời gian, không gian): Tham quan các địa danh nổi tiếng, khám phá ẩm thực… - Những kỉ niệm đáng nhớ: quen được những người bạn mới, khám phá ra vùng đất mới, thưởng thức những món ăn ngon… - Kể lại những cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi. 3. Kết bài - Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. PHT SỐ 2 Đề mục Nội dung 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ (nhan đó, để tài, thể thơ...) nêu ý kiến chung về bài thơ 2. Thân bài + Luận điểm 1. Phân tích đặc điểm nội dung - Phân tích hình tượng thơ (hình tượng thiên nhiên, hình tưởng con người.) - Phân tích cảm xúc tâm trạng của nhà thơ - Khái quát chủ đề của bài thơ + Luận điểm 2. Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật - Cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật (theo mô hình chuẩn mực hay có sự cách tân) - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình - Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc câu thơ, biện pháp tu từ) 3. Kết bài - Khái quát lại nội dung, cảm nhận của em. 3. Hoạt động luyện tập (Dự kiến 20’) a. Mục tiêu: Học sinh biết làm một bài kiểm tra hoàn chỉnh với các kiến thức về văn bản, Tiếng việt và viết một bài tập làm văn b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - GV chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra đề kiểm tra, đánh giá và HDHS cách tiếp cận đề. - HS nhận biết, phân tích yêu cầu các câu hỏi, trả lời các câu hỏi phần Đọc- Hiểu. PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: - Ơ! mai Du ơi, suốt lúa nhiều có đau tay không? […] Ơ! mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu. Phải suốt cho mau chớ. Suốt lâu mai mốt thằng Pháp tới rẫy nó lấy hết hột lúa, không có mà ăn, bụng đói đi vào rừng […] - Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi […]. Buổi sáng nay, Liêu mang gùi ra rẫy, đến nước suối Thi-om thì gặp anh Núp. […] Bây giờ, anh đi đâu? - Anh đi An-khê. Liêu mở tròn hai con mắt lớn: - Đi An-khê làm chi? Anh không sợ thằng Pháp à? Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm, anh đi coi nó làm chi? Núp lấy ngón chân tẩy một cái rêu trên hòn đá: - Nó làm chết người Ba-na mình nhiều quá, Liêu ạ. Anh đi coi thử đánh có được không... Thôi, ông trời lên cao rồi, anh đi cho kịp.[…] Anh Núp không có cha từ năm lên hai tuổi, chỉ còn mẹ già, em nhỏ, thế mà giỏi quá. Một mình chặt miết cũng ngả được cây to, đẩy được hòn đá,cho lửa ăn cái rừng, tỉa lúa, tỉa bắp xuống, làm ăn no đủ nhất làng. Lũ già làng như bok Pa, bok Sung thương anh Núp, tối ngồi ở nhà rông, gõ ống điếu xuống cối gạo, khen: - Núp con người tốt,biết làm ăn, thanh niên trong làng làm rẫy không ai bằng Núp. Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được. Già làng nói biết nghe lời, tốt lắm!... (Trích Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là ai? A. Mai Du B. Mai Liêu C. Núp D. Già làng Câu 3. Căn cứ vào văn bản, hãy xác định bối cảnh câu chuyện. A. Dân làng Ba-na đứng lên chống Pháp. B. Thực dân Pháp đánh chiếm và anh Núp – người con đồng bào dân tộc Ba-na đang tìm cách đứng lên đấu tranh. C. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Pháp. D. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Mỹ. Câu 4. Vì sao cô gái mai Du lại cố gắng suốt lúa thật nhiều? A. Vì mai Du suốt lúa chưa được nhiều. B. Vì nếu chậm thì thực dân Pháp tới nó sẽ cướp hết lúa. C. Vì nếu không có đủ lúa ăn sẽ phải vào rừng. D. Cả A,B,C. Câu 5. “Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi” chứng tỏ làng Kông-hoa: A. Kiên cường, coi Pháp chính là kẻ thù, không cần nghe lời. B. Sợ Pháp nên bỏ chạy. C. Không hiểu tình hình đất nước. D. Gan dạ. Câu 6. Đoạn văn này cho em biết gì về bản chất của kẻ thù: “Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm..”