Danh mục
KHBD NGU VAN 7 TUAN 3 TIET 7,8
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 9/18/23 11:53 PM
Lượt xem: 3
Dung lượng: 592.5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Trường: THCS Hồng Thái Tây Tổ: Khoa học Xã hội Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Lan Ngày soạn: 12/9/2023 Ngày giảng: 19/9/2023 Tiết 7 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính 3. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT - PHT số 1,2 - Tranh ảnh - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: 5p a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Cách 1: Gv trình chiếu các hình ảnh và yêu cầu học sinh chọn các đáp án phù hợp nhất + Cách 2: Gv tạo tình huống bất ngờ (tùy vào tình hình thực tế trong lớp) - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận, trao đổi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - HS tham gia trò chơi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ C1: Sau khi Hs chọn được 4 phương án phù hợp với bức tranh, Gv trình chiếu 4 câu phù hợp (là những câu đã mở rộng thành phần chính) và dựa vào đó để dẫn dắt vào bài C2: Gợi ý tình huống: Gv nói + Bạn nam đứng lên/ Bạn nữ đang nói chuyện… Trong lớp sẽ xảy ra tình huống: Không bạn nam nào đứng lên hoặc không xác định được bạn nữ nào đang nói chuyện. Gv tiếp tục nói: + Bạn nam ngồi gần cửa lớp đứng lên/ Bạn nữ cột tóc hai bên đang nói chuyện Lúc này đã chỉ đích danh học sinh, Gv dẫn dắt vào vấn đề: Đôi khi trong giao tiếp, chúng ta cung cấp không đủ thông tin dẫn đến việc nhầm lẫn hoặc khó hiểu. Để khắc phục vấn đề này, chúng ta sẽ học tiết “Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ” 1. A. Con chim bị nhốt trong lồng B. Con chim màu vàng bị nhốt trong lồng 2. A. Cây cầu mới khánh thành B. Cây cầu dây văng mới khánh thành 3. A. Con mèo đáng yêu B. Những con mèo rất đáng yêu 4. A. Trời nắng B. Trời nắng chói chang => Con chim màu vàng bị nhốt trong lồng Cây cầu dây văng mới khánh thành Những con mèo thật đáng yêu Trời nắng chói chang HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 7p Hoạt động 1: Tìm hiểu lí thuyết a. Mục tiêu: - Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ - Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Từ kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là thành phần chính trong câu? + Gv yêu cầu học sinh đặt câu có thành phần chính là một từ, sau đó mở rộng thành phần chính bằng cụm từ?Chỉ ra sự khác biệt giữa câu có thành phần chính là một từ và một cụm từ? + Chỉ ra tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hỗ trợ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Gv lấy thêm ví dụ: Ví dụ 1: + Trời mưa + Trời mưa tầm tã → Cụ thể mức độ của trận mưa. Ví dụ 2: Chiếc xe đang lao xuống dốc Chiếc xe cà tàng đang lao xuống dốc → Cụ thể sự cũ nát của chiếc xe I. Củng cố lí thuyết - Thành phần chính của câu bao gồm chủ ngữ và vị ngữ, đây là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu. - Có thể mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ - Mở rộng thành phần chính bằng cụm từ có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 33 p a. Mục tiêu: vạn dụng kiến thức vào làm các bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM II. Luyện tập NV1: Bài tập 1,2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: GV phát PHT số 1 (bài 1), số 2 (bài 2), hs làm theo nhóm đôi - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài 1 : Câu Chủ ngữ (cụm từ) Chủ ngữ (cụm từ) sau khi rút gọn Sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn a Một tiếng lá rơi lúc này - Tiếng lá rơi lúc này - Một tiếng lá rơi - Tiếng lá rơi - Tiếng lá Không xác định được địa điểm, thời gian, số lượng của tiếng lá rơi. b Phút yên tĩnh của rừng ban mai - Phút yên tĩnh của rừng - Phút yên tĩnh Không xác định được chủ thể của phút yên tĩnh. c Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh Mấy con gầm ghì Không xác định được đặc điểm (màu lông) của mấy con gầm ghì. Bài 2: Câu Vị ngữ (cụm từ) Vị ngữ (cụm từ) sau khi rút gọn Sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn a vẫn không thể rời tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp kia. không thể rời tổ ong Không xác định được vị trí của tổ ong ở đâu. b im lặng quá im lặng Không biểu thị được thái độ của người nói. c lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau... lại lợp bằng rơm Không cung cấp đầy đủ thông tin về các tổ ong ở Tây Âu. NV2: Bài tập 3,4 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Hs đọc làm thực hiện yêu cầu bài số 3,4 - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài 3: Trong đoạn văn trên, Đoàn Giỏi đã sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ để miêu tả cảnh vật ở rừng U Minh. Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ đó là: + Câu (1): cụ thể hóa tiếng hót của chim. + Câu (2): cụ thể hóa cảm giác về mùi thơm của hương hoa tràm. + Câu (3): cung cấp thêm thông tin về hướng mà hương thơm lan tỏa. + Câu (4): cung cấp thêm thông tin về vị trí mà tính chất màu da của đối tượng (con kì nhông). Bài 4: a. Gió bấc bắt đầu thổi mạnh. b. Không khí buổi sáng thật trong lành. c. Đàn ong mật đang bay vo ve. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Có thể giao về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em, trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu có thành phần chính là cụm từ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Trải nghiệm đáng nhớ nhất của em cho đến thời điểm này là chuyến tham quan suối cá thần ở Cẩm Thủy. Ở dòng suối chỉ sâu khoảng nửa mét, rộng bốn đến năm mét, hàng ngàn con cá / tung tăng bơi lội. Mỗi con cá có thể nặng từ 2kg đến 8kg gồm các loài: cá dốc quý hiếm, cá chài, cá mại… với hình dáng lạ mắt, nhiều màu sắc, mỗi khi bơi thân cá lấp lánh ánh bạc rất đẹp. Tuy mật độ cá dày đặc nhưng nước suối không tanh. Đặc biệt, nước ở suối cá thần/ lúc nào cũng trong vắt, chỗ nào không bị đàn cá che khuất thì có thể nhìn rõ những viên sỏi và rong rêu. Em hi vọng sẽ có cơ hội trở lại đây vào một ngày không xa. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: Hoc kĩ bài, hoàn thiện bài tập - Chú ý về nhà xem lại toàn bộ các bài tập - Chuẩn bị giờ sau: soạn văn bản: “Ngàn sao làm việc” +Đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi trong bài +Chuẩn bị cho phiếu học tập sau ---------------------------------------------- Ngày soạn: 16/09/2023 Ngày giảng: 19/09/2023 Tiết 8 Văn bản: NGÀN SAO LÀM VIỆC - Võ Quảng- I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thể loại thơ năm chữ - HS phân tích được khung cảnh làng quê lúc trời chuyển tối và khung cảnh bầu trời đêm qua cái nhìn của nhân vật tôi. - HS nhận xét được một số yếu tố về (ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh thơ) trong văn bản 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực văn học: nhận biết, bước đầu nhận xét, phân tích được ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu trong văn bản - Năng lực ngôn ngữ: Hiểu ý kiến các bạn, nắm bắt được thông tin từ phần giới thiệu bài 3. Phẩm chất: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào để hiểu và phân tích các VB được học. - HS có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức về trách nhiệm của công dân đối với đất nước, có tình yêu thương con người, biết chia sẻ và cảm thông. I. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Các phương tiện kỹ thuật; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi: GIẢI ĐỐ - GV dẫn dắt vào bài mới: Các em thân mến! Không gian làng quê là một không gian quen thuộc thường được nhiều nhà thơ nhà văn lấy làm nguồn cảm hứng sang tác cho tác phẩm của mình. Trong vô vàn những thi phẩm đặc sắc viết về đề tài này chúng ta có thể kể đến bài thơ Ngàn sao lấp lánh của nhà thơ Võ Quảng. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung (10 phút) a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nội dung 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV cho học sinh suy nghĩ độc lập trả lời câu hỏi: ?Theo em, văn bản này cần đọc với giọng như thế nào? - GV yêu cầu HS: Đọc phần tiểu dẫn SGK, nêu hiểu biết của mình về nhà thơ Võ Quảng - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức  Ghi lên bảng. - GV bổ sung: PCST: giản dị, trong sáng; gợi nhiều liên tưởng bất ngờ, độc đáo. Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh, tươi vui. I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc, chú thích : *Đọc : *Chú thích 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả: Võ Quảng (1920 - 2007) quê ở Quảng Nam. - Tài năng: ông sáng tác thơ, văn, kịch bản phim hoạt hình, viết lý luận về văn học thiếu nhi. b. Tác phẩm: - Xuất xứ: Bài thơ được trích trong Tuyển tập Võ Quảng, tập II, xuất bản năm 1998. - Sáng tác nổi bật: Năng sớm (1965), Anh đom đóm (1970), Quê nội (1974),… - Thể loại: thể thơ năm chữ - Phương thức biểu đạt: biểu cảm - Bố cục + Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Khung cảnh làng quê lúc trời chuyển tối + Phần 2: Bốn khổ thơ cuối: Khung cảnh bầu trời đêm II. Khám phá văn bản (20 phút) 1. Khung