
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM

Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 11:44 08/11/2023
Lượt xem: 1
Dung lượng: 31,8kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn : 05/11/2023 Ngày dạy: 07/11/2023 Tiết 45,46 Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) A- Mục tiêu cần đạt 1- Về kiến thức (bao gồm cả HSKT) - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. - Hiện thực cuộc KC chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm ; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,…của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ. 2- Về năng lực - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại. - Phát hiện và phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. - Vận dụng viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một vấn đề gợi ra từ bài thơ. * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3- Về phẩm chất - Yêu quý, trân trọng tình cảm cao đẹp và lí tưởng của anh bộ đội Cụ Hồ. - Tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất của cha anh; có trách nhiệm trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. * Tích hợp GDQPAN: Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội trong chiến tranh. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập. - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. III. Tiến trình dạy học. 1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút) a- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b- Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV. c- Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d- Tổ chức thực hiện:GV dùng kĩ thuật LWLH ? Ở tiết trước, em đã biết được những kiến thức gì về bài thơ? - HS suy nghĩ, trình bày ? Tiết này, em muốn biết được những kiến thức gì về bài thơ? - HS suy nghĩ, trình bày - Gv chốt/kết luận/ dẫn dắt vào bài mới …. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (tiếp) (70 phút) a. Mục tiêu: phân tích bài thơ về nội dung và nghệ thuật: vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,…của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại. b. Nội dung: Hình ảnh những người lính lái xe không kính c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, nhóm d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Hs đọc lại bài thơ B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Quan sát khổ thơ đầu: 1/ Lái những chiếc xe không kính người chiến sĩ lái xe đã gặp phải khó khăn gì? 2/ Nghệ thuật nổi bật ở hai câu thơ này là gì? tác dụng? GV: Nếu ai đã 1 lần đến Trường Sơn chúng ta có thể hiểu được thời tiết khắc nghiệt, khó khăn nơi này: Những mảnh đất đỏ mùa khô thì nhiều bụi, mùa mưa thì lầy lội. Và khi ngồi lên nhữngchiếc xe không kính tức là thiếu đi vật che chắn cần thiết. Xe không kính khiến các anh phải đối mặt với tất cả những cái khắc nghiệt đó: Bụi cuốn mù mịt, gió đại ngàn gào thét, Mưa rừng xối xả... Nhưng những khó khăn, nguy hiểm đó không cản được bước chân của các anh mà còn giúp các anh bộc lộ được những vẻ đẹp đáng quý. 1/ Trên những chiếc xe không kính, các chiến sĩ lái xe xuất hiện với tư thế như thế nào? Cách diễn tả của tác giả có gì độc đáo 2/ Nhận xét về nghệ thuật hai câu thơ và tác dụng của nghệ thuật ấy? - Đảo trật tự từ, đưa “ung dung ” lên trước ĐT “ ngồi”: nhấn mạnh tư thế ung dung tuyệt đẹp, thong thả, khoan thai. - Đại từ "ta”: thể hiện tư thế chủ động, đứng trên đầu quân thù. - Điệp từ ” nhìn”: mở ra cái nhìn khoáng đạt (nhìn thấp, nhìn cao, nhìn xa, nhìn thẳng); (GV lưu ý: Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng là nhìn về tương lai, nhìn về Miền nam, nhìn vào đó để tiếp tục chiến đấu.) B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 2’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: GV: Với các anh, không gì có thể làm nhụt chí các anh mà còn