
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 00:26 24/10/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 418,7kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Bài 3 YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ Thời gian thực hiện: (số tiết:18 ) - Thương người như thể thương thân? (Tục ngữ Việt Nam) - Niềm vui được chia sẻ, niềm vui sẽ nhân đôi. Nỗi buồn được chia sẻ, nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa! MỤC TIÊU CHUNG BÀI 3 1. Về kiến thức - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai VB; - Tác hại của sự vô cảm, sức mạnh của giá trị nhân văn, tình yêu thương, chia sẻ từ 3 văn bản . - Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do VB đã đọc gợi ra; - Nhận biết được cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và hiểu được tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ này để mở rộng thành phần chính của câu. - Nhận biết được cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và hiểu được tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ này để mở rộng thành phần chính của câu.. - Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; - Biết nói về một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. - Biết đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh. 2. Về năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học: Tự học các tác phẩm truyện. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung của các văn bản; sáng tạo trong nghệ thuật khi phân tích một vấn đề trong tác phẩm, trong thực hành tiếng Việt. - Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm. - Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái: Biết đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản than, gia đình, cộng đồng, xã hội; có tinh thần đấu tranh với những quan điểm thiếu lành mạnh, trái đạo lý. - Chăm chỉ, trung thực trong quá trình học tập và làm bài. Ngày soạn: 22/10/2024 Ngày giảng:24,26/10/2024 Tiết 25,26,27 GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN – Văn bản 1: CÔ BÉ BÁN DIÊM (An-đéc-xen) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Người kể chuyện ngôi thứ 3. - Cốt truyện, nhân vật, đặc sắc nghệ thuật của văn bản - Những nét tiêu biểu về nhà văn An-đéc-xen - Cảnh ngộ và nỗi khổ cực của cô bé bán diêm - Niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: Tự học các tác phẩm truyện. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung của các văn bản; sáng tạo trong nghệ thuật khi phân tích một vấn đề trong tác phẩm. + Đọc hiểu nội dung: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm. - Nhận biết được chủ đề của văn bản. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn. + Đọc hiểu hình thức: - Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngắn như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Biết đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản than, gia đình, cộng đồng, xã hội; có tinh thần đấu tranh với những quan điểm thiếu lành mạnh, trái đạo lý II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Máy chiếu, máy tính. - Tranh ảnh về nhà văn An-đéc-xen và video câu chuyện “Cô bé bán diêm” 2. Học liệu - SGK, SGV, Phiếu học tập, Tài liệu tham khảo. - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Công cụ kiểm tra đánh giá: Câu hỏi kiểm tra III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Câu hỏi kiểm tra: Kể tên các văn bản thuộc chủ đề “Gõ cửa trái tim”? Từ các văn bản trên em rút ra được cho mình bài học gì? - Bài học yêu thương, trân trọng gia đình. Trách nhiệm đối với ông bà cha mẹ, anh em ruột thịt… 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:Giờ trước các em đã học tiết 1 của chủ đề yêu thương và chia sẻ. Hãy cho cô và các bạn biết: điều kì diệu nhất của yêu thương là gì? -Con người cần tình yêu thương như cỏ cây cần ánh nắng, và điều đó càng ý nghĩa hơn khi ở trong những thời điểm đặc biệt. Một trong những thời điểm cô muốn nói đến là khi chuyển giao từ năm cũ sáng năm mới.?Hãy cho cô và các bạn biết thời điểm đó được gọi là gì?Điều gì khiến em ấn tượng nhất trong thời điểm đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. -Dự kiến sản phẩm:Tối 30 Tết, đêm giao thừa, mọi nhà đều náo nức chuẩn bị đón năm mới. Đây là thời điểm thiêng liêng của thiên nhiên đất trời và con người là lúc để mọi người trong gia đình quây quần chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Ở ngoài đường phố rực rỡ ánh đèn, cờ hoa, có nơi tổ chức bắn pháo hoa chào năm mới, mọi người diện quần áo mới vui vẻ cùng nhau đi chơi chúc tết... ( GV chiếu hình ảnh đêm giao thừa) ? Ở các nước Châu âu có ngày lễ nào đón năm mới? - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở châu Âu, Noel là một ngày quan trọng. Đó là ngày Chúa Jesu ra đời. Sau đêm Noel sẽ là năm mới. Tất cả mọi người ở các nước Phương Tây và những người theo đạo thiên chúa đều coi đó là thời khắc thiêng liêng trong cuộc đời họ. Như vậy, cả các nước Phương Đông và P Tây, đêm giao thừa đều vô cùng ý nghĩa. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải tất cả đều hạnh phúc, những mảnh đời bất hạnh vẫn còn đâu đó trong cuộc đời và với cái nhìn của nhà văn những cuộc đời bất hạnh đó như một bức tranh về mặt trái của xã hội. Và điều mà nhà văn gửi gắm trong đó lại chính là một tấm lòng nhân ái bao la. Vậy giờ học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số phận một cuộc đời bất hạnh và một trái tim giàu tình thương như vậy qua văn bản: Cô bé bán diêm của nhà văn Anđecxen. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (115 phút) Hoạt động 2.1 Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn ( 10 phút) a. Mục tiêu: - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, nhận biết được đặc điểm của nhân vật trong VB. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Nội dung Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ NV 1: ? Đọc một số câu ca dao tục ngữ. thành ngữ nói về ý nghĩa của yêu thương chia sẻ trong cuộc sống? -HS đọc, bổ sung NV2: -GV yêu cầu HS đọc thông tin trong phần giới thiệu bài học -GV nhấn mạnh ý nghĩa của yêu thương và chia sẻ - GV yêu cầu HS đọc phần tri thức ngữ văn trong SGK và trả lời câu hỏi: ? Khi nói về một nhân vật, em thường nghĩ đến những đặc điểm nào của nhân vật đó? ? Nhắc lại người kể chuyện ngôi thứ nhất trong các VB trước em đã được học. Theo em, trong các VB truyện kể, ngoài người kể chuyện ngôi thứ nhất, còn có thể có người kể chuyện ngôi khác được không? ? Theo các em khi đọc VB chúng ta nên đọc với giọng điệu ntn? Cần chú ý điều gì trong quá trình đọc và nghe bạn đọc? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thảo luận - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức . -Cần đọc to rõ ràng, nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả hình ảnh em bé bán diêm trong đêm giao thừa, giọng điệu trầm buồn khi em bé đối diện với hiện thực phũ phàng, giọng vui sướng, hạnh phúc mỗi khi ảo tưởng hiện ra. Phần cuối truyện có giọng điệu trầm tư, suy ngẫm - Dự kiến sản phẩm: + Những đặc điểm của một nhân vật trong truyện kể: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, thế giới nội tâm. + Trong truyện kể, ngoài người kể chuyện ngôi thứ nhất, còn có người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Hoạt động 2.2. Đọc- hiểu văn bản Hoạt động 2.2.1 Đọc và tìm hiểu chung (20 phút) B1: Chuyển giao nhiệm vụ 1 (GV) - Yêu cầu HS đọc SGK và Tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn bằng các câu hỏi ngắn. 1. ? Tác giả của VB là 1 người rất nổi tiếng, ông là ai? Năm sinh, năm mất? 2. ? Đây là đất nước của ông.? Cho biết tên nước và khí hậu ở quốc gia này vào mùa đông như thế nào ? 