cảnh làng quê khi trời chuyển tối Mục tiêu: Nội dung: GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tìm hiểu về Khung cảnh làng quê khi trời chuyển tối ở đoạn 1. HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM GV hướng dẫn học sinh phân tích Nội dung 1: Khung cảnh làng quê khi làng chuyển tối PP: trao đổi theo bàn Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV chiếu các câu hỏi: ? Nhận xét về bức tranh cảnh vật hiện lên trong khổ thơ 1,2 ? Theo em nhân vật tôi trong bài thơ là ai? Tâm trạng nhân vật tôi có gì đặc biệt? ? Nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong hai khổ thơ đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện theo yêu cầu gv đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức  Ghi lên bảng. 1. Khung cảnh làng quê khi trời chuyển tối (7 phút) * Bức tranh cảnh vật - Thời gian: Xế chiều - Không gian: đồng quê, yên tĩnh - Cảnh vật: + Bóng chiều tỏa ra + Đồng quê xanh thẫm – tối mò + Trâu ăn no cỏ, đủng đỉnh đi về  Cánh đồng quê thanh bình, yên tĩnh * Tâm trạng nhân vật tôi - Nhân vật tôi: Cậu bé chăn trâu, sống ở làng quê. - Hành động: dắt trâu đi về - Tâm trạng: Vui vẻ, thư giãn sau một ngày dài. →NT: miêu tả tỉ mỉ, liệt kê hình ảnh →Khung cảnh làng quê êm ả, yên bình trái ngược với sự vận hành của thời gian, trời chuyển tối rất nhanh, mọi sự vật như chìm vào trạng thái nghỉ ngơi PP: Thảo luận nhóm, khăn trải bàn +Nhóm 1: Khung cảnh trời đêm qua trí tưởng tượng của nhân vật tôi +Nhóm 2: Khung cảnh trời dần chuyển sáng +Thời gian: 3 phút Ghi ý kiến ra giấy nháp. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu câu hỏi: ? Khung cảnh bầu trời đêm được hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật tôi như thế nào? ?Khi trời chuyển dần sáng có sự thay đổi gì? Nhận xét về sự thay đổi đó Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Khung cảnh bầu trời đêm (8 phút) a. Khung cảnh trời đêm qua trí tưởng tượng của nhân vật tôi - Sao Ngân Hà: Như một dòng sông - Sao Thần Nông: Như chiếc vó bằng vàng - Sao Hôm: Như đuốc đèn soi cá - Sao Đại Hùng tinh: Như chiếc gàu tát nước - Sao dọc ngang: Như cua tôm bơi lội →NT liệt kê  Khung cảnh bao la, rộng lớn, lung linh với muôn ngàn sao  Trí tưởng tượng phong phú →NT so sánh: các ngôi sao đều được so sánh với các vật dụng của người dân  Gợi lên khung cảnh lao động: nhộn nhip, tươi vui, sống động b. Khung cảnh trời dần chuyển sáng Ngàn sao vui làm việc Mải đến lúc hừng đông Phe phẩy chiếc quạt hồng Báo ngày lên, về nghỉ - Nghệ thuật: + Nhân hóa “ngàn sao” biết làm việc + So sánh: Mặt trời lên giống như “chiếc quạt hồng” + Sự đối lập: màn đêm > < hừng đông  Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài qua hệ thống câu hỏi; ? Văn bản đã sử dụngnhững nghệ thuật gì? ?Qua các nghệ thuật đó, nội dung nào được thể hiện nỏi bật? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức  Ghi lên bảng. III. Tổng kết (5 phút) 1. Nghệ thuật - Thơ 5 chữ - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, nhân hóa,… - Ngôn ngữ thơ gần gũi, sinh động 2. Nội dung Bài thơ đã vẽ lên bức tranh khung cảnh làng quê êm đềm, yên bình, của vũ trụ bao la nhưng rất đỗi gần gũi, thân thuộc. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi Ôn tập bài học 1. Con vật nào xuất hiện ở phần đầu bài thơ? A. Con trâu B. Con ong C. Con lợn D. Con cò 2. Bài thơ Ngàn sao làm việc được viết theo thể loại nào? A. Thơ 4 chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ lục bát D. Thơ tự do 3. “Như đuốc đèn rọi cá” là hình ảnh được so sánh với ngôi sao nào? A. Sao Ngân Hà B. Sao Thần Nông C. Sao Hôm D.Sao chổi 4. Đâu là các từ láy xuất hiện trong bài thơ? A. Bầu trời, rộn rã, đủng đỉnh C. Đủng đỉnh, lồng lộng, rộn rã… B. Quạt hồng, nao nao, rời rợi D. Làm việc, lồng lộng, rộn rã - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng (giao về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV liên hệ: tuổi thơ xưa và nay. - GV yêu cầu HS: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên làng quê trong bài thơ - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. *Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo nội dung đã phân tích - Chú ý về nhà xem lại bài văn bản để hiểu rõ thể loại - Hoàn thành Bt viết đoạn văn. - Chuẩn bị giờ sau: Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài. +Đọc kĩ bài viết tham khảo và tìm chủ đề, nội dung chính của văn bản cần tóm tắt, nghiên cứu kĩ các bước tiến hành. +Đọc kĩ bài và chuẩn bị cho các phiếu học tập sau

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.