Danh mục
KHBD NGỮ VĂN 7 TUẦN19
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 23:30 19/01/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 424,7kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Trường THCS Hồng Thái Tây Tổ KHXH Gv Nguyễn Thị Lan BÀI 6 BÀI HỌC CUỘC SỐNG Môn : Ngữ văn, Lớp 7 Số tiết: 12 tiết Ngày soạn: 13/1/2024 Ngày giảng: 16/1/2024 TIẾT 73 Văn bản 1: ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG Truyện ngụ ngôn Việt Nam I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề. - Biết kể lại một truyện ngụ ngôn: kể đúng cốt truyện, có cách kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn. - Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần. - Hiểu được đặc điểm và chức năng của thành ngữ, đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. - Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. - Có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện. b. Năng lực riêng: - Đọc-hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Nhận diện thể loại, kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường và những ngụ ngôn khác. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học. 3. Phẩm chất: - Hình thành và phát triển ở HS: Trách nhiệm học hỏi cái tốt; phê phán cái xấu, cái không phù hợp. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. *Công cụ kiếm tra đánh giá: câu hỏi, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi: Nhìn hình đoán tục ngữ? GV đưa ra hình ảnh, HS dựa vào những hình ảnh đó để đoán về câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV dẫn dắt vào bài mới: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, đúng vậy, không chỉ học ở nhà trường, mà chúng ta còn học được ở nhiều nơi trong cuộc sống: học qua những chuyến đi, học qua việc tiếp xúc với người từng trải, hiểu biết....Chúng ta có thể học suốt đời nhờ những nguồn tài liệu vô tận đó. Đến với bài học này, các em sẽ được làm quen và tìm hiểu hai thể loại sáng tác là truyện ngụ ngôn và tục ngữ. Đi sâu tùm hiểu những câu chuyện ngắn gọn và chứa đựng muôn vàn bài học bổ ích... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2. 1: Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn (20 phút) a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm, đặc điểm của truyện ngụ ngôn b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm. + GV chia lớp thành 4 nhóm và hoàn thành Phiếu học tập tìm hiểu kiến thức về truyện ngụ ngôn. + Thời gian: 5 phút + Nêu khái niệm về tục ngữ và thành ngữ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập và câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV chốt và mở rộng kiến thức. * TRI THỨC NGỮ VĂN Truyện ngụ ngôn - Khái niệm: là hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió. - Một số đặc điểm của truyện ngụ ngôn + Hình thức: ngắn gọn, được viết bằng thơ hoặc văn xuôi. + Nhân vật: con người hoặc con vật, đồ vật được nhân hóa. + Mục đích: thường nêu lên những tư tưởng, đạo lí hay bài học cuộc sống bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có thể pha yếu tố hài hước. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu văn bản Hoạt động 2.2.1: Đọc và tìm hiểu chung (15 phút) a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc văn bản trước lớp - Đọc diễn cảm, lưu loát, ngắt nghỉ đúng; chú ý lời đối thoại của các nhân vật. - Gọng đọc hài hước, dí dỏm pha mỉa mai, châm biếm. - Gv giải thích một số từ khó cho học sinh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu các yếu tố của truyện ngụ ngôn: thể loại, xuất xứ, ngôi kể, PTBĐ, bố cục, tóm tắt - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích a. Đọc - Đọc diễn cảm, lưu loát, ngắt nghỉ đúng; chú ý lời đối thoại của các nhân vật. - Gọng đọc hài hước, dí dỏm pha mỉa mai, châm biếm. b. Chú thích - Quan: