Danh mục
KLHBD Ngữ văn 8 tuần 32 tiết 125,126
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 06:19 28/04/2025
Lượt xem: 1
Dung lượng: 562,7kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 26/04/2025 Ngày giảng: 28/4/2025 Tuần 32 -Tiết 125 NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI (TỔ CHỨC HỢP LÍ NỀ NẾP SINH HOẠT CỦA BẢN THÂN) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đặc điểm kiểu bài thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân). 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - HS chọn được vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân). - HS trình bày được quan điểm, ý kiến các nhân về vấn đề được nêu ra trong văn bản, biết liên hệ với cuộc sống thực tiễn. - Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu - Video bài nói của HS 2. Học liệu - SGK, SBT, SGV, phiếu học tập, tư liệu tham khảo. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: HS huy động tri thức đã có để liên hệ với vấn đề trong tác phẩm c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS xem video “Tập thể dục buổi sáng” và cho biết: video sau gợi cho em thói quen sinh hoạt nào? Em có nhận xét gì về thói quen sinh hoạt đó. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời - GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày trải nghiệm cá nhân - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài: → Giáo viên giới thiệu bài. B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút) Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói (10 phút) a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài thảo luận Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định các bước chuẩn bị trước khi nói. + GV hướng dẫn HS xác định vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân). Nề nếp sinh hoạt của bản thân là nét ổn định trong cách một cá nhân thực hiện những hoạt động mang tính cá nhân hằng ngày. + Nét ổn định này được tạo nên qua một quá trình, mà ở đó có sự tổng hoà giữa điểu kiện, thói quen và quan niệm của mỗi người về “vùng trời riêng” do chính họ làm chủ. + Trong nể nếp sinh hoạt của bản thần có thể có yếu tố tích cực, có thể có yếu tố tiêu cực. Do nó có mối liên hệ mật thiết với hiệu suất công việc mà mỗi cá nhân phải đảm nhiệm, nể nếp sinh hoạt cá nhân cũng cần được điểu chỉnh hay cấu trúc lại, mà ở đó, yếu tố tiêu cực cần được sửa chữa, khắc phục còn yếu tố tích cực cần được phát huy, được thực hiện một cách đầy ý thức. + Ví dụ: Một số biểu hiện của việc sinh hoạt nề nếp là thực dậy đúng giờ, rèn luyện thân thể hàng ngày, sắp xếp đồ dụng gọn gàng ngăn nắp… + GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách thảo luận. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. - Các nhóm thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 1. Trước khi nói: a. Chuẩn bị nội dung nói b. Tập luyện Hoạt động 2: Trình bày bài nói (20 phút) a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài tảo luận. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV: Hướng dẫn Hs trình bày bài thảo luận Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Nhắc học sinh một số lưu ý + Gv gọi một số học sinh trình bày trước lớp + Phát phiếu đánh giá theo tiêu chí để học sinh đánh giá bài của bạn (có thể dùng nhiều màu mực khác nhau để đánh giá được nhiều bạn) - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. - Các nhóm thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 2. Trình bày bài thảo luận - Tự tin, thoải mái thể hiện được sự hưởng ứng tích cực đối với cuộc thảo luận. -Triển khai được ý kiến mới, không nói lại những nội dung đã được phát biểu trước đó. - Xác định rõ nội dung then chốt của ý kiến trình bày, kết nối được mạch thảo luận chung. - Đưa ra những lí lẽ và bằng chứng xác đáng, phù hợp. - Chọn cách diễn đạt sáng tạo, sinh động, tự nhiên; chú ý sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ khi nói (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ..) - Thể hiện thái độ tôn trọng đối với tất cả những người tham gia thảo luận. - Làm chủ được thời gian (không vượt quá quy định dành cho một lượt ý kiến). - Có thể sử dụng các ghi chép nhanh. - Khuyến khích sử dụng các phương tiện sẵn có (tranh ảnh, video…) về các nề nếp sinh hoạt cá nhân liên quan đến bài thảo luận. Hoạt động 3: Trao đổi về bài thảo luận (5 phút) a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài thảo luận b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV: Hướng dẫn HS trao đổi về bài thảo luận Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Người nghe: có nhiệm vụ hoàn thiện phiếu đánh giá theo bảng kiểm và nhận xét bài thảo luận của bạn + Người nói: phản hồi các ý kiến nhận xét, cảm ơn và tiếp thu những nhận xét - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. - Gv quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trao đổi - Gv tổ chức hoạt động Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 3. Trao đổi về bài thảo luận HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (5 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học tương tự lập đề cương cho bài thảo luận b) Nội dung: Áp dụng phương pháp học tập trong nội dung cụ thể c) Sản phẩm: Đề cương bài thảo luận d) Tổ chức hoạt động: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: -Tìm và xác định thêm các vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi -Lựa chọn một vấn đề, xây dựng nội dung và đề cương bài thảo luận B2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hành dựa trên những góp ý và đánh giá của GV và các bạn trong lớp - GV hỗ trợ (nếu cần) B3: Báo cáo thảo luận: - HS trình bày cá nhân. B4: Đánh giá kết quả: - HS đánh giá lẫn nhau - Giáo viên nhận xét đánh giá. ----------------------------- Ngày soạn: 26/04/2025 Ngày giảng: 02/05/2025 Tiết 126 VIẾT VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH GIẢI THÍCH MỘT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN - VIẾT VĂN BẢN KIẾN NGHỊ VỀ MỘT VẤN ĐỀ CỦA ĐỜI SỐNG (TIẾT 3); CỦNG CỐ, MỞ RỘNG VÀ THỰC HÀNH ĐỌC I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức 2. