Danh mục
KHBD Văn 9 tuần 30
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 13:06 15/04/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 38,4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 13/04/2024 Ngày giảng: 15/04/2024 Tiết 146 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức : -Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý. * HS khuyết tật: hệ thống được 70% kiến thức. 2. Phẩm chất -Chăm học, tự giác tích hợp kiến thức để xử lí các bài tập. 3/ Năng lực - Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu Ngữ liệu để nhận diện: khởi ngữ, thành phần biệt lập, liên kết, hàm ý … + Viết: vận dụng kiến thức tiếng việt trong tạo lập văn bản * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Soạn bài, trả lời câu hỏi ở nhà trước. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (2p) * Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. * Nội dung: HS nghe câu hỏi của GV và trả lời * Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. * Tổ chức thực hiện - GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Nhắc lại các bài tiếng Việt đã học ở học kỳ II? - Dự kiến sản phẩm 1. Khởi ngữ 2. Các thành phần biêt lập 3. Liên kết câu liên kết đoạn văn 4. Nghĩa tường minh, hàm ý HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10p) Hoạt động 1: Nhắc lại nội dung phần lý thuyết * Mục tiêu: Củng cố những kiến thức cơ bản về phần tiếng Việt: Liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý * Nhiệm vụ: HS h/thành y/cầu vào phiếu học tập. * Nội dung: hoạt động nhóm. * Y/cầu sản phẩm: phiếu htập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng G. Yêu cầu nhắc lại kiến thức lí thuyết đã học về liên kết ? Một đoạn văn như thế nào thì nói là có tính liên kết? - Nội dung: Các câu trong đoạn văn đó đều phải nói về một chủ đề, phục vụ cho chủ đề chung - Hình thức: các câu được liên kết với nhau bằng một số phép liên kết ? Em hãy chỉ ra một số phép liên kết mà em biết? (HS khuyết tật) - Phéo thế, phép lặp, phép liên tưởng, phép nối... ? Vì sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn? ND: - Đv liền mạch, lôgích, hợp lí, thể hiện chủ đề của đoạn văn và bài văn. ? Sự khác nhau giữa liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì? - Liên kết câu: các phép liên kết được thực hiện ở câu sau - trước - Liên kết đoạn văn: các phép liên kết được thực hiện ở đoạn văn sau và trước. * HS thảo luận nhóm 2 người - Đại diện phát biểu - Gv chốt ? Em hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Lấy VD? ? Khi sử dụng hàm ý cần lưu ý gì? 3 hs phát biểu, gv nhận xét - Lưu ý: đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp II. Liên kết câu & liên kết đoạn văn *Về nội dung: + Chủ đề + Lôgíc, hợp lí *Về hình thức: các câu và đoạn văn liên kết với nhau bằng 1 số liên kết + Phép lặp từ ngữ 2 câu sau - trước + Từ đồng nghĩa, trái nghĩa cùng trường liên tưởng. + Phép thế (đại từ, từ ngữ tương đương. + Phép nối (quan hệ từ). III. Nghĩa tường minh và hàm ý - Nghĩa tường minh: phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Nghĩa hàm ý: là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG: 32 phút 1/Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập 2/ Nội dung: HS thực hiện y/c của GV 3/ Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs 4/ Tổ chức thực hiện ? HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1. GV kẻ bảng, hướng dẫn hs điền từ ngữ (in đậm) vào ô thích hợp. HS lên bảng điền, các hs khác làm vào vở, sau đó nhận xét, bổ sung bài của bạn. GV hướng dẫn hs làm bài tập 2 - Trong bài tập 2, các thành phần biệt lập đã sử dụng là: + Phụ chú: cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta + Tình thái: hình như + Khởi ngữ: cái chân lý giản dị ấy + Cảm thán: tiếc thay G. Dựa trên lí thuyết đã học, chúng ta làm bài tập 1 HS. Đọc yêu cầu bài tập ? Bài tập 1 có yêu cầu gì? - Chỉ ra phép liên kết ở những từ in đậm ? Ghi kết quả phân tích ở bài tập 1 vào bảng tổng kết theo mẫu? H. Hoạt động theo nhóm bàn, cùng thực hiện một yêu cầu - Các nhóm trình bày *Đọc bài 1 và chỉ yêu cầu ? Người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu? *Đọc và chỉ ra yêu cầu của bài 2/111 * BT3 (GV ra thêm) - Viết đoạn văn hội thoại có sử dụng hàm ý. Nêu rõ hàm ý trong đoạn văn đó - Gv hướng dẫn HS về nhà làm 1. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: Bài tập 1: Khởi ngữ Thành phần biệt lập Tình thái Gọi đáp Cảm thán Phụ chú Xây cái năng ấy Dường như Thưa ông Vất vả quá những người con gái... như vậy Bìa tập 2. Viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.(có KN, thành phần tình thái) "Bến quê" là một câu chuyện về cuộc đời – cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta – với những nghịch lý không dễ gì hoá giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống nhau như hoặc gần giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu? Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau này khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lý do nào đó phải bẹp dí một chỗ, con người mới chợt nhận ra rằng: Gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ra vào nơi vĩnh hằng! Cái chân lý đơn giản ấy tiếc thay Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày thang cuối cùng của cuộc đời mình. Nhĩ đã từng "đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất", nhưng khi chẳng may bị mắc bệnh hiểm ngheo, liệt toàn thân, trong cuộc sống của anh lại hoàn toàn phục thuộc vào những người khác. Nhưng chính vào cái khoảnh khắc mà trực giác đã mách bảo cho anh biết rằng cái chết đã cận kề thì trong anh lại bừng lên những khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện. Có thể nói, "Bến quê" là câu chuyện bàn về ý nghĩa của cuộc sống, nhân vật Nhĩ là một nhân vật tư tưởng, nhưng là thứ tư tưởng đã được hình tượng hoá và có khả năng gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc. 2. Liên kết câu và liên kết đoạn văn Bài tập 1/ 10 a. Phép nối: nhưng, nhưng rồi, và. b. Phép thế: nó – cô bé; Phép lặp: cô bé – cô bé c. Phép thế: thế – bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa. 3. Nghĩa tường minh và hàm ý Bài tập 1/ 111 - Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết đất cả rồi. - Hàm ý: địa ngục là chỗ của các ông (người nhà giàu) Bài tập 2/ 111 a. Tớ thấy bọn họ ăn mặc rất đẹp. - Hàm ý: đội bóng huyện mình chơi không hay. b. Tớ báo cho Chi rồi. - Hàm ý: tớ chưa báo cho Nam và Tuấn. 4.Bài tập 3 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài - Goàn thiện các bài tập - Soạn bài: Những ngôi sao xa xôi ---------------------------- Soạn 12/04/2024 Giảng: 15+18+19/4/2024 Tiết 147,148,149 Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI - Lê Minh Khuê - I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm,hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện -Thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, lựa chọn ngôi kể,ngôn ngữ kể hấp dẫn. * HS khuyết tật: hệ thống được 70% kiến thức. 2. Năng lực - Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lự giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống mỹ cứu nước. Hiểu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm. + Đọc mở rộng tác phẩm tự sự hiện đại. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL văn học. 3. Phẩm chất: - Nhân ái và yêu nước: Trân trọng, yêu quý, tự hào những con người đã hi sinh cho Tổ quốc, yêu quê hương đất nước. - Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm xứng đáng với sự hi sinh anh dung của thế hệ đi trước. *Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TÌNH YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, GIẢN DỊ, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG + Lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nƣớc về các thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. + Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. *Tích hợp bảo vệ môi trường: Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng trong chiến tranh. * GD Quốc phòng an ninh: Những tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo của thanh niên xung phong trong kháng chiến. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Soạn bài. - Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản. - Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: 5-7 phút 1. Mục đích: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Khơi dậy ở HS những cảm xúc, suy nghĩ về chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, dẫn vào tác phẩm. 2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: G. chiếu cho H xem 1 đoạn phim “Ngã ba Đồng Lộc” 5’ ? Em có suy nghĩ gì khi xem xong đoạn phim trên? - Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe câu hỏi, trả lời miệng. - Bước 3: Báo cáo kết quả SP dự kiến: - Đoạn phim về những cô gái mở đường - tự hào, khâm phục, xúc động bởi hHọ là những cô gái trẻ, công việc phá đá mở đường gian khổ, hiểm nguy , hi sinh anh dũng. - Bước 4: Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: Những năm 70 của thế kỉ XX, trên những nẻo đường Trường Sơn biết bao chàng trai, cô gái ra đi với ý chí quyết tâm: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai - Tố Hữu - Cuộc sống ấy, tinh thần ấy đã được ghi lại cụ thể qua truyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê mà bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: 40 phút Hoạt động 1: Giới thiệu chung (10 p) a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Lê Minh Khuê và văn bản Những ngôi sao xa xôi. * Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. * Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản? - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Lê Minh Khuê, hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn, có tranh minh họa - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm… 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. (GV chú ý hoạt động của HS khuyết tật) 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV chiếu lược đồ có đường Trường Sơn và giới thiệu “túi bom” của cuộc chiến….. cung cấp số liệu…. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hoạt động 2 a. Mục tiêu: Giúp HS đọc -hiểu nắm được kết cấu- bố cục, tìm hiểu phân tích nội dung- nghệ thuật văn bản * Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. * Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: NHIỆM VỤ 1,2: 20p - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Đề xuất cách đọc văn bản? - Đọc to, rõ ràng phân biệt lời kể với lời đối thoại. ? Nêu thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản ? Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể ? Bố cục của văn bản? ? Hãy tóm tắt văn bản. - Bước 3: Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. - Thể loại: Truyện ngắn - Phương thức biểu đạt: Tự sự xen miêu tả và biểu cảm + Người kể chuyện: Phương Định – là nhân vật chính + Ngôi thứ nhất xưng tôi + Tác dụng ngôi kể này: . Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm cùng những cảm xúc, suy nghĩ cuả nhân vật . Làm cho câu chuyện cụ thể, sinh động, làm cho người đọc tin vào câu chuyện hơn. * Kết cấu, bố cục • Bố cục: 3 phần +Phần 1: Từ đầu - > điện thoại trong hang ( Hoàn cảnh sống, chiến đấu của nữ thanh niên xung phong) + Phần 2: Tiếp => những lời tôi tự bịa ra nữa (Một lần phá bom) + Phần 3: Còn lại (Nói về trận mưa đá ) - Truyện kể về 3 nữ TNXP: PĐ, Nho và chị Thao. Họ ở trong một hang dưới chân cao điểm trong một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. - Công việc hàng ngày của học là khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. - Trong một lần phá bom, Nho bị thương, chị Thao và Phương Định đều lo lắng, chăm sóc tận tìnhcho Nho - Cơn mưa đá bất ngờ xuất hiện khơi gợi trong tâm hồn PĐ những nhớ nhung, khao khát. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng - HS thảo luận cặp đôi – thống nhất chia bố cục. * Gv nhận xét chốt kiến thức và ghi bảng. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả - Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở tỉnh Thanh Hoá. - Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ. - Tác phẩm tiêu biểu: Những ngôi sao xa xôi, Cao điểm mùa hạ, Tôi đã không quên,... 2. Tác phẩm - Sáng tác năm 1971, khi kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chú thích 2. Kết cấu - Bố cục - Thể loại: Truyện ngắn - Phương thức biểu đạt: Tự sự xen miêu tả và biểu cảm + Người kể chuyện: Phương Định – là nhân vật chính + Ngôi thứ nhất xưng tôi - Bố cục: 3 phần - Tóm tắt đoạn truyện Hoạt động 3: phân tích văn bản * Hoạt động 3.1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái (10 p) a. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong. * Nội dung: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV. * Sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng. * Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để thấy được hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô cả lớp quan sát tiếp vào đoạn văn “Việc của chúng tôi…trong hang” và trả lời cho cô các câu hỏi: Thảo luận 1.Tìm chi tiết nói về hoàn cảnh sống và công việc của những nữ thanh niên xung phong. 2. Chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc của tác giả. 3. Qua đó, em có em nhận xét gì về cuộc sống của các cô? Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả. - GV: Quan sát hoạt động của học sinh nếu nhóm nào gặp khó khăn gv giúp đỡ kịp thời. Bước 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. Bước 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng GV: LMK đã tái hiện sinh động hoàn cảnh sống khó khăn, ác liệt còn công việc thì đặc biệt nguy hiểm luôn phải đối mặt với cái chết căng thẳng thần kinh đến cực độ. Nhưng hoàn cảnh càng khó khăn thì vẻ đẹp tâm hồn của 3 cô gái càng hiện lên đẹp hơn bao giờ hết. Vậy vẻ đẹp của các cô như thế nào thì cô trò chúng ta sẽ học ở tiết sau. 3. Phân tích 3.1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái * Hoàn cảnh sống - Sống trong một cái hang - Đường bị đánh lở loét, - Hai bên đường không có màu xanh, thân cây bị tước khô cháy. - Đất bốc khói, không khí bàng hoàng. - Máy bay ầm ì………. => Căng thẳng, ác liệt * Công việc - Khi có bom nổ - chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom đếm bom chưa nổ, phá bom. - Thần chết lẩn trong ruột những quả bom. - Thần kinh căng như chão, -> Công việc: hiểm nguy, đối mặt với cái chết - Miêu tả chân thực, hình ảnh chọn lọc TIẾT 2 * Hoạt động 3.2 a. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về vẻ đẹp riêng và chung của ba cô gái thanh niên xung phong. b.Nội dung: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng. d. Tổ chức thực hiện: G. Ba cô gái, ba tính cách khác nhau nhưng điểm chung giữa họ là lòng dũng cảm, yêu thương. Họ đến từ những nơi khác nhau trên đất nước Việt Nam và họ chiến đấu để bảo vệ đất nước mình. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nhân vật Phương Định (45 phút) - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Phương Định được tác giả giới thiệu như thế nào về ngoại hình, sở thích? ? Qua những nét ngoại hình và sở thích ấy, em cảm nhận gì thêm về nhân vật Phương Định? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả. - GV: Quan sát hoạt động của học sinh nếu nhóm nào gặp khó khăn gv giúp đỡ kịp thời. Bước 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. (GV chú ý hoạt động của HS khuyết tật) Bước 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng G bình: Gác lại tuổi thanh xuân, gác lại biết bao nhiêu ước mơ hoài bão, PĐ vào chiến trường. 