
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 06:07 21/04/2025
Lượt xem: 1
Dung lượng: 261,8kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Tuần 31-tiết 121 Ngày soạn: 19/4/2025 Ngày giảng: 21/4/2025 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Hiện tượng vay mượn từ, đặc điểm của từ mượn và thực tế sử dụng từ mượn hiện nay. 2. Về năng lực: a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Nhận biết được các từ mượn trong văn bản. - Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn. - Viết đúng những từ mượn. - Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn. - Sử dụng từ mượn trong nói và viết. 3. Về phẩm chất: - Trách nhiệm: Tự xác định và có thái độ đúng khi sử dụng mượn trong giao tiếp hằng ngày. - Chăm chỉ học tập, yêu văn chương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu 2. Học liệu - Hình ảnh, phiếu học tập, trò chơi liên quan đến nội dung bài học. - Kế hoạch bài dạy, SGK, SGV III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5’) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề c) Sản phẩm: câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi: Ở các cửa hàng thời trang, người ta thường sử dụng vật dụng gì để trưng bày quần áo? Ngoài những tên gọi trên, chúng ta còn dùng tiếng nước ngoài để gọi tên chúng? Em hãy chỉ ra các tên gọi đó? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời: HS trả lời: ma-nơ-canh Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định GV dẫn dắt: Những tên dùng gọi các đồ vật trên là loại từ nào, nguyên tắc sử dụng chúng ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về từ mượn và hiện tượng vay mượn từ - Thời gian: 10 phút a. Mục tiêu: Nắm được cách xác định các từ mượn và nguồn gốc của từ mượn. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SHS, hãy cho biết: Từ mượn là gì? Từ mượn có nguồn gốc từ đâu? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng I. Hình thành kiến thức: Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ - Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác. - Từ vay mượn tiếng Hán - Từ mượn ngôn ngữ Pháp, Anh (được việt hoá gần như hoàn toàn: cà phê, cà vạt, săm, lốp) - Từ mượn được viết nguyên dạng hoặc viết tách từng âm tiết, giữa các âm có gạch nối - Tránh lạm dụng từ mượn để không gây khó hiểu, khó chịu cho người nghe. - Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ giữa các dân tộc, các ngôn ngữ thường vay mượn của nhau để làm giàu vốn từ của mình. Hoạt động 2.2: Thực hành ( 20 phút) a) Mục tiêu: - Thực hành vận dụng làm được các bài tập b) Nội dung: - GV chia nhóm cặp đôi - HS làm việc cá nhân 2’, thảo luận 3’ và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm. c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà học sinh hoàn thành. d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm vào vở. GV hướng dẫn HS làm lần lượt từng ý. GV lưu ý HS rằng nhiều yếu tố HáN ViỆt có khả năng hoạt động rất cao, thường được dùng để tạo ra những từ ghép mới. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập 2. GV hướng dẫn HS thảo luận, nêu nhận xét về đặc điểm của vốn từ tiếng Việt. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV bổ sung: vốn từ tiếng Việt giàu có và phức tạp, gồm nhiều từ được mượn ở những ngôn ngữ khác, nhất là tiếng Hán (trước đây) và tiếng Pháp, tiếng Anh (sau này). Khi nhập vào tiếng Việt, các từ mượn đã được Việt hoá ở những mức độ khác nhau và quá trình này vẫn đang tiếp diễn. Nhờ việc chủ động vay mượn từ, tiếng Việt luôn phát triển, trong khi vẫn bảo lưu được những nét tinh tuý vốn có của mình. NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc và suy nghĩ bài 3. - GV hướng dẫn HS làm bài: lựa chọn những từ ngữ trong tiếng Việt có khả năng thay thế cho những từ mượn không cần thiết trong câu văn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Tránh lạm dụng từ mượn để không gây khó hiểu, khó chịu cho người nghe, gười đọc và không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. II. Luyện tập Bài 1/trang 86 a. Các từ vay mượn tiếng Hán: kế hoạch, công nghiệp, băng, không khí, ô nhiễm. Các từ này có cách đọc và hình thức chính tả giống từ thuần Việt, có tính chất khái quát về nghĩa. Các từ vay mượn tiếng Anh: ô-dôn. Từ có gạch nối giữa các âm tiết. b. Từ ô-dôn tạo cảm giác về từ mượn rõ nhất. Vì đây là một thuật ngữ khoa học, có cấu tạo và hình thức chính tả khác biệt. c. - Không: không trung (khoảng không gian trên cao), không gian (là khoảng không mở rộng theo ba