3.? An-đéc-xen nổi tiếng với thể loại truyện nào?Loại truyện đó dành cho lứa tuổi nào ? 4.? Hãy gọi tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông? 5.? Một trong số truyện cổ tích nổi tiếng nhất của An đéc xen - Truyện “Cô bé bán diêm” được chuyển thể thành những loại hình nghệ thuật :Nhạc, nhạc kịch, phim hoạt hình 6.?Thể loại, ngôi kể, bố cục của văn bản? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV đưa hình ảnh kết hợp câu hỏi. HS quan sát trả lời nhanh; - Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV. B3: Báo cáo, thảo luận HS trả lời câu hỏi của GV theo hình thức cá nhân, nếu sai bạn khác bổ sung. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn *Giới thiệu bài học * Giới thiệu tri thức Ngữ văn Miêu tả nhân vật trong truyện kể - Ngoại hình: dáng vẻ bề ngoài của nhân vật (thân hình, gương mặt, ánh mắt, làn da, mái tóc, trang phục,…); - Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh; - Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại; - Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật. I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc, chú thích 2. Tác giả, tác phẩm: a.Tác giả: - An-đéc-xen (1805 – 1875)là nhà văn Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. b.Tác phẩm: Cô bé bán diêm là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất của An-đécxen. - Thể loại: Truyện cổ tích - Ngôi kể thứ ba - Bố cục: 3 phần + P1: Từ đầu …đôi bàn tay em cứng đờ ra. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm. + P2: Tiếp theo về chầu Thượng đế Những lần quẹt diêm và mộng tưởng - P3: Còn lại Hoạt động 2.2. 2. Khám phá văn bản (85 phút) a) Mục tiêu: Giúp HS -Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục…) - Tìm được những chi tiết nói về ngoại hình, hành động của cô bé - Nhận xét được hoàn cảnh đáng thương của em. -Tìm, thống kê được những lần quẹt diêm và những hình ảnh em bé thấy. Nhận xét được lý do, ý nghĩa, trình tự của những hình ảnh ấy. -Thầy được tấm lòng nhân đạo và sự lên án XH vô cảm của tác giả b) Nội dung: - GV Tổ chức cho HS HĐ nhóm. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm. - Phát các phiếu học tập & giao nhiệm vụ: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Yêu cầu 1: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm (20 phút) - Chia lớp ra làm 3 nhóm - Phát các phiếu học tập & giao nhiệm vụ: -HS thảo luận và trả lời câu hỏi: HS quan sát vào đoạn: Cửa sổ mọi nhà ...đôi bàn tay em đã cứng đờ ra Nhóm 1: ? Tìm các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm? Chi tiết đó nói lên hoàn cảnh gia đình của em bé bán diêm ntn? Nhóm 2: ?Vì sao em bé không dám trở về nhà trong đêm giao thừa? Từ đó em có suy nghĩ gì về cuộc sống và gia cảnh của cô bé bán diêm? Nhóm 3:? Cô bé bán diêm không chỉ thiếu tình thương của những người thân trong gia đình. Để người đọc thấy hết tình cảnh tội nghiệp của cô bé, tác giả đã lựa chọn thời gian, không gian nào? Nhận xét gì về thái độ mọi người đối với em như thế nào? -Tổ chức cho HS HĐ nhóm , hoàn thành phiếu học tập (5 phút) - Các nhóm nhận phiếu, hoàn thành Em bé bán diêm Mọi người trên phố -Ngoại hình:em gái nhỏ, đầu trần, chân đất, chân đỏ ửng, tím bầm vì rét, chiếc tạp dề cũ kĩ, bông tuyết bám đầy tóc -Hành động: dò dẫm trong đêm tối, cố kiếm nơi nhiều người qua lại, chẳng bán được gì,đói rét lang thang, ngồi nép trong góc tường, đôi bàn tay cứng đờ -Mọi người: rảo bước rất nhanh; chẳng ai đoái hoài -Mọi nhà: sáng rực ánh đèn; sực nức mùi ngỗng quay Cô độc, đói rét, thiếu thốn vật chất và tinh thần Cần sự che chở, giúp đỡ Về nhà sum họp, đầm ấm, đầy đủ Không quan tâm II. Khám phá văn bản: 1.Hoàn cảnh của cô bé bán diêm * Gia cảnh: +Mồ côi mẹ, bà nội mất, gia sản tiêu tán + Sống chui rúc trong một xó tối tăm + luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa + em phải đi bán diêm kiếm sống. + Em không thể về nhà: cha sẽ đánh em; ở nhà cũng rét như ngoài đường. Nghèo khổ, bất hạnh, cô đơn, thiếu tình thương của người thân trong gia đình. * Trong đêm giao thừa - Rét dữ dội, tuyết rơi, trời tối hẳn. Thời gian, không gian rất đặc biệt, làm nổi bật tình cảnh của cô bé. - Sử dụng các hình ảnh tương phản Tình cảnh tội nghiệp đáng thương của cô bé và thái độ thờ ơ, vô cảm của những người xung quanh HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Tổ chức cho HS HĐ nhóm 4 HS, hoàn thành phiếu học tập (5 phút) - Các nhóm nhận phiếu, hoàn thành - HS tiếp nhận nhiệm vụ; - Dự kiến sản phẩm: + Ngoại hình của em bé: ăn mặc mỏng manh, thiếu thốn; đầu trần; chân đất, đỏ ửng rồi tím bầm; bụng đói; + Cảnh ngộ của em bé: + Đêm giao thừa: mọi người mặc đồ ấm, ở nhà ấm áp, sung túc; em bé bán diêm chỉ có một mình, ngồi ở xó tường lạnh Miêu tả tương phản khắc sâu sự đáng thương của em bé và sự thờ ơ, lãnh đạm của những người xung quanh. *Yêu cầu 2. Những lần quẹt diêm và mộng tưởng (45 phút) -Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ: Nhóm tổ 1 ? Em bé quẹt diêm bao nhiêu lần? Mỗi lần quẹt diễm thì ảo tưởng nào hiện về ? Những ảo tượng đó thể hiện mong ước nào của cô bé? Nhóm tổ 2 ? Có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó không? Vì sao? Nhóm 3: ? Thực trạng nào lại về sau những ảo tưởng đó? Nhận xét về NT kể chuyện trong đoạn truyện này? Lần Hình ảnh Lí do 1 Lò sưởi Em rét 2 Bàn ăn Em đói 3 Cây thông Em muốn được vui chơi, khao khát đón giao thừa 4 Bà nội Em nhớ bà, muốn được sống cùng bà, được yêu thương ảo tưởng hạnh phúc và thực tế phũ phàng đối lập tương phản nhau. 2. Những lần quẹt diêm và mộng tưởng HĐ của GV và HS Sản phảm dư kiến - Tuyên truyền về quyền trẻ em, Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 3 Lần Hình ảnh Lí do 1 Lò sưởi Em rét 2 Bàn ăn Em đói 3 Cây thông Em muốn được vui chơi 4 Bà nội Em nhớ bà, muốn được sống cùng bà, được yêu thương 4 lần quẹt diêm là 4 mong ước giản dị, chân thành, chính đáng. 3. Cái chết của cô bé bán diêm (10 phút) HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến *Yêu cầu 3. Cái chết của cô bé bán diêm( 20phút) - Tổ chức cho HS HĐ chung cả lớp trả lời các câu hỏi: ? Kể theo ngôi thứ 3 tức là người kể giấu mình đi, Vậy theo em, trong VB này, ai là người kể chuyện? Tìm những chi tiết chứng minh người kể chuyện trong câu chuyện này là tác giả? ? Tác giả đã miêu tả cái chết của em bé ntn? ? Chi tiết nào khi tác giả miêu tả hình dáng của em không phù hợp với thực tế? (hoặc khiến em ấn tượng?) ? Qua cách miêu tả này em có nhận xét gì về thái độ, tình cảm của tác giả dành cho em bé? ? Tìm những chi tiết tác giả miêu tả thái độ của mọi người qua đường khi chứng kiên sự việc? Có ai có hành động nào thể hiện lòng thương dành cho em bé không ? Em có nhận xét gì về thái độ của họ? ? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến một tình huống như trong câu chuyện? Vì sao em lại có cách ứng xử như vậy? - Cho HS xem tranh và giáo dục - Đọc văn bản, tìm hiểu thông tin - Suy nghĩ, trả lời, chia sẻ cảm nghĩ, cảm xúc, bổ sung cho bạn (Nếu cần) - Xem tranh, chia sẻ cảm xúc B3: Báo cáo, thảo luận HSChia sẻ suy nghĩ, cảm xúc. GV Theo dõi, hỗ trợ HS. - HS báo cáo kết quả thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn, thu phiếu học tập, cho điểm nhóm làm tốt. B4: Kết luận, nhận định (GV) -GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức - Nhận xét về lòng nhân ái và sự lên án của tác giả. - Liên hệ thực tế, giáo dục + Em bé chết vì giá rét, ở một xó tường, giữa những bao diêm Một cái chết thương tâm. + Đôi má hồng, đôi môi đang mỉn cười tình yêu thương của tác giả dành cho em bé (Giá trị nhân đạo) + Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!” Phê phán, lên án sự thờ ơ, vô cảm của XH đối với trẻ thơ (Giá trị hiện thực) Hoạt động 2.2.3 Tổng kết (7 phút) a) Mục tiêu: Giúp HS - Đánh giá khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm - Thầy được tấm lòng nhân đạo và sự lên án XH vô cảm của tác giả. - Biết đồng cảm, chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn. b) Nội dung: - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp theobàn - Giao nhiệm vụnhóm: * B2. thực hiện nhiệm vụ- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Nhóm 1:Nêu nội dung và ý nghĩa bài học rút ra từ VB? ? Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm là gì? Nhóm 2:Nhận xét gì về NT kể chuyện của tác giả? NHóm 3: ? Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu, theo em truyện này có giống kết thúc vậy không? B3.Báo cáo kết quả , thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4. Kết luận, nhận định - Dự kiến sản phẩm: Kết thúc vừa có điểm giống vừa có điểm khác biệt: khác hiện thực em bé đã chết_> hiện thực CS XH bất công. Giống: Có hậu vì cô é ra đi như một thiên thần, được đoàn tụ ới bà ở một nơi huyền bí của thế giới khác_> Kết thức có hậu III. Tổng kết: 1.Nội dung Truyện kể về cô bé bán diêm trong đêm giao thừa với cái chết bi thương, lạnh lẽo đã lên án xã hội vô cảm thiếu tình thương đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những mảnh đời bất hạnh. 2. Nghệ thuật: + Kết hợp giữa hiện thực và mộng tưởng. + Tương phản, đối lập. + Cách kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa thực tại và mộng ảo 3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (8 phút) a) Mục tiêu: HS tóm tắt lại VB b) Nội dung: GV yêu cầu HS tóm tắt Vb theo tranh, HS tóm tắt c) Sản phẩm: Bài tóm tắt của HS. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Chiếu tranh, yêu cầu HS dựa theo tranh và những KT đã học tóm tắt lại VB? ? Chỉ ra ý nghĩa của các hình ảnh tương phản? B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân, trả lời B3: Báo cáo, thảo luận: HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (Nếu chưa ổn) B4: Kết luận, nhận định (GV):Chú ý giọng điệu, cách biểu cảm và trình tự VB 4. Hoạt động 4: Hoạt động Vận dụng: (10 phút) a) Mục tiêu:Giúp HS - Hs viết được đoạn văn thể hiện cách nhìn nhận của bản thân. - Biết sử dụng ngôi kể phù hợp đề tài. b) Nội dung: Hs viết đoạn văn c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm” - Viết lại kết thúc cho truyện - Kể cho nhà văn cảm xúc tốt đẹp do câu chuyện mang lại cho bản thân - Chia sẻ với nhà văn về nỗi buồn, sự thờ ơ của con người trong XH hiện nay… B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn B4: Kết luận, nhận định:GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần). CÁC PHIẾU HỌC TẬP CỦA VB CÔ BÉ BÁN DIÊM + Phiếu số 1: Cô bé ở ngoài phố trong một đêm ntn? Vì sao em không dám về nhà Tìm Chi tiết miêu tả ngoại hình, hoàn cảnh của cô bé bán diêm …………………………………………. …………………………………………. ………………………………………..... …………………………………………. ………………………………………..... ……………………………………………………………………………………. ……………………………………….……………………………………………. ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………….....………………………………………. ……………………………………….....………………………………………….……………………………………….…………………………………….. Thời gian, không gian này có tác dụng gì trong việc khắc họa hoàn cảnh của cô bé? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hãy nhận xét về hoàn cảnh của cô bé bán diêm ………………………………………………………………… …………………………………………………………………. + Phiếu học tập số 2: + Phiếu số 3: Tìm các chi tiết thể hiện nghệ thuật tương phản trong truyện Tình cảnh em bé bán diêm ngoài đường phố đêm giao thừa Cảnh bên trong các ngôi nhà trên phố Không khí ngày đầu năm Cảnh em bé chết rét nơi xó tường …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… ……………………. …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… ……………………… ……………………… ……………………… ………………………. ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ………………………. ……………………… ……………………… ……………………… Tác dụng: ………………………………… ……………………………………………… …………………………………………….. ……………………………………………… Tác dụng: ………………………………… ……………………………………………… …………………………………………….. ……………………………………………… Ngày soạn: 22/10/2024 Ngày giảng:26/10/2024 Tiết 28: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; - Nhận biết được cụm danh từ; - Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ. 2. Năng lực - Năng lực nhật biết và phân tích tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; nhận biết và phân tích được cụm danh từ; - Năng lực mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Phẩm chất - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Máy tính, tivi, tranh ảnh liên quan đến tiết học 2. Học liệu - SGK, SGV, Phiếu học tập, Tài liệu tham khảo. - Công cụ kiểm tra đánh giá: KT Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1. Mở đầu ( 5 phút) a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập: So sánh hai câu sau để nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: (1) Tuyết/ rơi. (2) Tuyết trắng/ rơi đầy trên đường. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trình bày sản phẩm thảo luận. - Dự kiến sản phẩm: + Câu (1), mỗi thành phần chính của câu chỉ là một từ; + Câu (2), mỗi thành phần chính của câu là một cụm từ; + Chủ ngữ tuyết trắng cụ thể hơn tuyết vì có thông tin về đặc điểm màu sắc của tuyết; + Vị ngữ rơi đầy trên đường cụ thể hơn rơi vì có thông tin về mức độ và địa điểm rơi của tuyết. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Thành phần chính của câu có thể là từ và có thể là một cụm từ. Trong buổi Thực hành tiếng Việt hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết a. Mục tiêu: Nhận biết được cụm danh từ và phân tích được tác dụng của nó trong việc mở rộng thành phần chính của câu. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: 2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Lí thuyết (12 phút) a.Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; - Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ. - Nhận biết được cụm danh từ và phân tích được tác dụng của nó trong việc mở rộng thành phần chính của câu. - Đặt câu với cụm danh từ cho sẵn. b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Giao nhiệm vụ: HS làm vào phiếu học tập. ? Kêt tên các cụm từ và cấu tạo của các cụm từ đó? ? Thế nào là mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ? Tác dugj của cách mở rộng này? ? Nhắc lại khái niệm: thế nào là cụm danh từ? Dựa vào kiến thức nhận biết cụm danh từ Tr.66 hãy: ? Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào? Lấy ví dụ cụm danh từ và phân tích cấu tạo. HS đọc phần nhận biết cụm danh từ SGK/Tr66 - GV yêu cầu HS trình bày các nhân 2 câu hỏi này. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập: So sánh hai câu sau để nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: (1) Tuyết/ rơi. (2) Tuyết trắng/ rơi đầy trên đường. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc phần nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ Tr 66. GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc cặp đôi - Nhận xét và bổ sung cho cặp đôi bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cặp đôi của HS. - Chốt kiến thức lên màn hình. - Chuyển dẫn sang phần mới. I. LÍ THUYẾT 1. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ - Thành phần chính của câu có thể là một từ, cũng có thể là cụm từ. Dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin. - Có nhiều loại cụm từ: Cụm DT, cụm ĐT, cụm TT. - Cụm DT gồm DT và một số từ khác bổ nghĩa cho DT. Cùm ĐT gồm ĐT và một số từ ngữ khác bổ nghĩa cho ĐT; cùm TT gồm TT và một số từ khác bổ nghĩa cho TT VÍ DỤ( SGK) - Dự kiến sản phẩm: + Câu (1), mỗi thành phần chính của câu chỉ là một từ; + Câu (2), mỗi thành phần chính của câu là một cụm từ; + Chủ ngữ tuyết trắng cụ thể hơn tuyết vì có thông tin về đặc điểm màu sắc của tuyết; + Vị ngữ rơi đầy trên đường cụ thể hơn rơi vì có thông tin về mức độ và địa điểm rơi của tuyết. -> Thành phần chính của câu có thể là một từ hoặc cụm từ. 2. NHẬN BIẾT CỤM DANH TỪ - Nhận biết cụm DT( SGK- t66) - Cụm DT gồm ba phần: Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau thường thể hiện số lượng của sự vật Số từ, lượng từ Một, hai, những các, mọi, mỗi… Danh từ Chỉ đặc điểm , xác định vị trí SV trong ko gian thờI gian VD: tất cả, những học sinh chăm chỉ ấy HĐ của GV và HS Sản phẩm dư kiến Hoạt động 2.2. Thực hành TV (18 phút) a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm các bài tập thực hành cụm danh từ. b. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành các bài tập trong SGK. c. Sản phẩm học tập: Trình bày bài tập d. Tổ chức thực hiện: NV 1: * Chuyển giao nhiệm vụ: -GV yêu cầu HS làm bài tập mỗi tổ chia ba nhóm, các nhóm thảo luận theo bàn từng bài tập. * HS thực hiện nhiệm vụ: -HS làm việc theo cặp đôi: xác định câu trả lời * Báo cáo kết quả, thảo luận - HS trình bày kết quả ,các bạn nhận xét. * Kết luận, nhận định:-GV kết luận và chiếu kết quả bài tập B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 - 4 SGK trang 66; - GV yêu cầu HS + HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 1,2 Tr 66. + HS thảo luận nhóm và hoàn thành 4 bài tập tr 66.67. - GV bổ sung thêm yêu cầu: sau khi tìm được các cụm danh từ, em hãy chỉ ra các thành phần trong cụm danh từ đó và phân tích tác dụng của chúng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài. - Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả - GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài. - GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần. B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo. - HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - HS các nhóm nhận xét, bổ sung chéo nhau. - Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau. Gv hỏi bổ sung: Cụm danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu? Bài tập 4 SGK trang 67 a. Gió vẫn thổi rít vào trong nhà - Chủ ngữ: Gió; - Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: những cơn gió lạnh. b. Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng - Chủ ngữ: Lửa ; - Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: Ngọn lửa hồng. II. LUYỆN TẬP *Bài tập : Cụm Danh từ 1.Bài tập 1 SGK trang 66 Cụm danh từ trong các câu là: a. – khách qua đường (khách: danh từ trung tâm; qua đường: phần phụ sau, bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm); - lời chào hàng của em (lời: danh từ trung tâm; chào hàng, của em: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm); b. – tất cả các ngọn nến (ngọn nến: danh từ trung tâm; tất cả các: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các)); - những ngôi sao trên trời (ngôi sao: danh từ trung tâm; những: phần phụ trước, chỉ số lượng; trên trời: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). 2.Bài tập 2 SGK trang 66 - Chỉ ra cụm danh từ đó nằm trong câu nào, đoạn nào của VB: đoạn cuối của VB; - Cụm danh từ: Tất cả những que diêm còn lại trong bao Danh từ trung tâm:que diêm Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Những que diêm cháy sáng lấp lánh; + Một que diêm bị ngấm nước; + Rất nhiều que diêm trong hộp diêm ấy. - Cụm danh từ: buổi sáng lạnh lẽo ấy Danh từ trung tâm: buổi sáng Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Buổi sáng hôm nay; + Những buổi sáng nắng đẹp; + Một buổi sáng ấm áp. - Cụm danh từ: một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười Danh từ trung tâm: em gái Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Em gái tôi; + Em gái có mái tóc dài đen óng; + Hai em gái có cặp sách màu hồng. 3.Bài tập 3 SGK trang 66 a. – Em bé vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là danh từ em bé). - Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là cụm danh từ em bé đáng thương, bụng đói rét). b. – Em gái đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là danh từ em gái). - Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là cụm danh từ một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất). - Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. - Hai câu có chủ ngữ là cụm danh từ : + Cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) + Cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). Những câu văn có chủ ngữ là cụm danh từ còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm. 3. HĐ 3: Luyện tập( 5 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung:HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Bài tập: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn khoảng 5-7 câu về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà trên thiên đường, trong đó có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. HS đưa ra một số chi tiết tưởng tượng hợp lý, hấp dẫn. B3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số. 4. HĐ 4: Củng cố, mở rộng( 5 phút) a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ) ? Hãy tìm đọc một số câu chuyện cổ tích, viết ra một vài câu có cụm danh từ làm chủ ngữ, rồi cùng chia sẻ với các bạn. - Chia sẻ sản phẩm đến cả lớp và cô giáo vào tiết học sau. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn… HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet B3: Báo cáo, thảo luận HS nộp sản phẩm cho GV qua nhóm zalo hoặc email. GV gọi một vài HS lên báo cáo sản phẩm. HS khác lắng nghe, nhận xét. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho .
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 00:26 24/10/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 418,7kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Bài 3 YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ Thời gian thực hiện: (số tiết:18 ) - Thương người như thể thương thân? (Tục ngữ Việt Nam) - Niềm vui được chia sẻ, niềm vui sẽ nhân đôi. Nỗi buồn được chia sẻ, nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa! MỤC TIÊU CHUNG BÀI 3 1. Về kiến thức - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai VB; - Tác hại của sự vô cảm, sức mạnh của giá trị nhân văn, tình yêu thương, chia sẻ từ 3 văn bản . - Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do VB đã đọc gợi ra; - Nhận biết được cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và hiểu được tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ này để mở rộng thành phần chính của câu. - Nhận biết được cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và hiểu được tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ này để mở rộng thành phần chính của câu.. - Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; - Biết nói về một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. - Biết đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh. 2. Về năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học: Tự học các tác phẩm truyện. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung của các văn bản; sáng tạo trong nghệ thuật khi phân tích một vấn đề trong tác phẩm, trong thực hành tiếng Việt. - Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm. - Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái: Biết đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản than, gia đình, cộng đồng, xã hội; có tinh thần đấu tranh với những quan điểm thiếu lành mạnh, trái đạo lý. - Chăm chỉ, trung thực trong quá trình học tập và làm bài. Ngày soạn: 22/10/2024 Ngày giảng:24,26/10/2024 Tiết 25,26,27 GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN – Văn bản 1: CÔ BÉ BÁN DIÊM (An-đéc-xen) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Người kể chuyện ngôi thứ 3. - Cốt truyện, nhân vật, đặc sắc nghệ thuật của văn bản - Những nét tiêu biểu về nhà văn An-đéc-xen - Cảnh ngộ và nỗi khổ cực của cô bé bán diêm - Niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: Tự học các tác phẩm truyện. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung của các văn bản; sáng tạo trong nghệ thuật khi phân tích một vấn đề trong tác phẩm. + Đọc hiểu nội dung: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm. - Nhận biết được chủ đề của văn bản. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn. + Đọc hiểu hình thức: - Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngắn như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Biết đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản than, gia đình, cộng đồng, xã hội; có tinh thần đấu tranh với những quan điểm thiếu lành mạnh, trái đạo lý II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Máy chiếu, máy tính. - Tranh ảnh về nhà văn An-đéc-xen và video câu chuyện “Cô bé bán diêm” 2. Học liệu - SGK, SGV, Phiếu học tập, Tài liệu tham khảo. - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Công cụ kiểm tra đánh giá: Câu hỏi kiểm tra III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Câu hỏi kiểm tra: Kể tên các văn bản thuộc chủ đề “Gõ cửa trái tim”? Từ các văn bản trên em rút ra được cho mình bài học gì? - Bài học yêu thương, trân trọng gia đình. Trách nhiệm đối với ông bà cha mẹ, anh em ruột thịt… 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:Giờ trước các em đã học tiết 1 của chủ đề yêu thương và chia sẻ. Hãy cho cô và các bạn biết: điều kì diệu nhất của yêu thương là gì? -Con người cần tình yêu thương như cỏ cây cần ánh nắng, và điều đó càng ý nghĩa hơn khi ở trong những thời điểm đặc biệt. Một trong những thời điểm cô muốn nói đến là khi chuyển giao từ năm cũ sáng năm mới.?Hãy cho cô và các bạn biết thời điểm đó được gọi là gì?Điều gì khiến em ấn tượng nhất trong thời điểm đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. -Dự kiến sản phẩm:Tối 30 Tết, đêm giao thừa, mọi nhà đều náo nức chuẩn bị đón năm mới. Đây là thời điểm thiêng liêng của thiên nhiên đất trời và con người là lúc để mọi người trong gia đình quây quần chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Ở ngoài đường phố rực rỡ ánh đèn, cờ hoa, có nơi tổ chức bắn pháo hoa chào năm mới, mọi người diện quần áo mới vui vẻ cùng nhau đi chơi chúc tết... ( GV chiếu hình ảnh đêm giao thừa) ? Ở các nước Châu âu có ngày lễ nào đón năm mới? - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở châu Âu, Noel là một ngày quan trọng. Đó là ngày Chúa Jesu ra đời. Sau đêm Noel sẽ là năm mới. Tất cả mọi người ở các nước Phương Tây và những người theo đạo thiên chúa đều coi đó là thời khắc thiêng liêng trong cuộc đời họ. Như vậy, cả các nước Phương Đông và P Tây, đêm giao thừa đều vô cùng ý nghĩa. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải tất cả đều hạnh phúc, những mảnh đời bất hạnh vẫn còn đâu đó trong cuộc đời và với cái nhìn của nhà văn những cuộc đời bất hạnh đó như một bức tranh về mặt trái của xã hội. Và điều mà nhà văn gửi gắm trong đó lại chính là một tấm lòng nhân ái bao la. Vậy giờ học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số phận một cuộc đời bất hạnh và một trái tim giàu tình thương như vậy qua văn bản: Cô bé bán diêm của nhà văn Anđecxen. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (115 phút) Hoạt động 2.1 Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn ( 10 phút) a. Mục tiêu: - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, nhận biết được đặc điểm của nhân vật trong VB. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Nội dung Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ NV 1: ? Đọc một số câu ca dao tục ngữ. thành ngữ nói về ý nghĩa của yêu thương chia sẻ trong cuộc sống? -HS đọc, bổ sung NV2: -GV yêu cầu HS đọc thông tin trong phần giới thiệu bài học -GV nhấn mạnh ý nghĩa của yêu thương và chia sẻ - GV yêu cầu HS đọc phần tri thức ngữ văn trong SGK và trả lời câu hỏi: ? Khi nói về một nhân vật, em thường nghĩ đến những đặc điểm nào của nhân vật đó? ? Nhắc lại người kể chuyện ngôi thứ nhất trong các VB trước em đã được học. Theo em, trong các VB truyện kể, ngoài người kể chuyện ngôi thứ nhất, còn có thể có người kể chuyện ngôi khác được không? ? Theo các em khi đọc VB chúng ta nên đọc với giọng điệu ntn? Cần chú ý điều gì trong quá trình đọc và nghe bạn đọc? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thảo luận - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức . -Cần đọc to rõ ràng, nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả hình ảnh em bé bán diêm trong đêm giao thừa, giọng điệu trầm buồn khi em bé đối diện với hiện thực phũ phàng, giọng vui sướng, hạnh phúc mỗi khi ảo tưởng hiện ra. Phần cuối truyện có giọng điệu trầm tư, suy ngẫm - Dự kiến sản phẩm: + Những đặc điểm của một nhân vật trong truyện kể: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, thế giới nội tâm. + Trong truyện kể, ngoài người kể chuyện ngôi thứ nhất, còn có người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Hoạt động 2.2. Đọc- hiểu văn bản Hoạt động 2.2.1 Đọc và tìm hiểu chung (20 phút) B1: Chuyển giao nhiệm vụ 1 (GV) - Yêu cầu HS đọc SGK và Tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn bằng các câu hỏi ngắn. 1. ? Tác giả của VB là 1 người rất nổi tiếng, ông là ai? Năm sinh, năm mất? 2. ? Đây là đất nước của ông.? Cho biết tên nước và khí hậu ở quốc gia này vào mùa đông như thế nào ? 