
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 12/4/23 9:02 AM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 107.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 30/11/2023 Ngày dạy : 02/12/2023 (Tiết 65 ) 05/12/2023 (Tiết 66,67) Tiết 65,66,67 Văn bản: LÀNG (Kim Lân) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: + Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại + Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại. + Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 2. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm. 3. Phẩm chất: + Giáo dục lòng tự hào về truyền thống ngoại xâm kiên cư¬ờng của cha ông. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thiết bị: máy tính, ti vi thông minh. - Chân dung nhà thơ, SGK, SGV, KHBD, tác phẩm, tư liệu tham khảo III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5’) a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video về làng quê thời chiến tranh và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Em có suy nghĩ gì về làng quê trong chiến tranh ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn ” Nhà thơ Chế Lan Viên đã nói hộ bao người tình cảm đối với quê hương, đất tổ thiết tha, sâu nặng. Có lúc tình cảm là nỗi nhớ da diết về làng quê, trong những hoàn cảnh đặc biệt, tình yêu & nỗi nhớ quê hương đó lại trở thành máu thịt, danh dự, lòng tự hào của mỗi con người khi xa quê. Ông Hai trong tác phẩm “ Làng” của Kim Lân là một trong số những con người có tình cảm như thế. Cô trò ta cùng tìm hiểu về tình yêu làng của ônh Hai qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu chung *Thời gian 10 phút a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu nhóm 3 HS thực hiện theo KT Hỏi chuyên gia: Nhóm trưởng giới thiệu cac thành viên và thực hiện giải đáp phần tác giả, tác phẩm - Những nét khái quát về tác giả Kim Lân? - Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn "Làng" ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: cá nhân (Lưu ý hoạt động của HS khuyết tật) - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Nhóm chuyên gia gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: Hs nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm chuyên gia/ gv đánh giá - GV chuẩn kiến thức: * Giáo viên giới thiệu chân dung nhà văn Kim Lân và bổ sung: Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân thường tập trung ở khung cảnh nông thôn & hình tượng người nông dân, thể hiện không khí tiêu điều, ảm đạm của nông hôn Việt Nam & cuộc sống vất vả, lam lũ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Ngòi bút Kim Lân đặc biệt hấp dẫn khi viết về những cảnh sinh hoạt phong phú ở thôn quê với những thú chơi lành mạnh như đánh vật, chọi gà, thả chim.v.v. Qua đó hể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước cách mạng: sống cực nhọc, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. Sau cách mạng tháng Tám ông vẫn tiếp tục viết về làng quê Việt Nam & gặt hái được những thành công mới ở đề tài sở trường của mình với những tập truyện ngắn: ‘‘Nên vợ nên chồng (1955) & ‘‘Con chó xấu xí (1962) Vợ nhặt,.. .v.v. + Là tác phẩm thành công của văn học Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Tác phẩm được đăng lần đầu tiên trong tạp chí văn nghệ năm 1948. * Giáo viên bổ sung phần ‘‘Nhà văn nói về tác phẩm”: "Sau ngày toàn quốc kháng chiến, gia đình tôi tản cư lên Cao Thượng – Nhã Nam ( nay đổi tên thành Tân Yên). Làng tôi có nhiều người buôn bán nên dân làng tản cư lên vùng này rất đông. Lúc đó vào khoảng năm 1947, gia đình tôi & gia đình anh Nguyên Hồng, cùng ở nhờ 1 nhà chủ trong 1 làng nhỏ. Truyện"Làng" được tôi viết ở đây" Ở truyện này hầu hết các chi tiết đều bắt nguồn từ sự thực. Những chi tiết: Tác giả Kim Lân nghe thấy tin làng chợ Dầu của mình theo giặc, vì tác giả yêu làng, thương làng nên không tin làng mình theo giặc. Nhân vật ông Hai do tác giả xây dựng lên để phản ánh tình yêu nước của những người nông dân & cũng là nói hộ lòng mình. Sau này rất nhiều nhà văn, thơ gọi Kim Lân là ông Hai vì Kim Lân có nhiều nét giống ông Hai quá. Tính hay khoe làng là của bà mẹ anh Nguyên Hồng. Bà muốn nói: "Chẳng qua vì chiến tranh mà tôi phải nhờ cậy bà con ở đây thôi." Nhân vật ông Hai khi nói chuyện với con, chính là những câu anh Nguyên Hồng thường hay hỏi con khi nằm cùng con những trưa hè. Thế nhà con ở đâu? Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thế con ủng hộ ai ?.v.v. rất hợp với khung cảnh & tính cách của ông Hai. Tác giả dù có hư cấu hay xây dựng trên sự thật, tất cả nhân vật trong truyện ngắn làng đều rất sinh động & mang ý nghĩ điển hình. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục *Thời gian 20 phút a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên hướng dẫn đọc: Giọng chậm, thể hiện cảm xúc, tâm trạng của ông Hai, chú ý ngôn ngữ độc thoại, đối thoại.Chú ý những từ địa phương, lời ăn tiếng nói của người nông dân lao động. Ở đoạn đầu giọng, bất ngờ, ngạc nhiên, xen lẫn tủi hổ, đoạn giữa cay đắng, xót xa, tủi hờn, đoạn cuối (khi nói chuyện với con) giọng dứt khoát thể hiện suy nghĩ & quyết tâm hành động của ông Hai. * Giáo viên đặt câu hỏi : ? Xác định các sự việc và nhân vật chính? ? Hãy nêu kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Qua tóm tắt em biết gì về nhân vật chính và chủ đề của chuyện ? ? Tác giả đã sử dụng ngôi kể nào ? Tác dụng của cách sử dụng ngôi kể đó ? ? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Xác định các sự việc và nhân vật chính : + Ông Hai Thu định ở lại làng cùng du kích chiến đấu giữ làng, nhưng vì hoàn cảnh gia đình ông phải cùng vợ con rời bỏ làng đi tản cư. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ làng, kể chuyện, khoe làng với người dân trên đó. Bỗng 1 hôm, ông nghe tin cả làng Dầu của ông theo giặc Pháp làm Việt gian. Ông đau khổ, cả gia đình ông buồn rầu. Ông chủ tịch tìm đến và cải chính với ông là làng theo kháng chiến. Ông sung sướng khoe nhà ông bị Pháp đốt cháy rụi. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Nhân vật : + Nhân vật chính là ông Hai Thu. Qua câu chuyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai - người nông dân phải dời làng đi tản cư trong thời kháng chiến chống Pháp. + Ngôi thứ 3 -> Tác dụng đảm bảo tính khách quan của những cái được kể, gợi cảm giác chân thực cho người đọc. Bố cục : 3 phần + Phần 1: Từ đầu -> không nhúc nhích: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. + Phần 2: Tâm trạng của ông trong 3, 4 ngày sau đó. + Phần 3: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính * Giáo viên gợi nhắc đến phần đã bị lược bỏ: Nhà văn Kim Lân đem đến cho người đọc 1 cảm nhận về tình yêu làng ở nhân vật Ông Hai. Đó là tình cảm ở có nhiều người nông dân, nhưng với nhân vật Ông Hai, tình yêu làng có nét riêng biệt thật đáng yêu: đó là tính hay khoe làng. Cũng từ ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, nhà văn đã phát hiện trong tình yêu làng của Ông Hai có sự thay đổi, phát triển tình cảm lớn hơn. Ông Hai rất tự hào về làng. Ông luôn kể về làng với sự say mê, náo nức. Khi kể 2 con mắt ông sáng hẳn ra, mê man giảng giải, kể rành rọt, nói liên miên. Ông khoe làng có nhà ngói san sát, sầm uất, phòng thông tin, chòi phát thanh.v.v.-> Tự hào về phong trào kháng chiến ở làng. Vì hoàn cảnh phải đi tản cư, ông khổ tâm, nhớ làng vô cùng. Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ tìm hiểu tình huống truyện *Thời gian 10 phút a. Mục tiêu: HS nắm tình huống truyện và ý nghĩa b.Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên đặt câu hỏi : ? Để khắc họa nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật, Kim Lân đã đặt nhân vật chính vào một tình huống truyện như thế nào? ? Cách đặt tình huống trên có gì đáng chú ý ? ? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: . Ông Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc Tình huống đặc sắc, bất ngờ, gay cấn. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: + Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhận vật. tác dụng : Tạo nút thắt của câu chuyện gây ra một mâu thuẫn giằng xé, tạo điều kiện để thực hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc-> Phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân. TIẾT 2 Hoạt động 4: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm hiểu diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai *Thời gian 15 phút a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu HS theo dõi 2 khổ thơ đầu ? Ở nơi tản cư tình yêu làng của ông được thể hiện qau những chi tiết nào ? ? Câu văn nào diễn tả trực tiếp nỗi nhớ làng của ông Hai ? ? Lời văn ở đoạn này có gì đặc biệt? Qua đó em hiểu tình cảm gì của ông Hai với kháng chiến? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Ở nơi tản cư tình yêu làng của ông được thể hiện qua những chi tiết : + Ông nhớ làng, nhớ về phong trào kháng chiến của làng quê, muốn về làng, muốn cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.v.v.. + Ông thường ra phòng thông tin nghe đọc báo, nghe ngóng tin về làng Chợ Dầu của ông. Câu văn nào diễn tả trực tiếp nỗi nhớ làng của ông Hai : Chao ôi ! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: NV ông Hai yêu tha thiết & mãnh liệt, tự hào, gắn bó với làng quê. Tình cảm ấy luôn thường trực trong ông. Đó cũng là niềm vui, tự hào của người nông trước thành quả cách mạng của làng quê, tình cảm đó thật đáng trân trọng. *GV bình: Không còn là cuộc đời của những người nông dân khốn cùng, nghèo đói như chị Dậu, anh Pha, lão Hạc hay tha hóa như Chí Phèo; nhân vật ông Hai - lão nông nghèo khổ vừa được cách mạng giải phóng, là người nông dân đầu tiên quan tâm đến thời sự, chính trị, vận mệnh của đất nước. Mối quan tâm về làng quê luôn thường trực, gắn bó máu thịt trong tâm hồn ông. Nó như một ngọn lửa rực sáng mãi trong trái tim ông… - Gv cho Hs liên hệ thực tế… I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Kim Lân (1920-2007) - Sở trường: viết truyện ngắn. - Đề tài chủ yếu: những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt ở làng quê VN - Phong cách: tự nhiên, khai thác sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, ngôn ngữ bình dị gần với đời sống lời ăn tiếng nói và lối suy nghĩ của người nông dân VN. - Tác phẩm tiêu biểu: Vợ nhặt, Nên vợ nên chồng, Con chó xấu xí,… 2. Tác phẩm: + " Làng" sáng tác trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. + Lần đầu tiên đăng trên báo văn nghệ năm 1948. II. Đọc-hiểu văn bản: 1. Đọc-chú thích: 2. Kết cấu- Bố cục: + Thể loại: truyện ngắn + PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận. + Bố cục: 3 phần 3. Phân tích: * Tình huống truyện: + Ông Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc-> Tình huống đặc sắc, bất ngờ, gay cấn. + Đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhận vật thể hiện qua xung đột nội tâm. Tạo điều kiện bộc lộ tình cảm đối với làng, quê hương, đất nước của ông Hai. * Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai: 3.1. Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: - Hoàn cảnh: Xa quê, ở nhờ nhà người khác - Cuộc sống nơi tản cư: + Con bé lớn gánh hàng ra chợ cho mẹ + Hai đứa bé trông mấy luống rau mới trồng + Ông Hai vỡ vạt đất trồng sắn để ăn vào những tháng đói sang năm + Bà Hai chạy chợ => lo toan kiếm sống, cuộc sống tạm bợ, khó khăn nhưng nề nếp. - Tình cảm với làng : + Nhớ làng, nhớ phong trào kháng chiến ở làng, muốn về làng. -> Yêu tha thiết, mãnh liệt, tự hào, gắn bó với làng quê. - Cách quan tâm đặc biệt đến cuộc kháng chiến của dân tộc: + mong nắng (Tây chết mệt) + nghe lỏm đọc báo (phòng thông tin) - đầy lòng tin k/c + Không giấu nổi cảm xúc: ruột gan múa cả lên, vui quá. Ông Hai vui vẻ, gắn bó, tự hào yêu làng quê của mình và tha thiết với kháng chiến, tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Hoạt động 4: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc *Thời gian 45 phút a. Mục tiêu: hiểu được nội dung, nghệ thuật văn bản b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV gọi học sinh đọc đoạn truyện ( S.G.K- 164) Ông lão bước ra khỏi phòng... (S.G.K-166) Cái giống việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa 1 nhát.) GV đặt câu hỏi, HS thảo luận : ? Khi nghe tin từ những người tản cư từ Gia Lâm cho biết: Cả làng Chợ Dầu theo Tây, tâm trạng của ông Hai như thế nào? ? Tâm trạng đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ?(T165-166) Tại sao ông lại sững sờ và ngạc nhiên đến lặng người đi như vậy? ? Lúc này Ông Hai có những cử chỉ, hành động như thế nào?(T166) ? Hãy phân tích tâm trạng của ông qua từng cử chỉ, hành động đó? ? Kiểu ngôn ngữ nào được sử dụng để nhân vật ông Hai bộc lộ tiếng nói nội tâm mình ? Cùng với cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, em có nhận xét gì về cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn ở đoạn truyện này ? tác dụng của nó? ? Tại sao tác giả có thể miêu tả tâm lí nhân vật Ông Hai một cách tinh tế & thành công đến như vậy ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Tâm trạng của ông Hai khi nghe được tin: + Cổ: Nghẹn ắng lại + Da mặt tê rân rân, lặng đi tưởng như đến không thở được. + Giọng lạc hẳn đi, + Ông Hai có tâm trạng ấy vì làng ông có truyền thống kháng chiến: 1 làng quê tinh thần cách mạng lắm.Vì ông vốn rất yêu, tự hào về làng quê của mình. + Vì làng của ông theo Tây thật thì sẽ là kẻ phản bội kháng chiến, phản bội đất nước, thành kẻ lạc loài với thiên hạ, với cả nước Việt Nam này, người ta ghê tởm, người ta thù hằn với cái giống Việt gian bán nước -> điều đó khiến nội tâm ông day dứt. Tâm trạng ông Hai: Tin dữ đến quá bất ngờ, đột ngột, không còn cách nào khác ông Hai chỉ còn nước lảng đi trước những câu nói mỉa mai, căm ghét của những người tản cư nói về làng chợ Dầu. Ông cúi gằm mặt mà đi trong sự trốn tránh, xấu hổ nhục nhã, ê chề như họ đang chửi mắng chính ông. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: * Sau phút giây bàng hoàng, Ông Hai cố trấn tĩnh để hỏi lại những người dân tản cư, vì trong ông đang nảy sinh sự hoài nghi xen lẫn hi vọng rằng đó không phải là sự thật. Nhưng rồi những bằng chứng cụ thể(họ vừa ở dưới ấy lên) buộc ông đành phải tin cái sự thật khủng khiếp ấy. + Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể, tinh tế, sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật nhằm miêu tả nỗi cay đắng, xấu hổ, tủi nhục, uất hận của ông Hai. Tác giả rất am hiểu, gắn bó với những người nông dân và cuộc sống thôn quê. Đó cũng chính là tình yêu của tác giả đối với quê hương, đất nước + Về đến nhà, dbiến tâm trạng ông Hai: Nghĩ thương các con vì chúng nó còn nhỏ mà bị hắt hủi -> càng căm làng phản bội. + Tác giả đã xây dựng cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt trong lòng Ông Hai bằng 1 cuộc độc thoại nội tâm: bộc lộ sự thương xót, tủi hờn cho lũ trẻ khi phải chịu mang tiếng là trẻ con làng Việt gian. Những hành động bộc lộ tâm trạng của ông Hai : + Nằm rũ trên giường, không nói gì. + Trả lời: Gì + Gắt lên: Biết rồi + Không trả lời + Trằn trọc không ngủ được, trở mình, lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được + Trống ngực đập thình thịch, nín thở, lắng tai nghe... nằm im chịu trận. Ông gắt gỏng bà vô cớ, trằn trọc thở dài, rồi lo lắng đến mức chân tay nhũn ra, nín thở, lắng nghe, không nhúc nhích-> Tâm trạng Ám ảnh, day dứt nặng nề Mấy ngày sau tâm trạng ông Hai : + Chột dạ, nơm nớp (mấy ngày sau)- yêu làng- thù làng + Về làng- Không về vì làng theo giặc Nhóm 2,4: Ông Hai tâm sự với con nhằm mục đích: Nói với con để bày tỏ nỗi lòng mình cho vợi bớt nỗi buồn khổ trong lòng, vì không biết nói cùng ai, Những câu nói và câu văn miêu tả thái độ của Ông Hai lúc này : + Thế nhà con ở đâu ? + Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? + Thế con ủng hộ ai? + Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. + Nước mắt giàn ra, chảy ròng ròng trên má - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: * Tác giả đã xây dựng cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt trong lòng Ông Hai bằng 1 cuộc độc thoại nội tâm: bộc lộ sự thương xót, tủi hờn cho lũ trẻ khi phải chịu mang tiếng là trẻ con làng Việt gian. * Chúng ta thấy khi sử dụng các yếu tố độc thoại & độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự sẽ giúp người đọc hình dung ra diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật 1 cách rõ nét hơn. Điều đó các em sẽ được tìm hiểu & thực hành trong giờ tập làm văn sắp tới: Đối thoại, độc thoại & độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. * Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong Ông Hai cùng nỗi đau xót, tủihổ của ông. Giá như Ông Hai không yêu làng đến say mê như vậy thì ông đã không cảm thấy chính mình mang nỗi nhục qua lớn của một người dân ở cái làng Việt gian ấy. * Qua cuộc trò chuyện,Ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu “ Nhà ta ở làng chợ Dầu”->Tình cảm sâu nặng với làng. + Anh em đồng chí... -> Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, cách mạng. * GV bình : Mặc dù dã quyết định không về làng nữa, nhưng tình yêu làng vẫn tồn tại nguyên vẹn trong lòng Ông Hai. Nó trở thành nỗi đau khổ, dằn vặt trong lòng, khiến ông đau đớn mỗi lần nhắc tới nó. Ta nghe như thấy những tiếng nức nở, nghẹn ngào mà Ông Hai cố kìm nén, để rồi những giọt nước mắt cứ lăn dài trên gò má. Tình quê & lòng yêu nước của người nông dân ấy sâu nặng & thiêng liêng biết bao. Điều đó chứng tỏ không chỉ thay đổi trong tình cảm mà Ông Hai đã có sự thay đổi cả trong nhận thức-> Đó là T/c của người dân làng Chợ Dầu nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung. Hoạt động 6: Tìm hiểu tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng được cải chính *Thời gian 20 phút a. Mục tiêu: hiểu được nội dung, nghệ thuật văn bản b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu HS theo dõi đoạn chữ nhỏ cuối (170->171) GV đặt câu hỏi : ? Đến đỉnh điểm câu chuyện tác giả đã tìm cách giải quyết mâu thuẫn bằng cách nào? ? Tâm trạng của Ông Hai đã có sự thay đổi như thế nào khi nghe tin làng Chợ Dầu được cải chính ? ? Tại sao ông lại khoe với mọi người rằng “Tây nó đốt nhà tôi rồi” bằng 1 giọng vui vẻ, hớn hở đến như vậy ? ? Những chi tiết đó bộc lộ tâm trạng của ông Hai như thế nào? ? Bình luận về nhân vật ông Hai bằng 1 câu ngắn gọn - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Ông Hai nghe được tin cải chính về làng Chợ Dầu không theo giặc. Ông lại khoe với mọi người rằng “Tây nó đốt nhà tôi rồi” bằng 1 giọng vui vẻ, hớn hở. Đó là bằng chứng gia đình ông không theo giặc mà còn là gia đình kháng chiến, gia đình cách mạng. Ông không tiếc nhà, cái nhà không quý bằng cái tiếng được trở lên trong sạch, không phải cái tiếng của ông mà của cả dân làng ông (trong đó có ông và gia đình ông) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: * Khi nghe được tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc Ông Hai như mở cờ trong bụng, ông như trút được gánh nặng trong lòng. Ông Hai lại trở thành Ông Hai của mấy hôm về trước, mừng rỡ đi khoe khắp nơi tin tức về làng. Ông đã không chú ý đến những thiệt hại của bản thân gia đình ông (dù ngôi nhà là tài sản lớn của một cuộc đời nông dân nghèo nay đã bị giặc đốt trụi). Ông coi đó như 1 minh chứng về tinh thần tuyệt đối trung thành với cách mạng của gia đình cũng như của cả làng chợ Dầu. Đó là một sự hi sinh quá lớn : ông hi sinh ngôi nhà để làng chợ Dầu được hồi sinh. * Tình yêu làng của Ông Hai là cội nguồn của tình yêu nước. Hai tình cảm đó thống nhất & gắn bó mật thiết với nhau, tạo thành sức mạnh để Ông Hai nói chung & mỗi chúng ta nói riêng vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, giống như Ông Hai trước tin làng Chợ Dầu theo giặc. Hoạt động 3: Tổng kết *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi: ? Nêu những nét đặc sắc về nội dung của truyện ngắn " Làng"? ? Hãy nêu ý nghĩa của văn bản " Làng"? ? Để xây dựng được 1 nhân vật Ông Hai mang tính cách đại diện cho nông dân V.Nam trong kháng chiến chống Pháp, nhà văn đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? + ? Tâm lí nhân vật được khắc hoạ qua những phương diện nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: b. Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: - Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: + Tâm trạng: sửng sốt, bàng hoàng, đau đớn, bẽ bàng: cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, giọng lạc hẳn đi. + Cử chỉ,hành động: - Nói lảng:- Hà,nắng gớm, về nào… - Cúi gằm mặt - Ngôn ngữ độc thoại - Miêu tả cụ thể, tinh tế, sâu sắc : nỗi cay đắng, xấu hổ, tủi nhục, uất hận của ông Hai. - Khi về đến nhà: + Thương con: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư…tuổi đầu ? ->độc thoại nội tâm :xót xa, tủi hờn cho lũ trẻ. + Ông băn khoăn, kiểm diện từng người trụ lại làng, gắt với vợ + Trằn trọc không ngủ, lặng đi, chân tay nhủn ra ; trống ngực đập thình thịch, nín thở, lắng tai nghe... nằm không nhúc nhích -> Ám ảnh, day dứt nặng nề. * Mấy ngày sau: Xung đột nội tâm gay gắt :+ yêu làng- thù làng + Về làng- Không về -> dằn vặt, khổ tâm, bế tắc và tuyệt vọng * Trò chuyện với con: -> Giãi bày nỗi lòng, giải toả tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng. -> Tình yêu sâu nặng đối với làng quê, tình cảm son sắt, thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng, với Cụ Hồ, đó là tình cảm thiêng liếng, bền vững. 3.3. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng được cải chính: + Nét mặt: tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. + Hành động: chia quà cho con, lật đật đi khoe mọi người. + Lời nói: K Đ thông tin sai, khoe nhà ông bị giặc đốt cháy. -> Tâm trạng : nhẹ nhõm, vui sướng, hả hê đến tột đỉnh. <=> Tình yêu làng của ông Hai đồng thời là biểu hiện của tình yêu đối đất nước, với kháng chiến, với Bác Hồ. 4. Tổng kết: a. Nội dung:- ý nghĩa: * Nội dung: Tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến, của người nông dân phải rời làng đi tản cư được bộc lộ chân thực, cảm động qua nhân vật ông Hai. * Ý nghĩa của văn bản: + Đoạn trích thể hiện tình yêu làng, yêu nước của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp b. Nghệ thuật: + Tình huống truyện gay cấn. + Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, lời nói (đối thoại và độc thoại). + Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ c. Ghi nhớ ( Sgk – 174) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian 10 phút a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đăt câu hỏi: ? Tính điển hình của nhân vật thể hiện như thế nào? ? Từ xưa đến nay, tình yêu quê hương luôn là cảm hứng dồi dào cho sáng tác văn học nghệ thuật ở nước ta.Hãy tìm những tác phẩm minh chứng cho lời nhận xét đó ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 1. Tính điển hình của nhân vật Ông Hai là hình ảnh của những người nông dân trong những ngày đầu kháng chiến: yêu làng, yêu quê hương gắn liền với tình yêu cách mạng. 2. Những tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương + Quê hương & Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh) + Lao xao - Duy Khán + Bếp lửa ( B Việt) + Đoàn thuyền đánh cá( Huy Cận) + Tiếng gà trưa ( X.Quỳnh) ->Dù chỉ viết về dòng sông quê khi TH xa quê ; viết vẻ đẹp của làng quê khi chớm hè, vẻ đẹp của người lao động mới trong một chuyến ra khơi, hay viết về một âm thanh quen thuộc của tiếng gà vào buổi trưa…tất cả những gì giản dị, gần gũi ấy đều là tình yêu quê hương đất nước. -> Và tình yêu làng của Ông Hai tuy không nằm trong mạch cảm xúc ấy nhưng ta nhận ra : tình yêu làng đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần cách mạng, tinh thần kháng chiến khi đất nước bị xâm lược, khi dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước. Đó là tình cảm đáng trân trọng ! - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian 7 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: ? Sau khi học xong đoạn trích Làng của nhà văn Kim Lân, tình cảm nào trong em đã được bồi đắp ? ? Việc làm cụ thể của em để phát huy tình cảm yêu quê hương, đất nước ? c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: * HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (3’) + Học bài: phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai + Hocj ghi nhớ + Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần tiếng Việt STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ Quảng Ninh Từ ngữ địa phương khác 1 2 Ngày soạn: 01/12/2023 Ngày dạy : 07/12/2023 Tiết 68 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - H nhận diện được các từ địa phương, các phương ngữ chính ( Bắc, Trung, Nam). - Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền đất nước, từ ngữ địa phương chỉ sự vật, trạng thái, đặc điểm, tính chất... Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương. - Biết sử dụng từ địa phương đúng hoàn cảnh giao tiếp. * HS khuyết tật: nắm được từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm… 2. Năng lực: - Nhận biết và phân tích được những kiến thức đã học về một số từ vựng Tiếng Việt. - Thu thập và xử lí thông tin vềnhững kiến thức đã học về một số từ vựng Tiếng Việt. - Biếtquản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực để vận dụng giải quyết các bài tập. - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ, trung thực, yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc, biết giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Ti vi TM : ví dụ, từ vựng Tiếng Việt, nội dung ôn tập. - Sưu tầm tài liệu địa phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC *Thời gian 5 phút HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d. Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu vào bài GV đưa câu thơ : Bầm ơi có rét không bầm Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non… Theo em từ nào được sử dụng theo ngôn ngữ địa phương? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Mục tiêu: + Kiến thức: H nhận diện được các từ địa phương, các phương ngữ chính ( Bắc, Trung, Nam). Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền đất nước, từ ngữ địa phương chỉ sự vật, trạng thái, đặc điểm, tính chất... Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương. Biết sử dụng từ địa phương đúng hoàn cảnh giao tiếp. Thời gian: 20 phút Cách thức tiến hành: ? Em hiểu thế nào là phương ngữ ? ? Sưu tầm từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, tính chất... nơi mình sinh sống hoặc ở địa phương khác. - H trình bày ND đã chuẩn bị- bổ sung (Lưu ý HS khuyết tật) - G hệ thống trên bảng phụ. I. Chuẩn bị : *Từ ngữ địa phương( phương ngữ) : - là cách nói ngắn gọn để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với ngôn ngữ của một địa phương khác. STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ Quảng Ninh Từ ngữ địa phương khác 1 ông ngoại Ông cậu Ngoại 2 Bà ngoại Bà cậu Ngoại 3 Cái ghế Cái đòn 4 nhìn Chộ, ngú,coi 5 mày Mầy, mi HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Kiến thức :Hs biết vận để làm các bài tập về từ ngữ địa phương Thời gian: 15 phút Cách thức tiến hành ? Xác định yêu cầu bài tập 1/54,55? Hs thảo luận-5p Tiến hành: Gv giao nhiệm vụ theo nhóm 2 bàn, thảo luận tại chỗ Bài tập 1 - Nhóm 1,2: phần a - Nhóm 3,4: phần b - Nhóm 5,6: phần c - Cách thức trình bày: trình bày miệng : N1 trình bày -> N2,3… bổ sung -> Gv đánh giá, chốt chiếu kiến thức II. Luyện tập: Bài tập 1/54,55: a. Những từ ngữ chỉ các sự vật hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong toàn dân: - Nhút ( phương ngữ Trung): món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ Tĩnh. - Bồn Bồn( P.ngữ Nam): một loại thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa và xào nấu, phổ biến ở một số vùng Nam Bộ. - Chẻo ( P.ngữ Trung): một loại nước chấm ở vùng Nghệ Tĩnh - Tắc( P.ngữ Trung): một loại quả họ quýt ở vùng N Tĩnh ( sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, xoài cát, bưởi Năm roi, mù u...là những sự vật có ở một số địa phương nhất định được dùng nhiều và phổ biến nên được coi như ngôn ngữ toàn dân. b. Những từ ngữ giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân. Phương ngữ Bắc Ph. ngữ Trung Ph. ngữ Nam Bố bọ Ba, tía mẹ Mạ, mụ, bầm Má Nghiện Nghiền Nghiền Vào Vô Vô Vừng mè mè Bát chén tô Thấy Chộ Thấy Giả vờ Giả đò Giả đò c. Giống về âm nhưng khác về nghĩa: Bắc Trung Nam Ốm: bị bệnh Gầy Gầy Hòm: đựng đồ đạc Quan tài ( hòm) Quan tài Trái: bên trái, tay trái Quả ( trái dừa) Quả Nỏ: cái nỏ Không, chẳng Sương: hơi nước Gánh nón nón Nón ( gồm cả mũ) Bài tập 2/55 làm bài tập 2. ? Xác định yêu cầu bài tập 2. - H thảo luận nhóm bàn, trình bày, nhận xét.- G đánh giá và chốt. - Có những từ địa phương chỉ svht ở địa phương này mà không có ở địa phương khác. Điều này cho thấy đất nước ta có sự khác biệt về điều kiện TNXH, địa lí, thổ nhưỡng đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán giữa các vùng. Tuy nhiên số lượng các từ ngữ này không nhiều chứng tỏ sự khác biệt của các vùng không quá lớn. Bài tập 3/55 HDH làm bài tập 3. Điều tra từ ngữ trong các phương ngữ Bảng 1: Từ ngữ đồng nghĩa nhưng khác âm Phương ngữ Bắc Ph. ngữ Trung Ph. ngữ Nam Lợn Heo Heo Bát Đọi Chén Mũ Nón Nón Kính Kính Kiếng Ngã Bổ té Bảng 2: Từ ngữ đồng âm nhưng khác nghĩa Phương ngữ Bắc Ph. ngữ Trung Ph. ngữ Nam ốm: bị bệnh ốm: gầy ốm: gầy Bóp: nắm và siết chặt Bóp: ví đựng tiền Bóp: ví đựng tiền chén: vật dùng uống nước chén: dùng để ăn cơm chén: ăn cơm Nón: làm bằng lá cọ Nón: làm bằng vải Nón: làm bằng vải Bài tập 4/56 H làm bài tập 4. ? Đọc đoạn trích và chỉ ra các từ ngữ địa phương có trong đoạn trích?Thuộc phương ngữ nào? Tác dụng? - Các từ địa phương có trong đoạn trích: chi, rứa, nờ, cớ răng, tui, mụ - Các từ thuộc phương ngữ miền Trung ( Quảng Bình) - Các từ địa phương trên góp phần thể hiện chân thực hình ảnh một vùng quê vàtình cảm, suy nghĩ tính cách của người mẹ Quảng Bình anh hùng. Tăng sự sống động gợi cảm cho tác phẩm. Hoạt động 4: Vận dụng- Hoạt động 5- Mở rộng sáng tạo Mục tiêu: - Kiến thức: Hs luyện tập,vận dụng kiến thức đã học để tìm tòi mở rộng giải quyết các bài tập ngoài SGK - Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, hợp tác, chia sẻ, giải quyết Bt - Thái độ: Tự giác, tích cực suy nghĩ -Năng lực PC: Tự học, tư duy, năng lực GQ vấn đề Thời gian: 5 phút Cách thức tiến hành: ? Đọc một vài đoạn văn, thơ có sử dụng từ địa phương mà em biết? - H đọc, G đưa thêm một vài đoạn trong bài thơ “ Bầm ơi” – Tố Hữu Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm... Bầm ơi có rét không bầm! Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền. Nhớ thương con bầm yên tâm nhé Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân. Con đi xa cũng như gần Anh em đồng chí quây quần là con. Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí Bầm quý con, bầm quý anh em. Bầm ơi, liền khúc ruột mềm Có con có mẹ, còn thêm đồng bào Con đi mỗi bước gian lao Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm! Bao bà cụ từ tâm như mẹ Yêu quý con như đẻ con ra. Cho con nào áo nào quà Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi. Con đi, con lớn lên rồi Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con! Nhớ con, bầm nhé đừng buồn Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm. Mẹ già tóc bạc hoa râm Chiều nay chắc cụng nghe thầm tiếng con... (1948) Nhân ngày 19-12 ngày toàn quốc kháng chiến và ngày 22-12 ngày thành lập quân đội ,chúng ta đọc lại hai bài thơ coi như lời tri ân với các các người con ưu tú của Tổ quốc và những bà Mẹ anh hùng đã có những người con phục vụ trong quân đội dù còn hay đã hy sinh cho đất nước.Chúng ta cảm ơn nhà thơ Tố Hữu đã để lại hai bài thơ bất hủ cho chúng ta.