Danh mục
KHBD Ngữ văn 9 tuần 12 tiết 57 đến 60
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 11/25/23 9:30 AM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 78.9kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Soạn: 21/11/2023 Giảng: 24/11/2022 Tiết 57,58 TỔNG KẾT TỪ VỰNG ( Từ tượng thanh… , Một số biện pháp tu từ từ vựng) I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức (bao gồm cả HSKT) - Hs phát biểu được các khái niệm từ t¬ượng thanh, tượng hình, so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ; nhận diện từ tượng hình, tượng thanh, phân tích giá trị của các từ tượng hình, tượng thanh trong văn bản. - Trình bày được tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh và phép tu từ trong văn bản nghệ thuật. - Biết sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình và các phép tu từ trong tạo lập văn bản 2. Năng lực: - Nhận biết và phân tích được những kiến thức đã học về một số từ vựng Tiếng Việt. - Thu thập và xử lí thông tin vềnhững kiến thức đã học về một số từ vựng Tiếng Việt. - Biết quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực để vận dụng giải quyết các bài tập. - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn * HSKT: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL văn học. 3. Phẩm chất: -Chăm chỉ, trung thực, yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc, biết giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Bảng phụ ghi ví dụ, từ vựng Tiếng Việt - Nội dung ôn tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC *Thời gian 5 phút HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS thực hiên y/c của GV c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv trình chiếu ví dụ: GVđưa một số hình ảnh để học sinh xác định các biện pháp tu từ và dẫn dắt vào bài HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: +Kiến thức: - Hs nhớ lại được các khái niệm từ t¬ượng thanh, tượng hình, so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ; nhận diện từ tượng hình, tượng thanh, phân tích giá trị của các từ tượng hình, tượng thanh trong văn bản. - Trình bày được tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh và phép tu từ trong văn bản nghệ thuậtBiết sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình và các phép tu từ trong tạo lập văn bản +Kĩ năng : Rèn kĩ năng tìm hiểu, tư duy, hợp tác + Thái độ : Tích cực học tập và tư duy, vận dụng + Năng lực PC : Năng lực giao tiếp , trình bày,hợp tác, tự do phát biểu - Thời gian: 40 phút - Cách thức tiến hành HS hoạt động cá nhân, nhóm * GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần kiến thức lí thuyết A. Lý thuyết: Lập bảng hệ thống kiến thức về từ vựng Mục Từ vựng Khái niệm I Từ tượng thanh và từ tượng hình 1.Từ tư¬ợng thanh -Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, loài vật và con người VD: Rào rào, ríu rít 2. Từ tượng hình: gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. VD: lom khom, nhấp nhô II Một số biện pháp tu từ 1. So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ: Thân em như ớt trên cây Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng ( Ca dao) 2. ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn Ví dụ: Con cò ăn bãi rau răm Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai ( ca dao) - Bãi rau răm: chỉ hoàn cảnh sống khắc nghiệt của người nông dân với những đắng cay tủi nhục 3. Nhân hoá: Là gọi tên hoặc tả con vật, cây cối đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người. VD: Buồn trông con nhện chăng tơ Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ đợi ai( ca dao) -> con nhện được gán cho những thuộc tính tình cảm như mong nhớ, đợi chờ của con người. 4. Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên ( Tố Hữu) 5. Nói qúa: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. VD: bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim gói ghém thì mình lấy ta. ( -> còn có nhiều khó khăn chông gai cực kì phi lí) 6. Nói giảm nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. VD: chàng ơi giận thiếp làm chi Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng ( ca dao -> nhún nhường đến mức tự nhận mình là "cơm nguội"-> cách nói giảm nỗi buồn đến nao lòng) 7. Điệp ngữ: khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biệp pháp lặp từ ngữ ( hoặc 1 câu) để lmà nổi bật ý gây cảm xúc mạnh VD: Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa Hay ưa nên nỗi không chừa được Chừa được nhưng mà vẫn chẳng chừa ( Nguyễn Khuyến) 8. Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước... làm câu văn hấp dẫn thú vị. VD: Còn trồi còn nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa ( ca dao:-> say sưa có nhiều nghĩa: say rượu, say cô bán hàng) VD: bà già đi chợ cầu Đông xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng- Thầy bói gieo quẻ nói rằng: lợi thì có lợi nhưng răng không còn. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Kiến thức :Hs biết vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ - Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, hợp tác, chia sẻ, giải quyết tình huống... - Thái độ: Tự giác, tích cực làm bài tập -Năng lực PC: Tự học, tư duy, năng lực GQ vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ... Thời gian: 45p Cách thức tiến hành * GV hướng dẫn HS làm BT phần luyện tập B . Luyện tập(146.147.148) I.2. Bài 2/ 146 : -Tắc kè, bò Bài tập 3/ 146: (chú ý zhs khuyết tật) - Từ t¬ượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ - Tác dụng: Mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống động II.2.Bài 2: Thảo luận nhóm- 3p Tiến hành: Gv giao nhiệm vụ theo nhóm 2 bàn, thảo luận tại chỗ Bài tập 2 - Cách thức trình bày: trình bày miệng : N1 trình bày -> N2,3… bổ sung -> Gv đánh giá, chốt chiếu kiến thức Chỉ ra phép tu từ trong những ví dụ sau a, ẩn dụ: hoa, cánh -> Chỉ Thuý Kiều và cuộc đời của nàng cây, lá -> Chỉ gia đình Kiều và cuộc sống cuả họ => Thuý Kiều bán mình để cứu gia đình b,So sánh - Tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, suối, gió thoảng, trời đổ mư¬a c, Nói quá Hoa ghen thua thắm Liễu hờn kém xanh => thể hiện 1 ấn tượng 1 nhân vật tài sắc vẹn toàn d, Nói quá -gần trong gang tấc -> Gác Quan Âm và phòng đọc sách cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc mà 2 người cách trở - cách trở: m¬ười quan san => diễn tả sự xa cách giưa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh e, Chơi chữ: Tài – tai -> dựa trên hiện tượng gần âm Bài 3/ 147 a, Điệp ngữ: còn-> chơi chữ dựa trên hiện tượng nhiều nghiã của từ -> thể hiện tình cảm mạnh mẽ, kín đáo của chàng trai b, Nói quá: về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn c, So sánh: miêu tả sắc nét, sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng d, Nhân hoá: biến ánh trăng thành người bạn tri kỉ, tri ân e, ẩn dụ: Mặt trời câu 2: thể hiện sự gắn bó giữa đứa con và ng¬ười mẹ- nguồn sống, nguồn nuôi d¬ưỡng niềm tin của người mẹ ngày mai. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu : - Kiến thức: Hs vận dụng kiến thức đã học để tìm tòi mở rộng giải quyết các bài tập ngoài SGK - Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, hợp tác, chia sẻ, giải quyết Bt - Thái độ: Tự giác, tích cực suy nghĩ -Năng lực PC: Tự học, tư duy, năng lực GQ vấn đề Thời gian: 5 phút Cách thức tiến hành: Bài tập : HS các nhóm xây dựng bản đồ tư duy về các biện pháp tu từ - Các nhóm trình bày giới thiệu về bản đồ tư duy Bài tập : Sưu tầm các câu thơ , câu văn có sử dụng các biện pháp tu từ. ? Kể các biện pháp tu từ trong Tiếng Việt ? ?Qua tiết tổng kết, bản thân em cần rút ra bài học gì cho bản thân? Hs: có tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt; có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp. b. Hướng dẫn về nhà : 2’ - Ôn lại toàn bộ kiến thức TV đã tổng kết - Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập + Bài mới: - Tiếp tục chuẩn bị Tổng kết từ vựng /135,136 + Chuẩn bị Tiết 61,62: Tổng kết từ vựng- luyện tập tổng hợp .................................................................................. Soạn: 21/11/2023 Giảng: 24+25/11/2023 Tiết 59,60 Văn bản ÁNH