tiếp thêm cho các anh sức mạnh bởi tinh nthaanf lạc quan đã biến khó khăn thành niềm vui, thích thú, sảng khoái B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Quan sát khổ thơ thứ hai: 1/ Với tâm hồn trẻ trung và lòng lạc quan, phơi phới ngồi trong những chiếc xe không kính các anh đã nhìn thấy gì? 2/ Em hiểu như thế nào về hình ảnh gió xoa mắt đắng, con đường chạy thẳng vào tim? + gió xoa mắt đắng: có nghĩa trên những chiếc xe không kính gió lùa vào không làm đau làm rát những đôi mắt cay xè vì thiếu ngủ mà mơn man xoa dịu những đôi măt ấy + con đường chạy thẳng vào tim: bởi xe chạy đường đèo dốc với tốc độ nhanh nên người lính có cảm giác con đường đang chạy ngược lại nhưng cũng có thể hiểu đó là con đường cách mạng con đường trong tim của người lính lái xe. 3/ Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong những câu thơ này? Hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật ấy?Khổ thơ thứ hai ghi lại điều gì? 4/ Có thể nói khổ thơ đã tái hiện cảm giác gì của người lính lái xe không kính? B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 2’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Quan sát khổ thơ 3+4: 1/ Người lính lái xe đã chấp nhận những khó khăn với thái độ như thế nào? Em hãy tìm những câu thơ nói về thái độ của người lính khi phải đối diện với khó khăn và phân tích những câu thơ đó? 2/ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật khó khăn của người lính 3/ Khó khăn có khiến người lính bị khuất phục hay làm giảm bước tiến về Nam không? 4/ Thái độ của họ trước khó khăn ntn? + Chưa cần rửa phì phèo... Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. + Chưa cần thay...khô mau thôi”. - Nụ cười lạc quan, yêu đời và hồn nhiên khi nhìn gương mặt lấm của nhau. -> Những người lính trẻ hiện lên với nhiệt tình CM cao: dũng cảm, sôi nổi, lạc quan, tươi trẻ, sẵn sàng bất chấp khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 2’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1/ Tình đồng đội của họ được hình thành ntn? + Bắt tay qua của kính vỡ rồi. Cái bắt tay thay lời chào, thay cho lời chúc bình an, lời thề quyết chiến, cái bắt tay truyền cho nhau sức mạnh, niềm tin, thấm đẫm nghĩa tình đồng đội … + Bếp Hoàng Cầm ta Chung bát đũa… Chỉ cần chung bếp chung mâm, chung những gì mình có trong một bữa ăn những con người xa lạ trở nên thân thiết như một gia đình=> tình đồng chí đồng đội chia sẻ kết đoàn. 2/ Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ và tác dụng của nghệ thuật trong việc diễn tả tình đồng đội của những chiến sĩ lái xe? ?Em hiểu câu thơ “Lại đi.... xanh thêm” như thế nào? + Câu thơ này có điệp ngữ “lại đi” khẳng định gian khổ của người lính với những cuộc hành quân không ngừng nghỉ người lính luôn luôn tiến lên phía trước, tất cả chiến đấu để giải phóng miền Nam. Hình ảnh “trời xanh” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, biểu tượng cho tinh thần lạc quan, tin tưởng thắng lợi cách mạng B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 1’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: * Tích hợp GDQPAN: Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội trong chiến tranh. Liên hệ thực tế (phim tư liệu): - Con đường Trường Sơn - Bom đạn kẻ thù - Bếp Hoàng Cầm (Kiểu bếp dã chiến của bộ đội do anh hùng nuôi quân Hoàng Cầm sáng chế ra, thực, thực hiện yêu cầu tối mật của cách mạng: Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng.) (GV: Những khoảnh khắc của chiến tranh giữa sống và chết, những người lính trẻ từ những miền quê khác nhau nhưng cùng chung một lí tưởng đã gắn bó với nhau như tình ruột thịt. Cái bắt tay thể hiện những tâm hồn cởi mở, thân thiện, thay cho lời chào hỏi, lời hứa quyết tâm, lời thề quyết thắng, truyền cho nhau sức mạnh vượt qua gian khổ. Trong niềm vui gặp gỡ họ tin tưởng vào ngày mai chiến