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - HS nắm được cấu trúc có tính ổn định, khuôn mẫu của loại VB kiến nghị thông thường. - HS viết được VB kiến nghị về một vấn đề đời sống phù hợp với trải nghiệm và quan hệ xã hội thực tế của bản thân. b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin 2. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, cùng đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Máy chiếu, máy tính 2. Học liệu - Kế hoạch bài dạy, SGK, SGV - Tài liệu liên quan đến nội dung bài học (phiếu học tập…) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (tiếp) (25p) HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 1 - HS viết bài tiếp trong 15 phút Khi viết bài, em cần chú ý: - Dựa vào dàn ý, triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm đã xây dựng - Xác định rõ mục đích viết bài văn. - Các kiến nghị có thể được viết theo kiểu gạch đầu dòng, câu văn đảm bảo tính khách quan tên các đối tượng mà kiến nghị hướng tới phải được ghi chính xác. - Kèm theo bản kiến nghị, người viết có thể đính bộ 6 sơ cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề kiến nghị NHIỆM VỤ 2: Chỉnh sửa bài viết (10 p) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS dựa vào Phiếu hướng dẫn chỉnh sửa bài viết để chỉnh sửa Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi cặp đôi, chỉnh sửa bài viết cho nhau Bước 3: Báo cáo thảo luận Bước 4: GV chốt/ kết luận GV nhận xét bài/chữa bài của 1 số HS đã thu từ tiết trước để chấm. GV đọc 1 bài viết tốt đẻ HS tham khảo - Trả bài cho 1 số HS I. Viết bài văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống (tiếp) 3. Chỉnh sửa bài viết II. Củng cố, mở rộng và thực hành đọc (hướng dẫn về nhà 10 phút) 1. Củng cố, mở rộng a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ về nhà GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bài tập (làm cá nhân) Nhóm 1: Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định những điểm chung về nội dung của các văn bản đọc trong bài và rút ra những kết luận bổ ích cho bản thân. Nhóm 2: Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Tóm tắt bằng một bảng tổng hợp những yêu cầu về nội dung, cách triển khai và hình thức trình bày của các kiểu văn bản thông tin đã học và thực hành viết. Gợi ý mẫu bảng: STT Kiểu văn bản Nội dung Cách triển khai và hình thức trình bày 1 Giải thích một hiện tượng tự nhiên 2 Giới thiệu một bộ phim đã xem 3 Kiến nghị về một vấn đề đời sống Nhóm 3: Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 7-10 câu) giải thích về một hiện tượng tự nhiên đáng quan tâm mà em từng gặp. Nhóm 4: Câu 4 (trang 111 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 7-10 câu) giới thiệu về một bộ phim đã xem có nội dung đề cập những vấn đề bức thiết của môi trường sống trên Trái Đất hiện nay. Cả lớp: Câu 5 (trang 111 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Tổ chức trao đổi trong nhóm học tập về một vấn đề đời sống đang thu hút sự quan tâm của em và các bạn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm tổ, hoàn thiện bài tập của nhóm mình ở nhà Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: báo cáo kết quả vào đầu giờ sau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, nhận xét và chữa vào đầu giờ sau Dự kiến trả lời: Câu 1: - Điểm chung của các văn bản được học trong bài là nói tới vai trò của các hiện tượng tự nhiên và kêu gọi con người hãy trân quý những điều mà mẹ thiên nhiên ban tặng, sống chan hòa với cỏ cây cùng các loài động vật xung quanh. - Bài học rút ra: Hãy nuôi dưỡng cho mình tình yêu với đất đai, thiên nhiên và có những hành động để bảo vệ môi trường sống, giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan trước khi quá muộn. Câu 2: - Kiểu văn bản: Giải thích một hiện tượng tự nhiên - Nội dung: Trình bày về nguyên nhân xuất hiện, cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên và những tác động của nó tới cảnh quan, đời sống con người - Cách triển khai và hình thức trình bày + Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích. + Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. Tác động của nó đối với cảnh quan và đời sống, + Phần kết thúc: Tóm tắt nội dung giải thích hoặc nêu thái độ, hành động cần có của con người. - Kiểu văn bản: Giới thiệu một bộ phim đã xem - Nội dung: Giới thiệu nội dung và thông điệp từ bộ phim, kết hợp với những trăn trở và quá trình làm ra bộ phim - Cách triển khai và hình thức trình bày + Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về bộ phim đã xem. + Phần nội dung: Trình bày khái quát về quy mô và các phần của bộ phim, nội dung chính, thông điệp cùng những cảnh quay đắt giá. + Phần kết thúc: Tóm tắt lại nội dung đã giới thiệu hoặc khẳng định về vai trò, ý