TRĂNG - Nguyễn Duy - I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Hs trình bày được những thông tin cơ bản về nhà thơ Nguyễn Duy; kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính trong bài thơ. - Hiểu và biết được ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng . - Biết cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ VN hiện đại. - Biết được những ngôn ngữ , hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. * HS khuyết tật: hiểu được những kỉ niệm về thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính, thấy được sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. 2. Năng lực: +Giáo dục học sinh thêm yêu con người và cuộc sống lao động đầy thi vị, lãng mạn, nên thơ của người dân vùng biển Quảng Ninh, * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: -Yêu quê hương đất nước, con người, trung thực, chăm chỉ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV, Chân dung nhà thơ Nguyễn Duy; Tranh ảnh minh hoạ cho bài thơ, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian: 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: Những hình ảnh trăng trong các bức tranh sau đây gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn? * Thực hiện nhiệm vụ: Hs và trả lời- Các HS khác nhận xét * Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). 1. Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. ( Rằm tháng giêng) 2. Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. ( Ngắm trăng) 3. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng. Cúi đầu nhớ cố hương. ( Tĩnh dạ tư). 4. Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Đầu súng trăng treo. ( Đồng chí). 5. Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.( Nhớ rừng) GV dẫn dắt vào bài mới TIẾT 1 Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a) Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa của h.ảnh vầng trăng từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của tác giả và biết rút ra bài học về cách sống cho mình. - Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính kết quả trong hình ảnh thơ. b) Nội dung hoạt động: - Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản - Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản - Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bài. - Tổng kết về văn bản c) Sản phẩm học tập: - Những nét khái quát về tác giả và văn bản. - Những giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản. d) Tổ chức thực hiện: *GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm (10 phút) * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 3-4 HS thực hiện bằng KT Nhóm chuyên gia ? Nêu những hiểu biết về tác giả Nguyễn Duy và sáng tác của ông? - H nêu theo chú thích sgk. Gv chiếu- Hs quan sát chân dung Ng. Duy, G bổ sung theo sgv/178 - Ng. Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thế hệ này từng trải qua bao thử thách gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó cùng thiên nhiên, núi rừng tình nghĩa. - Một số tác phẩm chính ? Nêu xuất xứ của bài thơ? - Bài thơ viết năm 1978 tại thành phố HCM, 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Đây là thời điểm mà cuộc sống có nhiều thay đổi, sự thay đổi môi trường sống đã tác động không nhỏ tới đời sống tình cảm của con người. Bài thơ ánh trăng là một lần giật mình của Nguyễn Duy trước những sự đổi thay vô tình ấy. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Nguyễn Duy (1948) , tên khai sinh Nguyễn Duy Nhuệ quê Thanh Hoá - Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - Là gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. 