thắng. Chính lòng yêu nước là động lực tạo ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc) B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1/ Khổ 7 nhà thơ nhắc lại hình ảnh những chiếc xe không kính không đèn không mui thùng xe có xước là khẳng định khó khăn gian khổ ngày càng tăng càng ác liệt nhưng trước khó khăn ấy những chiếc xe vẫn như thế nào? 2/ Hai câu cuối bài thơ sử dụng nghệ thuật gì?Tác dụng? 3/ Khổ thơ cuối bài giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp nào của người chiến sĩ lái xe? B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 1’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: - GV: Kết thúc bài thơ bất ngờ nhưng cũng giàu sắc thái biểu hiện. Mặc cho bom rơi đạn nổ, mặc cho gió mưa quất thẳng vào buồng lái, mặc muôn vàn thiếu thốn hiểm nguy, những chiếc xe vẫn chạy " chỉ cần trong xe có một trái tim". Tưởng như là vô lí bởi xe phải chạy bằng xăng, nhưng thật ra là có lí khi bộ não của xe, linh hồn của xe bây giờ là tấm lòng, tinh thần chiến sĩ lái xe. Nói đến xe mà nói đến người, thật là độc đáo. Kiểu kết thúc đó vừa gói vào lại vừa mở ra đã tăng thêm ý tưởng chủ đề bài thơ lên rất nhiều lần làm cho bài thơ có một vẻ đẹp khó quên. B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1/ Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ? 2/ Bài thơ thể hiện nội dung gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 1’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: HS đọc ghi nhớ (HS khuyết tật) I. Giới thiệu chung II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu chú thích: 2. Kết cấu, bố cục 3- Phân tích 3.1- Hình ảnh những chiếc xe Trường Sơn a/ Điều kiện sống, chiến đấu của những chiến sĩ lái xe. - gió lùa vào làm đau, làm rát những đôi mắt, - bụi đường bám vào đầu tóc như tóc bạc - Mưa xối ướt hết người - Nghệ thuật: + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “ Mắt đắng” + So sánh: tóc trắng như người già + Động từ mạnh: phun, tuôn, xối => Tô đậm những khó khăn, gian khổ mà người chiến sĩ lái xe phải đối diện khi lái những chiếc xe không kính b- Tư thế ung dung lạc quan, tâm hồn trẻ trung yêu đời yêu thiên nhiên * Tư thế ung dung lạc quan Ung dung....ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. - Nghệ thuật: + Đảo ngữ: “ ung dung” đưa lên đầu câu + Điệp ngữ: “ nhìn” được lặp lại 3 lần + từ láy: ung dung + cách ngắt nhịp đôi đều đặn => Khắc họa được tư thế lồng lộng của những c/s lái xe: tư thế ung dung, hiên ngang, đường hoàng, bình tĩnh, chủ động tự tin sẵn sàng vượt lên khó khăn, gian khổ để giữ cho mình niềm tin vào tương lai, niềm tin vào ngày giải phóng sẽ ko xa. * Tâm hồn trẻ trung yêu đời yêu thiên nhiên. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. - Nghệ thuật : + Sử dụng điệp từ " thấy” + phép liệt kê: gió, con đường, sao trời, cánh chim + Nhân hóa "gió xoa mắt đắng” ( gió xoa dịu những đôi mắt cay xè vì thiếu ngủ). + Hình ảnh đa nghĩa, có sức gợi "con đường chạy thẳng vào tim”: Vừa là con đường cụ thể, con đường chiến lược nguy hiểm; nó còn hàm nghĩa là con đường CM. + So sánh kết hợp các động từ mạnh "như sa, như ùa”: đặc tả tốc độ phi thường của những chiếc xe quân sự đang bay đi, đang lướt nhanh trong bom đạn. => diễn tả cảm giác thích thú sảng khoái của người lính khi được tiếp xúc với thiên nhiên bên ngoài trong tư thế làm chủ hoàn cảnh, ung dung tự tại bao quát đất trời….Phải xuất phát từ tâm hồn lãng mạn hòa hợp với thiên nhiên tinh thần lạc qua coi thường gian khổ người lính mới có cảm nhận như vậy. - Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha - Không có kính, ừ thì ướt áo Chưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi + Điệp cấu trúc câu ( khổ 4 lặp cấu trúc khổ 3). + Điệp ngữ: “không có kính…ừ thì , chưa cần” + Kết hợp các hành động: rửa, thay, phì phèo châm thuốc, cười