chiều cao, dài, rộng), không quân (một quân chủng hoạt động trên không nhằm bảo vệ vùng trời quốc gia) - nhiễm: lây nhiễm (chỉ sự truyền lan của bệnh hoặc thói xấu nào đó), truyền nhiễm (lây lan của dịch bệnh), nhiễm khuẩn (chỉ tình trạng một sinh vật bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể) Bài 2/ trang 86 - Vốn từ tiếng Việt giàu có và phức tạp, gồm nhiều từ được mượn ở những ngôn ngữ khác. Bài 3/ trang 87 Có thể diễn đạt lại: Người hâm mộ thực sự phấn khích, hân hoan khi thấy thần tượng của mình xuất hiện trên cửa chiếc chuyên cơ vừa đáp xuống sân bay. 3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 5’) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao. c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập . d) Tổ chức thực hiện HS thực hiện cá nhân B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Bài tập: Tìm một số từ mượn( mỗi nhóm tìm 10 từ) B2: Thực hiện nhiệm vụ B3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số. 4. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: làm thêm 1 số bài tập Bài tập 1 Đọc câu văn sau đây và phân tích cách dùng từ mượn của tác giả: Có một nhịp điệu chung trong quá trình tiến hoá của các loài, mà sự sinh sôi mạnh mẽ hay suy giảm số lượng của loài này dẫn đến sự phát triển theo hướng nhiều thêm hay bớt đi tương ứng của loài kia. (Ngọc Phú, trích Các loài chung sống với nhau như thế nào?) Bài tập 2 Viết một đoạn tin nhắn đăng kí mua hàng qua mạng có sử dụng từ mượn thích hợp. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. ------------------------------------------------ Tuần 31 - Tiết 122 Ngày soạn: 19/4/2025 Ngày giảng: 22/4/2025 Văn bản 3 : TRÁI ĐẤT – RA- XUN GAM – DA- TỐP – I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Thái độ của nhà thơ với những kẻ đang hủy hoại Trái đất và thái độ của nhà thơ với Trái đất. - Ý thức trách nhiệm với cuộc đời, với Trái Đất – ngôi nhà chung của tất cả chúng ta 2. Về năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng: - Phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản văn học và văn bản thông tin. - Nhận biết được nét đặc sắc của kiểu đối thoại trữ tình trong bài thơ. - Học sinh xây dựng ý thức trách nhiệm với cuộc đời, với Trái đất – ngôi nhà chung của tất cả chúng ta 3. Về phẩm chất: - Nhân ái: Tình yêu thương giữa con người với con người, sự giúp đỡ lẫn nhau…để bảo vệ Trái đất, bảo vệ môi trường sống. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Bài giảng trình chiếu - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (3’) a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. b) Nội dung: - Xem video: Giật mình con người hủy hoại Trái đất - GV hỏi, HS trả lời. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Cảm nhận của em sau khi xem video? B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới. 2.Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (10 p) a) Mục tiêu: HS biết cách đọc và tìm hiểu nghĩa của một số từ trong phần chú thích. -Giúp HS nêu được những nét chính về tác giả Ra - xun Gam - da - tốp. Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, bố cục…) b) Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi. - Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Ra - xun Gam- da -tốp? ? Em hãy cho biết xuất xứ của bài thơ? ? Em hãy nhắc lại khái niệm văn bản thông tin? ? Em hãy tóm tắt thông tin có trong văn bản? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin. HS quan sát SGK. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. - Các tác phẩm chính: Năm tôi sinh, Mùa xuân Đa-ghe-xtan, Trái tim tôi trên núi, Những ngôi sao xa, Đa-ghe-xtan của tôi… -Văn bản viết năm 1967 bằng tiếng Avar. Bản dịch ra tiếng Việt của Minh Tâm được thực hiện dựa trên bản dịch Tiếng Nga của Na-um Grep-nhi - ốp. I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc 2.Tác giả- Tác phẩm: a. Tác giả : - Ra -xun Gam- da -tốp (1923 – 2003) - Người dân tộc A-va, nước cộng hòa Đa -ghe-xtan thuộc Liên bang Nga. - Thơ ông tràn đầy tình yêu thương đối với quê hương, con người, sự sống và luôn hướng tới việc xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc. b. Tác phẩm : - Thể loại : Thơ tự do - Thông tin có trong bài thơ Trái đất: truyền dạt thông tin: Hãy bảo vệ Trái đất. - Bố cục 2 phần + P1 (khổ 1): Thái độ của nhà thơ với những kẻ đang hủy hoại Trái đất. + P2 (khổ 2): Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất. Hoạt động 2.2: KHÁM PHÁ VĂN BẢN (20p) a) Mục tiêu: Giúp HS - Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản - Tìm được những cách ứng xử đối với Trái đất được nhắc tới trong khổ thơ, tìm được điểm chung của cách ứng xử đó b) Nội dung - Chia lớp thành 4 nhóm tổ, vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn trên giấy A0 đã chuẩn bị sẵn. c) Sản phẩm: Giấy A0 ghi kết quả làm việc nhóm. d) Tổ chức thực hiện II. Khám phá văn bản 1.Thái độ của nhà thơ với bọn hủy hoại Trái đất HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến *Nhiệm vụ 1: Thái độ của nhà thơ với bọn hủy hoại Trái đất B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm. - Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ: 1. Những cách hành xử nào đối với Trái đất được nhắc tới trong khổ thơ? 2. Chúng có điểm chung gì với nhau? 3. Thái độ của tác giả đối với chúng là gì? 4. Vì sao em có thể nhận ra thái độ ấy? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - 2 phút làm việc cá nhân - 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập. GV: Dự kiến khó khăn: câu hỏi số 3 - Tháo gỡ khó khăn ở câu hỏi (3) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Thái độ đó được biểu hiện qua từ ngữ nào?). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2 Những cách hành xử đối với Trái đất Điểm chung - Xem là quả dưa: bổ, cắn thành muôn mảnh nhỏ. - Xem như quả bóng trên sân: giành giật, lao vào đá. Đều phá hủy Trái đất. => Thái độ của tác giả: căm phẫn, khinh bỉ, lên án những kẻ hủy hoại Trái đất. => Vì tác giả gọi những kẻ xấu là “bọn”, “lũ”. * Nhiệm vụ 2: Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm. - Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ: 1. Nhà thơ đã hình dung trái đất , đã xưng hô ra sao và làm gì? 2. Nhìn/nghĩ về Trái đất nhà thơ đã thấy những gì? Trong văn học, thậm chí trong đời sống các hình ảnh “máu”, “nước mắt” thường được dùng với ngụ ý gì? 3. Hãy chuyển ngôn ngữ hình ảnh của nhà thơ thành ngôn ngữ thông tin mang tính chất trực tiếp và đơn giản? 4.Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất? GV bổ sung một số câu hỏi: ? Theo em, ưu thế riêng của mỗi loại VB (thông tin, văn học) khi thể hiện chủ đề này là gì? ? Nếu phải bày tỏ bằng VB quan niệm của mình về vấn đề bảo vệ Trái đất, em muốn chọn hình thức biểu đạt (thể loại) nào? 1. Có ý kiến cho rằng: loài người đang ăn Trái đất, bạn có suy nghĩ gì về ý kiến này? 2. Bạn đã làm gì để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ Trái đất của chúng ta? 3.Vì sao chúng ta phải bảo vệ Trái đất? 4. Theo bạn, bảo vệ Trái đất có phải là trách nhiệm của một quốc gia nào đó không?Vì sao bạn lại cho rằng như vậy?.... B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - 3 phút làm việc cá nhân - 5 phút thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. GV: Dự kiến KK: câu hỏi số 3 - Tháo gỡ KK ở câu hỏi (3) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Ngôn ngữ hình ảnh trong bài thơ là gì? ). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. 2.Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất - Nhà thơ đã hình dung trái đất: quả bóng, quả dưa. Trái đất bị con người cắn, xé thành nhiều mảnh, tranh giành nhau những mảnh đất màu mỡ, tươi tốt. - Nhà thơ xưng hô: Gọi Trái đất là người. - Nhìn/nghĩ về Trái đất nhà thơ đã thấy: Sự xót xa, tổn thương, đau đớn mà Trái đất đang gánh chịu. - Hình ảnh “máu”, “nước mắt” thường được dùng với ngụ ý: Đau xót, chết chóc… Chuyển ngôn ngữ hình ảnh của nhà thơ thành ngôn ngữ thông tin mang tính chất trực tiếp và đơn giản: => Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất: thương xót, vỗ về những tổn thương, đau đớn mà Trái đất đang gánh chịu. Hoạt động 2.3. Tổng kết: (5’) a) Mục tiêu: Giúp HS nhớ được những ý cơ bản về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. b) Nội dung - GV tổ chức cho HS hoàn thành phiếu học tập để tổng kết c) Sản phẩm: phiếu học tập d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp theo bàn - Phát phiếu học tập số 4 - Giao nhiệm vụ nhóm: ? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? ? Nội dung chính của văn bản “Trái đất”? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy. - Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập). GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS: - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Chuyển dẫn sang đề mục sau. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung - Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái đất, đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái đất. 2. Nghệ thuật - Thể thơ tự do, các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, ẩn dụ.. 3. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (10p) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp ( nhóm 2 bàn) - Phát phiếu học tập số 5 - HS hoàn thành phiếu học tập - lấy điểm 15 phút Câu 1. Hãy tìm ra điểm chung về mặt nội dung giữa bài thơ của Gam-da-tốp với hai văn bản TĐ – cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào? Câu 2. Cùng đưa ra thông điệp giống nhiều văn bản khác, nhưng bài thơ Trái Đất của Ra-xun Gam-da-tốp vẫn có được sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng. Theo em, những gì đã tạo nên sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng ấy? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy. - Làm việc nhóm 8’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập). GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. - Dự kiến sản phẩm: Đáp án, biểu điểm Câu 1: (4,0 điểm) - Dù có ngôn ngữ biểu đạt khác nhau, cả 3 văn bản đều chưa đựng những lo lắng, đau xót, ưu tư về tình trạng hiện thời của Trái Đất, đều khẳng định sự cần thiết của việc chung tay bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Câu 2: (6,0 điểm- mỗi ý đúng 1,5 điểm) Tác giả sử dụng thể loại thơ dễ dàng bộc bạch thái độ, cảm xúc của mình. - Tác giả so sánh, miêu tả sinh động hình ảnh Trái Đất với quả dưa, quả bóng, khuôn mặt thân thương. - Cách hình dung về Trái Đất và cách thể hiện tình cảm đối với Trái Đất được bày tỏ qua hai thái độ khác nhau. - Hình ảnh thơ có sức gợi tả, lay động mạnh mẽ "lau nước mắt'', "rửa sạch máu". - Tác giả trò chuyện với Trái Đất như với một con người thân thiết, cụ thể, đang đứng đối diện, vì giọng điệu cảm thông, thương xót, vì cách nói giản dị mà thấm thía,… B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Thu phiếu học tập của các nhóm, chấm lấy điểm kiểm tra thường xuyên (15 phút) - Chuyển dẫn sang đề mục sau. 4. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG (2p) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Giao nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi trả lời câu hỏi: ? Theo em, để lau nước mắt và “rửa sạch máu” cho TĐ, mỗi người chúng ta cần phải làm gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Suy nghĩ, trao đổi thực hiện nhiệm vụ GV hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời, HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung - Dự kiến sản phẩm: * Để lau nước mắt và “rửa sạch máu” cho TĐ, mỗi người chúng ta cần phải : - Trồng và bảo vệ cây xanh. - Hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. - Rút các loại phích cắm điện khỏi ổ cắm, tránh lãng phí điện năng. - Sử dụng sản phẩm tái chế, giảm sử dụng túi ni lông. - Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện cho gia đình. … B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS - Chốt kiến thức IV. Công cụ kiêm tra đánh giá, Phụ lục 1. Công cụ kiêm tra đánh giá: sản phẩm học tập 2. Phụ lục Phiếu HT số 1 Những cách hành xử đối với Trái đất Điểm chung => Thái độ của tác giả: Nhận ra thái độ ấy vì: + Phiếu học tập số 2 - Nhà thơ đã hình dung trái đất , đã xưng hô: - Nhìn/nghĩ về Trái đất nhà thơ đã thấy: - Hình ảnh “máu”, “nước mắt” thường được dùng với ngụ ý: - Chuyển ngôn ngữ hình ảnh của nhà thơ thành ngôn ngữ thông tin mang tính chất trực tiếp và đơn giản: => Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất: + Phiếu học tập số 3 - Ưu thế của văn bản thông tin khi thể hiện chủ đề này là: - Ưu thế của văn bản văn học khi thể hiện chủ đề này là: - Để bày tỏ bằng VB quan niệm của mình về vấn đề bảo vệ Trái đất, em chọn hình thức biểu đạt (thể loại): + Phiếu học tập số 4 Nghệ thuật Nội dung + Phiếu học tập số 5 Câu 1. Hãy tìm ra điểm chung về mặt nội dung giữa bài thơ của Gam-da-tốp với hai văn bản TĐ – cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào? .................................................................................................................................... Câu 2. Cùng đưa ra thông điệp giống nhiều văn bản khác, nhưng bài thơ Trái Đất của Ra-xun Gam-da-tốp vẫn có được sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng. Theo em, những gì đã tạo nên sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng ấy? ………………………………………………………………………………………… * HDVN: - Học bài, nắm được nội dung bài học - Chuẩn bị bài sau: Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận -----------------------------------