3 năm ở CT không phải là nhiều nhưng cũng không phải là ít nhưng cũng đủ để khẳng định lòng yêu nước, vẻ đẹp lí tưởng ở cô. Vẻ đẹp ấy tiêu biểu cho vẻ đẹp thanh niên thời bấy giờ. Đó là những Nguyễn Văn Thạc xếp bút nghiên xông pha vào chiến trường bom đạn; những Đặng Thùy Trâm “Đời phải trải qua giông tố....”, hết lòng cứu chữa cho các thương binh nơi tuyến lửa Quảng Trị; những Lê Mã Lương quan niệm “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”...Họ tự hào vì có mặt trong cuộc kháng chiến thần thánh chống Mĩ của dân tộc, chiến đấu và sẵn sàng hi sinh cho độc lập tự do “cảm tử cho Tô quốc quyết sinh”! ? Mang trong mình tình yêu TQ thiết tha, lí tưởng sống cao đẹp, ở PĐịnh còn là vẻ đẹp của lòng dũng cảm. Theo em, lòng dũng cảm của cô biểu hiện rõ nét trong trong tình huống nào? - Vẻ đẹp lòng dũng cảm: + Đối mặt với hiểm nguy “thần chết” trên cao điểm + Khi phá bom G. bình: Đoạn văn như 1 thước phim quay chậm. LMK đã dùng thủ pháp điện ảnh để đặt n/v vào những tầng không gian khác nhau: trên đầu là máy bay rít, dưới đất là bom nổ, ở giữa là con người đối diện với căng thẳng: thần kinh căng như chão”, tim đập...đối diện với cái chết trong gang tấc “ thần chết....lẩn trong ruột những quả bom. Sự dũng cảm của PĐ trong lời độc thoại: “ Tôi bây giờ còn 1 vết thương chưa lành miệng ở đùi. Và tất nhiên tôi không vào viện quân y. Việc gì cũng có cái thú của nó” như 1 thái độ mặc kệ ngang tàn, vết thương như một dấu tích chiến công để tự hào. H. theo dõi và đọc thầm đoạn “ Vắng lặng đến phát sợ...trên đầu”. ? Vẻ đẹp cả lòng dũng cảm của PĐ được biểu hiện rõ nét nhất khi phá bom. Em hãy chỉ ra và phân tích hành động , diễn biến tâm trạng của PĐ trước khi phá bom, trong khi phá bom và sau khi phá bom? - Trước khi phá bom: Đến gần quả bom, cảm thấy có ánh mắt chiến sĩ… không sợ … không đi khom. -> Thoáng lo sợ nhưng lòng tự trọng đã chiến thắng sự sợ hãi, sự bình tĩnh can đảm đã được khích lệ bằng ánh mắt của đồng đội “không sợ nữa...cứ đàng hoàng mà bước tới”. - Trong khi phá bom: + Dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom, lưỡi xẻng chạm bom + Tiếng động sắc cứa vào da thịt, rùng mình. -> cảm giác lo lắng + Cẩn thận bỏ gói thuốc mìm xuống … châm ngòi, khoả đất, chạy đến chỗ ẩn nấp. -> Tim đập không rõ. + Nghĩ đến cái chết. + Chờ đợi mìn nổ, bom nổ. =>Hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, dũng cảm, có ý thức trách nhiệm. - Sau khi phá bom + Khi bom nổ: ngực nhói, mắt cay, buồn nôn. Mảnh bom xé không khí, lao và rít trên đầu -> Nguy hiểm rình rập. -> Quan tâm đến đồng đội: chạy theo và đỡ chị Thao, tìm Nho ? Em có nhận xét gì về NT của đoạn văn ? Tác dụng trong việc miêu tả diễn biến tâm lí n/v PĐ? 1-2 H. GV bình. NT miêu tả tâm lí đặc sắc, câu văn ngắn độc đáo, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khốc liệt của chiến tranh và vượt lên trên hết đã tỏa sáng p/c anh hùng và thế giới nội tâm phong phú của nhân vật PĐ. Sự khốc liệt ấy đã tôi luyện… Một cô gái vốn nhạy cảm, mộng mơ mang bản lĩnh kiên cường của người anh hùng., với tinh thần trách nhiệm lớn lao vừa chân thực vùa cao cả lại vừa rất bình dị. * yêu thương đồng đội ? Những chi tiết nào nói lên tình yêu thương đồng đội và tính cách dịu dàng của cô? -Tính cách dịu dàng, yêu thương đồng đội : moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình, rửa cho Nho, tiêm thuốc, pha sữa cho Nho. G. Giảng bình. ? Qua phân tích, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào từ nhân vật PĐ? TIẾT 3 Nhiệm vụ 2,3: Tìm hiểu nhân vật chị Thao và Nho (27 phút) ? Người chị trong ba cô là chị Thao. Chị Thao được giới thiệu qua hành động và tính tình. Hãy chỉ ra những hành độn, tính tình, sở thích của chị? G. Là người chị nhiểu tuổi nhất, nên chị Thao luôn tỏ ra cứng rắn