? A. Thực dân Pháp xảo quyệt B. Thực dân Pháp rất độc ác và tàn bạo, chúng coi rẻ tính mạng con người, chỉ lăm le chiếm đóng, thống trị dân ta. C. Thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm nước ta. D. Thực dân Pháp tàn ác. Câu 7. Việc Núp không sợ chết và quyết định đi An - Khê để xem có đánh được giặc Pháp không chứng tỏ điều gì? A. Núp lúc là một người gan dạ, có tính toán, có tầm nhìn vì anh biết muốn đánh được kẻ thù thì phải hiểu rõ ràng cặn kẽ. B. Núp khao khát được đánh giặc. C. Núp muốn lập công. B. Núp quá liều lĩnh. Câu 8. Vì sao già làng như bok Pa, bok Sung lại thương và khen Núp? A. Vì Núp mồ côi cha nhưng khỏe mạnh, chăm chỉ. B. Vì Núp làm rẫy rất giỏi. C. Vì Núp rất tốt bụng với mọi người, già làng nói thì biết nghe lời. D. Cả A,B,C. Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Qua những điều em biết ở văn bản trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về nhân vật Núp? Câu 10. Thông qua nhân vật Núp, em có thêm những kinh nghiệm gì trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung trong bài thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Cảnh khuya - Hồ Chí Minh) HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN I. Đọc- Hiểu Câu 1- 8: Mỗi câu đúng ( 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C B B A B A D Câu 9: HS nêu được những đặc điểm chính có trong văn bản về nhân vật Núp và nêu được suy nghĩ của bản thân. + Mặc dù sinh ra trong một hoàn cảnh không may mắn nhưng Núp luôn chăm chỉ và cố gắng. + Anh còn có một trái tim yêu nước chảy bỏng. Anh đã có suy nghĩ khác biệt với mọi người là cố gắng tìm hiểu kẻ thù để đánh đuổi kẻ thù. + Anh còn rất tốt bụng trong - HS nêu được suy nghĩ của mình về nhân vật: cảm phục, yêu mến, kính trọng về con người luôn biết vượt khó, giàu ý chí, nghị lực và tình yêu đất nước. Câu 10: Thông qua nhân vật Núp đã cho em thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố. HS nêu tự do nhưng phải hợp lí, ví dụ: + Luôn luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống ở tất cả mọi lĩnh vực. + Sống hết mình và sống thật tốt thì chắc chắn sẽ được nhiều người yêu mến. + Luôn chăm chỉ lao động và chúng ta sẽ thành công trong cuộc sống. + Khi đất nước có xâm lăng, hãy luôn hướng về tổ quốc để giành lại tự do. II. Viết: Phân tích bài thơ Cảnh khuya a. Mở bài: - Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. b. Thân bài: - Khái quát chung: + Nêu hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, khái quát nội dung của bài thơ - Vẻ đẹp thiên nhiên trong hai câu đầu: + Tiếng suối thì thầm, róc rách, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca ngọt ngào. Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa”: tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn. + Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu. + Ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bọc lấy những lùm hoa. -> Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ gợi cảm, có âm thanh, có hình sắc. - Vẻ đẹp tâm hồn người cách mạng: + Bác không ngủ: Bởi thiên nhiên quá đẹp. Bởi lòng vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc. -> Một trái tim chưa giây phút nào thôi lo cho Tổ quốc, cho dân tộc -> Tình yêu nước tha thiết, mãnh liệt. - Đánh giá: + Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt; Ngôn ngữ giản dị, trong sáng; Hình ảnh mang tính biểu tượng cao, sử dụng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ... + Nội dung: Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước ta thiết, mãnh liệt của nhà thơ. c. Kết bài: - Tổng hợp nghệ thuật, nội dung bài thơ - Liên hệ bản thân. 4. Hoạt động vận dụng: Kết hợp với hoạt động luyện tập. * Giao nhiệm vụ về nhà (2’) - Ôn tập các nội dung trên, luyện đề tham khảo. - Chuẩn bị Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ I. ................................