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 06:07 21/04/2025
Lượt xem: 1
Dung lượng: 261,8kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Tuần 31-tiết 121 Ngày soạn: 19/4/2025 Ngày giảng: 21/4/2025 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Hiện tượng vay mượn từ, đặc điểm của từ mượn và thực tế sử dụng từ mượn hiện nay. 2. Về năng lực: a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Nhận biết được các từ mượn trong văn bản. - Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn. - Viết đúng những từ mượn. - Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn. - Sử dụng từ mượn trong nói và viết. 3. Về phẩm chất: - Trách nhiệm: Tự xác định và có thái độ đúng khi sử dụng mượn trong giao tiếp hằng ngày. - Chăm chỉ học tập, yêu văn chương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu 2. Học liệu - Hình ảnh, phiếu học tập, trò chơi liên quan đến nội dung bài học. - Kế hoạch bài dạy, SGK, SGV III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5’) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề c) Sản phẩm: câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi: Ở các cửa hàng thời trang, người ta thường sử dụng vật dụng gì để trưng bày quần áo? Ngoài những tên gọi trên, chúng ta còn dùng tiếng nước ngoài để gọi tên chúng? Em hãy chỉ ra các tên gọi đó? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời: HS trả lời: ma-nơ-canh Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định GV dẫn dắt: Những tên dùng gọi các đồ vật trên là loại từ nào, nguyên tắc sử dụng chúng ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về từ mượn và hiện tượng vay mượn từ - Thời gian: 10 phút a. Mục tiêu: Nắm được cách xác định các từ mượn và nguồn gốc của từ mượn. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SHS, hãy cho biết: Từ mượn là gì? Từ mượn có nguồn gốc từ đâu? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng I. Hình thành kiến thức: Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ - Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác. - Từ vay mượn tiếng Hán - Từ mượn ngôn ngữ Pháp, Anh (được việt hoá gần như hoàn toàn: cà phê, cà vạt, săm, lốp) - Từ mượn được viết nguyên dạng hoặc viết tách từng âm tiết, giữa các âm có gạch nối - Tránh lạm dụng từ mượn để không gây khó hiểu, khó chịu cho người nghe. - Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ giữa các dân tộc, các ngôn ngữ thường vay mượn của nhau để làm giàu vốn từ của mình. Hoạt động 2.2: Thực hành ( 20 phút) a) Mục tiêu: - Thực hành vận dụng làm được các bài tập b) Nội dung: - GV chia nhóm cặp đôi - HS làm việc cá nhân 2’, thảo luận 3’ và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm. c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà học sinh hoàn thành. d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm vào vở. GV hướng dẫn HS làm lần lượt từng ý. GV lưu ý HS rằng nhiều yếu tố HáN ViỆt có khả năng hoạt động rất cao, thường được dùng để tạo ra những từ ghép mới. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập 2. GV hướng dẫn HS thảo luận, nêu nhận xét về đặc điểm của vốn từ tiếng Việt. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV bổ sung: vốn từ tiếng Việt giàu có và phức tạp, gồm nhiều từ được mượn ở những ngôn ngữ khác, nhất là tiếng Hán (trước đây) và tiếng Pháp, tiếng Anh (sau này). Khi nhập vào tiếng Việt, các từ mượn đã được Việt hoá ở những mức độ khác nhau và quá trình này vẫn đang tiếp diễn. Nhờ việc chủ động vay mượn từ, tiếng Việt luôn phát triển, trong khi vẫn bảo lưu được những nét tinh tuý vốn có của mình. NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc và suy nghĩ bài 3. - GV hướng dẫn HS làm bài: lựa chọn những từ ngữ trong tiếng Việt có khả năng thay thế cho những từ mượn không cần thiết trong câu văn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Tránh lạm dụng từ mượn để không gây khó hiểu, khó chịu cho người nghe, gười đọc và không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. II. Luyện tập Bài 1/trang 86 a. Các từ vay mượn tiếng Hán: kế hoạch, công nghiệp, băng, không khí, ô nhiễm. Các từ này có cách đọc và hình thức chính tả giống từ thuần Việt, có tính chất khái quát về nghĩa. Các từ vay mượn tiếng Anh: ô-dôn. Từ có gạch nối giữa các âm tiết. b. Từ ô-dôn tạo cảm giác về từ mượn rõ nhất. Vì đây là một thuật ngữ khoa học, có cấu tạo và hình thức chính tả khác biệt. c. - Không: không trung (khoảng không gian trên cao), không gian (là khoảng không mở rộng theo ba chiều cao, dài, rộng), không