3.? An-đéc-xen nổi tiếng với thể loại truyện nào?Loại truyện đó dành cho lứa tuổi nào ? 4.? Hãy gọi tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông? 5.? Một trong số truyện cổ tích nổi tiếng nhất của An đéc xen - Truyện “Cô bé bán diêm” được chuyển thể thành những loại hình nghệ thuật :Nhạc, nhạc kịch, phim hoạt hình 6.?Thể loại, ngôi kể, bố cục của văn bản? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV đưa hình ảnh kết hợp câu hỏi. HS quan sát trả lời nhanh; - Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV. B3: Báo cáo, thảo luận HS trả lời câu hỏi của GV theo hình thức cá nhân, nếu sai bạn khác bổ sung. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn *Giới thiệu bài học * Giới thiệu tri thức Ngữ văn Miêu tả nhân vật trong truyện kể - Ngoại hình: dáng vẻ bề ngoài của nhân vật (thân hình, gương mặt, ánh mắt, làn da, mái tóc, trang phục,…); - Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh; - Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại; - Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật. I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc, chú thích 2. Tác giả, tác phẩm: a.Tác giả: - An-đéc-xen (1805 – 1875)là nhà văn Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. b.Tác phẩm: Cô bé bán diêm là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất của An-đécxen. - Thể loại: Truyện cổ tích - Ngôi kể thứ ba - Bố cục: 3 phần + P1: Từ đầu …đôi bàn tay em cứng đờ ra. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm. + P2: Tiếp theo về chầu Thượng đế Những lần quẹt diêm và mộng tưởng - P3: Còn lại Hoạt động 2.2. 2. Khám phá văn bản (85 phút) a) Mục tiêu: Giúp HS -Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục…) - Tìm được những chi tiết nói về ngoại hình, hành động của cô bé - Nhận xét được hoàn cảnh đáng thương của em. -Tìm, thống kê được những lần quẹt diêm và những hình ảnh em bé thấy. Nhận xét được lý do, ý nghĩa, trình tự của những hình ảnh ấy. -Thầy được tấm lòng nhân đạo và sự lên án XH vô cảm của tác giả b) Nội dung: - GV Tổ chức cho HS HĐ nhóm. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm. - Phát các phiếu học tập & giao nhiệm vụ: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Yêu cầu 1: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm (20 phút) - Chia lớp ra làm 3 nhóm - Phát các phiếu học tập & giao nhiệm vụ: -HS thảo luận và trả lời câu hỏi: HS quan sát vào đoạn: Cửa sổ mọi nhà ...đôi bàn tay em đã cứng đờ ra Nhóm 1: ? Tìm các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm? Chi tiết đó nói lên hoàn cảnh gia đình của em bé bán diêm ntn? Nhóm 2: ?Vì sao em bé không dám trở về nhà trong đêm giao thừa? Từ đó em có suy nghĩ gì về cuộc sống và gia cảnh của cô bé bán diêm? Nhóm 3:? Cô bé bán diêm không chỉ thiếu tình thương của những người thân trong gia đình. Để người đọc thấy hết tình cảnh tội nghiệp của cô bé, tác giả đã lựa chọn thời gian, không gian nào? Nhận xét gì về thái độ mọi người đối với em như thế nào? -Tổ chức cho HS HĐ nhóm , hoàn thành phiếu học tập (5 phút) - Các nhóm nhận phiếu, hoàn thành Em bé bán diêm Mọi người trên phố -Ngoại hình:em gái nhỏ, đầu trần, chân đất, chân đỏ ửng, tím bầm vì rét, chiếc tạp dề cũ kĩ, bông tuyết bám đầy tóc -Hành động: dò dẫm trong đêm tối, cố kiếm nơi nhiều người qua lại, chẳng bán được gì,đói rét lang thang, ngồi nép trong góc tường, đôi bàn tay cứng đờ -Mọi người: rảo bước rất nhanh; chẳng ai đoái hoài -Mọi nhà: sáng rực ánh đèn; sực nức mùi ngỗng quay Cô độc, đói rét, thiếu thốn vật chất và tinh thần Cần sự che chở, giúp đỡ Về nhà sum họp, đầm ấm, đầy đủ Không quan tâm II. Khám phá văn bản: 1.Hoàn cảnh của cô bé bán diêm * Gia cảnh: +Mồ côi mẹ, bà nội mất, gia sản tiêu tán + Sống chui rúc trong một xó tối tăm + luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa + em phải đi bán diêm kiếm sống. + Em không thể về nhà: cha sẽ đánh em; ở nhà cũng rét như ngoài đường. Nghèo khổ, bất hạnh, cô đơn, thiếu tình thương của người thân trong gia đình. * Trong đêm giao thừa - Rét dữ dội, tuyết rơi, trời tối hẳn. Thời gian, không gian rất đặc biệt, làm nổi bật tình cảnh của cô bé. - Sử dụng các hình ảnh tương phản Tình cảnh tội nghiệp đáng thương của cô bé và thái độ thờ ơ, vô cảm của những người xung quanh HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Tổ chức cho HS HĐ nhóm 4 HS, hoàn thành phiếu học tập (5 phút) - Các nhóm nhận phiếu, hoàn thành - HS tiếp nhận nhiệm vụ; - Dự kiến sản phẩm: + Ngoại hình của em bé: ăn mặc mỏng manh, thiếu thốn; đầu trần; chân đất, đỏ ửng rồi tím bầm; bụng đói; + Cảnh ngộ của em bé: + Đêm giao thừa: mọi người mặc đồ ấm, ở nhà ấm áp, sung túc; em bé bán diêm chỉ có một mình, ngồi ở xó tường lạnh Miêu tả tương phản khắc sâu sự đáng thương của em bé và sự thờ ơ, lãnh đạm của những người xung quanh. *Yêu cầu 2. Những lần quẹt diêm và mộng tưởng (45 phút) -Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ: Nhóm tổ 1 ? Em bé quẹt diêm bao nhiêu lần? Mỗi lần quẹt diễm thì ảo tưởng nào hiện về ? Những ảo tượng đó thể hiện mong ước nào của cô bé? Nhóm tổ 2 ? Có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó không? Vì sao? Nhóm 3: ? Thực trạng nào lại về sau những ảo tưởng đó? Nhận xét về NT kể chuyện trong đoạn truyện này? Lần Hình ảnh Lí do 1 Lò sưởi Em rét 2 Bàn ăn Em đói 3 Cây thông Em muốn được vui chơi, khao khát đón giao thừa 4 Bà nội Em nhớ bà, muốn được sống cùng bà, được yêu thương ảo tưởng hạnh phúc và thực tế phũ phàng đối lập tương phản nhau. 2. Những lần quẹt diêm và mộng tưởng HĐ của GV và HS Sản phảm dư kiến - Tuyên truyền về quyền trẻ em, Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 3 Lần Hình ảnh Lí do 1 Lò sưởi Em rét 2 Bàn ăn Em đói 3 Cây thông Em muốn được vui chơi 4 Bà nội Em nhớ bà, muốn được sống cùng bà, được yêu thương 4 lần quẹt diêm là 4 mong ước giản dị, chân thành, chính đáng. 3. Cái chết của cô bé bán diêm (10 phút) HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến *Yêu cầu 3. Cái chết của cô bé bán diêm( 20phút) - Tổ chức cho HS HĐ chung cả lớp trả lời các câu hỏi: ? Kể theo ngôi thứ 3 tức là người kể giấu mình đi, Vậy theo em, trong VB này, ai là người kể chuyện? Tìm những chi tiết chứng minh người kể chuyện trong câu chuyện này là tác giả? ? Tác giả đã miêu tả cái chết của em bé ntn? ? Chi tiết nào khi tác giả miêu tả hình dáng của em không phù hợp với thực tế? (hoặc khiến em ấn tượng?) ? Qua cách miêu tả này em có nhận xét gì về thái độ, tình cảm của tác giả dành cho em bé? ? Tìm những chi tiết tác giả miêu tả thái độ của mọi người qua đường khi chứng kiên sự việc? Có ai có hành động nào thể hiện lòng thương dành cho em bé không ? Em có nhận xét gì về thái độ của họ? ? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến một tình huống như trong câu chuyện? Vì sao em lại có cách ứng xử như vậy? - Cho HS xem tranh và giáo dục - Đọc văn bản, tìm hiểu thông tin - Suy nghĩ, trả lời, chia sẻ cảm nghĩ, cảm xúc, bổ sung cho bạn (Nếu cần) - Xem tranh, chia sẻ cảm xúc B3: Báo cáo, thảo luận HSChia sẻ suy nghĩ, cảm xúc. GV Theo dõi, hỗ trợ HS. - HS báo cáo kết quả thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn, thu phiếu học tập, cho điểm nhóm làm tốt. B4: Kết luận, nhận định (GV) -GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức - Nhận xét về lòng nhân ái và sự lên án của tác giả. - Liên hệ thực tế, giáo dục + Em bé chết vì giá rét, ở một xó tường, giữa những bao diêm Một cái chết thương tâm. + Đôi má hồng, đôi môi đang mỉn cười tình yêu thương của tác giả dành cho em bé (Giá trị nhân đạo) + Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!” Phê phán, lên án sự thờ ơ, vô cảm của XH đối với trẻ thơ (Giá trị hiện thực) Hoạt động 2.2.3 Tổng kết (7 phút) a) Mục tiêu: Giúp HS - Đánh giá khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm - Thầy được tấm lòng nhân đạo và sự lên án XH vô cảm của tác giả. - Biết đồng cảm, chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn. b) Nội dung: - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp theobàn - Giao nhiệm vụnhóm: * B2. thực hiện nhiệm vụ- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Nhóm 1:Nêu nội dung và ý nghĩa bài học rút ra từ VB? ? Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm là gì? Nhóm 2:Nhận xét gì về NT kể chuyện của tác giả? NHóm 3: ? Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu, theo em truyện này có giống kết thúc vậy không? B3.Báo cáo kết quả , thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4. Kết luận, nhận định - Dự kiến sản phẩm: Kết thúc vừa có điểm giống vừa có điểm khác biệt: khác hiện thực em bé đã chết_> hiện thực CS XH bất công. Giống: Có hậu vì cô é ra đi như một thiên thần, được đoàn tụ ới bà ở một nơi huyền bí của thế giới khác_> Kết thức có hậu III. Tổng kết: 1.Nội dung Truyện kể về cô bé bán diêm trong đêm giao thừa với cái chết bi thương, lạnh lẽo đã lên án xã hội vô cảm thiếu tình thương đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những mảnh đời bất hạnh. 2. Nghệ thuật: + Kết hợp giữa hiện thực và mộng tưởng. + Tương phản, đối lập. + Cách kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa thực tại và mộng ảo 3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (8 phút) a) Mục tiêu: HS tóm tắt lại VB b) Nội dung: GV yêu cầu HS tóm tắt Vb theo tranh, HS tóm tắt c) Sản phẩm: Bài tóm tắt của HS. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Chiếu tranh, yêu cầu HS dựa theo tranh và những KT đã học tóm tắt lại VB? ? Chỉ ra ý nghĩa của các hình ảnh tương phản? B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân, trả lời B3: Báo cáo, thảo luận: HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (Nếu chưa ổn) B4: Kết luận, nhận định (GV):Chú ý giọng điệu, cách biểu cảm và trình tự VB 4. Hoạt động 4: Hoạt động Vận dụng: (10 phút) a) Mục tiêu:Giúp HS - Hs viết được đoạn văn thể hiện cách nhìn nhận của bản thân. - Biết sử dụng ngôi kể phù hợp đề tài. b) Nội dung: Hs viết đoạn văn c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm” - Viết lại kết thúc cho truyện - Kể cho nhà văn cảm xúc tốt đẹp do câu chuyện mang lại cho bản thân - Chia sẻ với nhà văn về nỗi buồn, sự thờ ơ của con người trong XH hiện nay… B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn B4: Kết luận, nhận định:GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần). CÁC PHIẾU HỌC TẬP CỦA VB CÔ BÉ BÁN DIÊM + Phiếu số 1: Cô bé ở ngoài phố trong một đêm ntn? Vì sao em không dám về nhà Tìm Chi tiết miêu tả ngoại hình, hoàn cảnh của cô bé bán diêm …………………………………………. …………………………………………. ………………………………………..... …………………………………………. ………………………………………..... ……………………………………………………………………………………. ……………………………………….……………………………………………. ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………….....………………………………………. ……………………………………….....………………………………………….……………………………………….…………………………………….. Thời gian, không gian này có tác dụng gì trong việc khắc họa hoàn cảnh của cô bé? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hãy nhận xét về hoàn cảnh của cô bé bán diêm ………………………………………………………………… …………………………………………………………………. + Phiếu học tập số 2: + Phiếu số 3: Tìm các chi tiết thể hiện nghệ thuật tương phản trong truyện Tình cảnh em bé bán diêm ngoài đường phố đêm giao thừa Cảnh bên trong các ngôi nhà trên phố Không khí ngày đầu năm Cảnh em bé chết rét nơi xó tường …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… ……………………. …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… ……………………… ……………………… ……………………… ………………………. ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ………………………. ……………………… ……………………… ……………………… Tác dụng: ………………………………… ……………………………………………… …………………………………………….. ……………………………………………… Tác dụng: ………………………………… ……………………………………………… …………………………………………….. ……………………………………………… Ngày soạn: 22/10/2024 Ngày giảng:26/10/2024 Tiết 28: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; - Nhận biết được cụm danh từ; - Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ. 2. Năng lực - Năng lực nhật biết và phân tích tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; nhận biết và phân tích được cụm danh từ; - Năng lực mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Phẩm chất - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Máy tính, tivi, tranh ảnh liên quan đến tiết học 2. Học liệu - SGK, SGV, Phiếu học tập, Tài liệu tham khảo. - Công cụ kiểm tra đánh giá: KT Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1. Mở đầu ( 5 phút) a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập: So sánh hai câu sau để nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: (1) Tuyết/ rơi. (2) Tuyết trắng/ rơi đầy trên đường. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trình bày sản phẩm thảo luận. - Dự kiến sản phẩm: + Câu (1), mỗi thành phần chính của câu chỉ là một từ; + Câu (2), mỗi thành phần chính của câu là một cụm từ; + Chủ ngữ tuyết trắng cụ thể hơn tuyết vì có thông tin về đặc điểm màu sắc của tuyết; + Vị ngữ rơi đầy trên đường cụ thể hơn rơi vì có thông tin về mức độ và địa điểm rơi của tuyết. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Thành phần chính của câu có thể là từ và có thể là một cụm từ. Trong buổi Thực hành tiếng Việt hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết a. Mục tiêu: Nhận biết được cụm danh từ và phân tích được tác dụng của nó trong việc mở rộng thành phần chính của câu. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: 2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Lí thuyết (12 phút) a.Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; - Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ. - Nhận biết được cụm danh từ và phân tích được tác dụng của nó trong việc mở rộng thành phần chính của câu. - Đặt câu với cụm danh từ cho sẵn. b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Giao nhiệm vụ: HS làm vào phiếu học tập. ? Kêt tên các cụm từ và cấu tạo của các cụm từ đó? ? Thế nào là mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ? Tác dugj của cách mở rộng này? ? Nhắc lại khái niệm: thế nào là cụm danh từ? Dựa vào kiến thức nhận biết cụm danh từ Tr.66 hãy: ? Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào? Lấy ví dụ cụm danh từ và phân tích cấu tạo. HS đọc phần nhận biết cụm danh từ SGK/Tr66 - GV yêu cầu HS trình bày các nhân 2 câu hỏi này. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập: So sánh hai câu sau để nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: (1) Tuyết/ rơi. (2) Tuyết trắng/ rơi đầy trên đường. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc phần nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ Tr 66. GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc cặp đôi - Nhận xét và bổ sung cho cặp đôi bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cặp đôi của HS. - Chốt kiến thức lên màn hình. - Chuyển dẫn sang phần mới. I. LÍ THUYẾT 1. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ - Thành phần chính của câu có thể là một từ, cũng có thể là cụm từ. Dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin. - Có nhiều loại cụm từ: Cụm DT, cụm ĐT, cụm TT. - Cụm DT gồm DT và một số từ khác bổ nghĩa cho DT. Cùm ĐT gồm ĐT và một số từ ngữ khác bổ nghĩa cho ĐT; cùm TT gồm TT và một số từ khác bổ nghĩa cho TT VÍ DỤ( SGK) - Dự kiến sản phẩm: + Câu (1), mỗi thành phần chính của câu chỉ là một từ; + Câu (2), mỗi thành phần chính của câu là một cụm từ; + Chủ ngữ tuyết trắng cụ thể hơn tuyết vì có thông tin về đặc điểm màu sắc của tuyết; + Vị ngữ rơi đầy trên đường cụ thể hơn rơi vì có thông tin về mức độ và địa điểm rơi của tuyết. -> Thành phần chính của câu có thể là một từ hoặc cụm từ. 2. NHẬN BIẾT CỤM DANH TỪ - Nhận biết cụm DT( SGK- t66) - Cụm DT gồm ba phần: Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau thường thể hiện số lượng của sự vật Số từ, lượng từ Một, hai, những các, mọi, mỗi… Danh từ Chỉ đặc điểm , xác định vị trí SV trong ko gian thờI gian VD: tất cả, những học sinh chăm chỉ ấy HĐ của GV và HS Sản phẩm dư kiến Hoạt động 2.2. Thực hành TV (18 phút) a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm các bài tập thực hành cụm danh từ. b. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành các bài tập trong SGK. c. Sản phẩm học tập: Trình bày bài tập d. Tổ chức thực hiện: NV 1: * Chuyển giao nhiệm vụ: -GV yêu cầu HS làm bài tập mỗi tổ chia ba nhóm, các nhóm thảo luận theo bàn từng bài tập. * HS thực hiện nhiệm vụ: -HS làm việc theo cặp đôi: xác định câu trả lời * Báo cáo kết quả, thảo luận - HS trình bày kết quả ,các bạn nhận xét. * Kết luận, nhận định:-GV kết luận và chiếu kết quả bài tập B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 - 4 SGK trang 66; - GV yêu cầu HS + HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 1,2 Tr 66. + HS thảo luận nhóm và hoàn thành 4 bài tập tr 66.67. - GV bổ sung thêm yêu cầu: sau khi tìm được các cụm danh từ, em hãy chỉ ra các thành phần trong cụm danh từ đó và phân tích tác dụng của chúng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài. - Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả - GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài. - GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần. B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo. - HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - HS các nhóm nhận xét, bổ sung chéo nhau. - Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau. Gv hỏi bổ sung: Cụm danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu? Bài tập 4 SGK trang 67 a. Gió vẫn thổi rít vào trong nhà - Chủ ngữ: Gió; - Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: những cơn gió lạnh. b. Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng - Chủ ngữ: Lửa ; - Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: Ngọn lửa hồng. II. LUYỆN TẬP *Bài tập : Cụm Danh từ 1.Bài tập 1 SGK trang 66 Cụm danh từ trong các câu là: a. – khách qua đường (khách: danh từ trung tâm; qua đường: phần phụ sau, bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm); - lời chào hàng của em (lời: danh từ trung tâm; chào hàng, của em: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm); b. – tất cả các ngọn nến (ngọn nến: danh từ trung tâm; tất cả các: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các)); - những ngôi sao trên trời (ngôi sao: danh từ trung tâm; những: phần phụ trước, chỉ số lượng; trên trời: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). 2.Bài tập 2 SGK trang 66 - Chỉ ra cụm danh từ đó nằm trong câu nào, đoạn nào của VB: đoạn cuối của VB; - Cụm danh từ: Tất cả những que diêm còn lại trong bao Danh từ trung tâm:que diêm Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Những que diêm cháy sáng lấp lánh; + Một que diêm bị ngấm nước; + Rất nhiều que diêm trong hộp diêm ấy. - Cụm danh từ: buổi sáng lạnh lẽo ấy Danh từ trung tâm: buổi sáng Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Buổi sáng hôm nay; + Những buổi sáng nắng đẹp; + Một buổi sáng ấm áp. - Cụm danh từ: một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười Danh từ trung tâm: em gái Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Em gái tôi; + Em gái có mái tóc dài đen óng; + Hai em gái có cặp sách màu hồng. 3.Bài tập 3 SGK trang 66 a. – Em bé vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là danh từ em bé). - Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là cụm danh từ em bé đáng thương, bụng đói rét). b. – Em gái đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là danh từ em gái). - Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là cụm danh từ một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất). - Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. - Hai câu có chủ ngữ là cụm danh từ : + Cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) + Cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). Những câu văn có chủ ngữ là cụm danh từ còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm. 3. HĐ 3: Luyện tập( 5 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung:HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Bài tập: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn khoảng 5-7 câu về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà trên thiên đường, trong đó có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. HS đưa ra một số chi tiết tưởng tượng hợp lý, hấp dẫn. B3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số. 4. HĐ 4: Củng cố, mở rộng( 5 phút) a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ) ? Hãy tìm đọc một số câu chuyện cổ tích, viết ra một vài câu có cụm danh từ làm chủ ngữ, rồi cùng chia sẻ với các bạn. - Chia sẻ sản phẩm đến cả lớp và cô giáo vào tiết học sau. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn… HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet B3: Báo cáo, thảo luận HS nộp sản phẩm cho GV qua nhóm zalo hoặc email. GV gọi một vài HS lên báo cáo sản phẩm. HS khác lắng nghe, nhận xét. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho .
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