Đặc biệt tiếng gọi Mẹ và Cụ ở quê tôi được Tố Hữu đưa vào thơ với đúng tiếng địa phương là BẦM và BỦ để mọi người thấy hết cái hay cái đẹp của tiếng Việt. Bà Bủ Bà bủ nằm ổ chuối khô Bà bủ không ngủ bà lo bời bời... Đêm nay tháng chạp mồng mười Vài mươi bữa nữa Tết rồi hết năm. Bà bủ không ngủ bà nằm Bao giờ thằng út về thăm một kỳ Từ ngày nó bước ra đi Nó đi giải phóng đến khi nào về ? Bao giờ hết giặc về quê ? Đêm đêm bà bủ nằm mê khấn thầm... Bà bủ không ngủ, bà nằm Càng lo càng nghĩ, càng căm càng thù Ngoài hiên gió núi ù ù Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về... Đêm nay bộ đội rừng khe Mưa ướt dầm dề, gió buốt chân tay Nó đi đánh giặc đêm nay Bước run, bước ngã, bước lầy, bước trơn Nhà còn ổ chuối lửa rơm Nó đi đánh giặc đêm hôm sưởi gì ? Năm xưa cơm củ ngon chi Năm nay cơm gié nhà thì vắng con ! Bà bủ gan ruột bồn chồn Con gà đã gáy đầu thôn sáng rồi... Bủ dịch là bà cụ. Hình như không phải các cụ bà thì gọi là bủ mà tất cả các ông già và các bà già đều được gọi là ông bủ và bà bủ "Cụ đi thanh thản một ngày đông Giàu Đức, giàu Tâm hiến núi sông Trăm việc, bộn bề bền vững trí Tuổi cao, sức yếu chẳng sờn lòng Đã lên thượng giới xa trần tục Về chốn Phật tiên với "sắc, không” Cõi tạm xin chào người ở lại Tiên cung chờ đón rực màu hồng" * Hướng dẫn về nhà + Bài cũ:- Ôn lại toàn bộ kiến thức về TV - Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập + Bài mới + Chuẩn bị Tiết 69,70: Đối thoại, độc thoại…tự sự . Đọc ngữ liêu . Trả lời câu hỏi SGK ----------------------------------------- Ngày soạn: 01/12/2023 Ngày dạy : 08+09/12/2023 Tiết 69,70 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 1.Kiến thức (gồm cả HS khuyết tật) + Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự . + Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 2. Năng lực + KĨ năng giao tiếp, trình bày, lắng nghe tích cực, đọc hợp tác, học theo nhóm, tìm kiếm và xử lí thông tin.v.v. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất: + Biết thể hiện thái độ chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình trên thế giới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên Đọc tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh:Học bài cũ, nghiên cứu bài mới theo hướng dẫn SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu : Cho học sinh đóng lại cảnh ông Hai gặp người đàn bà tản cư và đoạn ông về nhà nghĩ thương lũ con vì chúng là trẻ con làng Việt gian - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 3 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt:.Trong các văn bản tự sự, các yếu tố độc thoại, đối thoại và độc thoại nội tâm giúp cho các tác giả thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, làm rõ hơn các phẩm chất, tính cách của nhân vật. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểuĐối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự *Thời gian 40 phút a. Mục tiêu:Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv hướng dấn HS phân tích 3 ví dụ: Ví dụ a: * Giáo viên : ? mHoạt cảnh trên thuộc tác phẩm nào? của ai? ? Nội dung của đoạn trích ? Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? ? Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại? ? Vậy thế nào là đối thoại ? ? Làm thế nào để nhận ra đối thoại trong văn bả Ví dụ b : * câu: “Hà, nắng gớm, về nào!...” ? Ông Hai nói với ai ? ? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không ?Hãy dẫn ra các câu đó ? ? Câu này ông nói với ai ? ? Hai câu trên có phải là đối thoại không ?Vì sao ? ? Vậy em hiểu thế nào là độc thoại ? ? Dấu hiệu nào nhận ra độc thoại trong văn bản tự sự ? Ví dụ c : ? Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn...đầu” là những câu ai hỏi ai ? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở ? Vậy độc thoại nội tâm là gì ? ? Trong văn bản tự sự ta nhận ra độc thoại nội tâm nhờ dấu hiệu nào ? ? Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của ông Hai như thế nào ?) GV khái quát: ? Tóm lại hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm có tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (Lưu ý hoạt động của HS khuyết tật) Kết quả mong đợi: Ví dụ a : Nội dung của đoạn trích: - Đoạn trích “Làng” của Kim Lân - Nội dung: Tâm trạng ông Hai khi nghe được những người đàn bà tản cư nói về làng chợ Dầu theo giặc. Trong 3 câu đầu đoạn trích : Có 2 người phụ nữ nói chuyện với nhau Dấu hiệu cho thấy đây là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại : * Dấu hiệu: HT : + Có 2 lượt lời qua lại. + Đầu mỗi lượt lời có gạch đầu dòng. + Nội dung : mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện :chuyện về làng Chợ Dầu theo giặc -> Đây gọi là cuộc đối thoại. Ví dụ b + Câu: “Hà, nắng gớm, về nào” là ông Hai nói với chính mình, nói bâng quơ để tìm cách thoái lui khi nghe tin dữ : làng Chợ Dầu theo giặc. + Không hướng tới ai + Chỉ có 1 lượt lời, trước có gạch đầu dòng. - Chúng bay ăn miếng cơm...thế này ? đây là câu nói với ai đó trong tưởng tượng (ông rít lên), chỉ có 1 lượt lời, phía trước có gạch đầu dòng. Ví dụ c : Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn...đầu” là những câu ông Hai hỏi chính mình. + Những câu này không phát ra thành lời mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ, tình cảm của ông Hai -> Những câu này là độc thoại nội tâm. + Hình thức đối thoại: Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. + Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm: Giúp tác giả khắc hoạ được rõ nét tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV chuẩn kiến thức: Hình thức : + Hai lượt lời: trao và đáp + Hai gạch đầu dòng ở hai lượt lời. *Nội dung : mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện . -> đối thoại. - Hai câu không phải là đối thoại vì về hình thức : hai câu chỉ có 1 lượt lời. Còn nội dung hai câu nói không hướng đến đối tượng nào cụ thể, cũng không liên quan đến nội dung câu chuyện mà 2 người phụ nữ kia trao đổi, -> ông nói với chính mình, nói trong tưởng tượng -> Đó là hai lời độc thoại. - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là phương tiện để nhà văn khắc hoạ phẩm chất và tình cảm của nhân vật trong văn bản tự sự. Những hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm sẽ vận dụng để viết văn tự sự, bài viết văn số 3 sắp tới giúp bài văn sinh động, nhân vật thể hiện tâm trạng… TIẾT 2 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian 40 phút a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV hướng dẫn HS làm các bài tập : Nhóm 1,3: bài 1/t178 * GV gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập 1 GV gợi ý ? Tác dụng của các câu văn nghị luận đó trong đoạn văn tự sự ? ? Ở câu cuối đoạn trích, tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận vào đoạn văn như thế nào? Nhóm 2,4 : bài 2/t178 * GV gọi học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập * Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn + Theo chủ đề nhất định:nói chuyện giữa bạn bè với nhau, thầy cô với học sinh, bố mẹ với con, anh chị em với nhau ; về thăm trường ( chọn 1 trong các chủ đề này) + Các câu trong đoạn văn hướng vào chủ đề( có sự liên kết giữa các câu) + Sử dụng dấu câu: dấu gạch đầu dòng, chấm hỏi thích hợp + Có các yếu tố đối thoại, độc thoại độc thoại nội tâm sử dụng thích hợp VD : kể về buổi thăm trường, gặp lại thầy cô - Đối thoại : trò truyện với thầy cô - Độc thoại : bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp, sự thay đổi của trường, thầy cô - Độc thoại nội tâm : suy nghĩ về mái trường * Giáo viên yêu cầu viết đoạn văn 7 phút - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Học sinh thực hiện làm bài tập vào vở, các nhóm thảo luận và thống nhất đáp án - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (Lưu ý HS khuyết tật) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS I Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự: 1. ngữ liệu: (SGK- 176, 177) a. Những người đàn bà tản cư nói chuyện với nhau, tham gia câu chuyện có hai người. - Dấu hiệu : * Hình thức : + Hai lượt lời: trao và đáp + Hai gạch đầu dòng ở hai lượt lời. *Nội dung : mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện : chuyện về làng Chợ Dầu theo giặc -> đối thoại. * Trong văn bản đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp. b. Câu : - “Hà, nắng gớm, về nào...” -> Ông Hai nói thành lời với chính mình, - Chúng bay ăn miếng cơm...thế này . -> nói với ai đó trong tưởng tượng -> độc thoại. * Trong văn bản khi độc thoại được nói thành lời thì phía trước của độc thoại có gạch đầu dòng. c. Câu “Chúng nó…....đầu” - Ông Hai hỏi chính mình - Không phát ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng ->Độc thoại nội tâm. * Trong văn bản khi độc thoại không thành lời,không có gạch đầu dòng thì đó là độc thoại nội tâm. d. Tác dụng : => Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là ngôn ngữ của nhân vật, là hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. 2. Ghi nhớ (Sgk-178) II. LUYỆN TẬP C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Th PHIẾU BÀI TẬP Hình thức Nội dung hướng tới Hình thức thể hiện Tác dụng + Đối thoại + Độc thoại + Độc thoại nội tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Học sinh thảo luận, viết kết quả thảo luận ra nháp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS. Phản hồi phiếu học tập Hình thức Nội dung hướng tới Hình thức thể hiện Tác dụng + Đối thoại + Độc thoại + Độc thoại nội tâm + Người tiếp chuyện + Nói với chính mình + Nói với chính mình + Gạch đầu dòng + Gạch đầu dòng + Không gạch đầu dòng, không cất thành tiếng + Tạo không khí cuộc sống như thật. + Khắc hoạ tâm trạng, diễn biến tâm lí. + Đi sâu vào nội tâm, suy nghĩ, tâm trạng * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Học ghi nhớ. Lấy một ví dụ và phân tích tác dụng của việc sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự + Chuẩn bị bài " Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm" ( Theo yêu cầu SGK) ( Không viết thành bài văn, chỉ nêu các ý chính mà mình sẽ nói -> trên lớp dựa vào ý chính để nói thành bài hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát. Luyện nói trước ở nhà: + Giới thiệu. + Nội dung chính. + Kết thúc câu chuyện. * Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 12/4/23 9:02 AM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 107.