Danh mục
KHBD NGU VAN 9 TUAN 2 TIET 5,6
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 00:00 12/09/2023
Lượt xem: 3
Dung lượng: 60,4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 04/9/2023 Ngày dạy: 12/9/2023 Tiết 4 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức + Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng. + Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh. 2. Năng lực - Nhận thức, lắng nghe tích cực, giao tiếp- trao đổi, hợp tác để đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp thuyết minh. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin hợp tác: tìm hiểu, thu thập tài liệu. - Thể hiện sự tự tin, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề khi trình bày về đoạn văn của mình đã chuẩn bị ở nhà. 3. Phẩm chất: + Yêu thích viết văn thuyết minh có sử dụng một số BPNT. *Tích hợp giáo dục đạo đức - Giáo dục, bồi dưỡng mở rộng tri thức qua những vấn đề thuyết minh. Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. => giáo dục các giá trị TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, HỢPTÁC II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV, Tư liệu (“ Bồi dưỡng ngữ văn 9”, Bài tập rèn kĩ năng tích hợp ngữ văn 9”...), bảng phụ, các bài văn mẫu, phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian: 5 phút a. Mục tiêu - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ: ? Chỉ ra các biện pháp NT trong các ngữ liệu sau đây : - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. - Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay - Hs suy nghĩ, thảo luận - Báo cáo, trả lời - Nhận xét và kết luận GV dẫn dắt giới thiệu bài…. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: * Thời gian: 5 p a. Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản về văn bản thuyết minh b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn (2 phút) Phiếu học tập Khái niệm Tính chất Các PP thuyết minh - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: * Thời gian: 15 p a. Mục tiêu: HS nắm được việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: - GV đưa ví dụ lên màn hình máy chiếu. - GV gọi học sinh đọc văn bản “ Hạ Long - Đá và nước”. GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi những câu hỏi sau : ? Văn bản này thuyết minh đối tượng nào? ? Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của vịnh Hạ Long? ? Thông thường khi thuyết minh về cảnh đẹp Hạ Long, người ta sẽ thuyết minh những khía cạnh nào? Nhà văn Nguyên Ngọc có thuyết minh theo những khía cạnh đó không? ? Để làm rõ “ Sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận” một cách sinh động, hấp dẫn, tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào? Thể hiện cụ thể ra sao? Nhiệm vụ 2 : GV đặt câu hỏi, HS trả lời cá nhân ? Như vậy, tác giả đã trình bày được sự kỳ lạ của Hạ Long chưa? Nhờ biện pháp gì? ? Để bài văn thuyết minh được sinh động, hấp dẫn ta cần phải làm gì ? Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó? ? Ngoài các biện pháp nghệ thuật như liên tưởng, tưởng tượng, nhân hóa còn có thể sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khác? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Nhiệm vụ 1: 1. Đối tượng : Sự kỳ lạ vô tận của Hạ Long do đá và nước tạo nên. Đó chính là vẻ đẹp hấp dẫn kỳ diệu của Hạ Long. 2. Những đối tượng sẽ thường thuyết minh : + Lịch sử, vị trí địa lí, độ dài + Có bao nhiêu hòn đảo lớn, nhỏ, bao nhiêu động đá. + Có những hòn đấ mang hình thù kì lạ như thế nào, có những hang đá đẹp ra sao 3. Đá và nước Hạ Long đem đến cho du khách những cảm giác thú vị. 4. Các biện pháp nghệ thuật : - “ Chính nước làm cho đá sống dậy… tâm hồn”. - “ Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách” tạo nên sự thú vị của cảnh sắc. - Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng dọi vào các đảo đá, mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hoá đến lạ lùng: Biến chúng từ những vật vô tri thành vật sống động có hồn. => Tác giả sử dụng biện pháp tưởng tượng và liên tưởng, tưởng tượng những cuộc dạo chơi với các khả năng dạo chơi (Tám chữ “Có thể”), khơi gợi những cảm giác có thể có (Thể hiện qua các từ: Đột nhiên, bỗng, bỗng nhiên, hoá thân). - Giới thiệu Vịnh Hạ Long không chỉ là đá và nước mà còn là một thế giới sống có hồn. Nhiệm vụ 2: + Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: tưởng tượng, liên tưởng, nhân