Danh mục
KHBD Văn 9 tuần 23 tiết 111,112
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 07:44 27/02/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 23,2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 24/02/2024 Ngày giảng: 27/02/2024 Tiết 111,112 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN (LUYỆN TẬP) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản. * HS khuyết tật: một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. 2. Năng lực: - Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu Ngữ liệu: Nhận biết một số phép liên kết thường dùng và các lỗi về liên kết trong việc tạo lập văn bản. Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết. + Viết: đoạn văn vận dụng các phép liên kết. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; NL hợp tác, năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất: - Chăm học, có ý thức trong việc sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn trong văn nói và viết. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị DH: Bài giảng trình chiếu - Học liệu: Kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công… III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5 phút) * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS * Nhiệm vụ: HS lắng nghe câu hỏi và thực hiện yêu cầu của GV * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp. * Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời * Cách thức tiến hành: - GV chuyển giao nhiêm vụ: ? GV trình chiếu đoạn văn và yêu cầu HS xác định các phép liên kết trong đoạn văn? Tình yêu làng, sự gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn vốn là một tình cảm sâu nặng ở con người Việt Nam nói chung, đặc biệt ở người nông dân nói riêng. Lịch sử văn học từng xây dựng thành công nhiều nhân vật mang tình cảm đáng quý ấy. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những trường hợp tiêu biểu như thế. HĐ của thầy và trò ND (ghi bảng) HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20 phút) * Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn. * Nhiệm vụ: HS học bài ở nhà. * Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày, * Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn? -Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu văn trong một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. ? Tại sao phải liên kết đoạn văn? -Các câu liên kết với nhau mới tạo ra một đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, nếu không cũng chỉ là một chuỗi câu hỗn hợp không thông báo được nội dung trọn vẹn. - Các đoạn văn đó liên kết với nhau mới có một văn bản hoàn chỉnh, nếu không cũng chỉ là tập hợp các đoạn văn hỗn độn. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân trả lời. ? Chú ý vào cả hai ví dụ sau: - Mùa thu đã về. Nắng thu vàng óng trải dài trên những con đường làng. Gió thu nhè nhẹ thoang thoảng mùi hương cốm… - Các bạn học sinh đang đến trường.Cây đa cổ thụ đầu làng bốn mùa xanh tốt. Không hiểu sao cá chết trắng cả ao. Con cò bỗng ngẩng lên ngơ ngác. ? Trong 2 ví dụ trên nội dung nào được coi là đoạn văn, ví dụ nào không được coi là đoạn văn? - Ví dụ 1: là đoạn văn hoàn chỉnh, vì: + Chủ đề nói về mùa thu với những đặc điểm của nó. + Hình thức: lặp từ thu trong câu 2, 3. - Ví dụ 2: Không phải là đoạn văn mà là một chuỗi câu hỗn độn không thông báo vấn đề hoàn chỉnh, mỗi câu nói về một vấn đề không liên quan đến nhau. Về hình thức... GV: Nếu tách riêng từng câu thì mỗi câu đều đúng ngữ pháp, có nghĩa. Nhưng đứng cạnh nhau thì chúng lại trở nên hỗn độn. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (55 phút) * Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn. * Nhiệm vụ: HS học bài ở nhà. * Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày, * Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Đọc và nêu yêu cầu bài tập? - Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn trong từng trường hợp . ? Muốn thực hiện được yêu cầu này ta phải làm gì? - Về hình thức: Các câu, các đoạn liên kết với nhau nhờ từ ngữ nào qua phép liên kết nào? ? Căn cứ vào đó em hãy thực hiện yêu cầu bài tập? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ (GV chú ý hoạt động của HS khuyết tật) ? Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập? ? Cho học sinh thảo luận và thực hiện yêu cầu bài tập. Gợi ý: - Các cặp từ trái nghĩa: Thời gianvật lí Thời gian tâm lí Vô hình hữu hình. Giá lạnh nóng bỏng Thẳng tắp hình tròn đều đặn lúc nhanh lúc chậm. Đọc bài tập 3? Yêu cầu bài tập? - Chỉ ra lỗi về liên kết nội dung của đoạn văn? ? Cho biết nội dung thông báo của đoạn văn? - Không nêu được vì mỗi câu nói đến một đối tượng khác nhau. ? Vậy muốn cho các câu tập trung làm rõ chủ đề ta phải làm bằng cách nào? - Thêm một số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu. ? Căn cứ vào đó em hãy thực hiện? a) Cắm đi một hình trong đêm. Trận địa pháo đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thua hoạch lạc đã vào chặng cuối. b) Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào đầu câu 2 để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện. .. suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật... Bài tập 4: Gợi ý về nhà: a) Dùng từ không thống nhất: nó- chúng. b) Dùng từ không cùng nghĩa như trên: văn phòng- hội trường. I. Ôn tập lý thuyết 1. Liên kết nội dung + Về nội dung: + Liên kết chủ đề + Liên kết lôgic 2. Liên kết hình thức + Phép lặp. + Phép nối + Phép trái nghĩa, đồng nghĩa, liên tưởng + Phép thế II. Luyện tập Bài tập 1/49. a. - “Trường học” (C1) – “Trường học” (C2): phép lặp → liên kết câu. - Như thế (C3) – “Trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến” → phép thế → liên kết đoạn văn. b. - “ Văn nghệ”(Câu 1) – “văn nghệ”(Câu 2): phép lặp liên kết câu. - “ Văn nghệ”(2 câu đoạn 1) – “ Văn nghệ” (Câu 2 đoạn 2): phép lặp → liên kết đoạn. - “ Sự sống”(Câu 2 đoạn 1) – “ Sự sống”(Câu 1 đoạn 2): phép lặp → liên kết đoạn. Bài tập 2 Bài tập 3. Bài tập 4 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (10 phút) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Nhiệm vụ: HS biết vận dụng kiến thức đã học về phép liên kết câu, liên kết đoạn văn để làm bài tập. Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày, Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS. Cách tiến hành 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Viết một đoạn văn có sử dụng phép liên kết câu. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO ( giao HS về nhà làm) Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học. Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày, Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS vào vở Cách tiến hành GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tìm phép liên kết câu trong trong một số đoạn văn, đoạn thơ đã học. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ Đọc yêu cầu Về nhà suy nghĩ trả lời.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.