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 13:30 02/11/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 45,1kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 31/10/2024 Ngày giảng: 02/11/2024 Tiết 31,32 ÔN TẬP GIỮA HK I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Tổng hợp, kiểm tra đánh giá kĩ năng Đọc - hiểu, viết - Biết ôn tập, tổng hợp, kiểm tra đánh giá kĩ năng Đọc - hiểu, viết - Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học. - Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập. - Có trách nhiệm trong việc làm bài kiểm tra; chăm chỉ, thực hiện đúng nội quy lúc làm bài; thể hiện sự tôn trọng những bạn xung quanh 2 Năng lực a. Năng lực đặc thù - Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn tự sự, nghị luận về một tác phẩm văn học. - Rèn kĩ năng nói - nghe kể chuyện, trình bày, phát biểu cảm nghĩ. - Tóm tắt kiến thức tiếng Việt đã học. b. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... 2. Phẩm chất: - Tự hào về truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, trách nhiệm bảo vệ đất nước. - Có ý thức ôn tập nghiêm túc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Thiết bị: Máy chiếu, bảng phụ, PHT 2. Học liệu: SGK, SGV, tài liệu III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động (DK 5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM GV cho HS tham gia trò chơi: Chiếc hộp bí mật. Trong hộp chứa các thăm câu hỏi liên quan đến kiến thức bài 1,2. HS bốc thăm và trả lời. - HS tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt vào bài mới. 3.Hoạt động hình thành kiến thức : Ôn tập a. Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức và hướng dẫn của GV để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của từng bài tập. - Từ nội dung bài tập, hãy nhắc lại tri thức tiếng Việt. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: xác định yêu cầu của từng bài tập và làm việc cá nhân ở bài 1,2,; làm việc nhóm ở bài tập 3, 4. GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS làm bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm cá nhân & hướng dẫn các em cách trình bày (nếu cần). HS chữa bài tập, Hs khác nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, làm việc nhóm của HS. Câu 1: Nêu đặc điểm của truyện lịch sử và thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. -Phiếu học tập số 1: Câu 2: Trong học kì I, em đã học các bài đã học: Câu chuyện lịch sử, Vẻ đẹp cổ điển, Lời non sông lập bảng hệ thống thông tin về các văn bản theo mẫu. -Phiếu học tập số 2: Bài Văn bản Tác giả Loại, thể loại Đặc điểm nổi bật Câu 3: Nêu những điểm giống và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật. -Phiếu học tập số 3 : Câu 4: Hệ thống hoá các kiến thức tiếng Việt đã được học. -Phiếu học tập số 4 : Câu 1. Lập bảng hệ thống kiến thức theo hệ thống câu hỏi trong phiếu bài tập. Câu 2. Lập bảng hệ thống kiến thức theo hệ thống câu hỏi trong phiếu bài tập. Câu 3. Lập bảng so sánh theo mẫu Câu 4: Lập bảng hệ thống hoá các kiến thức tiếng Việt đã được học. Phiếu học tập số 1: I. TRUYỆN LỊCH SỬ Các yếu tố Đặc điểm truyện lịch sử 1. Khái niệm: Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện nhân vật ở một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người...Là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra. 2. Cốt truyện - Cốt truyện lịch sử thường được xây dựng dựa trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo hư cấu sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề tư tưởng nào đó 3. Nhân vật Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như cuộc đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật của riêng nhà văn. 4. Ngôn ngữ - Ngôn ngữ của nhân vật phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng 5. Nội dung + Tái hiện lại không khí hào hùng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. + Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc. II. THỂ THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT Nội dung Kiến thức 1. Khái niệm - Thơ Đường luật là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ được viết theo quy tắc chặt chẽ (luật) ra đời từ thời nhà Đường Trung Quốc (618 - 907), gồm hai thể chính là thất ngôn bát cú Đường luật và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, trong đó thất ngôn bát cú (mỗi câu thơ có 7 tiếng, mỗi bài thơ có 8 câu) được xác định là dạng cơ bản nhất. Bài thơ Đường luật có quy định nghiêm ngặt về hoà thanh (phổi hợp, điều hoà thanh điệu), về niêm, đối, vần và nhịp. Ngôn ngữ thơ Đường luật rất cô đọng, hàm súc, bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình, ý thơ thường gắn với mối liên hệ giữa tình và cảnh, tĩnh và động, thời gian và không gian, quá khứ và hiện tại, hữu hạn và vô hạn... 2. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật a. Về bố cục: - Bài thơ thất ngôn bát cú gồm bốn cặp câu thơ, tương ứng với bốn phần: đề (triển khai ý ẩn chứa trong nhan đề), thực (nói rõ các khía cạnh chính của đối tượng được bài thơ đề cập), luận (luận giải, mở rộng suy nghĩ về đối tượng), kết (thâu tóm tinh thần của cả bài, có thể kết hợp mở ra những ý tưởng mới). Khi đọc hiểu, cũng có thể vận dụng cách chia bố cục bài thơ thành hai phần: bốn câu đầu, bốn câu cuối hoặc sáu câu đầu, hai câu cuối. b. Về niêm và luật bằng trắc: - Bài thơ phải sắp xếp thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ. Quy định này được tính từ chữ thứ 2 của câu thứ nhất: Nếu chữ này là thanh bằng thì bải thơ thuộc luật bằng, là thanh trắc thì bài tai liệu của nhung tây thơ thuộc luật trắc. Trong mồi câu, các thanh bằng, trắc đan xen nhau đảm bảo sự hài hoà. cân bằng, luật quy định ở chữ thứ 2, 4, 6, trong mối cặp câu (Hèn), các thanh bằng, trắc phải ngược nhau. Về niêm, hai cặp câu liền nhau được “dính” theo nguyên tắc: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3, câu 4 và câu 5, câu 6 và câu 7, câu 1 và câu 8 phải cùng thanh. c. Về vần và nhịp Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ gieo một vần là vần bằng ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 riêng vần của câu thứ nhất có thể linh hoạt. Câu thơ trong bài thất ngôn bát cú thường ngắt theo nhịp 4/3. + Về đối: Bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu sử dụng phép đối ở hai câu thực và hai câu luận. (Câu 3-4 và 5-6) Câu 2. Xem lại các văn đã học trong học kì I, lập bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc theo mẫu sau: Bài Văn bản Tác giả Loại, thể loại Đặc điểm nổi bật Nội dung Hình thức 1 Lá cờ thêu sáu chữ vàng Nguyễn Huy Tưởng Truyện lịch sử Văn bản kể về Trần Quốc Toản là một chàng thiếu niên khảng khái và bộc trực, còn nhỏ nhưng đã đau đáu chuyện nước nhà. Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Quang Trung đại phá quân Thanh Ngô Gia Văn Phái. Tiểu thuyết chương hồi Ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta, tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, miêu tả hành động lời nói của nhân vật rõ nét, ngôn ngữ gần gũi, mang đậm nét lịch sử. Ta đi tới Tố Hữu Thơ tự do Vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tớ Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giản dị, sâu sắc. 2 Thu điếu Nguyễn Khuyến Thất ngôn bát cú Vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, bài thơ cũng có thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến. Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần độc đáo. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại. Thiên trường vãn vọng Trần Nhân Tông Thất ngôn tứ tuyệt Bài thơ gợi tả cảnh xóm thôn, đồng quê vùng Thiên Trường qua cái nhìn và cảm xúc của Trần Nhân Tông, cảm xúc lắng đọng, cái nhìn man mác, bâng khuâng ôm trùm cảnh vật Bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa Ca Huế trên sông Hương Hà Ánh Minh Bút kí Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển Thủ pháp liệt kê, kết hợp với giải thích, bình luận. Miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, chân thực. 3 Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Hịch Phản ánh tinh thần yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của nhân dân ta. Các hình thức nghệ thuật phong phú: lặp tăng tiến, điệp cấu trúc câu, hình ảnh phóng đại, câu hỏi tu từ, lời văn giàu cảm xúc, lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lý và tình. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Văn nghị luận Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc Xây dựng luận điểm ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật Nam quốc sơn hà ? Thơ thất ngôn tứ tuyệt Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn Câu 3. Nêu những nét giống nhau và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt đường luật. Nội dung Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật * Giống nhau - Có hệ thống quy tắc phức tạp: luật, niêm, vần, đối và bố cục. - Về hình thức: Mỗi câu đều có 7 chữ. * Khác nhau: - Thơ thất ngôn tứ tuyệt: + Có 4 câu thơ + Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối. + Bốn câu trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo thứ tự là các câu khai, thừa, chuyển và hợp. - Thơ thất ngôn bát cú: + Có 8 câu thơ + Gieo vần cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. + Bố cục được triển khai là đề, thực, luận, kết Câu 4. Lập bảng vào vở theo mẫu sau để hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt đã được học trong học kì I. STT Nội dung tiếng Việt Khái niệm cần nắm vững Dạng bài tập thực hành 1 Biệt ngữ xã hội Là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vậy, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ ra biệt ngữ xã hội và nêu tác dụng. 2 Biện pháp tu từ đảo ngữ Được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói). Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ và nêu tác dụng. 3 Từ tượng hình và từ tượng thanh - Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người. Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích tác dụng. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập b. Tổ chức thực hiện: LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP CẤU TRÚC MỚI (Phần Đọc) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? Chiều hôm nhớ nhà Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Ngũ ngôn D. Lục bát Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì? A. Vần lưng B. Vần liền C. Vần chân D. Vần cách Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? A. Vui mừng, phấn khởi B. Buồn, ngậm ngùi C. Xót xa, sầu tủi D. Cả ba phương án trên Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Nghị luận kết hợp biểu cảm B. Biểu cảm kết hợp tự sự C. Miêu tả kết hợp tự sự D. Biểu cảm kết hợp miêu tả Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì? A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan? A. Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian. B. Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ. C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. D.Trang nhã, đậm chất bác học. Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà? A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? A. Lòng tự trọng B. Yêu nhà, yêu quê hương C. Sự hoài cổ D. Cả ba ý trên Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau: Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng) GỢI Ý TRẢ LỜI Mỗi ý trả lời đúng từ câu 1-8 được 0.5 điểm câu 9-10 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C B D A B C B Câu 9. Học sinh chỉ rõ và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ: Động từ "gác mái" biểu đạt một tâm thế nhàn của ngư ông đang sống ở miền quê, đã thoát vòng danh lợi: Đảo vị ngữ “Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhấn mạnh cử động của mục tử (người chăn trâu) nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi. Tóm lại, hai câu thực đã thể hiện một cách tài hoa chủ đề “chiều hôm nhớ nhà” => tạo nên không khí tĩnh lặng, cảnh chiều thêm tĩnh mịch và ẩn chứa một nỗi niềm man mác, bâng khuâng của lòng người. Câu 10. HS nêu được các ý: - Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. - Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. - Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình ... HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - GV giao nhiệm vụ, tổ chức cho học sinh trình bày cá nhân tại chỗ - Lập dàn ý bài văn: + Viết bài văn kể lại một chuyến đi. + Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ TNBC hoặc TT Đường luật). - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, báo cáo sản phẩm dự án. - Gv tổ chức hoạt động, gọi HS trả lời. - Học sinh lắng nghe . - Giáo viên nhận xét, đánh giá. II. Viết 1. Viết bài văn kể lại một chuyến đi. (PHT số 1) 2. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ TNBC hoặc TT Đường luật). (PHT số 2) PHT SỐ 1 Kiến thức Nội dung 1. Mở bài + Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. + Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi. 2. Thân bài + Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…). - Cảm xúc, suy nghĩ của em trước chuyến đi, trong quá trình di chuyển, khi đến nơi. - Kể những điều em được tận mắt chứng: Cảnh đẹp thiên nhiên, con người thân thiện... - Diễn biến những hoạt động của em trong chuyến đi (theo trình tự thời gian, không gian): Tham quan các địa danh nổi tiếng, khám phá ẩm thực… - Những kỉ niệm đáng nhớ: quen được những người bạn mới, khám phá ra vùng đất mới, thưởng thức những món ăn ngon… - Kể lại những cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi. 3. Kết bài - Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. PHT SỐ 2 Đề mục Nội dung 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ (nhan đó, để tài, thể thơ...) nêu ý kiến chung về bài thơ 2. Thân bài + Luận điểm 1. Phân tích đặc điểm nội dung - Phân tích hình tượng thơ (hình tượng thiên nhiên, hình tưởng con người.) - Phân tích cảm xúc tâm trạng của nhà thơ - Khái quát chủ đề của bài thơ + Luận điểm 2. Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật - Cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật (theo mô hình chuẩn mực hay có sự cách tân) - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình - Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc câu thơ, biện pháp tu từ) 3. Kết bài - Khái quát lại nội dung, cảm nhận của em. 3. Hoạt động luyện tập (Dự kiến 20’) a. Mục tiêu: Học sinh biết làm một bài kiểm tra hoàn chỉnh với các kiến thức về văn bản, Tiếng việt và viết một bài tập làm văn b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - GV chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra đề kiểm tra, đánh giá và HDHS cách tiếp cận đề. - HS nhận biết, phân tích yêu cầu các câu hỏi, trả lời các câu hỏi phần Đọc- Hiểu. PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: - Ơ! mai Du ơi, suốt lúa nhiều có đau tay không? […] Ơ! mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu. Phải suốt cho mau chớ. Suốt lâu mai mốt thằng Pháp tới rẫy nó lấy hết hột lúa, không có mà ăn, bụng đói đi vào rừng […] - Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi […]. Buổi sáng nay, Liêu mang gùi ra rẫy, đến nước suối Thi-om thì gặp anh Núp. […] Bây giờ, anh đi đâu? - Anh đi An-khê. Liêu mở tròn hai con mắt lớn: - Đi An-khê làm chi? Anh không sợ thằng Pháp à? Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm, anh đi coi nó làm chi? Núp lấy ngón chân tẩy một cái rêu trên hòn đá: - Nó làm chết người Ba-na mình nhiều quá, Liêu ạ. Anh đi coi thử đánh có được không... Thôi, ông trời lên cao rồi, anh đi cho kịp.[…] Anh Núp không có cha từ năm lên hai tuổi, chỉ còn mẹ già, em nhỏ, thế mà giỏi quá. Một mình chặt miết cũng ngả được cây to, đẩy được hòn đá,cho lửa ăn cái rừng, tỉa lúa, tỉa bắp xuống, làm ăn no đủ nhất làng. Lũ già làng như bok Pa, bok Sung thương anh Núp, tối ngồi ở nhà rông, gõ ống điếu xuống cối gạo, khen: - Núp con người tốt,biết làm ăn, thanh niên trong làng làm rẫy không ai bằng Núp. Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được. Già làng nói biết nghe lời, tốt lắm!... (Trích Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là ai? A. Mai Du B. Mai Liêu C. Núp D. Già làng Câu 3. Căn cứ vào văn bản, hãy xác định bối cảnh câu chuyện. A. Dân làng Ba-na đứng lên chống Pháp. B. Thực dân Pháp đánh chiếm và anh Núp – người con đồng bào dân tộc Ba-na đang tìm cách đứng lên đấu tranh. C. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Pháp. D. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Mỹ. Câu 4. Vì sao cô gái mai Du lại cố gắng suốt lúa thật nhiều? A. Vì mai Du suốt lúa chưa được nhiều. B. Vì nếu chậm thì thực dân Pháp tới nó sẽ cướp hết lúa. C. Vì nếu không có đủ lúa ăn sẽ phải vào rừng. D. Cả A,B,C. Câu 5. “Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi” chứng tỏ làng Kông-hoa: A. Kiên cường, coi Pháp chính là kẻ thù, không cần nghe lời. B. Sợ Pháp nên bỏ chạy. C. Không hiểu tình hình đất nước. D. Gan dạ. Câu 6. Đoạn văn này cho em biết gì về bản chất của kẻ thù: “Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm..”