đơn vị tiền tệ thời xưa - Ngàn: rừng, vùng rừng - Phá hoang: khai khẩn đất tự nhiên để cày, cấy, trồng trọt - Tinh: toàn, hoàn toàn 2. Tác phẩm - Thể loại: Truyện ngụ ngôn - Xuất xứ: Theo Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Truyện cổ nước Nam, tập 1, Thăng Long, 1958, tr101-102 - Ngôi kể: ngôi thứ 3 - PTBĐ: tự sự - Bố cục: 2 phần + Phần 1: Từ đầu đến “bày ra bán”: Người thợ mộc cùng những lời khuyên của người qua đường. + Phần 2: Còn lại: Hậu quả của việc “đẽo cày giữa đường” của anh thợ mộc. - Tóm tắt + Một người thợ mộc bỏ ra 300 quan tiền mua gỗ về đẽo cày để bán. + Mỗi lần có khách ghé vào coi và góp ý về việc đẽo cày anh ta đều làm theo. + Cuối cùng, chẳng có ai đến mua cày, bao nhiêu vốn liếng đi sạch. Hoạt động 2.2.2: Khám phá văn bản (60 phút) a. Mục tiêu: - Phân tích được nhân vật ngụ ngôn (anh thợ mộc), từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm mà tác giả gửi gắm qua văn bản. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: Tìm hiểu văn bản * Tìm hiểu hoàn cảnh của anh thợ mộc (5 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu học sinh chia làm 4 nhóm và hoàn thành phiếu học tập. + Nhóm 1,2 thực hiện PHT số 1: hoàn cảnh anh thợ mộc Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức TIẾT 2 * Tìm hiểu Những lần góp ý và hành động của anh thợ mộc (25 phút) + Nhóm 3,4 thực hiện PHT số 2: Những lần góp ý và hành động của anh thợ mộc Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Khám phá văn bản 1. Nhân vật ngụ ngôn (anh thợ mộc) a. Hoàn cảnh của anh thợ mộc - Nghề nghiệp: thợ mộc - Công việc: Đẽo cày - Nơi làm việc: cửa hàng ở bên đường - Hành động: Bỏ ra “ba trăm quan tiền” mua gỗ về đẽo cày để bán.  Công việc chân tay, mang hết gia tài để đầu tư vào công việc của mình. b. Những lần góp ý và hành động của anh thợ mộc * Người thứ nhất: - “ Phải đẽo cày cho cao, cho to thì mới dễ cày” - Anh thợ mộc: Cho là phải, đẽo cày vừa to vừa cao * Người thứ hai: - “Đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày” - Anh thợ mộc: Cho là phải, lại đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp * Người thứ ba: - Đẽo cày cho thất cao, thật to gấp đôi, gấp ba để voi cày được - Anh thơ mộc: Liền đẽo ngay một lúc bao nhiêu cày to, gấp năm, gấp bảy thứ thường * Kết quả - Chẳng ai đến mua, gỗ hỏng hết, vốn liếng đi sạch * Nguyên nhân - Nguyên nhân trực tiếp: + Do không có người mua. + Không có ai nói voi đi cày ruộng. - Nguyên nhân gián tiếp: + Do bản tính anh nông dân hiền lành, dễ tin người, thiếu hiểu biết, không có chính kiến của riêng mình. - HS rút ra bài học: 5 phút Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi gợi mở: + Em hiểu gì về nhan đề “Đẽo cày giữa đường”? + Từ truyện này, em rút ra được bài học gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Bài học rút ra - Phải luôn tin tưởng vào bản thân, học cách chủ động và có chính kiến của mình trong bất cứ công việc nào. - Cần tránh việc để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc của mình. Hướng dẫn HS tổng kết: 5 phút Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Nhân vật ngụ ngôn: Anh thợ mộc.. - Tình tiết truyện đơn giản - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, hóm hỉnh pha châm biếm. 2. Nội dung Mượn câu chuyện về người thợ mộc để ám chỉ những người thiếu chủ kiến khi làm việc và không suy xét kĩ khi nghe người khác góp ý. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi RUNG CHUÔNG VÀNG 1. Truyện “Đẽo cày giữa đường” thuộc thể loại truyện dân gian nào?  Ngụ ngôn 2. Truyện “Đẽo cày giữa đường” được kể theo ngôi thứ mấy?  Ngôi thứ 3 3. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Đẽo cày giữa đường” là gì?  Tự sự 4. Trong truyện, có mấy người đã tham gia góp ý cho anh thợ mộc?  3 người 5. Người thứ hai đã góp ý cho anh thợ mộc như thế nào?  Đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày 6. Kết quả của anh thợ mộc khi nghe theo những lời góp ý của người khác là gì?  Chẳng ai đến mua, gỗ hỏng hết, vốn liếng đi sạch 7. Sau khi học xong truyện “Đẽo cày giữa đường”, em rút ra cho mình bài học gì?  Phải có chứng kiến, chọn lọc ý kiến… - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. . Rút kinh nghiệm ----------------------------------------- Ngày soạn: 13/1/2024 Ngày giảng: 19/1/2024 TIẾT 75 Văn bản 2. ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG Trang Tử I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm được nội dung bài học và những tri thức cơ bản về văn bản, tiếng Việt phục vụ bài học. - HS nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề; nhận biết được thông điệp, bài học mà VB muốn gửi đến người đọc. 2. Năng lực a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ếch ngồi đáy giếng. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Ếch ngồi đáy giếng. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - HS có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian hay của người xưa để rèn các đức tính: khiêm tốn, cẩn trọng, kiên trì, nhân nghĩa, có trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. *Công cụ kiếm tra đánh giá: câu hỏi, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV đọc câu đố dẫn vào bài: Mắt lồi mồm rộng Sấm động mưa rào Tắm mát rủ nhau Hát bài ộp ộp… - Là con gì?  Con ếch - GV dẫn dắt vào bài mới: Chắc hẳn chúng ta không ai xa lạ với hình ảnh con ếch, và câu nói “Ếch ngồi đáy giếng” cũng vậy. Không chỉ đơn thuần là một con vật gần gũi, mà qua nhân vật đó, tác giả đã gửi gắm những bài học vô cùng đắt giá và có giá trị đến bây giờ. Để tìm hiểu điều đó, chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay “Ếch ngồi đáy giếng” Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Đọc và tìm hiểu chung (10 phút) a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Theo em, chúng ta nên đọc văn bản với giọng như thế nào? Cần chú ý điều gì khi chúng ta đọc bài? - Gv giải thích một số từ khó cho học sinh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm “Ếch ngồi đáy giếng” Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích a. Đọc Đọc rõ ràng, rành mạch, thể hiện được sự ngông nghênh, kiêu ngạo của ếch, xen chút hài hước; chú ý chỉ dẫn đọc màu vàng bên phải mỗi phần. b. Chú thích - Đi đời nhà ma: chết , mất, mất hết - Biển đông: biển ở phía đông - Vô: vào - Lăng quăng: con bọ gậy, ấu trùng của muỗi 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Trang Tử (369- 286 TCN - Là một triết gia nổi tiếng của Trung Quốc - Thể loại sáng tác: thư kinh, sử kí… - Sáng tác tiêu biểu: sách Trang Tử (Nam Hoa Kinh), Sử kí Tư Mã Thiên… b. Tác phẩm - Thể loại: Truyện ngụ ngôn - Xuất xứ: - Trích trong Thu Thủy ( thiên thứ 17) của sách Trang Tử - Ngôi kể: Thứ ba - PTBĐ: tự sự - Bố cục: 2 phần + Phần 1: Từ đầu đến “coi cho biết” : Cuộc sống của con ếch bên trong giếng sụp. + Phần 2: Còn lại: Con rùa cho ếch biết về cuộc sống của mình ngoài biển đông. - Tóm tắt: Bài văn kể về một con ếch cảm thấy cuộc sống của mình bên trong cái giếng nhỏ là sung sướng, tự do nhất đời, mời con rùa biển đông vào giếng chơi cho biết. Con rùa không thể chui vừa cái giếng nhỏ, bèn nói cho ếch nghe về sự rộng lớn của biển đông. Con ếch nghe về biển bèn mới thu mình lại, hoảng hốt, bối rối. Hoạt động 2: Khám phá văn bản (22 phút) a. Mục tiêu: - Phân tích được nhân vật ngụ ngôn (ếch, rùa), quá trình thay đổi của ếch, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm mà tác giả gửi gắm qua văn bản. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: Tìm hiểu văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Câu chuyện có mấy nhân vật chính? + Tìm hiểu về nhân vật ếch (không gian sống, không gian vận động, đối tượng tiếp xúc…) + Tìm hiểu về nhân vật rùa (không gian sống, thời gian sống, trải nghiệm…? + So sánh hai nhân vật ếch và rùa. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, mở rộng kiến thức: + Nhân vật đại diện cho những người có vốn hiểu biết và vốn sống hạn hẹp nhưng lại tự cho rằng mình hiểu biết và tự mãn với những gì mình có. + Nhân vật đại diện cho những người có vốn hiểu biết và vốn sống phong phú, đã đi nhiều, có nhiều trải nghiệm. II. Khám phá văn bản 1. Nhân vật ngụ ngôn (ếch và rùa  con vật được nhân hóa) a. Nhân vật ếch - Không gian sống: cái giếng sụp  Chật hẹp - Không gian vận động: Chỉ từ miệng giếng vào trong giếng  Chật hẹp - Đối tượng tiếp xúc: (lăng quăng, con cua, nòng nọc…)  những con vật nhỏ bé  Sống trong không gian chật hẹp, Tự cảm thấy “sung sướng” với cái không gian bé nhỏ của mình đang sống.  Ếch chưa hề biết đến sự rộng lớn và bao điều mới lạ của thế giới bên ngoài. b. Nhân vật rùa - Không gian sống: biển  rộng lớn - Thời gian sống: sống lâu (lớn đến nỗi không vào được trong giếng). - Trải nghiệm: đã đi đây đi đó, biết nhiều điều, chứng kiến nhiều điều  Rùa lùi lại, không quan tâm đến cái giếng bé nhỏ của ếch và kể cho ếch biết niềm “sung sướng” mà rùa được trải nghiệm “cái vui lớn của biển đông”  Môi trường sống, không gian sống, đối tượng tiếp xúc có ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của cả ếch và rùa Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn: - Hình thức: chia lớp làm 4 nhóm + Nhóm 1+3: Những điều gì làm cho con ếch trong truyện “Ếch ngồi đáy giếng” cảm thấy sung sướng? + Nhóm 2+4: Sau khi nghe rùa biển kể, tại sao ếch lại “ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối”? - Thời gian: 5 phút, cử đại diện nhóm lên báo cáo Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Quá trình thay đổi của ếch a) Ban đầu: ếch tự tin, sung sướng - Sung sướng vì có cuộc sống tự do, tự tại + Có thể nhảy ra khỏi giếng; nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng… + Ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng + Bơi trong nước thì nước đỡ nách và nách; nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tôi tới mắt cá - Sung sướng vì thấy những con vật khác không bằng mình + Ngó lại phía sau, thấy những con loăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng tôi. - Sung sướng vì tự hào với địa vị “chúa tể” của mình ở trong giếng + Một mình chiếm một chỗ nước tụ + Tự do bơi lội trong một cái giếng sụp + Còn gì vui hơn nữa?  Hỏi để khẳng định - Sung sướng đến nỗi khoe khoang với rùa về thế giới trong giếng của mình Ếch nói với rùa: “Sao anh không vô giếng tôi một lát coi cho biết?” b) Những thay đổi của ếch sau khi nghe rùa biển kể - Ngạc nhiên: Vì sự vĩ đại của biển nằm ngoài hiểu biết của ếch  Ếch hoàn toàn bất ngờ - Thu mình lại: Niềm vui và niềm tự hào của ếch bị thay thế bởi cảm giác nhỏ bé trước sự vĩ đại của biển. - Hoảng hốt, bối rối: Cảm giác của ếch khi mất niềm tin (bối rối) vào những điều ếch đã tin và tự hào trước đây, choáng ngợp (hoảng hốt) trước những điều mới mẻ, lớn lao, vĩ đại Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Qua câu chuyện của con ếch, em rút ra cho mình những bài học gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. GV hướng dẫn HS tổng kết: 3 phút Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 3. Bài học rút ra - Câu chuyện ngầm phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao. - Khuyên con người nên khiêm tốn, luôn lắng nghe, học hỏi, tìm hiểu những điều thú vị xung quanh cuộc sống của mình. - Khuyên con người nên thích nghi với mọi hoàn cảnh sống. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Nhân vật ngụ ngôn: nhân vật con vật được nhân hóa - Tình tiết truyện đơn giản - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, hóm hỉnh pha châm biếm. 2. Nội dung Câu chuyện kể cuộc đối thoại giữa rùa và biển. Từ đó gửi gắm bài học cách sống, về cách nhìn nhận cuộc sống của mỗi con người Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Viết một đoạn văn (khoảng 6- 8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng (GV giao về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: 1. Trong cuộc sống, có nhiều câu chuyện tương tự như truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Em hãy nêu lên một câu chuyện như thế. 2. Tìm một số câu thành ngữ/ tục ngữ/ ca dao có nội dung liên quan đến câu truyện? - Coi trời bằng vung - Chủ quan khinh địch - Thùng rỗng kêu to - Con cóc nằm góc bờ ao Lăm le lại muốn đớp sao trên trời. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - yêu càu HS làm về nhà và kiểm tra vào đầu giờ sau. . Rút kinh nghiệm ------------------------------------- Ngày soạn: 13/1/2024 Ngày giảng: 19/1/2024 TIẾT 76 Văn bản 3. CON MỐI VÀ CON KIẾN Nam Hương I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm được nội dung bài học và những tri thức cơ bản về văn bản, tiếng Việt phục vụ bài học. - HS nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề; nhận biết được thông điệp, bài học mà VB muốn gửi đến người đọc. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Con mối và con kiến - Năng lực đọc hiểu, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Con mối và con kiến. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - HS có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian hay của người xưa để rèn các đức tính: khiêm tốn, cẩn trọng, kiên trì, nhân nghĩa, có trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. *Công cụ kiếm tra đánh giá: câu hỏi, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV đọc câu đố dẫn vào bài: Câu đố 1. Con gì bé tí Đi lại từng đàn Kiếm được mồi ngon Cùng tha về tổ Là con gì?  Con kiến Câu đố 2 Con gì ăn gỗ cả ngày Chuyên môn đục phá giường này tủ kia? Là con gì?  Con mối - GV dẫn dắt vào bài mới: Câu đố của cô đã nhắc đến hai con vật nhỏ bé là con mối và con kiến. Trong thế giới ấy, có những con mối và con kiến hiện lên với hai trạng thái đối lập nhau. Muốn biết tại sao chúng lại trái ngược nhau thì chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu văn bản ngày hôm nay Con mối và con kiến. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Đọc và tìm hiểu chung (10 phút) a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Theo em, chúng ta nên đọc văn bản với giọng như thế nào? - Gv giải thích một số từ khó cho học sinh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả Nam Hương - Hoàn thiện phiếu học tập cá nhân để tìm hiểu những nét chung về tác phẩm (xuất xứ, PTBĐ, bố cục…) Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi, hoàn thiện phiếu học tập - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích a. Đọc - Gọi 3 học sinh Đọc phân vai - Giọng đọc: to, rõ ràng, biểu cảm được tính cách nhân vật b. Chú thích - Ồ ề: dáng mập và chậm chạp - Ghế chéo: ghế chân chéo, có lưng tựa - Vun thu: vun vén, thu xếp, chăm lo - Xứ sở: nơi ở, quê hương, đất nước 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Nam Hương (1899- 1960) - Quê: Hà Nội - Sáng tác nhiều thơ ngụ ngôn và thơ thiếu nhi - Các tác phẩm chính: Ngụ ngôn mới, Gương thế sự, Tập thơ ngụ ngôn... b. Tác phẩm - Thể loại: Truyện ngụ ngôn - Xuất xứ: trích trong Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III do Nguyễn Cừ - Phan Trọng Thương biên soạn và tuyển chọn. Xuất bản tại NXB Giáo dục năm 1999, tr. 805. - PTBĐ: tự sự kết hợp biểu cảm - Bố cục: 2 phần - Tóm tắt: Văn bản thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Trong khi mối không muốn lao động, chỉ biết hưởng thụ trước mắt, nghĩ đến bản thân, thì kiến không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, sống có trách nhiệm với cộng đồng. Qua đó, câu chuyện khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững. Hoạt động 2.2: Khám phá văn bản (22 phút) a. Mục tiêu: - Phân tích được quan niệm sống của kiến và mối, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm mà tác giả gửi gắm qua văn bản. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: Tìm hiểu văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV áp dụng kĩ thuật: THINK- PAIR-SHARE - Hình thức: tạo nhóm cặp đôi theo bàn - Yêu cầu: trình bày quan niệm sống của mối và kiến theo bảng gợi ý sau - Thời gian: 5 phút + GV hỏi mở rộng : theo em, thiện cảm của tác giả dành cho mối hay kiến ? Vì sao ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, mở rộng kiến thức: Như vậy, tác giả đã xây dựng hai nhân vật với những nét đối lập nhau. Chúng ta có thể nhận thấy rõ rằng con kiến được xây dựng với tính cách chăm chỉ, cần cù. Ngược lại, con mối lại có tính cách lười nhác, lười biếng. Liệu có ẩn ý sâu xa gì nữa không qua hai hình tượng nhân vật đó. Phải chăng là sự đối lập của 2 bộ phận con người trong XH. II. Khám phá văn bản 1. Quan niệm sống của mối và kiến a. Quan niệm sống của mối - Không muốn lao động, sợ vất vả + Ngồi trong nhà nhìn ra ngoài + Ngồi tựa lưng trên chiếc ghế chéo, bên bàn tròn + Lười vận động nên cơ thể béo mập và chậm chạp + Nói với kiến: Kiến ơi các chú/ Tội tình gì lao khổ lắm thay!  NT nhân hóa - Chỉ biết hưởng thụ trước mắt, chỉ biết nghĩ đến bản thân: + Ăn no béo trục, béo tròn + Chỉ biết an hưởng nhà cao cửa rộng,tủ hòm + Không nhận ra đó chỉ là cuộc sống đó là tạm bợ  không được dài lâu  Hậu quả: nhà đổ xuống  “Đi đời các anh”  NT nhân hóa b. Quan niệm sống của kiến - Không ngại vất vả, chăm chỉ lao động + Sẵn sàng ra ngoài làm việc, dù vất vả, khiến cơ thể gầy gò + Ý thức: Hễ có làm thì mới có ăn - Biết lo xa, sống có trách nhiệm vì cộng đồng + “Sinh tồn là cuộc khó khăn”  chủ động, chuẩn bị kĩ cho tương lai + Quan tâm đến mọi người “địa cầu muôn loại” + Ý thức: “Vì đàn vì tổ, vun thu xứ sở”  Kết quả: Cuộc sống no đủ, hạnh phúc Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Qua văn bản “Con mối và con kiến”, em rút ra cho mình những bài học gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Bài học rút ra - Sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân, chỉ biết hưởng thụ mà không lao động thì cuộc sống tốt đẹp trước mắt sẽ không được bền lâu - Trách nhiệm của mọi người đối với cộng đồng, dân tộc, đất nước. Phải biết yêu thương, biết “vì đàn vì tổ, vun thu xứ sở” GV hướng dẫn HS tổng kết: 3 phút Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, độc đáo, đặc sắc. - Sử dụng nhân hóa. - Lời thơ ngắn gọn nhưng thâm thúy. - Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện loài người. 2. Nội dung Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Từ đó khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi “BÍ MẬT TRONG HỘP QUÀ” 1. Văn bản Con mối và con kiến thuộc thể loại truyện gì?  Truyện ngụ ngôn 2. Tác giả đã sử dụng BPNT gì trong hai câu thơ: “Mối gọi bảo: Kiến ơi các chú” “Nhà kia đổ xuống đi đời các anh”  BPNT Nhân hóa 3. “Chúng ta đây chẳng hề khó nhọc Mà ồ ề béo trục béo tròn” Là câu thơ miêu tả con mối hay con kiến?  Con mối 4. Quan niệm sống của kiến trong bài thơ là gì?  Có làm thì mới có ăn, vì cộng đồng 5. Đọc thuộc lòng bài thơ. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng (giao về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu hs: Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ văn bản “Con mối và con kiến”. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. . Rút kinh nghiệm

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.