2. Tác phẩm - Bài thơ được sáng tác năm 1978 tại thành phố HCM. - In trong tập “ ánh trăng” ( 1984) *HD học sinh Đọc – hiểu văn bản tiết 1: 30 phút G :HDH đọc :đọc đúng ngữ điệu để cảm nhận tâm trạng nhà thơ (Chú ý gọi HS khuyết tật) - 3 khổ đầu: giọng kể , nhịp thơ trôi chảy bình thường. - khổ 4: giọng thơ đột ngột cất cao, ngỡ ngàng với bước ngoặt của sự việc, của sự xuất hiện vầng trăng. - khổ 5,6: giọng suy tư, trầm lắng nhất là câu cuối với xúc cảm suy tư lặng lẽ. G đọc mẫu 1 đoạn, H đọc tiếp- nhận xét. ? Giải nghĩa từ “ người dưng, buyn - đinh”? - GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin. * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh đọc ngữ liệu văn bản. - HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. * Báo cáo kết quả: - HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). * Đánh giá nhận xét: - HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. Phiếu học tập Thể loại PTBĐ chính Thể thơ Mạch cảm xúc Nhân vật trữ tình: Đối tượng trữ tình Bố cục Đ1. khổ 1,2: Tình cảm giữa người với trăng trong quá khứ. Đ2. Khổ 3, 4: Tình cảm giữa người với trăng trong hiện tại. Đ3. Khổ 5,6: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả. G: Chuyển ý:Trải qua bao thăng trầm của thời gian , hình ảnh vầng trăng như đó là điều gì không thể thiếu , gắn bó , giao cảm với lòng người. Đó bao lâu rồi vầng trăng -ánh sáng huyền diệu kia níu chân khách bộ hành? Đã bao lâu rồi ánh trăng làm mờ đắm tâm hồn thi nhân , đến nỗi nhà thơ đánh rơi tim mình vào vầng trăng lẻ bóng. Vậy khi nhìn vầng trăng nhân vật trữ tình đã có những kí ức gì? Chúng ta đi tìm hiểu đoạn 1 của bài thơ H chú ý phần đầu ? Mở đầu bài thơ tác giả gợi nhắc đến những khoảng thơì gian, không gian nào trong cuộc đời tác giả? + Thời gian: hồi nhỏ, hồi chiến tranh (khi là người lính) + Không gian : sống với đồng, sông, bể,ở rừng ? Em hiểu "vầng trăng thành tri kỉ" có nghĩa là gì? - vằng trăng: người bạn thân thiết gắn bó với con người. - Tri kỉ: hiểu biết, gắn bó, yêu quý đến mức độ thân thiết, chia sẻ vui buồn cùng nhau. ? Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp NT nào? Nêu tác dụng? -> NT nhân hoá: gắn bó giữa trăng và người từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành G: vầng trăng là người bạn gắn bó với con người suốt thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành, trong cuộc sống tuổi thơ thanh bình cũng như trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. ? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh "vầng trăng thành tri kỉ" của cuộc đời tác giả? - trăng: + gắn với cuộc sống thanh bình của làng quê thời thơ ấu + gắn với kỉ niêm, soi rọi ước mơ tuổi thơ- tri kỉ + gắn với người lình trong cuộc chiến tranh ác liệt giữa rừng sâu: là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui của người lính – tình nghĩa Gv bình: Có thể nói, với mỗi chúng ta, vầng trăng là một vật thể bình thường mà thiên nhiên, đất trời ban tặng. Nhưng với Nguyễn Duy, vầng trăng không những là hình ảnh của quê hương mà nó còn là người bạn tri âm, tri kỉ, là quá khứ nghĩa tình, chan chứa yêu thương, là một quan toà lương tâm trong tận sâu thẳm tâm hồn nhà thơ. Tuổi thơ tác giả được gắn bó với “vầng trăng”, “với đồng”, “với sông” rồi “với bể”. Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với mỗi người dân quê Việt Nam. Đến lúc đi chiến đấu trăng lại như người bạn thân luôn sát cánh bên người lính, cùng người lính trải nghiệm sương gió, bom đạn của chiến tranh, của đời lính. Tình cảm gắn bó bao lâu, nay hợp thành “tri kỉ”. ? Sang khổ thơ thứ hai là cuộc sống và tình cảm của con người với vầng trăng –đó là cuộc sống và tình cảm NTN? + Cuộc sống:trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ + Tình cảm: ngỡ không bao giờ quên, cái vầng trăng tình nghĩa ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và nghệ thuật của tác giả? -> từ láy, NT so sánh : cuộc sống tự do, chan hoà, gần gũi với thiên nhiên. Gv: Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, không cần trang sức, đẹp một cách vô tư, hồn nhiên. ? Câu thơ ngỡ không bao giờ quên, cái vầng trăng tình nghĩatác giả sử dụng kiểu câu gì? Qua đó tác giả muốn khẳng định điều gì? - ngỡ không bao giờ quên, cái vầng trăng tình nghĩa: Kiểu câu phủ định: khẳng định tình cảm gắn bó, khăng khít với vầng trăng. ? Câu thơ “Cái vầng trăng tình nghĩa”? Em hiểu tình nghĩa của trăng với con người ở đây như thế nào? Hs: - Trăng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, soi rọi ước