hóa... => Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật: Làm cho cảnh vật có hồn sống động, bài văn hấp dẫn - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS - GV tổng kết qua phần ghi nhớ. - GV bổ sung : lưu ý : * Khi sử dụng các BPNT tạo lập các VBTM, cần phải: + Đảm bảo T/chất của VB. + Thực hiện được mục đích thuyết minh. + Thể hiện các phương thuyết minh. Trong Vb thuyết minh, có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác như : + Biện pháp tự thuật: Ví dụ thuyết minh về chiếc kèn, có thể để cho những chiếc kèn tự kể chuyện mình ( Chúng tôi là các kim khâu, bằng kim loại, bề ngang độ nửa mili mét + Biện pháp kể chuyện: Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh. + Vè: vè các chữ cái: O tròn như quả trứng gà Ô thời thêm mũ Ơ thì thêm râu C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Thời gian: 10 p a) Mục tiêu: củng cố kiến thức về sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh; rèn luyện kĩ năng áp dụng cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Thảo luận nhóm lớn GV phát phiếu học tập - Thời gian: (3 phút) - Văn bản: Ngọc hoàng xử tội Ruồi Xanh Học sinh đọc văn bản và điền phiếu học tập - Tích hợp liên môn: sinh vật( bài 1, 2: đặc tính sinh học của loài ruồi) - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV tích hợp: tác hại của loài ruổi và ý thức trách nhiệm trong việc diệt ruồi Ruồi là loại côn trùng gây hại cho môi trường sống của con của con người, gây nhiều bệnh như: Đường ruột, hô hấp... Biện pháp : + Dùng thuốc nước có chất độc diệt ruồi + Keo dính ruồi + Vỉ ruồi(đập ruồi) I .Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: 1. Ôn tập văn bản thuyết minh - Khái niệm: Là văn bản trình bày những hiểu biết tri thức 1 cách khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của 1 đối tượng nào đó trong tự nhiên và cuộc sống, bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. - Tri thức: khái quát, phổ thông, xác thực, hữu ích - Phương pháp: định nghĩa, nêu ví dụ, liệt kê, phân loại, so sánh… 2. Viết văn bản có sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật: 2.1. Ngữ liệu Văn bản “Hạ Long - Đá và nước”. - Văn bản thuyết minh vấn đề: Sự kì lạ Sự kỳ lạ vô tận của Hạ Long. - Văn bản cung cấp tri thức khách quan về đối tượng đó là sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận. - Đối tượng thuyết minh: Trừu tượng ( Giống như trí tuệ, tâm hồn, có tình cảm, đạo đức). Nhận xét: - Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: tưởng tượng, liên tưởng, nhân hóa... => Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật: Làm cho cảnh vật có hồn sống động, bài văn hấp dẫn 2.2. Ghi nhớ: (SGK-13) II. Luyện tập: Bài tập số 1: ( SGK-14) + Văn bản là một câu chuyện vui có tính chất thuyết minh: Giới thiệu về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ đặc điểm cơ thể của Ruồi xanh + Phương pháp: Định nghĩa, phân loại, liệt kê. + Các biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá, hư cấu, tưởng tượng có tình tiết -> gây hứng thú, hấp dẫn Nhóm 1: Phương pháp thuyết minh Nhóm 2: Nét đặc sắc của văn bản Nhóm 3: Biện pháp NT Phân loại Số liệu Liệt kê Hình thức Cấu trúc Nội dung Kể chuyện Tác dụng Ruồi Giấm, Ruồi Xanh... Vi khuẩn Mắt lưới, chất dính Phiên tòa Biên bản tranh luận về mặt pháp lí Kể về loài ruồi Nhân hóa - Văn bản sinh động - Người đọc hứng thú D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Thời gian: 7 p a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: GV đặt câu hỏi : Dựa vào văn bản tre Việt Nam(Nguyễn Duy), hãy viết một đoạn văn thuyết minh về cây tre trong đó có sử dụng các biện pháp nghệ thuật như liên tưởng, so sánh, nhân hóa... c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu. + Viết bài. - Bước 3: Trình bày cá nhân. - B4: HS nhận xét đánh giá, GV KL và chiếu đoạn văn của HS: … Đào là loại cây thân gỗ nhỏ, thân thường to hơn cán chổi, cao khoảng từ năm đến mười mét; thân, cành có màu xanh, màu nâu sáng hoặc màu đỏ tía; ngoài ra còn có một số loại đào có thân màu trắng mốc như đào phai, đào mốc (1). Lá đào nhỏ, đầu lá hơi nhọn hình mũi mác; nụ hoa be bé như hạt sen, đế màu xanh nhạt ôm lấy nụ (2). Hoa đào, cũng chính là bộ phận đẹp nhất của cây, nó toả ra hương thơm thanh khiết tựa như nhài, hoa có trung bình từ năm đến hai mươi cánh tuỳ theo từng giống hoa; màu sắc cũng đa dạng khác nhau (hồng phớt, hồng