haha, + Ngôn ngữ thơ giống văn xuôi, giọng điệu thản nhiên + Giọng thơ ngang tàng, tự nhiên, cứng cỏi + Câu thơ 7 từ mà có đến 6 thanh bằng ( mưa ngừng gió lùa khô mau thôi). - Thái độ: ngạo nghễ. => Thái độ coi thường hiểm nguy, bình thản chấp nhận khó khăn, coi như chuyện nhỏ chuyện vặt không có gì đáng nói lấy khó khăn để tếu táo, để tôi luyện bản thân. c. Tình đồng chí, đồng đội cao đẹp: - Hình thành: + Từ trong bom rơi, về họp thành tiểu đội. + Từ cái bắt tay qua cửa kính vỡ. + Từ bữa cơm chung như một gia đình. + Từ cuộc sống đơn sơ mà ấn tượng ( võng mắc chông chênh). -> Nghệ thuật: - Hình ảnh thơ chân thực. - Từ láy chông chênh: có giá trị gợi hình, gợi giấc ngủ theo con đường gập ghềnh trên cánh võng. - Điệp ngữ “lại đi”: khẳng định gian khổ của người lính với những cuộc hành quân không ngừng nghỉ người lính luôn luôn tiến lên phía trước - Ẩn dụ trời xanh thêm : biểu tượng cho tinh thần lạc quan, tin tưởng thắng lợi cách mạng => Tình đồng chí đồng đội hình thành tự nhiên mà keo sơn, gắn bó; sức mạnh của nó cổ vũ, tiếp cho họ niềm tin và sức mạnh làm nên cuộc sống độc lập, bình yên. d. Ý chí chiến đấu của người chiến sĩ lái xe: Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. - NT: + hình ảnh hoán dụ " trái tim” : chỉ người chiến sĩ lái xe. + hình ảnh ẩn dụ " trái tim” : Tình cảm của người lính - Trái tim của những người yêu nước, khát vọng chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc sẽ tạo nên sức mạnh để chiến thắng, giải phóng quê hương - NT:Phép đối: Ngoài xe > < trong xe Vật chất > < tinh thần -> Khẳng định chân lí của thời đại: Điều làm nên chiến tháng ko phải là những trang bị hiện đại, là vũ khí tối tân mà là những con người trong mình mang trái tim yêu nước, khát vọng giải phóng quê hương. Những con người đó sẽ làm nên chiến thắng. => Các anh là tiêu biểu cho vẻ đẹp của người chiến sĩ Trường Sơn. 4. Tổng kết 4.1- Nghệ thuật. - Bài thơ giàu chất hiện thực, nhiều câu giống hình thức văn xuôi, giọng thơ phóng khoáng, ngang tàng. - Nhịp thơ sôi nổi trẻ trung. - Sự đối lập được vận dụng trong từng khổ thơ nhưng tập trung cao nhất là khổ thơ cuối : một bên là trái tim- biểu tượng của tấm lòng, tình cảm, người chiến sĩ; bên kia là sự thiếu thốn, tổn thất, mất mát” không kính, không đèn, không mui, thùng có xước nhưng trái tim yêu nước, nhiệt tình CM của người chiến sĩ đã chiến thắng.. 4.2- Nội dung: - Bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn trong KC chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm lạc quan bất chấp khó khăn nguy hiểm chiến đấu vì miền Nam, vì sự nghiệp giải phóng đất nước. 4.3- Ghi nhớ: SGK Hoạt động 3: Luyện tập: (7 phút) a- Mục tiêu: Củng cố kiến thức b- Nội dung: c- Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân. d- Tổ chức thực hiện: GV tiếp tục dử dụng kĩ thuật KWWLH B1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Sau khi học xong bài thơ, em đã biết được những kiên thức nao? ? Nêu những cảm nhận của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe trong bài thơ? ? Em biết gì về con đường Trường Sơn và những chiến sĩ lái xe nữ trên con đường này? ? Kể tên những bìa thơ cùng đề tài? B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 2’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút) a- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người lính trong khổ thơ cuối b- Nội dung: c- Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân. d- Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người lính trong khổ thơ cuối B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 2’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định * Hướng dẫn về nhà - Học thuộc long bài thơ - Học phân tích và ghi nhớ - Sưu tầm 1 số bài thơ về người lính Trường Sơn. - Soạn bài: Tổng kết từ vựng (Sự phát triển của từ vựng, …, Trau dồi vốn từ)
