Danh mục
KHBD Văn 9 tuần 30 (tiếp)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 22:00 18/04/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 20,3kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 16/4/2024 Ngày giảng: 19/4/2024 Tiết 150 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TẬP LÀM VĂN) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống. - Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương. * HS khuyết tật: nắm được 70% kiến thức. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: tìm được một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình. -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ và đánh giá được về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương. - Làm được một bài văn hoàn chỉnh để trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó ở địa phương với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất -Yêu nước: tích cực chủ động tham gia vào các vấn đề mang tính xã hội tại địa phương -Chăm chỉ: cố gắng học tập để vươn lên đạt kết quả tốt -Trách nhiệm: biết tuyên truyền những hiểu biết học được về một đề xã hội tới bạn bè, người thân. II. Thiết bị dạy học và học liệu Gv: Nghiên cứu Sgk, Sgv, TL chuẩn KT- KN, TLTK, chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học: ti vi, PHT Hs: Đọc- Trả lời câu hỏi Sgk III. Tiến trình dạy học 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a. Thời gian: 5 phút b. Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới c. Nội dung: Gv hỏi, HS trả lời d. Sản phẩm: Câu trả lời của HS đ. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập -GV cho HS quan sát một số hình ảnh về vấn đề XH, môi trường... ? Em hãy gọi tên những vấn đề được đề cập qua hình ảnh quan sát được? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS phát biểu, trình bày ý kiến Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, bổ sung, dẫn dắt vào bài 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Thời gian: 10 phút b. Mục tiêu: - Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống - Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương. c. Nội dung: Quan sát vào ví dụ SGK trả lời câu hỏi của GV để hệ thống kiến thức d. Sản phẩm: Cá nhân- nhóm HS trả lời các câu hỏi gv đưa ra. đ.Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ ? Em hãy kể tên những sự việc, hiện tượng của đời sống đáng chú ý ở địa phương em? ? Nhắc lại yêu cầu và cách làm một bài nghị luận ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận cho ý kiến Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày ý kiến thảo luận (GV chú ý HS khuyết tật) *Dự kiến sản phẩm: - Vấn đề tích cực: Gương người tốt việc tốt... -Vấn đề tiêu cực:.... - HS căn cứ ghi nhớ trình bày bài nghị luận Bước 4: Kết luận, nhận định GV kết luận, nhận định, giáo dục HS 3. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP a. Thời gian: 15 phút b. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập luyện tập c. Nội dung: HS thực hiện theo yêu cầu của GV từ bài 19 d. Sản phẩm: Phần trình bày viết ra giấy của HS đ. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ -GV cho HS suy nghĩ, trình bày cá nhân ? Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân - HS trao đổi nhóm tổ Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày ý kiến phần chuẩn bị ở nhà - Đại diện nhóm trình bày Bước 4: Kết luận, nhận định GV kết luận, nhận định, giáo dục HS Giáo viên nhắc lại yêu cầu và cách làm một bài nghị luận về các vấn đề ở địa phương. 1. Yêu cầu: Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương. 2. Cách làm: a. Chọn bất cứ sự việc, hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương về tất cả các lĩnh vực của đời sống như:- - Gương người tốt, việc tốt; học sinh nghèo vượt khó; đấu tranh chống tiêu cực; giúp đỡ người nghèo; giúp đỡ các gia đình chính sách. - Quan hệ tình cảm trong gia đình, nhà trường, xã hội... - Vấn đề môi trường, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường... b. Phải bày tỏ rõ thái độ, tình cảm của mình trước các sự việc hiện tượng được nói đến trong bài viết. - Thái độ khen, chê, đồng tình, phản đối... - Tình cảm nồng nhiệt, xúc động, cảm phục, phẫn nộ... -H trình bày bài viết theo nhóm tổ các nội dung bài viết được chuẩn bị - Học sinh trình bày (trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà + Cá nhân trình bày trước tổ, tổ cho ý kiến nhận xét, bổ sung + Tổ lựa chọn 2 bài viết tốt nhất để đại diện trình bày trước lớp - Giáo viên cho HS nhận xét cụ thể, đánh giá điểm/ GV chốt 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Thời gian: 15 phút b. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn c. Nội dung: HS thực hiện theo yêu cầu của GV d. Sản phẩm: Bài viết của HS đ. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ ? Viết một đoạn văn nghị luận về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày ý kiến thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định GV kết luận, nhận định, giáo dục HS HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Hoàn thiện các bài tập, tiếp tục tìm hiểu các vấn đề địa phương. - Soạn bài: Biên bản. Luyện tập viết Biên bản

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.