mơ, là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, khoáng đạt. - Thời chiến tranh ở rừng đầy gian khổ thiếu thốn, trăng là ánh sáng soi tỏ rừng khuya, là niềm vui, bầu bạn của người lính trong những đêm phục kích chờ giặc Gv: Trăng- Hình ảnh giản dị, quen thuộc đã chắp cánh cho những hồn thơ bay bổng để rồi những tác phẩm tuyệt vời được ra đời. Nếu Chính Hữu đã treo lên một bức tranh tuyệt đẹp, lãng mạn qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo” thì “Ánh trăng” của Nguyễn Duy lại mang một tính chất triết lý thầm kín: khẳng định tình cảm gắn bó, khăng khít với vầng trăng. Nó gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, soi rọi ước mơ, nó soi tỏ rừng khuya, là niềm vui, bầu bạn của người lính ? Hình ảnh vầng trăng không chỉ là một hình ảnh của đất trời, thiên nhiên mà còn mang ý nghĩa biểu tượng. Vậy ý nghĩa biểu tượng đó là gì? G: Trăng không chỉ là thiên nhiên, trăng còn là biểu tượng cho một quá khứ gian khổ, hào hùng và oanh liệt, một thời đầy tình nghĩa không dễ gì quên. ? Qua sự hồi tưởng của nhà thơ, em thấy tình cảm giữa con người với vầng trăng trong quá khứ thể hiện NTN? - H trả lời, G chốt II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích 2. Kết cấu, bố cục + Thể loại: - Thể thơ 5 chữ - Phương thức bđ chính: Biểu cảm - Thể thơ: 5 chữ - Mạch cảm xúc: Theo trình tự thời gian (Quá khứ  Hiện tại) - Nhân vật trữ tình: tác giả- người lính - Đối tượng trữ tình: Vầng trăng. - Bố cục: 3 phần 3. Phân tích a. Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ + Thời gian: hồi nhỏ, hồi chiến tranh (khi là người lính) +Không gian: với :đồng, sông, bể,ở rừng ->Gợi không gian thiên nhiên mênh mông,êm đềm - NT: -Liệt kê, điệp từ “ với”,nhân hoá -> sự gắn bó với kỉ niệm tuổi thơ, vầng trăng là người bạn tri kỉ - Cuộc sống:trần trụi, hồn nhiên NT so sánh=>Cuộc sống giản dị, mộc mạc , chan hòa với thiên nhiên - Tình cảm : tri kỉ NT nhân hóa ->Gắn bó khăng khít, nghĩa tình - Từ “ngỡ”->báo trước sự chuyển biến, một sự thay đổi Trăng với người là bạn tri kỉ, trăng là biểu tượng nghĩa tình của quá khứ : gian khổ, hào hùng và oanh liệt TIẾT 2 Kí ức đẹp đẽ của một thời đã qua là hình ảnh vầng trăng đơn sơ, một người bạn đồng hành vô tư, chung thuỷ .Hai câu kết của khổ thơ thứ hai như một lời nói thêm, thêm vào một điều đã đầy đủ , đã sâu nặng ở khổ thơ trước. Nhưng thực sự đó là chiếc cầu nối ngôn từ, vừa khép lại, vừa mở ra, tạo nên sức bật cho khổ thơ thứ ba. Đó là vấn đề khi cuộc sống thay đổi thì cái điều tưởng như không bao giờ quên ấy có thay đổi hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu Tình cảm giữa con người và vầng trăng trong hiện tại Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( tiếp) Thời gian: 35 phút Mục tiêu: + Kiến thức: HS thấy được những kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính trong bài thơ. - Hiểu và biết được ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng . - Biết cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ VN hiện đại. +Kĩ năng : Trình bày, đọc diễn cảm,tìm hiểu, phân tích cảm nhận.. + Thái độ : Nhìn nhận đánh giá, có lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước vềcác thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng +Năng lực, phẩm chất : nhận thức, sử dụng ngôn ngữ,hợp tác, tư duy, sử dụng ngôn ngữ, ý thức trách nhiệm , hợp tác chia sẻ.. ? Cuộc sống hiện tại và tình cảm của con người với vầng trăng được thể hiện như thế nào trong khổ thơ thứ 3? + Cuộc sống: về thành phố: quen ánh điện, cửa gương ->những tiện nghi hiện đại, ánh sáng nhân tạo của nơi đô thị phồn hoa. + Tình cảm: vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường ? Em hiểu thế nào là "người dưng qua đường" H: hoàn toàn xa lạ hông hề quen biết ? Vậy từ người dưng trong câu thơ cho ta thấy tình cảm của con người đối với vầng trăng trong hiện tại NTN? - >thờ ơ, vô tình đến mức tàn nhẫn ? Để miêu tả hình ảnh vầng trăng, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp nghệ thuật đó? -> Nghệ thuật nhân hoá, so sánh gợi tả hình ảnh vầng trăng lặng lẽ qua đường như