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 11:44 08/11/2023
Lượt xem: 1
Dung lượng: 31,8kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn : 05/11/2023 Ngày dạy: 07/11/2023 Tiết 45,46 Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) A- Mục tiêu cần đạt 1- Về kiến thức (bao gồm cả HSKT) - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. - Hiện thực cuộc KC chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm ; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,…của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ. 2- Về năng lực - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại. - Phát hiện và phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. - Vận dụng viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một vấn đề gợi ra từ bài thơ. * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3- Về phẩm chất - Yêu quý, trân trọng tình cảm cao đẹp và lí tưởng của anh bộ đội Cụ Hồ. - Tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất của cha anh; có trách nhiệm trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. * Tích hợp GDQPAN: Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội trong chiến tranh. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập. - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. III. Tiến trình dạy học. 1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút) a- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b- Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV. c- Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d- Tổ chức thực hiện:GV dùng kĩ thuật LWLH ? Ở tiết trước, em đã biết được những kiến thức gì về bài thơ? - HS suy nghĩ, trình bày ? Tiết này, em muốn biết được những kiến thức gì về bài thơ? - HS suy nghĩ, trình bày - Gv chốt/kết luận/ dẫn dắt vào bài mới …. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (tiếp) (70 phút) a. Mục tiêu: phân tích bài thơ về nội dung và nghệ thuật: vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,…của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại. b. Nội dung: Hình ảnh những người lính lái xe không kính c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, nhóm d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Hs đọc lại bài thơ B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Quan sát khổ thơ đầu: 1/ Lái những chiếc xe không kính người chiến sĩ lái xe đã gặp phải khó khăn gì? 2/ Nghệ thuật nổi bật ở hai câu thơ này là gì? tác dụng? GV: Nếu ai đã 1 lần đến Trường Sơn chúng ta có thể hiểu được thời tiết khắc nghiệt, khó khăn nơi này: Những mảnh đất đỏ mùa khô thì nhiều bụi, mùa mưa thì lầy lội. Và khi ngồi lên nhữngchiếc xe không kính tức là thiếu đi vật che chắn cần thiết. Xe không kính khiến các anh phải đối mặt với tất cả những cái khắc nghiệt đó: Bụi cuốn mù mịt, gió đại ngàn gào thét, Mưa rừng xối xả... Nhưng những khó khăn, nguy hiểm đó không cản được bước chân của các anh mà còn giúp các anh bộc lộ được những vẻ đẹp đáng quý. 1/ Trên những chiếc xe không kính, các chiến sĩ lái xe xuất hiện với tư thế như thế nào? Cách diễn tả của tác giả có gì độc đáo 2/ Nhận xét về nghệ thuật hai câu thơ và tác dụng của nghệ thuật ấy? - Đảo trật tự từ, đưa “ung dung ” lên trước ĐT “ ngồi”: nhấn mạnh tư thế ung dung tuyệt đẹp, thong thả, khoan thai. - Đại từ "ta”: thể hiện tư thế chủ động, đứng trên đầu quân thù. - Điệp từ ” nhìn”: mở ra cái nhìn khoáng đạt (nhìn thấp, nhìn cao, nhìn xa, nhìn thẳng); (GV lưu ý: Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng là nhìn về tương lai, nhìn về Miền nam, nhìn vào đó để tiếp tục chiến đấu.) B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 2’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: GV: Với các anh, không gì có thể làm nhụt chí các anh mà còn tiếp thêm cho các anh sức mạnh bởi tinh nthaanf lạc quan