đậm, trắng,…) (3). Cánh hoa có nhiều hình dạng: hoa cánh đơn, cánh mai, cánh cúc, những cánh hoa ôm lấy nhau, che chở nhuỵ hoa bên trong; mỗi bông hoa đào như một đốm lửa nhỏ cháy mãi không ngừng giữa ngày xuân, giữa cơn mưa phùn sáng lên một màu sắc rực rỡ, tạo nên cảnh tượng vô cùng xinh đẹp, tưởng chừng chỉ có trong tranh vẽ (4). Quả đào thuộc loại quả hạch, phần thịt mềm, có hai màu là trắng và vàng; vị quả chua ngọt khác nhau tuỳ theo loại, lớp vỏ ngoài có sắc xanh hay hồng đỏ, trên cùng là một lớp lông mỏng (5). Đào có nhiều loại như: đào bích, đào thất thốn, đào phai, đào bạch,…các loại đào cây có giá trung bình từ 500 000 đồng đến vài triệu đồng, thậm chí có một số cây lên đến hàng chục, hàng trăm triệu (6). * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 3 p + Học thuộc ghi nhớ + Hoàn chỉnh các bài tập: Chú ý bài thuyết minh về YT( Tích hợp di sản) + Tập viết đoạn thuyết minh ngắn có sử dụng các BPNT( Bài tập thêm) + Chuẩn bị : Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản Cần lập dàn ý, viết phần mở bài cho đề văn đã cho ở sgk/15. + Nhóm 1: Thuyết minh cái quạt. + Nhóm 2: Thuyết minh cái bút.) --------------------------------------------------- Ngày soạn: 09/9/2023 Ngày dạy: 12/9/2023 Tiết 5 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hiểu cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng( cái quạt, cái bút, cái kéo.v.v.) - Hiểu tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 2. Năng lực - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ ,… - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản than, văn học. 3. Phẩm chất - Có ý thức trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuạt vào văn bản thuyết minh. * Tích hợp giáo dục đạo đức - Giáo dục, bồi dưỡng mở rộng tri thức qua những vấn đề thuyết minh. Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc đượcgiao. => giáo dục các giá trị TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, HỢP TÁC II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU + SGK, SGV, Bình giảng Ngữ văn 9, tài liệu. + Chân dung tác giả, phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG *Thời gian: 3 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS phân tích tìm ra được công dụng và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với mình và mọi người b. Nội dung: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Hãy đóng vai một đồ vật (cái quạt hay chiếc bút) tự giới thiệu về mình - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV: Giờ trước chúng đã tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Để tạo lập một văn bản thuyết minh có sức thuyết phục cao các em cần vận dụng các biện pháp nghệ thuật một cách có hiệu quả. Hôm nay, chúng ta cùng nhau luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động: lập dàn ý đề văn thuyết minh *Thời gian: 14 phút a.Mục đích: HS biết cách lập dàn bài b. Nôi dung : HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ DỰ KIẾN TRẢ LỜI - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV : yêu cầu trả lời câu hỏi ? HS xác định kiểu bài, nội dung thuyết minh? ? Bài văn thuyết minh có thể sử dụng các yếu tố kết hợp nào? * Giáo viên:yêu cầu HS đọc nội dung SGK va thảo luận theo nhóm : Nhóm 1,3 : đề 1 (Thuyết minh về cái quạt) Nhóm 2,4 : đề 2 (Thuyết minh cái nón) - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. * Học sinh các nhóm trao đổi, thảo luận, thống nhất dàn ý (2 bàn 1 nhóm). - Báo cáo kết quả thảo luận. - Các nhóm khác bổ sung - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS - GV chốt kiến thức: *Tích hợp giáo dục đạo đức - Giáo dục, bồi dưỡng mở rộng tri thức qua những vấn đề thuyết minh. Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc đượcgiao. => giáo dục các giá trị TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, HỢPTÁC Đề bài Thuyết minh một trong những đồ dùng sau: Quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón I. Xác định yêu cầu của đề - Kiểu bài: Thuyết minh - Nội dung: Nêu nguồn gốc, lịch sử phát triển, cấu tạo, công dụng, cách dùng, chủng loại, cách làm( Cách bảo quản) của cái quạt (hoặc cái kéo, cái bút, chiếc nón) - Hình thức: Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hoá. II. Dàn bài 1. Thuyết minh về cái quạt a. Mở bài: - Giới thiệu quạt máy là một vật dụng quen thuộc đối với đời sống b. Thân bài: Giới thiệu cụ thể về cái quạt: - Nguồn