và bình tĩnh, từng trải trong công việc. Tuy nhiên là con gái chị cũng có những tính cách rất con gái. * Hành động: + Bình yên trước thử thách: "Chị Thao bóc bánh quy trong túi thong thả nhai. Những khi biết rằng cái sắp tới không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực.” + Dứt khoát trong công việc: “Chị Thao càm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bánh quy ngon lành: “Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”. * Tính tình: - Can đảm: “Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang. Bình thản, mệt lả và cáu kỉnh, chị không nhìn tôi: “Hơn nghìn khối”. - Thích hát: “Chị Thao hát: “Đây Thăng Long, đây Đông Đô...”. "Nhạc sai bét – giọng chua – không hát trôi chảy được bài nào" thú vui: chép bài hát – 3 quyển sổ dày.....” - Thích làm duyên: “Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị lại thích tỉa lông mày của mình, nhỏ như cái tăm.” - Sợ máu: “Thấy máu, thấy vắt chị sợ "nhắm mắt" – mặt tái mét”. - Phá quả bom dưới chân cái hầm ba – ri – e cũ. - Sau khi phá bom hình ảnh của chị: Chị cười răng trắng, vết sẹo bóng lên ... Nho bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu em... chị nghẹn ngào không nước mắt (149) ? Những biểu hiện ấy cho thấy tính cách n/v chị Thao như thế nào? HS: Can đảm trong công việc nhưng lại mềm yếu trong tình cảm. ? Còn Nho là người như thế nào? (tìm và phân tích một số chi tiết) HS: - "Nho vừa tắm dưới suối lên ... chảy nước" + Đòi ăn kẹo (khi quần áo ướt vừa tắm ở suối lên) + Nho chống tay về đằng sau, ngả hẳn người ra cái cổ tròn như chiếc túi áo nhỏ nhắn, tôi muốn bế nó trên tay, trông nó mát mẻ như một que kem trắng . + Nhận nhiệm vụ phá hai quả bom dưới lòng đường. + Bị thương trong trận phá bom. "Tôi moi đất – bế Nho đặt lên đùi mình – máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra ngấm vào đất. Nó không giống cái que kem trắng của tôi khi nãy nữa. Da xanh đi, mắt nhắm nghiền – quần áo đầy bụi – quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm nó nấp bị sập". - Vết thương nhẹ – nhưng bom nổ gần bị choáng. - Xin mấy viên đá khi Phương Định nhặt được (trời mưa). ? Em có suy nghĩ gì về n/v Nho? ? Điểm chung của ba cô gái này là gì? - Dũng cảm - Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, giàu lòng dũng cảm, tình đồng đội gắn bó. Dễ xúc cảm, hay mơ mộng, dễ vui buồn, thích làm đẹp cho cuộc sống ? Mặc dù 3 cô gái có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau, nhưng đều có chung phẩm chất ntn? + Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, giàu lòng dũng cảm, tình đồng đội gắn bó. + Dễ xúc cảm, hay mơ mộng, dễ vui buồn, thích làm đẹp cho cuộc sống. “Chúng tôi”….Tổ quốc?” GV. Niềm vui của 3 cô gái ở cuối truyện và trận mưa đá. Hoạt động 4 (3 phút) ? Những nét nghệ thuật làm lên thành công của tác phẩm? (GV chú ý hoạt động của HS khuyết tật) - Phương thức trần thuật. - Ngôi thứ nhất tạo tâm lí và tính cách nhân vật tự nhiên. - Giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ.. H. Đọc ghi nhớ 3.2. Vẻ đẹp của ba cô gái a. Nhân vật Phương Định - Ngoại hình: + Con gái Hà Nội + Hai bím tóc dày, mượt + Mắt dài dài, nâu nâu, nhìn xa xăm + Cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. => Xinh đẹp, trẻ trung - Sở thích, giàu mơ mộng: + Thích ngắm mắt mình trong gương. + Mê hát, thuộc một đoạn nhạc nào đó rồi bịa ra lời bài hát - Rất thích ngắm mưa đá -> hồn nhiên, vô tư - Nhớ mẹ, nhà, quê hương -> hoài niệm KN về kí ức tuổi thơ... - Cô hát hay và có năng khiếu về nhạc. - Cô giàu mơ mộng, tâm hồn vô tư, hồn nhiên, đáng yêu - Vẻ đẹp về lí tưởng: yêu nước thiết tha + Tạm biệt gđ, quê hương lên đường ra chiến trận, xông pha nơi khó khăn, nguy hiểm + Tự hào khi tham gia tổ trinh sát mặt đường “cái tên gợi lên sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng” - Quan niệm về cái đẹp: Người đẹp nhất là