? A. Thực dân Pháp xảo quyệt B. Thực dân Pháp rất độc ác và tàn bạo, chúng coi rẻ tính mạng con người, chỉ lăm le chiếm đóng, thống trị dân ta. C. Thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm nước ta. D. Thực dân Pháp tàn ác. Câu 7. Việc Núp không sợ chết và quyết định đi An - Khê để xem có đánh được giặc Pháp không chứng tỏ điều gì? A. Núp lúc là một người gan dạ, có tính toán, có tầm nhìn vì anh biết muốn đánh được kẻ thù thì phải hiểu rõ ràng cặn kẽ. B. Núp khao khát được đánh giặc. C. Núp muốn lập công. B. Núp quá liều lĩnh. Câu 8. Vì sao già làng như bok Pa, bok Sung lại thương và khen Núp? A. Vì Núp mồ côi cha nhưng khỏe mạnh, chăm chỉ. B. Vì Núp làm rẫy rất giỏi. C. Vì Núp rất tốt bụng với mọi người, già làng nói thì biết nghe lời. D. Cả A,B,C. Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Qua những điều em biết ở văn bản trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về nhân vật Núp? Câu 10. Thông qua nhân vật Núp, em có thêm những kinh nghiệm gì trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung trong bài thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Cảnh khuya - Hồ Chí Minh) HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN I. Đọc- Hiểu Câu 1- 8: Mỗi câu đúng ( 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C B B A B A D Câu 9: HS nêu được những đặc điểm chính có trong văn bản về nhân vật Núp và nêu được suy nghĩ của bản thân. + Mặc dù sinh ra trong một hoàn cảnh không may mắn nhưng Núp luôn chăm chỉ và cố gắng. + Anh còn có một trái tim yêu nước chảy bỏng. Anh đã có suy nghĩ khác biệt với mọi người là cố gắng tìm hiểu kẻ thù để đánh đuổi kẻ thù. + Anh còn rất tốt bụng trong - HS nêu được suy nghĩ của mình về nhân vật: cảm phục, yêu mến, kính trọng về con người luôn biết vượt khó, giàu ý chí, nghị lực và tình yêu đất nước. Câu 10: Thông qua nhân vật Núp đã cho em thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố. HS nêu tự do nhưng phải hợp lí, ví dụ: + Luôn luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống ở tất cả mọi lĩnh vực. + Sống hết mình và sống thật tốt thì chắc chắn sẽ được nhiều người yêu mến. + Luôn chăm chỉ lao động và chúng ta sẽ thành công trong cuộc sống. + Khi đất nước có xâm lăng, hãy luôn hướng về tổ quốc để giành lại tự do. II. Viết: Phân tích bài thơ Cảnh khuya a. Mở bài: - Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. b. Thân bài: - Khái quát chung: + Nêu hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, khái quát nội dung của bài thơ - Vẻ đẹp thiên nhiên trong hai câu đầu: + Tiếng suối thì thầm, róc rách, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca ngọt ngào. Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa”: tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn. + Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu. + Ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bọc lấy những lùm hoa. -> Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ gợi cảm, có âm thanh, có hình sắc. - Vẻ đẹp tâm hồn người cách mạng: + Bác không ngủ: Bởi thiên nhiên quá đẹp. Bởi lòng vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc. -> Một trái tim chưa giây phút nào thôi lo cho Tổ quốc, cho dân tộc -> Tình yêu nước tha thiết, mãnh liệt. - Đánh giá: + Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt; Ngôn ngữ giản dị, trong sáng; Hình ảnh mang tính biểu tượng cao, sử dụng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ... + Nội dung: Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước ta thiết, mãnh liệt của nhà thơ. c. Kết bài: - Tổng hợp nghệ thuật, nội dung bài thơ - Liên hệ bản thân. 4. Hoạt động vận dụng: Kết hợp với hoạt động luyện tập. * Giao nhiệm vụ về nhà (2’) - Ôn tập các nội dung trên, luyện đề tham khảo. - Chuẩn bị Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ I. ................................
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