người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay. ?Vì sao giữa người và trăng có sự cách biệt như vậy? -> Thay đổi: điều kiện sống thay đổi, con người không còn nhớ và cảm nhận về ánh sáng của vầng trăng -G bình: Điều kiện sống thay đổi, cuộc sống thành phố ồn ào, rực rỡ ánh điện ,nhịp sống hối hả khẩn trương nơi phồn hoa đô hội dễ khiến người ta không còn nhận ra sự hiện diện của vầng trăng. Cũng như một thời quá khứ hào hùng, gian khổ đầy tình nghĩa tưởng không bao giờ quên ấy đã bị con người vô tình đánh rơi vào quên lãng. Điều này cũng được nhà thơ Tố Hữu nhắc đến trong bài thơ Việt Bắc khi thay lời người dân Việt Bắc bày tỏ tình cảm với đoàn cán bộ kháng chiến : Mình về thành thị xa xôi Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? Và chính ở nơi thành thị ấy, thay cho ánh trăng, đó là cửa gương, ánh điện; người bạn đồng hành của con người giờ chỉ là người khách qua đường xa lạ, con người đâu còn son sắt thuỷ chung. Câu thơ thật nhức nhối, xót xa bởi sự lãng quên ở đây không chỉ là với thiên nhiên, quá khứ mà còn là sự bội bạc với lịch sử, với chính mình. G: Trong dòng diễn biến theo thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ 4 chính là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc , thể hiện chủ đề của tác phẩm. ? Vậy tình huống bất ngờ ở đây là gì? Tình huống ấy dẫn đến những sự việc gì ? + Tình huống: thình lình đèn điện tắt: - phòng tối om - vội bật tung cửa sổ- đột ngột vầng trăng tròn ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ và xây dựng hình ảnh của tác giả trong đoạn thơ ? -Sử dụng từ láy : (thình lình, đột ngột) gợi cảm giác bất ngờ, nhanh mạnh - hình ảnh đối lập (phòng tốiom và vầng trăng tròn) sự hiện diện tự nhiên mà bất ngờ của vầng trăng. - sử dụng T, Đ ( vội, bật tung) thể hiện hành động gấp gáp, nhanh mạnh của con người khi chợt bị mất đi ánh sáng nhân tạo, theo phản xạ tự nhiên là tìm tới không gian bên ngoài, không gian của thiên nhiên. => quan hệ giữa trăng và người trở nên cách biệt, xa lạ ? Qua đây, em có nhận xét gì về tình cảm giữa con người với vầng trăng trong hiện tại ? G: Năm tháng gian khổ qua đi, nay người lính năm nào đó xa làng quê thanh bình của tuổi thơ về với thành phố cùng với những tiện nghi sinh hoạt. Những kỷ niệm tuổi thơ hồn nhiên, những ngày khó khăn trong chiến trường cùng “vầng trăng” đã đi vào dĩ vãng. Người lính năm xưa đã vô tình lãng quên quá khứ, quên người bạn “tri kỉ” của mình. Dẫu bạn- đồng chí, có đi ngang qua ngõ thì cũng chỉ là một thoáng lướt qua. Một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí người lính. Nhưng trong một hoàn cảnh đặc biệt “Đèn điện tắt”, người lính phải giật mình sững sờ: “Đột ngột vầng trăng tròn”. “Vầng trăng” lại tìm đến và đối mặt với người lính. Người bạn năm xưa đã tìm đến, Bao lâu nay người lính đã quên mất rồi! Nhưng, “đột ngột”- một sự xuất hiện không dự báo trước. Quá khứ khi xưa hiện về nguyên vẹn. Trăng- hay quá khứ nghĩa tình vẫn tròn đầy. Vậy cảm xúc và suy nghĩ của con người lúc này như thế nào ? H đọc 2 khổ thơ cuối. ? Vì sao tác giả viết : ngửa mặt lên nhìn mặt? Em hiểu ý nghĩa câu thơ này như thế nào? - Mặt người - mặt trăng con người như tìm lại người bạn tri kỉ của mình -> cách viết vừa mới lạ, vừa sâu sắc. -> Tư thế ở đây là tư thế đối mặt, mặt người đối diện với mặt trăng. Vầng sáng tròn trịa ấy đã đánh thức sự ngủ quên của con người. ? Bất ngờ gặp lại cố nhân, cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào? Cảm xúc ấy được thể hiện qua nghệ thuật nào? có cái gì rưng rưng - như là đồng là bể - như là sông là rừng. -> Từ láy:rưng rưng Cảm xúc nghẹn ngào, xao xuyến G: khó tả ,nỗi xúc động không nói được thành lời, ngôn ngữ bây giờ là nước mắt dưới hàng mi. Một tình cảm chừng như nén lại nhưng nó cứ trào dâng nghẹn ngào đến xót xa. Cuộc gặp gỡ không tay bắt mặt mừng , nó đã lắng xuống ở độ sâu cảm nghĩ. ->Điệp từ: như : làm nhịp thơ hối hả, dâng trào - Kỉ niệm: tuổi thơ, đời lính-> trăng với người là nghĩa tình G: trăng đã trả lại cho người tất cả, cái quý nhất mà trăng đem lại ấy là tình