những người mặc quân phục và có ngôi sao trên mũ. - Như vậy lí tưởng của Phương Định là lí tưởng sống và chiến đấu vì Tổ quốc. Người đẹp nhất là những người chiến sĩ dũng cảm, yêu nước, là những người sẵn sang xả thân vì sự thống nhất nước nhà. Vẻ đẹp của lòng dũng cảm: - Diễn biến tâm lí : + Tiếng động sắc cứa vào da thịt + Tim đập không rõ. + Nghĩ đến cái chết. + Chờ đợi mìn nổ, bom nổ. + Khi bom nổ: ngực nhói, mắt cay, buồn nôn. =>Hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, dũng cảm, có ý thức trách nhiệm. * yêu thương đồng đội moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình, rửa cho Nho, tiêm thuốc, pha sữa cho Nho. => NT miêu tả tâm lí đặc sắc, câu văn ngắn độc đáo, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Phương Định - là con gái Hà Nội, nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng, vô tư hay sống với những kỉ niệm, rất dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng hi sinh để hoàn thành n/v, yêu thương, gắn bó với đồng đội. b. Nhân vật chị Thao * Hành động: + Bình yên trước thử thách: - Trong công việc: dứt khoát, bình tĩnh, can đảm Thích thêu thùa, thích chép bài hát - Thích làm duyên - Sợ máu - Ước mơ : Giản dị Chị Thao tính cách dịu dàng, yêu thương đồng đội, dũng cảm trong công việc. *Nhân vật Nho Nho có dáng vẻ trẻ trung, đáng yêu nhưng cũng vô cùng dũng cảm. c. Điểm chung của ba cô gái Họ có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, giàu lòng dũng cảm, tình đồng đội gắn bó. Dễ xúc cảm, hay mơ mộng, dễ vui buồn, thích làm đẹp cho cuộc sống 4. Tổng kết 4.1 Nội dung - Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt 4.2 Nghệ thuật - Phương thức trần thuật. - Ngôi thứ nhất tạo tâm lí và tính cách nhân vật tự nhiên. - Giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ.. 4.3 Ghi nhớ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 10 phút a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập. * Nội dung: HS viết đv * Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Giải thích nhan đề truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”? ? Hình ảnh các cô TNXP gợi cho em nhớ đến ai? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Nghe và làm bt Bước 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. - Dự kiến sản phẩm: + Nghĩa tả thực: Những ngôi sao trên bầu trời… + Nghĩa ẩn dụ: Tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn các cô TNXP + 10 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc + 10 cô gái dân quân Lam Hạ Những ngôi sao chỉ là chi tiết xuất hiện thoáng qua trong kí ức của Phương Định khi cô bất ngờ gặp cơn mưa đá và nhớ ngôi sao to trên bầu trời thành phố, những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích. Nhưng nhà văn lại lấy hình ảnh này làm nhan đề cho tác phẩm của mình. Đây là hình ảnh mơ mộng gợi lên vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn trẻ trung nhạy cảm của Phương Định. Hình ảnh ấy còn gợi người đọc liên tưởng đến ba cô gái, họ đẹp như nhứng ngôi sao. Hộ lấp lánh, tỏa sáng, ẩn hiện trong khói bom thời lửa đạn, Hình ảnh này còn thể hiện khát vọng mơ ước về cuộc sống thanh bình khi mà xung quanh họ tiếng máy bay ầm ào, tiếng bom đạn gào thét. Ước mơ ấy trở nên xa vời như những ngôi sao xa. Bầu trời muôn ngàn vì sao và trên tuyến đường Trường Sơn thời ấy còn trăm ngàn những ôc gái khác như họ. Bước 4. Đánh giá kết quả HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: 5 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. * Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV. * Sản phẩm: Câu trả lời của HS * Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Hình ảnh những cô gái TNXP gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì? Nêu suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc trong thời bình. - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.