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 30/11/2023 Ngày dạy : 02/12/2023 (Tiết 65 ) 05/12/2023 (Tiết 66,67) Tiết 65,66,67 Văn bản: LÀNG (Kim Lân) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: + Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại + Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại. + Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 2. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm. 3. Phẩm chất: + Giáo dục lòng tự hào về truyền thống ngoại xâm kiên cư¬ờng của cha ông. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thiết bị: máy tính, ti vi thông minh. - Chân dung nhà thơ, SGK, SGV, KHBD, tác phẩm, tư liệu tham khảo III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5’) a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video về làng quê thời chiến tranh và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Em có suy nghĩ gì về làng quê trong chiến tranh ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn ” Nhà thơ Chế Lan Viên đã nói hộ bao người tình cảm đối với quê hương, đất tổ thiết tha, sâu nặng. Có lúc tình cảm là nỗi nhớ da diết về làng quê, trong những hoàn cảnh đặc biệt, tình yêu & nỗi nhớ quê hương đó lại trở thành máu thịt, danh dự, lòng tự hào của mỗi con người khi xa quê. Ông Hai trong tác phẩm “ Làng” của Kim Lân là một trong số những con người có tình cảm như thế. Cô trò ta cùng tìm hiểu về tình yêu làng của ônh Hai qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu chung *Thời gian 10 phút a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu nhóm 3 HS thực hiện theo KT Hỏi chuyên gia: Nhóm trưởng giới thiệu cac thành viên và thực hiện giải đáp phần tác giả, tác phẩm - Những nét khái quát về tác giả Kim Lân? - Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn "Làng" ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: cá nhân (Lưu ý hoạt động của HS khuyết tật) - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Nhóm chuyên gia gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: Hs nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm chuyên gia/ gv đánh giá - GV chuẩn kiến thức: * Giáo viên giới thiệu chân dung nhà văn Kim Lân và bổ sung: Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân thường tập trung ở khung cảnh nông thôn & hình tượng người nông dân, thể hiện không khí tiêu điều, ảm đạm của nông hôn Việt Nam & cuộc sống vất vả, lam lũ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Ngòi bút Kim Lân đặc biệt hấp dẫn khi viết về những cảnh sinh hoạt phong phú ở thôn quê với những thú chơi lành mạnh như đánh vật, chọi gà, thả chim.v.v. Qua đó hể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước cách mạng: sống cực nhọc, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. Sau cách mạng tháng Tám ông vẫn tiếp tục viết về làng quê Việt Nam & gặt hái được những thành công mới ở đề tài sở trường của mình với những tập truyện ngắn: ‘‘Nên vợ nên chồng (1955) & ‘‘Con chó xấu xí (1962) Vợ nhặt,.. .v.v. + Là tác phẩm thành công của văn học Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Tác phẩm được đăng lần đầu tiên trong tạp chí văn nghệ năm 1948. * Giáo viên bổ sung phần ‘‘Nhà văn nói về tác phẩm”: "Sau ngày toàn quốc kháng chiến, gia đình tôi tản cư lên Cao Thượng – Nhã Nam ( nay đổi tên thành Tân Yên). Làng tôi có nhiều người buôn bán nên dân làng tản cư lên vùng này rất đông. Lúc đó vào khoảng năm 1947, gia đình tôi & gia đình anh Nguyên Hồng, cùng ở nhờ 1 nhà chủ trong 1 làng nhỏ. Truyện"Làng" được tôi viết ở đây" Ở truyện này hầu hết các chi tiết đều bắt nguồn từ sự thực. Những chi tiết: Tác giả Kim Lân nghe thấy tin làng chợ Dầu của mình theo giặc, vì tác giả yêu làng, thương làng nên không tin làng mình theo giặc. Nhân vật ông Hai do tác giả xây dựng lên để phản ánh tình yêu nước của những người nông dân & cũng là nói hộ lòng mình. Sau này rất nhiều nhà văn, thơ gọi Kim Lân là ông Hai vì Kim Lân có nhiều nét giống ông Hai quá. Tính hay khoe làng là của bà mẹ anh Nguyên Hồng. Bà muốn nói: "Chẳng qua vì chiến tranh mà tôi phải nhờ cậy bà con ở đây thôi." Nhân vật ông Hai khi nói chuyện với con, chính là những câu anh Nguyên Hồng thường hay hỏi con khi nằm cùng con những trưa hè. Thế nhà con ở đâu? Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thế con ủng hộ ai ?.v.v. rất hợp với khung cảnh & tính cách của ông Hai. Tác giả dù có hư cấu hay xây dựng trên sự thật, tất cả nhân vật trong truyện ngắn làng đều rất sinh động & mang ý nghĩ điển hình. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục *Thời gian 20 phút a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên hướng dẫn đọc: Giọng chậm, thể hiện cảm xúc, tâm trạng của ông Hai, chú ý ngôn ngữ độc thoại, đối thoại.Chú ý những từ địa phương, lời ăn tiếng nói của người nông dân lao động. Ở đoạn đầu giọng, bất ngờ, ngạc nhiên, xen lẫn tủi hổ, đoạn giữa cay đắng, xót xa, tủi hờn, đoạn cuối (khi nói chuyện với con) giọng dứt khoát thể hiện suy nghĩ & quyết tâm hành động của ông Hai. * Giáo viên đặt câu hỏi : ? Xác định các sự việc và nhân vật chính? ? Hãy nêu kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Qua tóm tắt em biết gì về nhân vật chính và chủ đề của chuyện ? ? Tác giả đã sử dụng ngôi kể nào ? Tác dụng của cách sử dụng ngôi kể đó ? ? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Xác định các sự việc và nhân vật chính : + Ông Hai Thu định ở lại làng cùng du kích chiến đấu giữ làng, nhưng vì hoàn cảnh gia đình ông phải cùng vợ con rời bỏ làng đi tản cư. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ làng, kể chuyện, khoe làng với người dân trên đó. Bỗng 1 hôm, ông nghe tin cả làng Dầu của ông theo giặc Pháp làm Việt gian. Ông đau khổ, cả gia đình ông buồn rầu. Ông chủ tịch tìm đến và cải chính với ông là làng theo kháng chiến. Ông sung sướng khoe nhà ông bị Pháp đốt cháy rụi. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Nhân vật : + Nhân vật chính là ông Hai Thu. Qua câu chuyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai - người nông dân phải dời làng đi tản cư trong thời kháng chiến chống Pháp. + Ngôi thứ 3 -> Tác dụng đảm bảo tính khách quan của những cái được kể, gợi cảm giác chân thực cho người đọc. Bố cục : 3 phần + Phần 1: Từ đầu -> không nhúc nhích: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. + Phần 2: Tâm trạng của ông trong 3, 4 ngày sau đó. + Phần 3: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính * Giáo viên gợi nhắc đến phần đã bị lược bỏ: Nhà văn Kim Lân đem đến cho người đọc 1 cảm nhận về tình yêu làng ở nhân vật Ông Hai. Đó là tình cảm ở có nhiều người nông dân, nhưng với nhân vật Ông Hai, tình yêu làng có nét riêng biệt thật đáng yêu: đó là tính hay khoe làng. Cũng từ ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, nhà văn đã phát hiện trong tình yêu làng của Ông Hai có sự thay đổi, phát triển tình cảm lớn hơn. Ông Hai rất tự hào về làng. Ông luôn kể về làng với sự say mê, náo nức. Khi kể 2 con mắt ông sáng hẳn ra, mê man giảng giải, kể rành rọt, nói liên miên. Ông khoe làng có nhà ngói san sát, sầm uất, phòng thông tin, chòi phát thanh.v.v.-> Tự hào về phong trào kháng chiến ở làng. Vì hoàn cảnh phải đi tản cư, ông khổ tâm, nhớ làng vô cùng. Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ tìm hiểu tình huống truyện *Thời gian 10 phút a. Mục tiêu: HS nắm tình huống truyện và ý nghĩa b.Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên đặt câu hỏi : ? Để khắc họa nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật, Kim Lân đã đặt nhân vật chính vào một tình huống truyện như thế nào? ? Cách đặt tình huống trên có gì đáng chú ý ? ? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: . Ông Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc Tình huống đặc sắc, bất ngờ, gay cấn. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: + Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhận vật. tác dụng : Tạo nút thắt của câu chuyện gây ra một mâu thuẫn giằng xé, tạo điều kiện để thực hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc-> Phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân. TIẾT 2 Hoạt động 4: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm hiểu diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai *Thời gian 15 phút a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu HS theo dõi 2 khổ thơ đầu ? Ở nơi tản cư tình yêu làng của ông được thể hiện qau những chi tiết nào ? ? Câu văn nào diễn tả trực tiếp nỗi nhớ làng của ông Hai ? ? Lời văn ở đoạn này có gì đặc biệt? Qua đó em hiểu tình cảm gì của ông Hai với kháng chiến? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Ở nơi tản cư tình yêu làng của ông được thể hiện qua những chi tiết : + Ông nhớ làng, nhớ về phong trào kháng chiến của làng quê, muốn về làng, muốn cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.v.v.. + Ông thường ra phòng thông tin nghe đọc báo, nghe ngóng tin về làng Chợ Dầu của ông. Câu văn nào diễn tả trực tiếp nỗi nhớ làng của ông Hai : Chao ôi ! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: NV ông Hai yêu tha thiết & mãnh liệt, tự hào, gắn bó với làng quê. Tình cảm ấy luôn thường trực trong ông. Đó cũng là niềm vui, tự hào của người nông trước thành quả cách mạng của làng quê, tình cảm đó thật đáng trân trọng. *GV bình: Không còn là cuộc đời của những người nông dân khốn cùng, nghèo đói như chị Dậu, anh Pha, lão Hạc hay tha hóa như Chí Phèo; nhân vật ông Hai - lão nông nghèo khổ vừa được cách mạng giải phóng, là người nông dân đầu tiên quan tâm đến thời sự, chính trị, vận mệnh của đất nước. Mối quan tâm về làng quê luôn thường trực, gắn bó máu thịt trong tâm hồn ông. Nó như một ngọn lửa rực sáng mãi trong trái tim ông… - Gv cho Hs liên hệ thực tế… I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Kim Lân (1920-2007) - Sở trường: viết truyện ngắn. - Đề tài chủ yếu: những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt ở làng quê VN - Phong cách: tự nhiên, khai thác sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, ngôn ngữ bình dị gần với đời sống lời ăn tiếng nói và lối suy nghĩ của người nông dân VN. - Tác phẩm tiêu biểu: Vợ nhặt, Nên vợ nên chồng, Con chó xấu xí,… 2. Tác phẩm: + " Làng" sáng tác trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. + Lần đầu tiên đăng trên báo văn nghệ năm 1948. II. Đọc-hiểu văn bản: 1. Đọc-chú thích: 2. Kết cấu- Bố cục: + Thể loại: truyện ngắn + PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận. + Bố cục: 3 phần 3. Phân tích: * Tình huống truyện: + Ông Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc-> Tình huống đặc sắc, bất ngờ, gay cấn. + Đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhận vật thể hiện qua xung đột nội tâm. Tạo điều kiện bộc lộ tình cảm đối với làng, quê hương, đất nước của ông Hai. * Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai: 3.1. Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: - Hoàn cảnh: Xa quê, ở nhờ nhà người khác - Cuộc sống nơi tản cư: + Con bé lớn gánh hàng ra chợ cho mẹ + Hai đứa bé trông mấy luống rau mới trồng + Ông Hai vỡ vạt đất trồng sắn để ăn vào những tháng đói sang năm + Bà Hai chạy chợ => lo toan kiếm sống, cuộc sống tạm bợ, khó khăn nhưng nề nếp. - Tình cảm với làng : + Nhớ làng, nhớ phong trào kháng chiến ở làng, muốn về làng. -> Yêu tha thiết, mãnh liệt, tự hào, gắn bó với làng quê. - Cách quan tâm đặc biệt đến cuộc kháng chiến của dân tộc: + mong nắng (Tây chết mệt) + nghe lỏm đọc báo (phòng thông tin) - đầy lòng tin k/c + Không giấu nổi cảm xúc: ruột gan múa cả lên, vui quá. Ông Hai vui vẻ, gắn bó, tự hào yêu làng quê của mình và tha thiết với kháng chiến, tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Hoạt động 4: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc *Thời gian 45 phút a. Mục tiêu: hiểu được nội dung, nghệ thuật văn bản b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV gọi học sinh đọc đoạn truyện ( S.G.K- 164) Ông lão bước ra khỏi phòng... (S.G.K-166) Cái giống việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa 1 nhát.) GV đặt câu hỏi, HS thảo luận : ? Khi nghe tin từ những người tản cư từ Gia Lâm cho biết: Cả làng Chợ Dầu theo Tây, tâm trạng của ông Hai như thế nào? ? Tâm trạng đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ?(T165-166) Tại sao ông lại sững sờ và ngạc nhiên đến lặng người đi như vậy? ? Lúc này Ông Hai có những cử chỉ, hành động như thế nào?(T166) ? Hãy phân tích tâm trạng của ông qua từng cử chỉ, hành động đó? ? Kiểu ngôn ngữ nào được sử dụng để nhân vật ông Hai bộc lộ tiếng nói nội tâm mình ? Cùng với cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, em có nhận xét gì về cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn ở đoạn truyện này ? tác dụng của nó? ? Tại sao tác giả có thể miêu tả tâm lí nhân vật Ông Hai một cách tinh tế & thành công đến như vậy ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Tâm trạng của ông Hai khi nghe được tin: + Cổ: Nghẹn ắng lại + Da mặt tê rân rân, lặng đi tưởng như đến không thở được. + Giọng lạc hẳn đi, + Ông Hai có tâm trạng ấy vì làng ông có truyền thống kháng chiến: 1 làng quê tinh thần cách mạng lắm.Vì ông vốn rất yêu, tự hào về làng quê của mình. + Vì làng của ông theo Tây thật thì sẽ là kẻ phản bội kháng chiến, phản bội đất nước, thành kẻ lạc loài với thiên hạ, với cả nước Việt Nam này, người ta ghê tởm, người ta thù hằn với cái giống Việt gian bán nước -> điều đó khiến nội tâm ông day dứt. Tâm trạng ông Hai: Tin dữ đến quá bất ngờ, đột ngột, không còn cách nào khác ông Hai chỉ còn nước lảng đi trước những câu nói mỉa mai, căm ghét của những người tản cư nói về làng chợ Dầu. Ông cúi gằm mặt mà đi trong sự trốn tránh, xấu hổ nhục nhã, ê chề như họ đang chửi mắng chính ông. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: * Sau phút giây bàng hoàng, Ông Hai cố trấn tĩnh để hỏi lại những người dân tản cư, vì trong ông đang nảy sinh sự hoài nghi xen lẫn hi vọng rằng đó không phải là sự thật. Nhưng rồi những bằng chứng cụ thể(họ vừa ở dưới ấy lên) buộc ông đành phải tin cái sự thật khủng khiếp ấy. + Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể, tinh tế, sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật nhằm miêu tả nỗi cay đắng, xấu hổ, tủi nhục, uất hận của ông Hai. Tác giả rất am hiểu, gắn bó với những người nông dân và cuộc sống thôn quê. Đó cũng chính là tình yêu của tác giả đối với quê hương, đất nước + Về đến nhà, dbiến tâm trạng ông Hai: Nghĩ thương các con vì chúng nó còn nhỏ mà bị hắt hủi -> càng căm làng phản bội. + Tác giả đã xây dựng cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt trong lòng Ông Hai bằng 1 cuộc độc thoại nội tâm: bộc lộ sự thương xót, tủi hờn cho lũ trẻ khi phải chịu mang tiếng là trẻ con làng Việt gian. Những hành động bộc lộ tâm trạng của ông Hai : + Nằm rũ trên giường, không nói gì. + Trả lời: Gì + Gắt lên: Biết rồi + Không trả lời + Trằn trọc không ngủ được, trở mình, lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được + Trống ngực đập thình thịch, nín thở, lắng tai nghe... nằm im chịu trận. Ông gắt gỏng bà vô cớ, trằn trọc thở dài, rồi lo lắng đến mức chân tay nhũn ra, nín thở, lắng nghe, không nhúc nhích-> Tâm trạng Ám ảnh, day dứt nặng nề Mấy ngày sau tâm trạng ông Hai : + Chột dạ, nơm nớp (mấy ngày sau)- yêu làng- thù làng + Về làng- Không về vì làng theo giặc Nhóm 2,4: Ông Hai tâm sự với con nhằm mục đích: Nói với con để bày tỏ nỗi lòng mình cho vợi bớt nỗi buồn khổ trong lòng, vì không biết nói cùng ai, Những câu nói và câu văn miêu tả thái độ của Ông Hai lúc này : + Thế nhà con ở đâu ? + Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? + Thế con ủng hộ ai? + Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. + Nước mắt giàn ra, chảy ròng ròng trên má - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: * Tác giả đã xây dựng cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt trong lòng Ông Hai bằng 1 cuộc độc thoại nội tâm: bộc lộ sự thương xót, tủi hờn cho lũ trẻ khi phải chịu mang tiếng là trẻ con làng Việt gian. * Chúng ta thấy khi sử dụng các yếu tố độc thoại & độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự sẽ giúp người đọc hình dung ra diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật 1 cách rõ nét hơn. Điều đó các em sẽ được tìm hiểu & thực hành trong giờ tập làm văn sắp tới: Đối thoại, độc thoại & độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. * Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong Ông Hai cùng nỗi đau xót, tủihổ của ông. Giá như Ông Hai không yêu làng đến say mê như vậy thì ông đã không cảm thấy chính mình mang nỗi nhục qua lớn của một người dân ở cái làng Việt gian ấy. * Qua cuộc trò chuyện,Ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu “ Nhà ta ở làng chợ Dầu”->Tình cảm sâu nặng với làng. + Anh em đồng chí... -> Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, cách mạng. * GV bình : Mặc dù dã quyết định không về làng nữa, nhưng tình yêu làng vẫn tồn tại nguyên vẹn trong lòng Ông Hai. Nó trở thành nỗi đau khổ, dằn vặt trong lòng, khiến ông đau đớn mỗi lần nhắc tới nó. Ta nghe như thấy những tiếng nức nở, nghẹn ngào mà Ông Hai cố kìm nén, để rồi những giọt nước mắt cứ lăn dài trên gò má. Tình quê & lòng yêu nước của người nông dân ấy sâu nặng & thiêng liêng biết bao. Điều đó chứng tỏ không chỉ thay đổi trong tình cảm mà Ông Hai đã có sự thay đổi cả trong nhận thức-> Đó là T/c của người dân làng Chợ Dầu nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung. Hoạt động 6: Tìm hiểu tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng được cải chính *Thời gian 20 phút a. Mục tiêu: hiểu được nội dung, nghệ thuật văn bản b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu HS theo dõi đoạn chữ nhỏ cuối (170->171) GV đặt câu hỏi : ? Đến đỉnh điểm câu chuyện tác giả đã tìm cách giải quyết mâu thuẫn bằng cách nào? ? Tâm trạng của Ông Hai đã có sự thay đổi như thế nào khi nghe tin làng Chợ Dầu được cải chính ? ? Tại sao ông lại khoe với mọi người rằng “Tây nó đốt nhà tôi rồi” bằng 1 giọng vui vẻ, hớn hở đến như vậy ? ? Những chi tiết đó bộc lộ tâm trạng của ông Hai như thế nào? ? Bình luận về nhân vật ông Hai bằng 1 câu ngắn gọn - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Ông Hai nghe được tin cải chính về làng Chợ Dầu không theo giặc. Ông lại khoe với mọi người rằng “Tây nó đốt nhà tôi rồi” bằng 1 giọng vui vẻ, hớn hở. Đó là bằng chứng gia đình ông không theo giặc mà còn là gia đình kháng chiến, gia đình cách mạng. Ông không tiếc nhà, cái nhà không quý bằng cái tiếng được trở lên trong sạch, không phải cái tiếng của ông mà của cả dân làng ông (trong đó có ông và gia đình ông) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: * Khi nghe được tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc Ông Hai như mở cờ trong bụng, ông như trút được gánh nặng trong lòng. Ông Hai lại trở thành Ông Hai của mấy hôm về trước, mừng rỡ đi khoe khắp nơi tin tức về làng. Ông đã không chú ý đến những thiệt hại của bản thân gia đình ông (dù ngôi nhà là tài sản lớn của một cuộc đời nông dân nghèo nay đã bị giặc đốt trụi). Ông coi đó như 1 minh chứng về tinh thần tuyệt đối trung thành với cách mạng của gia đình cũng như của cả làng chợ Dầu. Đó là một sự hi sinh quá lớn : ông hi sinh ngôi nhà để làng chợ Dầu được hồi sinh. * Tình yêu làng của Ông Hai là cội nguồn của tình yêu nước. Hai tình cảm đó thống nhất & gắn bó mật thiết với nhau, tạo thành sức mạnh để Ông Hai nói chung & mỗi chúng ta nói riêng vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, giống như Ông Hai trước tin làng Chợ Dầu theo giặc. Hoạt động 3: Tổng kết *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi: ? Nêu những nét đặc sắc về nội dung của truyện ngắn " Làng"? ? Hãy nêu ý nghĩa của văn bản " Làng"? ? Để xây dựng được 1 nhân vật Ông Hai mang tính cách đại diện cho nông dân V.Nam trong kháng chiến chống Pháp, nhà văn đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? + ? Tâm lí nhân vật được khắc hoạ qua những phương diện nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: b. Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: - Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: + Tâm trạng: sửng sốt, bàng hoàng, đau đớn, bẽ bàng: cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, giọng lạc hẳn đi. + Cử chỉ,hành động: - Nói lảng:- Hà,nắng gớm, về nào… - Cúi gằm mặt - Ngôn ngữ độc thoại - Miêu tả cụ thể, tinh tế, sâu sắc : nỗi cay đắng, xấu hổ, tủi nhục, uất hận của ông Hai. - Khi về đến nhà: + Thương con: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư…tuổi đầu ? ->độc thoại nội tâm :xót xa, tủi hờn cho lũ trẻ. + Ông băn khoăn, kiểm diện từng người trụ lại làng, gắt với vợ + Trằn trọc không ngủ, lặng đi, chân tay nhủn ra ; trống ngực đập thình thịch, nín thở, lắng tai nghe... nằm không nhúc nhích -> Ám ảnh, day dứt nặng nề. * Mấy ngày sau: Xung đột nội tâm gay gắt :+ yêu làng- thù làng + Về làng- Không về -> dằn vặt, khổ tâm, bế tắc và tuyệt vọng * Trò chuyện với con: -> Giãi bày nỗi lòng, giải toả tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng. -> Tình yêu sâu nặng đối với làng quê, tình cảm son sắt, thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng, với Cụ Hồ, đó là tình cảm thiêng liếng, bền vững. 3.3. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng được cải chính: + Nét mặt: tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. + Hành động: chia quà cho con, lật đật đi khoe mọi người. + Lời nói: K Đ thông tin sai, khoe nhà ông bị giặc đốt cháy. -> Tâm trạng : nhẹ nhõm, vui sướng, hả hê đến tột đỉnh. <=> Tình yêu làng của ông Hai đồng thời là biểu hiện của tình yêu đối đất nước, với kháng chiến, với Bác Hồ. 4. Tổng kết: a. Nội dung:- ý nghĩa: * Nội dung: Tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến, của người nông dân phải rời làng đi tản cư được bộc lộ chân thực, cảm động qua nhân vật ông Hai. * Ý nghĩa của văn bản: + Đoạn trích thể hiện tình yêu làng, yêu nước của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp b. Nghệ thuật: + Tình huống truyện gay cấn. + Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, lời nói (đối thoại và độc thoại). + Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ c. Ghi nhớ ( Sgk – 174) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian 10 phút a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đăt câu hỏi: ? Tính điển hình của nhân vật thể hiện như thế nào? ? Từ xưa đến nay, tình yêu quê hương luôn là cảm hứng dồi dào cho sáng tác văn học nghệ thuật ở nước ta.Hãy tìm những tác phẩm minh chứng cho lời nhận xét đó ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 1. Tính điển hình của nhân vật Ông Hai là hình ảnh của những người nông dân trong những ngày đầu kháng chiến: yêu làng, yêu quê hương gắn liền với tình yêu cách mạng. 2. Những tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương + Quê hương & Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh) + Lao xao - Duy Khán + Bếp lửa ( B Việt) + Đoàn thuyền đánh cá( Huy Cận) + Tiếng gà trưa ( X.Quỳnh) ->Dù chỉ viết về dòng sông quê khi TH xa quê ; viết vẻ đẹp của làng quê khi chớm hè, vẻ đẹp của người lao động mới trong một chuyến ra khơi, hay viết về một âm thanh quen thuộc của tiếng gà vào buổi trưa…tất cả những gì giản dị, gần gũi ấy đều là tình yêu quê hương đất nước. -> Và tình yêu làng của Ông Hai tuy không nằm trong mạch cảm xúc ấy nhưng ta nhận ra : tình yêu làng đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần cách mạng, tinh thần kháng chiến khi đất nước bị xâm lược, khi dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước. Đó là tình cảm đáng trân trọng ! - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian 7 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: ? Sau khi học xong đoạn trích Làng của nhà văn Kim Lân, tình cảm nào trong em đã được bồi đắp ? ? Việc làm cụ thể của em để phát huy tình cảm yêu quê hương, đất nước ? c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: * HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (3’) + Học bài: phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai + Hocj ghi nhớ + Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần tiếng Việt STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ Quảng Ninh Từ ngữ địa phương khác 1 2 Ngày soạn: 01/12/2023 Ngày dạy : 07/12/2023 Tiết 68 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - H nhận diện được các từ địa phương, các phương ngữ chính ( Bắc, Trung, Nam). - Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền đất nước, từ ngữ địa phương chỉ sự vật, trạng thái, đặc điểm, tính chất... Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương. - Biết sử dụng từ địa phương đúng hoàn cảnh giao tiếp. * HS khuyết tật: nắm được từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm… 2. Năng lực: - Nhận biết và phân tích được những kiến thức đã học về một số từ vựng Tiếng Việt. - Thu thập và xử lí thông tin vềnhững kiến thức đã học về một số từ vựng Tiếng Việt. - Biếtquản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực để vận dụng giải quyết các bài tập. - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ, trung thực, yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc, biết giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Ti vi TM : ví dụ, từ vựng Tiếng Việt, nội dung ôn tập. - Sưu tầm tài liệu địa phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC *Thời gian 5 phút HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d. Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu vào bài GV đưa câu thơ : Bầm ơi có rét không bầm Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non… Theo em từ nào được sử dụng theo ngôn ngữ địa phương? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Mục tiêu: + Kiến thức: H nhận diện được các từ địa phương, các phương ngữ chính ( Bắc, Trung, Nam). Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền đất nước, từ ngữ địa phương chỉ sự vật, trạng thái, đặc điểm, tính chất... Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương. Biết sử dụng từ địa phương đúng hoàn cảnh giao tiếp. Thời gian: 20 phút Cách thức tiến hành: ? Em hiểu thế nào là phương ngữ ? ? Sưu tầm từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, tính chất... nơi mình sinh sống hoặc ở địa phương khác. - H trình bày ND đã chuẩn bị- bổ sung (Lưu ý HS khuyết tật) - G hệ thống trên bảng phụ. I. Chuẩn bị : *Từ ngữ địa phương( phương ngữ) : - là cách nói ngắn gọn để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với ngôn ngữ của một địa phương khác. STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ Quảng Ninh Từ ngữ địa phương khác 1 ông ngoại Ông cậu Ngoại 2 Bà ngoại Bà cậu Ngoại 3 Cái ghế Cái đòn 4 nhìn Chộ, ngú,coi 5 mày Mầy, mi HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Kiến thức :Hs biết vận để làm các bài tập về từ ngữ địa phương Thời gian: 15 phút Cách thức tiến hành ? Xác định yêu cầu bài tập 1/54,55? Hs thảo luận-5p Tiến hành: Gv giao nhiệm vụ theo nhóm 2 bàn, thảo luận tại chỗ Bài tập 1 - Nhóm 1,2: phần a - Nhóm 3,4: phần b - Nhóm 5,6: phần c - Cách thức trình bày: trình bày miệng : N1 trình bày -> N2,3… bổ sung -> Gv đánh giá, chốt chiếu kiến thức II. Luyện tập: Bài tập 1/54,55: a. Những từ ngữ chỉ các sự vật hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong toàn dân: - Nhút ( phương ngữ Trung): món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ Tĩnh. - Bồn Bồn( P.ngữ Nam): một loại thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa và xào nấu, phổ biến ở một số vùng Nam Bộ. - Chẻo ( P.ngữ Trung): một loại nước chấm ở vùng Nghệ Tĩnh - Tắc( P.ngữ Trung): một loại quả họ quýt ở vùng N Tĩnh ( sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, xoài cát, bưởi Năm roi, mù u...là những sự vật có ở một số địa phương nhất định được dùng nhiều và phổ biến nên được coi như ngôn ngữ toàn dân. b. Những từ ngữ giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân. Phương ngữ Bắc Ph. ngữ Trung Ph. ngữ Nam Bố bọ Ba, tía mẹ Mạ, mụ, bầm Má Nghiện Nghiền Nghiền Vào Vô Vô Vừng mè mè Bát chén tô Thấy Chộ Thấy Giả vờ Giả đò Giả đò c. Giống về âm nhưng khác về nghĩa: Bắc Trung Nam Ốm: bị bệnh Gầy Gầy Hòm: đựng đồ đạc Quan tài ( hòm) Quan tài Trái: bên trái, tay trái Quả ( trái dừa) Quả Nỏ: cái nỏ Không, chẳng Sương: hơi nước Gánh nón nón Nón ( gồm cả mũ) Bài tập 2/55 làm bài tập 2. ? Xác định yêu cầu bài tập 2. - H thảo luận nhóm bàn, trình bày, nhận xét.- G đánh giá và chốt. - Có những từ địa phương chỉ svht ở địa phương này mà không có ở địa phương khác. Điều này cho thấy đất nước ta có sự khác biệt về điều kiện TNXH, địa lí, thổ nhưỡng đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán giữa các vùng. Tuy nhiên số lượng các từ ngữ này không nhiều chứng tỏ sự khác biệt của các vùng không quá lớn. Bài tập 3/55 HDH làm bài tập 3. Điều tra từ ngữ trong các phương ngữ Bảng 1: Từ ngữ đồng nghĩa nhưng khác âm Phương ngữ Bắc Ph. ngữ Trung Ph. ngữ Nam Lợn Heo Heo Bát Đọi Chén Mũ Nón Nón Kính Kính Kiếng Ngã Bổ té Bảng 2: Từ ngữ đồng âm nhưng khác nghĩa Phương ngữ Bắc Ph. ngữ Trung Ph. ngữ Nam ốm: bị bệnh ốm: gầy ốm: gầy Bóp: nắm và siết chặt Bóp: ví đựng tiền Bóp: ví đựng tiền chén: vật dùng uống nước chén: dùng để ăn cơm chén: ăn cơm Nón: làm bằng lá cọ Nón: làm bằng vải Nón: làm bằng vải Bài tập 4/56 H làm bài tập 4. ? Đọc đoạn trích và chỉ ra các từ ngữ địa phương có trong đoạn trích?Thuộc phương ngữ nào? Tác dụng? - Các từ địa phương có trong đoạn trích: chi, rứa, nờ, cớ răng, tui, mụ - Các từ thuộc phương ngữ miền Trung ( Quảng Bình) - Các từ địa phương trên góp phần thể hiện chân thực hình ảnh một vùng quê vàtình cảm, suy nghĩ tính cách của người mẹ Quảng Bình anh hùng. Tăng sự sống động gợi cảm cho tác phẩm. Hoạt động 4: Vận dụng- Hoạt động 5- Mở rộng sáng tạo Mục tiêu: - Kiến thức: Hs luyện tập,vận dụng kiến thức đã học để tìm tòi mở rộng giải quyết các bài tập ngoài SGK - Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, hợp tác, chia sẻ, giải quyết Bt - Thái độ: Tự giác, tích cực suy nghĩ -Năng lực PC: Tự học, tư duy, năng lực GQ vấn đề Thời gian: 5 phút Cách thức tiến hành: ? Đọc một vài đoạn văn, thơ có sử dụng từ địa phương mà em biết? - H đọc, G đưa thêm một vài đoạn trong bài thơ “ Bầm ơi” – Tố Hữu Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm... Bầm ơi có rét không bầm! Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền. Nhớ thương con bầm yên tâm nhé Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân. Con đi xa cũng như gần Anh em đồng chí quây quần là con. Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí Bầm quý con, bầm quý anh em. Bầm ơi, liền khúc ruột mềm Có con có mẹ, còn thêm đồng bào Con đi mỗi bước gian lao Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm! Bao bà cụ từ tâm như mẹ Yêu quý con như đẻ con ra. Cho con nào áo nào quà Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi. Con đi, con lớn lên rồi Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con! Nhớ con, bầm nhé đừng buồn Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm. Mẹ già tóc bạc hoa râm Chiều nay chắc cụng nghe thầm tiếng con... (1948) Nhân ngày 19-12 ngày toàn quốc kháng chiến và ngày 22-12 ngày thành lập quân đội ,chúng ta đọc lại hai bài thơ coi như lời tri ân với các các người con ưu tú của Tổ quốc và những bà Mẹ anh hùng đã có những người con phục vụ trong quân đội dù còn hay đã hy sinh cho đất nước.Chúng ta cảm ơn nhà thơ Tố Hữu đã để lại hai bài thơ bất hủ cho chúng ta.