gốc- Quá trình phát triển + Người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832 + Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện + Giữa năm 1882 đến năm 1886, phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân + Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay. - Cấu tạo: + Thành phần chính của quạt máy gồm: động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt. + Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. + Mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất - Phân loại: quạt treo tường, quạt để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần , quạt âm tường, quạt hút gió, quạt thổi gió,… Có rất nhiều cỡ quạt từ quạt gắn trong máy tính nhỏ xíu đến quạt công nghiệp to đùng. Môtơ chạy quạt cũng rất nhiều loại khác nhau, điện một pha , điện ba pha, công suất từ nhỏ tới lớn. - Công dụng + Chống nóng chủ yếu trong mùa hè vì nó đơn giản và ít tốn kém về mặt kinh tế + Thường dùng để làm khô quần áo, tóc, khăn tắm,… + Nếu sử dụng không hợp lý thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ - Cách dùng + Thời gian ngồi quạt mỗi lần khoảng 30- 60 phút là hợp lý + Dùng đúng công suất, thời gian sử dụng hợp lí và đem đi bảo trì nếu thấy có trục trặc gì để tránh nguy hiểm. c. Kết bài: Quạt máy là một vật dụng rất cần thiết cho đời sống của chúng ta. Nếu ta sử dụng đúng cách, nó sẽ đạt hiểu quả cao, hết công suất. Đề bài: Thuyết minh cái nón a. Mở bài: Nón là một vật dụng, quen thuộc của người phụ nữ VN. b. Thân bài: Giới thiệu, trình bày đặc điểm của chiếc nón - Lịch sử của cái nón: + Từ rất lâu khi con người lao động sản xuất...=> nhu cầu bảo vệ bản thân trước sự bất thường của thời tiết. + Nơi làm nón nổi tiếng và lâu đời nhất: Làng Tây Hồ, thành phố Huế. - Cấu tạo: + Trước: nón phẳng như cái mâm, ngoài cùng có đường thành nhô cao + Nay: Nón hình chóp nhọn Gồm: Khung nón, lá nón, quai nón - Cách làm nón: + Chuẩn bị nguyên liệu: cật tre, lá nón, chỉ màu, quai nón + Cách làm: Làm khung, cách khâu, trang trí - Công dụng: che mưa, nắng, tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ. c. Kết bài: Nón là nét đẹp tinh tế mang bản sắc độc đáo văn hoá Việt Nam cần được giữ gìn, lưu truyền. C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (20 phút) II. Luyện tập: a) Mục đích:hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Giáo viên chia nhóm để viết đoạn văn thuyết minh cái quạt. - Thời gian: 10 phút - Yêu cầu: Viết bài Phân công - Tổ 1: Viết đoạn văn phần mở bài và kết bài. - Tổ 2: Viết đoạn văn phần thân bài (nguồn gốc, lịch sử phát triển, cấu tạo). - Tổ 3: Viết đoạn văn phần thân bài (công dụng, cách dùng, và cách bảo quản) - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Nghe câu hỏi - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV định hướng: - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Viết đoạn văn - GV cung cấp cho h.sinh đoạn văn mẫu (sử dụng phương pháp tự thuật) để các em học tập. MB: Tôi là quạt máy. Tôi là một vật dụng quen thuộc đối với đời sống của người dân Việt Nam hiện nay. KB: Quạt máy chúng tôi là một vật dụng rất cần thiết cho đời sống của con người. Nếu con người sử dụng tôi đúng cách sẽ đạt hiểu quả cao, hết công suất. Và nhớ, dùng chúng tôi nhiều quá là cũng không tốt lắm đâu nhé! - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức * Giáo viên lưu ý học sinh có sử dụng biện pháp nghệ thuật: Có thể để cho cái quạt tự thuật, kể chuyện, hoặc tạo ra tình huống: thăm một nhà sưu tầm các loại quạt, sử dụng phương pháp thuyết minh: định nghĩa quạt là một dụng cụ như thế nào? Họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại như thế nào? Cấu tạo, công dụng? (có thể sử dụng biện pháp nghệ thuật: kể chuyện, tự thuật....) D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian: 5 phút a) Mục đích:hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập d) Tổ chức thực hiện: d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú... - Lấy 1VD - Phân tích tác dụng - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Nghe câu hỏi - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV định hướng: - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3 phút) * Hướng dẫn học ở nhà - Hoàn chỉnh các bài tập (viết thành bài văn). - Xác định và chỉ ra tác dụng của BPNT được sử dụng trong VBTM “Họ nhà kim” * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.