quân (một quân chủng hoạt động trên không nhằm bảo vệ vùng trời quốc gia) - nhiễm: lây nhiễm (chỉ sự truyền lan của bệnh hoặc thói xấu nào đó), truyền nhiễm (lây lan của dịch bệnh), nhiễm khuẩn (chỉ tình trạng một sinh vật bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể) Bài 2/ trang 86 - Vốn từ tiếng Việt giàu có và phức tạp, gồm nhiều từ được mượn ở những ngôn ngữ khác. Bài 3/ trang 87 Có thể diễn đạt lại: Người hâm mộ thực sự phấn khích, hân hoan khi thấy thần tượng của mình xuất hiện trên cửa chiếc chuyên cơ vừa đáp xuống sân bay. 3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 5’) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao. c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập . d) Tổ chức thực hiện HS thực hiện cá nhân B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Bài tập: Tìm một số từ mượn( mỗi nhóm tìm 10 từ) B2: Thực hiện nhiệm vụ B3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số. 4. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: làm thêm 1 số bài tập Bài tập 1 Đọc câu văn sau đây và phân tích cách dùng từ mượn của tác giả: Có một nhịp điệu chung trong quá trình tiến hoá của các loài, mà sự sinh sôi mạnh mẽ hay suy giảm số lượng của loài này dẫn đến sự phát triển theo hướng nhiều thêm hay bớt đi tương ứng của loài kia. (Ngọc Phú, trích Các loài chung sống với nhau như thế nào?) Bài tập 2 Viết một đoạn tin nhắn đăng kí mua hàng qua mạng có sử dụng từ mượn thích hợp. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. ------------------------------------------------ Tuần 31 - Tiết 122 Ngày soạn: 19/4/2025 Ngày giảng: 22/4/2025 Văn bản 3 : TRÁI ĐẤT – RA- XUN GAM – DA- TỐP – I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Thái độ của nhà thơ với những kẻ đang hủy hoại Trái đất và thái độ của nhà thơ với Trái đất. - Ý thức trách nhiệm với cuộc đời, với Trái Đất – ngôi nhà chung của tất cả chúng ta 2. Về năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng: - Phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản văn học và văn bản thông tin. - Nhận biết được nét đặc sắc của kiểu đối thoại trữ tình trong bài thơ. - Học sinh xây dựng ý thức trách nhiệm với cuộc đời, với Trái đất – ngôi nhà chung của tất cả chúng ta 3. Về phẩm chất: - Nhân ái: Tình yêu thương giữa con người với con người, sự giúp đỡ lẫn nhau…để bảo vệ Trái đất, bảo vệ môi trường sống. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Bài giảng trình chiếu - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (3’) a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. b) Nội dung: - Xem video: Giật mình con người hủy hoại Trái đất - GV hỏi, HS trả lời. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Cảm nhận của em sau khi xem video? B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới. 2.Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (10 p) a) Mục tiêu: HS biết cách đọc và tìm hiểu nghĩa của một số từ trong phần chú thích. -Giúp HS nêu được những nét chính về tác giả Ra - xun Gam - da - tốp. Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, bố cục…) b) Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi. - Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Ra - xun Gam- da -tốp? ? Em hãy cho biết xuất xứ của bài thơ? ? Em hãy nhắc lại khái niệm văn bản thông tin? ? Em hãy tóm tắt thông tin có trong văn bản? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin. HS quan sát SGK. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. - Các tác phẩm chính: Năm tôi sinh, Mùa xuân Đa-ghe-xtan, Trái tim tôi trên núi, Những ngôi sao xa, Đa-ghe-xtan của tôi… -Văn bản viết năm 1967 bằng tiếng Avar. Bản dịch ra tiếng Việt của Minh Tâm được thực hiện dựa trên bản dịch Tiếng Nga của Na-um Grep-nhi - ốp. I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc 2.Tác giả- Tác phẩm: a. Tác giả : - Ra -xun Gam- da -tốp (1923 – 2003) - Người dân tộc A-va, nước cộng hòa Đa -ghe-xtan thuộc Liên bang Nga. - Thơ ông tràn đầy tình yêu thương đối với quê hương, con người, sự sống và luôn hướng tới việc xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc. b. Tác phẩm : - Thể loại : Thơ tự do - Thông tin có trong bài thơ Trái đất: truyền dạt thông tin: Hãy bảo vệ Trái đất. - Bố cục 2 phần + P1 (khổ 1): Thái độ của nhà thơ với những kẻ đang hủy hoại Trái đất. + P2 (khổ 2): Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất. Hoạt động 2.2: KHÁM PHÁ VĂN BẢN (20p) a) Mục tiêu: Giúp HS - Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản - Tìm được những cách ứng xử đối với Trái đất được nhắc tới trong khổ thơ, tìm được điểm chung của cách ứng xử đó b) Nội dung - Chia lớp thành 4 nhóm tổ, vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn trên giấy A0 đã chuẩn bị sẵn. c) Sản phẩm: Giấy A0 ghi kết quả làm việc nhóm. d) Tổ chức thực hiện II. Khám phá văn bản 1.Thái độ của nhà thơ với bọn hủy hoại Trái đất HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến *Nhiệm vụ 1: Thái độ của nhà thơ với bọn hủy hoại Trái đất B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm. - Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ: 1. Những cách hành xử nào đối với Trái đất được nhắc tới trong khổ thơ? 2. Chúng có điểm chung gì với nhau? 3. Thái độ của tác giả đối với chúng là gì? 4. Vì sao em có thể nhận ra thái độ ấy? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - 2 phút làm việc cá nhân - 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập. GV: Dự kiến khó khăn: câu hỏi số 3 - Tháo gỡ khó khăn ở câu hỏi (3) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Thái độ đó được biểu hiện qua từ ngữ nào?). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2 Những cách hành xử đối với Trái đất Điểm chung - Xem là quả dưa: bổ, cắn thành muôn mảnh nhỏ. - Xem như quả bóng trên sân: giành giật, lao vào đá. Đều phá hủy Trái đất. => Thái độ của tác giả: căm phẫn, khinh bỉ, lên án những kẻ hủy hoại Trái đất. => Vì tác giả gọi những kẻ xấu là “bọn”, “lũ”. * Nhiệm vụ 2: Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm. - Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ: 1. Nhà thơ đã hình dung trái đất , đã xưng hô ra sao và làm gì? 2. Nhìn/nghĩ về Trái đất nhà thơ đã thấy những gì? Trong văn học, thậm chí trong đời sống các hình ảnh “máu”, “nước mắt” thường được dùng với ngụ ý gì? 3. Hãy chuyển ngôn ngữ hình ảnh của nhà thơ thành ngôn ngữ thông tin mang tính chất trực tiếp và đơn giản? 4.Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất? GV bổ sung một số câu hỏi: ? Theo em, ưu thế riêng của mỗi loại VB (thông tin, văn học) khi thể hiện chủ đề này là gì? ? Nếu phải bày tỏ bằng VB quan niệm của mình về vấn đề bảo vệ Trái đất, em muốn chọn hình thức biểu đạt (thể loại) nào? 1. Có ý kiến cho rằng: loài người đang ăn Trái đất, bạn có suy nghĩ gì về ý kiến này? 2. Bạn đã làm gì để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ Trái đất của chúng ta? 3.Vì sao chúng ta phải bảo vệ Trái đất? 4. Theo bạn, bảo vệ Trái đất có phải là trách nhiệm của một quốc gia nào đó không?Vì sao bạn lại cho rằng như vậy?.... B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - 3 phút làm việc cá nhân - 5 phút thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. GV: Dự kiến KK: câu hỏi số 3 - Tháo gỡ KK ở câu hỏi (3) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Ngôn ngữ hình ảnh trong bài thơ là gì? ). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. 2.Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất - Nhà thơ đã hình dung trái đất: quả bóng, quả dưa. Trái đất bị con người cắn, xé thành nhiều mảnh, tranh giành nhau những mảnh đất màu mỡ, tươi tốt. - Nhà thơ xưng hô: Gọi Trái đất là người. - Nhìn/nghĩ về Trái đất nhà thơ đã thấy: Sự xót xa, tổn thương, đau đớn mà Trái đất đang gánh chịu. - Hình ảnh “máu”, “nước mắt” thường được dùng với ngụ ý: Đau xót, chết chóc… Chuyển ngôn ngữ hình ảnh của nhà thơ thành ngôn ngữ thông tin mang tính chất trực tiếp và đơn giản: => Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất: thương xót, vỗ về những tổn thương, đau đớn mà Trái đất đang gánh chịu. Hoạt động 2.3. Tổng kết: (5’) a) Mục tiêu: Giúp HS nhớ được những ý cơ bản về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. b) Nội dung - GV tổ chức cho HS hoàn thành phiếu học tập để tổng kết c) Sản phẩm: phiếu học tập d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp theo bàn - Phát phiếu học tập số 4 - Giao nhiệm vụ nhóm: ? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? ? Nội dung chính của văn bản “Trái đất”? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy. - Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập). GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS: - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Chuyển dẫn sang đề mục sau. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung - Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái đất, đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái đất. 2. Nghệ thuật - Thể thơ tự do, các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, ẩn dụ.. 3. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (10p) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp ( nhóm 2 bàn) - Phát phiếu học tập số 5 - HS hoàn thành phiếu học tập - lấy điểm 15 phút Câu 1. Hãy tìm ra điểm chung về mặt nội dung giữa bài thơ của Gam-da-tốp với hai văn bản TĐ – cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào? Câu 2. Cùng đưa ra thông điệp giống nhiều văn bản khác, nhưng bài thơ Trái Đất của Ra-xun Gam-da-tốp vẫn có được sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng. Theo em, những gì đã tạo nên sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng ấy? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy. - Làm việc nhóm 8’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập). GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. - Dự kiến sản phẩm: Đáp án, biểu điểm Câu 1: (4,0 điểm) - Dù có ngôn ngữ biểu đạt khác nhau, cả 3 văn bản đều chưa đựng những lo lắng, đau xót, ưu tư về tình trạng hiện thời của Trái Đất, đều khẳng định sự cần thiết của việc chung tay bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Câu 2: (6,0 điểm- mỗi ý đúng 1,5 điểm) Tác giả sử dụng thể loại thơ dễ dàng bộc bạch thái độ, cảm xúc của mình. - Tác giả so sánh, miêu tả sinh động hình ảnh Trái Đất với quả dưa, quả bóng, khuôn mặt thân thương. - Cách hình dung về Trái Đất và cách thể hiện tình cảm đối với Trái Đất được bày tỏ qua hai thái độ khác nhau. - Hình ảnh thơ có sức gợi tả, lay động mạnh mẽ "lau nước mắt'', "rửa sạch máu". - Tác giả trò chuyện với Trái Đất như với một con người thân thiết, cụ thể, đang đứng đối diện, vì giọng điệu cảm thông, thương xót, vì cách nói giản dị mà thấm thía,… B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Thu phiếu học tập của các nhóm, chấm lấy điểm kiểm tra thường xuyên (15 phút) - Chuyển dẫn sang đề mục sau. 4. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG (2p) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Giao nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi trả lời câu hỏi: ? Theo em, để lau nước mắt và “rửa sạch máu” cho TĐ, mỗi người chúng ta cần phải làm gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Suy nghĩ, trao đổi thực hiện nhiệm vụ GV hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời, HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung - Dự kiến sản phẩm: * Để lau nước mắt và “rửa sạch máu” cho TĐ, mỗi người chúng ta cần phải : - Trồng và bảo vệ cây xanh. - Hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. - Rút các loại phích cắm điện khỏi ổ cắm, tránh lãng phí điện năng. - Sử dụng sản phẩm tái chế, giảm sử dụng túi ni lông. - Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện cho gia đình. … B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS - Chốt kiến thức IV. Công cụ kiêm tra đánh giá, Phụ lục 1. Công cụ kiêm tra đánh giá: sản phẩm học tập 2. Phụ lục Phiếu HT số 1 Những cách hành xử đối với Trái đất Điểm chung => Thái độ của tác giả: Nhận ra thái độ ấy vì: + Phiếu học tập số 2 - Nhà thơ đã hình dung trái đất , đã xưng hô: - Nhìn/nghĩ về Trái đất nhà thơ đã thấy: - Hình ảnh “máu”, “nước mắt” thường được dùng với ngụ ý: - Chuyển ngôn ngữ hình ảnh của nhà thơ thành ngôn ngữ thông tin mang tính chất trực tiếp và đơn giản: => Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất: + Phiếu học tập số 3 - Ưu thế của văn bản thông tin khi thể hiện chủ đề này là: - Ưu thế của văn bản văn học khi thể hiện chủ đề này là: - Để bày tỏ bằng VB quan niệm của mình về vấn đề bảo vệ Trái đất, em chọn hình thức biểu đạt (thể loại): + Phiếu học tập số 4 Nghệ thuật Nội dung + Phiếu học tập số 5 Câu 1. Hãy tìm ra điểm chung về mặt nội dung giữa bài thơ của Gam-da-tốp với hai văn bản TĐ – cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào? .................................................................................................................................... Câu 2. Cùng đưa ra thông điệp giống nhiều văn bản khác, nhưng bài thơ Trái Đất của Ra-xun Gam-da-tốp vẫn có được sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng. Theo em, những gì đã tạo nên sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng ấy? ………………………………………………………………………………………… * HDVN: - Học bài, nắm được nội dung bài học - Chuẩn bị bài sau: Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận -----------------------------------
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