Đặc biệt tiếng gọi Mẹ và Cụ ở quê tôi được Tố Hữu đưa vào thơ với đúng tiếng địa phương là BẦM và BỦ để mọi người thấy hết cái hay cái đẹp của tiếng Việt. Bà Bủ Bà bủ nằm ổ chuối khô Bà bủ không ngủ bà lo bời bời... Đêm nay tháng chạp mồng mười Vài mươi bữa nữa Tết rồi hết năm. Bà bủ không ngủ bà nằm Bao giờ thằng út về thăm một kỳ Từ ngày nó bước ra đi Nó đi giải phóng đến khi nào về ? Bao giờ hết giặc về quê ? Đêm đêm bà bủ nằm mê khấn thầm... Bà bủ không ngủ, bà nằm Càng lo càng nghĩ, càng căm càng thù Ngoài hiên gió núi ù ù Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về... Đêm nay bộ đội rừng khe Mưa ướt dầm dề, gió buốt chân tay Nó đi đánh giặc đêm nay Bước run, bước ngã, bước lầy, bước trơn Nhà còn ổ chuối lửa rơm Nó đi đánh giặc đêm hôm sưởi gì ? Năm xưa cơm củ ngon chi Năm nay cơm gié nhà thì vắng con ! Bà bủ gan ruột bồn chồn Con gà đã gáy đầu thôn sáng rồi... Bủ dịch là bà cụ. Hình như không phải các cụ bà thì gọi là bủ mà tất cả các ông già và các bà già đều được gọi là ông bủ và bà bủ "Cụ đi thanh thản một ngày đông Giàu Đức, giàu Tâm hiến núi sông Trăm việc, bộn bề bền vững trí Tuổi cao, sức yếu chẳng sờn lòng Đã lên thượng giới xa trần tục Về chốn Phật tiên với "sắc, không” Cõi tạm xin chào người ở lại Tiên cung chờ đón rực màu hồng" * Hướng dẫn về nhà + Bài cũ:- Ôn lại toàn bộ kiến thức về TV - Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập + Bài mới + Chuẩn bị Tiết 69,70: Đối thoại, độc thoại…tự sự . Đọc ngữ liêu . Trả lời câu hỏi SGK ----------------------------------------- Ngày soạn: 01/12/2023 Ngày dạy : 08+09/12/2023 Tiết 69,70 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 1.Kiến thức (gồm cả HS khuyết tật) + Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự . + Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 2. Năng lực + KĨ năng giao tiếp, trình bày, lắng nghe tích cực, đọc hợp tác, học theo nhóm, tìm kiếm và xử lí thông tin.v.v. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất: + Biết thể hiện thái độ chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình trên thế giới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên Đọc tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh:Học bài cũ, nghiên cứu bài mới theo hướng dẫn SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu : Cho học sinh đóng lại cảnh ông Hai gặp người đàn bà tản cư và đoạn ông về nhà nghĩ thương lũ con vì chúng là trẻ con làng Việt gian - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 3 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt:.Trong các văn bản tự sự, các yếu tố độc thoại, đối thoại và độc thoại nội tâm giúp cho các tác giả thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, làm rõ hơn các phẩm chất, tính cách của nhân vật. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểuĐối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự *Thời gian 40 phút a. Mục tiêu:Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv hướng dấn HS phân tích 3 ví dụ: Ví dụ a: * Giáo viên : ? mHoạt cảnh trên thuộc tác phẩm nào? của ai? ? Nội dung của đoạn trích ? Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? ? Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại? ? Vậy thế nào là đối thoại ? ? Làm thế nào để nhận ra đối thoại trong văn bả Ví dụ b : * câu: “Hà, nắng gớm, về nào!...” ? Ông Hai nói với ai ? ? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không ?Hãy dẫn ra các câu đó ? ? Câu này ông nói với ai ? ? Hai câu trên có phải là đối thoại không ?Vì sao ? ? Vậy em hiểu thế nào là độc thoại ? ? Dấu hiệu nào nhận ra độc thoại trong văn bản tự sự ? Ví dụ c : ? Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn...đầu” là những câu ai hỏi ai ? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở ? Vậy độc thoại nội tâm là gì ? ? Trong văn bản tự sự ta nhận ra độc thoại nội tâm nhờ dấu hiệu nào ? ? Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của ông Hai như thế nào ?) GV khái quát: ? Tóm lại hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm có tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (Lưu ý hoạt động của HS khuyết tật) Kết quả mong đợi: Ví dụ a : Nội dung của đoạn trích: - Đoạn trích “Làng” của Kim Lân - Nội dung: Tâm trạng ông Hai khi nghe được những người đàn bà tản cư nói về làng chợ Dầu theo giặc. Trong 3 câu đầu đoạn trích : Có 2 người phụ nữ nói chuyện với nhau Dấu hiệu cho thấy đây là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại : * Dấu hiệu: HT : + Có 2 lượt lời qua lại. + Đầu mỗi lượt lời có gạch đầu dòng. + Nội dung : mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện :chuyện về làng Chợ Dầu theo giặc -> Đây gọi là cuộc đối thoại. Ví dụ b + Câu: “Hà, nắng gớm, về nào” là ông Hai nói với chính mình, nói bâng quơ để tìm cách thoái lui khi nghe tin dữ : làng Chợ Dầu theo giặc. + Không hướng tới ai + Chỉ có 1 lượt lời, trước có gạch đầu dòng. - Chúng bay ăn miếng cơm...thế này ? đây là câu nói với ai đó trong tưởng tượng (ông rít lên), chỉ có 1 lượt lời, phía trước có gạch đầu dòng. Ví dụ c : Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn...đầu” là những câu ông Hai hỏi chính mình. + Những câu này không phát ra thành lời mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ, tình cảm của ông Hai -> Những câu này là độc thoại nội tâm. + Hình thức đối thoại: Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. + Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm: Giúp tác giả khắc hoạ được rõ nét tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV chuẩn kiến thức: Hình thức : + Hai lượt lời: trao và đáp + Hai gạch đầu dòng ở hai lượt lời. *Nội dung : mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện . -> đối thoại. - Hai câu không phải là đối thoại vì về hình thức : hai câu chỉ có 1 lượt lời. Còn nội dung hai câu nói không hướng đến đối tượng nào cụ thể, cũng không liên quan đến nội dung câu chuyện mà 2 người phụ nữ kia trao đổi, -> ông nói với chính mình, nói trong tưởng tượng -> Đó là hai lời độc thoại. - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là phương tiện để nhà văn khắc hoạ phẩm chất và tình cảm của nhân vật trong văn bản tự sự. Những hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm sẽ vận dụng để viết văn tự sự, bài viết văn số 3 sắp tới giúp bài văn sinh động, nhân vật thể hiện tâm trạng… TIẾT 2 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian 40 phút a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV hướng dẫn HS làm các bài tập : Nhóm 1,3: bài 1/t178 * GV gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập 1 GV gợi ý ? Tác dụng của các câu văn nghị luận đó trong đoạn văn tự sự ? ? Ở câu cuối đoạn trích, tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận vào đoạn văn như thế nào? Nhóm 2,4 : bài 2/t178 * GV gọi học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập * Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn + Theo chủ đề nhất định:nói chuyện giữa bạn bè với nhau, thầy cô với học sinh, bố mẹ với con, anh chị em với nhau ; về thăm trường ( chọn 1 trong các chủ đề này) + Các câu trong đoạn văn hướng vào chủ đề( có sự liên kết giữa các câu) + Sử dụng dấu câu: dấu gạch đầu dòng, chấm hỏi thích hợp + Có các yếu tố đối thoại, độc thoại độc thoại nội tâm sử dụng thích hợp VD : kể về buổi thăm trường, gặp lại thầy cô - Đối thoại : trò truyện với thầy cô - Độc thoại : bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp, sự thay đổi của trường, thầy cô - Độc thoại nội tâm : suy nghĩ về mái trường * Giáo viên yêu cầu viết đoạn văn 7 phút - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Học sinh thực hiện làm bài tập vào vở, các nhóm thảo luận và thống nhất đáp án - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (Lưu ý HS khuyết tật) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS I Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự: 1. ngữ liệu: (SGK- 176, 177) a. Những người đàn bà tản cư nói chuyện với nhau, tham gia câu chuyện có hai người. - Dấu hiệu : * Hình thức : + Hai lượt lời: trao và đáp + Hai gạch đầu dòng ở hai lượt lời. *Nội dung : mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện : chuyện về làng Chợ Dầu theo giặc -> đối thoại. * Trong văn bản đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp. b. Câu : - “Hà, nắng gớm, về nào...” -> Ông Hai nói thành lời với chính mình, - Chúng bay ăn miếng cơm...thế này . -> nói với ai đó trong tưởng tượng -> độc thoại. * Trong văn bản khi độc thoại được nói thành lời thì phía trước của độc thoại có gạch đầu dòng. c. Câu “Chúng nó…....đầu” - Ông Hai hỏi chính mình - Không phát ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng ->Độc thoại nội tâm. * Trong văn bản khi độc thoại không thành lời,không có gạch đầu dòng thì đó là độc thoại nội tâm. d. Tác dụng : => Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là ngôn ngữ của nhân vật, là hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. 2. Ghi nhớ (Sgk-178) II. LUYỆN TẬP C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Th PHIẾU BÀI TẬP Hình thức Nội dung hướng tới Hình thức thể hiện Tác dụng + Đối thoại + Độc thoại + Độc thoại nội tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Học sinh thảo luận, viết kết quả thảo luận ra nháp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS. Phản hồi phiếu học tập Hình thức Nội dung hướng tới Hình thức thể hiện Tác dụng + Đối thoại + Độc thoại + Độc thoại nội tâm + Người tiếp chuyện + Nói với chính mình + Nói với chính mình + Gạch đầu dòng + Gạch đầu dòng + Không gạch đầu dòng, không cất thành tiếng + Tạo không khí cuộc sống như thật. + Khắc hoạ tâm trạng, diễn biến tâm lí. + Đi sâu vào nội tâm, suy nghĩ, tâm trạng * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Học ghi nhớ. Lấy một ví dụ và phân tích tác dụng của việc sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự + Chuẩn bị bài " Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm" ( Theo yêu cầu SGK) ( Không viết thành bài văn, chỉ nêu các ý chính mà mình sẽ nói -> trên lớp dựa vào ý chính để nói thành bài hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát. Luyện nói trước ở nhà: + Giới thiệu. + Nội dung chính. + Kết thúc câu chuyện. * Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