người, một tình người dào dạt với bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên, đất nước hiền hậu của một thời trẻ thơ hồn nhiên, một thời trưởng thành trong kháng chiến . Hs thảo luận (3p) Tiến hành: Gv giao nhiệm vụ theo nhóm 2 bàn, thảo luận tại chỗ ? Khổ thơ cuối là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. Em hãy phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ để làm rõ ý nghĩa biểu tượng đó? - Cách thức trình bày: trình bày miệng : N1 trình bày -> N2,3… bổ sung -> Gv đánh giá, chốt chiếu kiến thức - Hai hình ảnh đối lập: -+Trăng cứ tròn vành vạnh: tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ +người vô tình: quên đi quá khứ, quên đi người bạn đã từng gắn bó trong gian khổ. G: trăng là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, trong khi đó con người nỡ vô tình quên đi tất cả. - ánh trăng im phăng phắc nhân hoá : người bạn nghiêm khắc nhắc nhở thái độ sống của con người. - đủ cho ta giật mình : tự nhận ra sự vô tình đáng trách của mình, cái giật mình của lương tâm * Tích hợp giáo dục đạo đức: Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. G bình: Mặc cho con người vô tình, trăng cứ tròn vành vạnh. Không chỉ là cái tròn vành vạnh của vầng trăng thiên nhiên mà còn là sự vẹn tròn tình nghĩa. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. Phép nhân hoá khiến vầng trăng hiện ra như một người bạn- một nhân chứng rất tình nghĩa, đầy lòng vị tha nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ. Khổ thơ kết lại bài thơ bằng hai vế đối lập mà song song. Đối lập giữa sự đầy đặn của vầng trăng với cái hụt vơi của kẻ vô tình. Đối lập giữa cái im lặng của ánh trăng và sự giật mình thức tỉnh của con người. Đó chính là bài học sâu sắc về đạo lí làm người được nhận ra từ chính sự thức tỉnh của lòng mình. ? Qua đây em hiểu gì về cảm xúc và suy ngẫm của tác giả? b. Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại. - Cuộc sống: về thành phố ->những tiện nghi hiện đại - Tình cảm: thờ ơ, vô tình -Các từ láy , ĐT mạnh: gợi tình huống bất ngờ - Hình ảnh đối lập sự hiện diện tự nhiên mà bất ngờ của vầng trăng. Khi điều kiện sống thay đổi, con người trở nên cách biệt, xa lạ với vầng trăng. Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong tình huống đặc biệt gây ấn tượng mạnh cho con người, để con người giật mình nhìn lại bản thân. c. Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả - Hình ảnh đối lập, NT nhân hoá->người bạn nghiêm khắc. - Từ láy:rưng rưng điệp từ “như” -> Cảm xúc nghẹn ngào, xao xuyến ánh trăng im phăng phắc nhân hoá : người bạn nghiêm khắc nhắc nhở thái độ sống của con người. - đủ cho ta giật mình sự giật mình thức tỉnh của lương tâm Con người có thể vô tình, lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Mỗi người hãy biết trân trọng giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống. Đó chính là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” ơn nghĩa thủy chung của dân tộc VN. *Gv hướng dẫn tổng kết bài ? Qua bài thơ em hãy cho biết chủ đề của bài thơ? Qua chủ đề ấy em hiểu được đạo lí nào trong cuộc sống? (chú ý hs khuyết tật) Hs: chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”, gợi lên đạo lí sống thuỷ chung đã thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. ánh trăng không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ, chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả một thế hệ. Thế hệ đã từng trải qua những năm tháng dài gian khổ của chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, sống với nhân dân tình nghĩa, giờ được sống trong hoà bình, được tiếp xúc với nhiều tiện nghi. Hơn thế, bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời đại bởi nó đặt ra vấn đề thái độ với quá khứ, với những người đã khuất và cả với chính mình. - Ánh trăng khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thuỷ chung sau trước G: Mỗi con người chúng ta có thể đến một lúc nào đó sẽ lãng quên quá khứ, sẽ vô tình với mọi người nhưng rồi sự khoan dung và độ lượng của quê hương sẽ tha thứ tất cả. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy sẽ mãi mãi soi sáng để đưa con người hướng tới tương lai tươi đẹp. Đạo lí sống thuỷ chung, nghĩa tình với quá khứ, với quê hương sẽ đưa lối mỗi chúng ta đến với cuộc đời hạnh phúc ở tương lai. ? Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc cảu bài thơ? - Kết hợp tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng. - Sáng tạo hình ảnh có nhiều tầng ý nghĩa: trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng. G: Khái quát nội dung bài học- H đọc ghi nhớ: Sgk/157 Bài tập 1/157 - H đọc diễn cảm bài thơ * Tích hợp giáo dục đạo đức: ?Qua bài thơ giá trị đạo đức nào trong em cần được phát huy? Hs: Lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước, về các thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 4. Tổng kết a. Nội dung -Bài thơ là một lời tâm sự, nhắn nhủ ân tình với chính mình với mọi người về lẽ sống ân tình thủy chung. -Ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc uống nước nhớ nguồn gợi lên đạo lí sống thuỷ chung một truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN. b. Nghệ thuật c. Ghi nhớ: Sgk/157 Hoạt động 3: Luyện tập-Hoạt động 4: Mở rộng sáng tạo Mục tiêu: -Kiến thức: Vận dung nội dung văn bản để làm một số BT TH trong SGK; HS viết đoạn văn cảm nhận về ý nghĩa bài thơ. -Kỹ năng : Tư duy, vận dụng, sử dụng ngôn ngữ nói,viết - Thái độ : Tích cực tư duy sáng tạo - Năng lực, phẩm chất :Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, chia sẻ.. - Thời gian: 7p -Cách thức tiến hành HS trao đổi trong nhóm để đưa ra hướng viết bài BT:Viết đoạn văn ngắn tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong “Ánh trăng”, qua đó nêu suy nghĩ của em về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. - Hs thảo luận nhóm 4 Hs, đưa ra ý kiến cá nhân, tổng hợp ý kiến viết thành sản phẩm 1 đoạn văn của nhóm- trình bày trước lớp - Gv đánh giá nhận xét, cho điểm cả nhóm Gv chiếu bài viết sau Hs tham khảo Tôi đã được sinh ra và lớn lên nơi quê hương với những cánh đồng cỏ bát ngát, với những con sông lớn, những hồ bể trong. Thế nhưng rồi chiến tranh bùng nổ, tôi phải nương náu nơi rừng sâu hoang vu. Ấy vậy mọi vật vẫn tươi đẹp trong mắt tôi khi có vầng trăng ở đó. Vầng trăng mộc mạc mà sáng ngời soi rọi vạn vật. Khung cảnh thiên nhiên thật đẹp, thật hồn nhiên với vẻ trần trụi dưới ánh trăng. Mỗi đêm, trăng lại cùng tôi san sẻ tình bạn. Cứ ngỡ như tôi sẽ mãi mang theo ánh trăng tình nghĩa ấy. Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ khiến tôi cũng quen dần với những thứ xa hoa nơi ánh điện, cửa gương. Và rồi trong chính sự xa hoa đó, tôi đã quên đi người bạn tri kỉ của mình. Người tri kỉ ấy đi qua ngõ nhà mình nhưng mình lại xem như không quen không biết. Vầng trăng ấy - là một con người đã bị chính người bạn thân một thời của mình lãng quên. Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, , đó chình là tình cảm con người. Nhưng rồi một tình huống bất ngờ xảy ra làm cho tôi bất chợt nhận ra cái mình đã quên lãng bấy lâu nay. Ánh đèn đột ngột tắt, căn phòng bấy giờ tối om tôi vội vàng mở tung cánh cửa. Thật hững hờ, vầng trăng tròn im lặng và thật lạnh lùng, khiến cho tôi suy nghĩ hối hận. Từ những trang thơ của Nguyễn Duy như nhắc nhở chúng ta về đạo lí sống thuỷ chung, nghĩa tình với quá khứ, với quê hương sẽ đưa lối mỗi chúng ta đến với cuộc đời hạnh phúc ở tương lai. ? Đọc diễn cảm bài thơ? Tìm những câu tục ngữ ca dao ca ngợi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”? b. Hướng dẫn về nhà (3 phút) + Bài cũ: - Học thuộc bài thơ, nắm được nội dung, nghệ thuật của bài. - Hoàn chỉnh bài tập trong phần luyện tập vào vở. VN : Đọc và tìm hiểu bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (tìm hiểu tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm). + Bài mới: Chuẩn bị: :- Soạn: Làng - Đọc và tóm tắt truyện - Tìm bố cục và chủ đề của truyện, phân tích và trả lời các câu hỏi trong Sgk/174. - Tóm tắt nội dung chính của truỵên? T/ cảm của ông Hai đối với làng quê như thế nào?

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.