nghĩa của bộ phim. - Kiểu văn bản: Kiến nghị về một vấn đề đời sống - Nội dung: Đưa ra kiến nghị, đề xuất trước một vấn đề, tình huống nào đó trong đời sống - Cách triển khai và hình thức trình bày + Có đầy đủ các yếu tố của một văn bản hành chính công vụ như quốc hiệu, tiêu ngữ, ký tên,... + Cung cấp thông tin về người viết kiến nghị + Khái quát bối cảnh viết kiến nghị + Trình bày cô đọng về các vấn đề liên quan + Bày tỏ mong muốn kiến nghị được xem xét, giải quyết. Hoạt động Thực hành đọc a. Mục tiêu: Vận dụng kĩ năng đọc qua văn bản 1,2,3 để thực hành đọc hiểu văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM GV Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn cho HS về nhà đọc văn bản. Sau khi đọc cần ghi lại vào vở các ND sau: 1. Thông điệp chính của văn bản 2. Cách triển khai thông tin trong văn bản 3. Tìm hiểu khái niệm “dấu chân sinh thái” và thực hành đo “dấu chân sinh thái” của bản thân theo những chỉ dẫn trong văn bản HS báo cáo kết quả/GV nhận xét chốt kiến thức vào đầu giờ sau II. THỰC HÀNH ĐỌC VĂN BẢN Văn bản: “Dấu chân sinh thái” của mỗi người và thông điệp từ Trái Đất 1. Thông điệp chính của văn bản Mỗi người hãy thức tỉnh và thân ái hơn với Trái Đất, với Mẹ Thiên Nhiên và với nhau. 2. Cách triển khai thông tin trong văn bản - Theo trật tự thời gian, theo quan hệ nhân quả,… - Đưa thông tin khách quan, người viết công phu tra cứu tài liệu, tiếp cận thực tế và ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận những gì mình thu nhận được,… 3. Tìm hiểu khái niệm “dấu chân sinh thái” và thực hành đo “dấu chân sinh thái” của bản thân theo những chỉ dẫn trong văn bản: - Dấu chân sinh thái (thuật ngữ tiếng Anh: ecological footprint) là một thuật ngữ mới được sử dụng vào những năm 1990 bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học British Columbia là William E. Rees và Mathis Wackernagel. Theo đó, dấu chân sinh thái là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ các-bon đi-ô-xít, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải. - Mỗi người hãy thực hành đo “dấu chân sinh thái” của bản thân sao cho kết quả lí tưởng đạt được phải nhỏ hơn hoặc bằng 1. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (10 P) GV nêu nhiệm vụ: viết văn bản kiến nghị theo một trong hai tình huống sau: (1) Có một bộ phim rất hay; liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể. Em thay mặt tập thể lớp viết một văn bản đề nghị cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm và nhà trường tổ chức cho lớp (hoặc các lớp cùng khối 8) đi xem phim đó. (2) Trong khu vực gia đình em ở, có một địa điểm kinh doanh karaoke nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật, gây ồn ào, thậm chí nhiều lần để xảy ra xô xát,…ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của cả khu vực. Em hãy giúp các gia đình trong khu vực viết một văn bản kiến nghị gửi công an hoặc Ủy ban nhân dân địa phương để nêu ý kiến và kiến nghị giải quyết tình trạng đó. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hướng dẫn về nhà: - Tìm đọc 1 số văn bản có cùng thể loại và nội dung tương tự bài 9,10 - Thực hiện các phiếu học tập theo nhóm (3 nhóm: nhóm 1: PHT 1, nhóm 2: PHT 2, nhóm 3: PHT 3) Phiếu 01: PHIẾU GHI CHÉP ĐỌC MỞ RỘNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Tên văn bản:………………………………………………… Tên người viết:…………………………………………………. Xuất xứ/ Nguồn trích dẫn:........................................................... 1. Nội dung chính của văn bản ........................................................................................................................... 2. Luận đề ............................................................................................................................ 3. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu ............................................................................................................................ 4. Vai trò của luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong việc thể hiện luận đề ........................................................................................................................... Phiếu 02: PHIẾU GHI CHÉP ĐỌC MỞ RỘNG VỀ VĂN BẢN THÔNG TIN Tên văn bản:………………………………………………….... Tên người viết:…………………………………………………. Xuất xứ/ Nguồn trích dẫn:............................................................ Tiểu loại (VB giải thích một hiện tượng tự nhiên/ VB giới thiệu một bộ phim): .......................................................................................................... 1. Cách triển khai thông tin trong VB ............................................................................................................................ 2. Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng và hiệu quả biểu đạt của phương tiện phi ngôn ngữ ............................................................................................................................ 3. Thông điệp ý nghĩa rút ra từ VB (Liên hệ với xã hội đương đại) ............................................................................................................................ Phiếu 3: THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM ĐỌC MỞ RỘNG Yêu cầu: Thống kê tên các văn bản đã đọc: Văn bản nghị luận văn học Văn bản thông tin …… …… …….. ----------------------------------

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.