đã biến khó khăn thành niềm vui, thích thú, sảng khoái B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Quan sát khổ thơ thứ hai: 1/ Với tâm hồn trẻ trung và lòng lạc quan, phơi phới ngồi trong những chiếc xe không kính các anh đã nhìn thấy gì? 2/ Em hiểu như thế nào về hình ảnh gió xoa mắt đắng, con đường chạy thẳng vào tim? + gió xoa mắt đắng: có nghĩa trên những chiếc xe không kính gió lùa vào không làm đau làm rát những đôi mắt cay xè vì thiếu ngủ mà mơn man xoa dịu những đôi măt ấy + con đường chạy thẳng vào tim: bởi xe chạy đường đèo dốc với tốc độ nhanh nên người lính có cảm giác con đường đang chạy ngược lại nhưng cũng có thể hiểu đó là con đường cách mạng con đường trong tim của người lính lái xe. 3/ Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong những câu thơ này? Hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật ấy?Khổ thơ thứ hai ghi lại điều gì? 4/ Có thể nói khổ thơ đã tái hiện cảm giác gì của người lính lái xe không kính? B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 2’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Quan sát khổ thơ 3+4: 1/ Người lính lái xe đã chấp nhận những khó khăn với thái độ như thế nào? Em hãy tìm những câu thơ nói về thái độ của người lính khi phải đối diện với khó khăn và phân tích những câu thơ đó? 2/ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật khó khăn của người lính 3/ Khó khăn có khiến người lính bị khuất phục hay làm giảm bước tiến về Nam không? 4/ Thái độ của họ trước khó khăn ntn? + Chưa cần rửa phì phèo... Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. + Chưa cần thay...khô mau thôi”. - Nụ cười lạc quan, yêu đời và hồn nhiên khi nhìn gương mặt lấm của nhau. -> Những người lính trẻ hiện lên với nhiệt tình CM cao: dũng cảm, sôi nổi, lạc quan, tươi trẻ, sẵn sàng bất chấp khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 2’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1/ Tình đồng đội của họ được hình thành ntn? + Bắt tay qua của kính vỡ rồi. Cái bắt tay thay lời chào, thay cho lời chúc bình an, lời thề quyết chiến, cái bắt tay truyền cho nhau sức mạnh, niềm tin, thấm đẫm nghĩa tình đồng đội … + Bếp Hoàng Cầm ta Chung bát đũa… Chỉ cần chung bếp chung mâm, chung những gì mình có trong một bữa ăn những con người xa lạ trở nên thân thiết như một gia đình=> tình đồng chí đồng đội chia sẻ kết đoàn. 2/ Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ và tác dụng của nghệ thuật trong việc diễn tả tình đồng đội của những chiến sĩ lái xe? ?Em hiểu câu thơ “Lại đi.... xanh thêm” như thế nào? + Câu thơ này có điệp ngữ “lại đi” khẳng định gian khổ của người lính với những cuộc hành quân không ngừng nghỉ người lính luôn luôn tiến lên phía trước, tất cả chiến đấu để giải phóng miền Nam. Hình ảnh “trời xanh” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, biểu tượng cho tinh thần lạc quan, tin tưởng thắng lợi cách mạng B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 1’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: * Tích hợp GDQPAN: Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội trong chiến tranh. Liên hệ thực tế (phim tư liệu): - Con đường Trường Sơn - Bom đạn kẻ thù - Bếp Hoàng Cầm (Kiểu bếp dã chiến của bộ đội do anh hùng nuôi quân Hoàng Cầm sáng chế ra, thực, thực hiện yêu cầu tối mật của cách mạng: Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng.) (GV: Những khoảnh khắc của chiến tranh giữa sống và chết, những người lính trẻ từ những miền quê khác nhau nhưng cùng chung một lí tưởng đã gắn bó với nhau như tình ruột thịt. Cái bắt tay thể hiện những tâm hồn cởi mở, thân thiện, thay cho lời chào hỏi, lời hứa quyết tâm, lời thề quyết thắng, truyền cho nhau sức mạnh vượt qua gian khổ. Trong niềm vui gặp gỡ họ tin tưởng vào ngày mai chiến thắng. Chính lòng yêu nước là động lực tạo ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc) B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1/ Khổ 7 nhà thơ nhắc lại hình ảnh những chiếc xe không kính không đèn không mui thùng xe có xước là khẳng định khó khăn gian khổ ngày càng tăng càng ác liệt nhưng trước khó khăn ấy những chiếc xe vẫn như thế nào? 2/ Hai câu cuối bài thơ sử dụng nghệ thuật gì?Tác dụng? 3/ Khổ thơ cuối bài giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp nào của người chiến sĩ lái xe? B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 1’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: - GV: Kết thúc bài thơ bất ngờ nhưng cũng giàu sắc thái biểu hiện. Mặc cho bom rơi đạn nổ, mặc cho gió mưa quất thẳng vào buồng lái, mặc muôn vàn thiếu thốn hiểm nguy, những chiếc xe vẫn chạy " chỉ cần trong xe có một trái tim". Tưởng như là vô lí bởi xe phải chạy bằng xăng, nhưng thật ra là có lí khi bộ não của xe, linh hồn của xe bây giờ là tấm lòng, tinh thần chiến sĩ lái xe. Nói đến xe mà nói đến người, thật là độc đáo. Kiểu kết thúc đó vừa gói vào lại vừa mở ra đã tăng thêm ý tưởng chủ đề bài thơ lên rất nhiều lần làm cho bài thơ có một vẻ đẹp khó quên. B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1/ Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ? 2/ Bài thơ thể hiện nội dung gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 1’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: HS đọc ghi nhớ (HS khuyết tật) I. Giới thiệu chung II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu chú thích: 2. Kết cấu, bố cục 3- Phân tích 3.1- Hình ảnh những chiếc xe Trường Sơn a/ Điều kiện sống, chiến đấu của những chiến sĩ lái xe. - gió lùa vào làm đau, làm rát những đôi mắt, - bụi đường bám vào đầu tóc như tóc bạc - Mưa xối ướt hết người - Nghệ thuật: + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “ Mắt đắng” + So sánh: tóc trắng như người già + Động từ mạnh: phun, tuôn, xối => Tô đậm những khó khăn, gian khổ mà người chiến sĩ lái xe phải đối diện khi lái những chiếc xe không kính b- Tư thế ung dung lạc quan, tâm hồn trẻ trung yêu đời yêu thiên nhiên * Tư thế ung dung lạc quan Ung dung....ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. - Nghệ thuật: + Đảo ngữ: “ ung dung” đưa lên đầu câu + Điệp ngữ: “ nhìn” được lặp lại 3 lần + từ láy: ung dung + cách ngắt nhịp đôi đều đặn => Khắc họa được tư thế lồng lộng của những c/s lái xe: tư thế ung dung, hiên ngang, đường hoàng, bình tĩnh, chủ động tự tin sẵn sàng vượt lên khó khăn, gian khổ để giữ cho mình niềm tin vào tương lai, niềm tin vào ngày giải phóng sẽ ko xa. * Tâm hồn trẻ trung yêu đời yêu thiên nhiên. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. - Nghệ thuật : + Sử dụng điệp từ " thấy” + phép liệt kê: gió, con đường, sao trời, cánh chim + Nhân hóa "gió xoa mắt đắng” ( gió xoa dịu những đôi mắt cay xè vì thiếu ngủ). + Hình ảnh đa nghĩa, có sức gợi "con đường chạy thẳng vào tim”: Vừa là con đường cụ thể, con đường chiến lược nguy hiểm; nó còn hàm nghĩa là con đường CM. + So sánh kết hợp các động từ mạnh "như sa, như ùa”: đặc tả tốc độ phi thường của những chiếc xe quân sự đang bay đi, đang lướt nhanh trong bom đạn. => diễn tả cảm giác thích thú sảng khoái của người lính khi được tiếp xúc với thiên nhiên bên ngoài trong tư thế làm chủ hoàn cảnh, ung dung tự tại bao quát đất trời….Phải xuất phát từ tâm hồn lãng mạn hòa hợp với thiên nhiên tinh thần lạc qua coi thường gian khổ người lính mới có cảm nhận như vậy. - Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha - Không có kính, ừ thì ướt áo Chưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi + Điệp cấu trúc câu ( khổ 4 lặp cấu trúc khổ 3). + Điệp ngữ: “không có kính…ừ thì , chưa cần” + Kết hợp các hành động: rửa, thay, phì phèo châm thuốc, cười haha, + Ngôn ngữ thơ giống văn xuôi, giọng điệu thản nhiên + Giọng thơ ngang tàng, tự nhiên, cứng cỏi + Câu thơ 7 từ mà có đến 6 thanh bằng ( mưa ngừng gió lùa khô mau thôi). - Thái độ: ngạo nghễ. => Thái độ coi thường hiểm nguy, bình thản chấp nhận khó khăn, coi như chuyện nhỏ chuyện vặt không có gì đáng nói lấy khó khăn để tếu táo, để tôi luyện bản thân. c. Tình đồng chí, đồng đội cao đẹp: - Hình thành: + Từ trong bom rơi, về họp thành tiểu đội. + Từ cái bắt tay qua cửa kính vỡ. + Từ bữa cơm chung như một gia đình. + Từ cuộc sống đơn sơ mà ấn tượng ( võng mắc chông chênh). -> Nghệ thuật: - Hình ảnh thơ chân thực. - Từ láy chông chênh: có giá trị gợi hình, gợi giấc ngủ theo con đường gập ghềnh trên cánh võng. - Điệp ngữ “lại đi”: khẳng định gian khổ của người lính với những cuộc hành quân không ngừng nghỉ người lính luôn luôn tiến lên phía trước - Ẩn dụ trời xanh thêm : biểu tượng cho tinh thần lạc quan, tin tưởng thắng lợi cách mạng => Tình đồng chí đồng đội hình thành tự nhiên mà keo sơn, gắn bó; sức mạnh của nó cổ vũ, tiếp cho họ niềm tin và sức mạnh làm nên cuộc sống độc lập, bình yên. d. Ý chí chiến đấu của người chiến sĩ lái xe: Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. - NT: + hình ảnh hoán dụ " trái tim” : chỉ người chiến sĩ lái xe. + hình ảnh ẩn dụ " trái tim” : Tình cảm của người lính - Trái tim của những người yêu nước, khát vọng chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc sẽ tạo nên sức mạnh để chiến thắng, giải phóng quê hương - NT:Phép đối: Ngoài xe > < trong xe Vật chất > < tinh thần -> Khẳng định chân lí của thời đại: Điều làm nên chiến tháng ko phải là những trang bị hiện đại, là vũ khí tối tân mà là những con người trong mình mang trái tim yêu nước, khát vọng giải phóng quê hương. Những con người đó sẽ làm nên chiến thắng. => Các anh là tiêu biểu cho vẻ đẹp của người chiến sĩ Trường Sơn. 4. Tổng kết 4.1- Nghệ thuật. - Bài thơ giàu chất hiện thực, nhiều câu giống hình thức văn xuôi, giọng thơ phóng khoáng, ngang tàng. - Nhịp thơ sôi nổi trẻ trung. - Sự đối lập được vận dụng trong từng khổ thơ nhưng tập trung cao nhất là khổ thơ cuối : một bên là trái tim- biểu tượng của tấm lòng, tình cảm, người chiến sĩ; bên kia là sự thiếu thốn, tổn thất, mất mát” không kính, không đèn, không mui, thùng có xước nhưng trái tim yêu nước, nhiệt tình CM của người chiến sĩ đã chiến thắng.. 4.2- Nội dung: - Bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn trong KC chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm lạc quan bất chấp khó khăn nguy hiểm chiến đấu vì miền Nam, vì sự nghiệp giải phóng đất nước. 4.3- Ghi nhớ: SGK Hoạt động 3: Luyện tập: (7 phút) a- Mục tiêu: Củng cố kiến thức b- Nội dung: c- Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân. d- Tổ chức thực hiện: GV tiếp tục dử dụng kĩ thuật KWWLH B1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Sau khi học xong bài thơ, em đã biết được những kiên thức nao? ? Nêu những cảm nhận của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe trong bài thơ? ? Em biết gì về con đường Trường Sơn và những chiến sĩ lái xe nữ trên con đường này? ? Kể tên những bìa thơ cùng đề tài? B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 2’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút) a- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người lính trong khổ thơ cuối b- Nội dung: c- Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân. d- Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người lính trong khổ thơ cuối B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 2’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định * Hướng dẫn về nhà - Học thuộc long bài thơ - Học phân tích và ghi nhớ - Sưu tầm 1 số bài thơ về người lính Trường Sơn. - Soạn bài: Tổng kết từ vựng (Sự phát triển của từ vựng, …, Trau dồi vốn từ)
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

